Trồng hành tây cho năng suất cao nhất

Hành tây được trồng rộng rãi trên khắp thế giới và cả ở nước ta. Hành tây có hiệu quả kinh tế cao, dễ trồng và sẽ cho năng suất rất cao nếu bà con nông dân nắm vững kỹ thuật trồng hành tây dưới đây.

Hành tây chứa nhiều chất dinh dưỡng

Quá trình hình thành và chín của củ hành tây diễn ra nhanh và sớm trong điều kiện ngày dài và ánh sáng mạnh. Các giống hành ngắn ngày tạo củ bình thường trong điều kiện nhiệt đới. Cách trồng hành tây không khó, nhưng để đạt năng suất cao, người dân cần áp dụng đúng kỹ thuật.

Giống hành tây

Các giống hành tây trồng ở nước ta chủ yếu là giống lai F1, hạt nhập từ Pháp, Nhật, Mỹ… Hiện nay trên địa bàn Tứ Kỳ – Hải Dương trồng phổ biến 3 giống F1 của Mỹ: Granex, Grano. Các giống này đều có thời gian sinh trưởng từ 90 – 100 ngày, năng suất trung bình đạt 1,4-1,7 tấn/sào bắc bộ.

Kỹ thuật trồng

Vụ sớm: Gieo từ ngày 5 – 10 tháng 8 hoặc ngày 5 – 10 tháng 9. Chính vụ: Gieo từ ngày 5 – 10 tháng 9, trồng đầu tháng 10 thu trung tuần tháng 12. Chuẩn bị giống: Trước khi gieo 1 ngày nên mở hộp giống 1 đêm để hạt hút ẩm.

Đất làm vườn ươm: pH trung tính, chân đất cao, thoáng, dễ thoát nước. Lên luống cao 25cm-30cm; bề mặt luống rộng 80cm. Không nên làm luống quá rộng để nước thoát dễ hơn. Sau khi gieo xong dùng rơm rạ băm nhỏ hoặc trấu rắc lên trên và tưới đẫm. Khi cây cao 3 – 5 cm cần tỉa bớt những cây không đạt tiêu chuẩn: cây phát triển kém, sâu bệnh, cây đã hình thành củ, cây có một lá nõn.

Làm đất trồng: nên trồng hành tây trên đất được luân canh với lúa nước để hạn chế sâu bệnh, đất thịt nhẹ, độ pH 5,5 -6, mùn tổng số 1,2 – 1,5%. Đất làm nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại, lên luống rộng 1m, cao 25cm, rãnh rộng 25cm. Khoảng cách trồng : 25 x 13 -15 cm ( mật độ 6.000 – 6.500 cây/sào Bắc Bộ ).

Bón phân

Sử dụng phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh, phân rác chế biến. Phân bón cho 1 ha hành tây : 27 tấn phân chuồng + 120 kg phân đạm + 90kg P2O5 + 120 kg K2O. (Bón cho 1 sào Bắc Bộ : 800 – 900kg phân chuồng + 10kg phân đạm ure + 16 super lân + 10 kg sulphat kali).

Tưới nước

Dùng nước phù sa, hoặc nước giếng khoan. Không dùng nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước ao tù. Làm cỏ, vun xới, kết hợp với tưới nước, đảm bảo độ ẩm thường xuyên cho cây.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây hành tây thường ít bị sâu hại. Bệnh hường gặp là bệnh cháy lá hành, bệnh sương mai và bệnh thối nhũn. Cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, bón phân phối hợp N –P – K và bón đúng giai đoạn.

Đảm bảo chế độ tưới nước hợp lý nhất là những ngày nhiệt độ cao, trời âm u, số giờ nắng ít và mưa kéo dài. Khi thật cần thiết mới dùng thuốc hóa học. Không dùng các loại thuốc đã cấm sử dụng và phải đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Tại sao mẹ Việt đua nhau trồng hành tây trong cốc nước???

Hành tây là một trong những nguyên liệu giúp gia tăng hương vị cho món ăn. Trong y học, hành tây giúp chữa một số bệnh vặt trong gia đình như cảm lạnh, cúm,…cũng như tăng sức đề kháng của cơ thể.

Trong hành tây có chứa các chất chống oxy hoá cực mạnh như allicinin, giúp tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, kể cả khuẩn E. coli và Salmonella. Nếu trồng một củ hành tây trong phòng, những phân tử phát ra sẽ làm sạch không khí, nhờ đó phòng tránh nhiều bệnh cho trẻ, đặc biệt là cảm cúm, sổ mũi, nghẹt mũi…

Củ hành tây có thể trồng trong đất để nhanh ra rễ, mọc mầm thành củ mới. Tuy vậy, nếu gia đình không có điều kiện về diện tích có thể thử trồng hành tây thủy canh tại nhà – đẹp không gian mà ngăn ngừa nhiều loại vi khuẩn phát triển.

Chuẩn bị:

– Một củ hành tây

– Cốc nước có đường kính bằng hoặc bé hơn một chút so với củ hành tây

– Dao

– Nước sạch

Thực hiện:

– Chuẩn bị một cốc nước sạch rồi đặt hành tây vào miệng cốc sao cho phần rễ ngập trong nước.

– Đặt cốc nước ở bệ cửa sổ có ánh nắng để cây quang hợp

– Thay nước sạch hàng ngày để vi sinh vật, nấm mốc, tảo và rong rêu không phát triển

– Sau 4-5 ngày, rễ trắng và lá mầm xanh bắt đầu mọc. Bạn cũng có thể cắt dần ngọn hành để chế biến các món ăn trong gia đình.

– Muốn có củ hành đáng yêu bạn có thể bóc bỏ lớp vỏ khô ở phía ngoài và trang trí thêm hình mặt người tùy thích.

Tiếp theo bạn chỉ cần mang cốc nước trồng củ hành tây ra phơi ở nơi nhiều ánh sáng, để cây nhanh ra rễ và phát triển được. Cứ khoảng 3 đến 4 ngày bạn thay nước 1 lần nhé. Lưu ý rằng bạn nên dùng nguồn nước sạch tự nhiên để ngâm hành, nước đã khử clo sẽ khiến hành tây khó phát triển và dễ bị thối.

Tỉa lá cho hành tây

Khi củ hành tây đã ra rễ dài và mọc lá, bạn tỉa bớt phần lá của cây đi cho đẹp mắt, và giúp cây không tốn quá nhiều dinh dưỡng để nuôi lá. Phần vỏ bên ngoài củ hành tây bạn bóc đi cho sạch sẽ nhé.

Trang trí hành tây

Cách trồng hành tây trong nước vô cùng đơn giản phải không nào. Sau khi trồng thành công, bạn có thể dùng bút dạ vẽ những hình trang trí để thêm phần đẹp mắt, giúp bé thích thú hơn. Bạn có thể vẽ những trạng thái cảm xúc khác nhau như vui, buồn, giận dữ… chắc chắn sẽ thú vị lắm đấy.

Bạn có thể tham khảo những cách trang trí hành tây đẹp dưới đây:

Những tạo hình vô cùng xinh xắn, dễ thương

 

Kỹ thuật trồng hành tây đơn giản tại nhà

Hành tây được gọi là “vua của các loại rau” vì giá trị dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh. Theo những nghiên cứu thì hành tây có chứa Kali, vitamin C, kẽm, chất xơ… là một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh như giảm cholesterone, chống viêm, ngừa rụng tóc…

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng hành tây. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Đất trồng

Hành tây ưa phát triển ở các loại đất tơi xốp, loại đất thịt nhẹ tơi xốp, đất pha cát, thoát nước và giữ ẩm tốt.. Để đảm bảo cây phát triển tốt nhất, bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Giống

Hành tây thường được trồng bằng hạt. Hạt giống bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng bán hạt giống.

2. Gieo trồng

Hạt giống hành tây có thể gieo trực tiếp vào đất hoặc ngâm ủ hạt giống qua nước ấm cho nứt nanh rồi đem gieo. Gieo vãi hạt giống hành tây lên mặt đất, sau đó rắc một lớp đất bột mỏng lên hạt rồi dùng rơm rạ băm nhỏ phủ đều luống và tưới ẩm. Chú ý cần phải tưới đều đặn 1 – 2 lần/ngày, đảm bảo đất luôn ẩm để hạt có điều kiện tốt để nảy mầm.

Hành tây mới nhú mầm

Khi cây cao 3 – 5cm cần tỉa bớt những cây không đạt tiêu chuẩn, cây phát triển kém, sâu bệnh, cây đã hình thành củ.

Sau khi gieo ươm khoảng 40 – 50 ngày, cây ra 4 – 5 lá thật mới nhổ trồng. Đất trồng cần được làm tơi xốp, cho phân chuồng ủ hoại vào rạch và trộn đều với đất, phủ lên trên lớp đất mỏng. Trồng mỗi cây trồng cách nhau 15cm, hàng cách hàng 20 – 25cm. Sau khi cần xong cần tưới nước ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát cho hành tây.

3. Chăm sóc

Sau khi trồng hành tây được 10 ngày thì tiến hành bón lót bằng phân hưu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế… Sau đó cứ khoảng 15 – 20 ngày bón đợt tiếp theo cho cây. Mỗi lần bón phân kết hợp với việc vun xới và làm cỏ.

Hành tây chứa nhiều chất dinh dưỡng và công dụng

Hành tây là loại cây chịu hạn kém nên thường xuyên phải tưới nước giữ ẩm cho cây.

4. Thu hoạch

Hành tây sau khi gieo trồng khoảng 3 – 4 tháng sẽ cho thu hoạch. Hành tây cho thu hoạch cả lá lẫn củ.

Thu hoạch hành tây

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Trồng và thâm canh hành tây xuất khẩu

Hành tây là loại rau cao cấp dùng để ăn tươi, chế biến và hiện được trồng nhiều ở một số địa phương để xuất khẩu đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao.

                                  Trồng và thâm canh hành tây xuất khẩu

Thời vụ trồng: Vụ chính gieo tháng 9-10, thu hoạch tháng giêng, tháng 2; vụ trái gieo cuối tháng 3, đầu tháng 4, thu hoạch tháng 8, tháng 9, vụ này bán được giá cao.

Giống: Nên dùng các giống lai F1 của Mỹ, Nhật Bản (Grano, Granex, Red, Crown) mới nhập nội hiện đang có bán tại các công ty giống cây trồng, các đại lý, cửa hàng hạt giống rau trên toàn quốc để trồng.

Ươm cây giống: Chọn đất tơi xốp, đất cát pha, thịt nhẹ, nơi cao ráo để gieo ươm cây giống. Làm nhỏ đất, lên luống rộng 90-100cm. Mặt luống phải phẳng, đất nhỏ mịn, gạt các viên đất to ra 2 bên mép luống. Dùng phân chuồng hoai mục, tro bếp, phân lân trộn rải đều trên mặt luống một lớp dày khoảng 5-7cm. Hạt giống nên ngâm nước ấm và ủ cho nứt nanh rồi trộn với đất bột theo tỷ lệ 1/200 để gieo cho đều.

Lượng hạt cần gieo khoảng 1,5-2 gam/m2. Sau khi gieo, phủ kín hạt bằng một lớp đất hạt nhỏ mịn rồi tiếp một lớp rơm, rạ mỏng nhằm giữ ẩm cho mặt luống và hạn chế bị xô hạt do mưa hoặc khi tưới nước. Trong 3 ngày đầu, mỗi ngày tưới 2-3 lần, sau đó tưới 1-2 lần/ngày cho đến khi trồng được. Sau gieo 5-6 ngày thì dỡ bỏ rơm, rạ và dùng trấu trộn với đất bột rải đều để phủ kín chân cây giống và tiếp tục chăm sóc cho cây con cứng cáp. Sau khi gieo ươm khoảng 30-35 ngày, cây giống có 2-3 lá thật, cứng đanh cây, mập mạp, xanh đậm là có thể nhổ đem trồng được.

Trồng và chăm sóc: Để củ hành đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (yêu cầu phải to, chắc, đều đẹp, bảo quản được lâu) thì cần phải trồng cây con đúng tuổi. Khi cây đạt từ 50-60 ngày tuổi, có 5-6 lá thật, mới nhổ trồng. Nếu trồng sớm, cây nhanh bén rễ, sớm cho thu hoạch nhưng củ nhiều nước, hàm lượng nước trên 90%, củ dễ thối, khó bảo quản, chất lượng kém, không xuất khẩu được. Lên luống rộng 120cm, rãnh rộng 30cm. Trên mỗi luống trồng 4 hàng ngang cách nhau 20cm, cây cách cây 15cm, mật độ trồng hợp lý là khoảng 150-170 ngàn cây/ha.

Lượng phân bón cho hành tây được tính cho 1 sào Bắc bộ (360 m2) là 900-1.000 kg phân chuồng hoai mục + 15-20 kg đạm urê + 30-35 kg lân + 5-7 kg kali. Ngoài ra có thể bón thêm các loại phân bón khác như bột đỗ tương đã được ngâm ủ, tro bếp tùy khả năng thâm canh của mỗi gia đình.

Căn cứ theo từng chân đất, thời vụ để tăng hay giảm lượng phân cho phù hợp. Bón lót 300-350 kg phân chuồng + 20-25 kg lân trộn đều với đất mặt khi lên luống hoặc xẻ rãnh rồi bón phân vào rồi lấp đất kín. Dện nhẹ cho chặt gốc, tủ rạ đã được cắt ngắn khoảng 7-10cm rồi tưới ngay bằng nước sạch. Những ngày đầu nên tưới 2-3 lần/ngày, các ngày sau có thể tưới ngày một lần. Nếu nắng to nên che nắng trong 3-4 ngày đầu.

Với hành tây hạn chế tưới rãnh, chỉ cần tưới đủ ẩm, thừa nước hành sẽ chết, độ ẩm đất tốt nhất là khoảng 70-80% là vừa. Bón thúc lần 1 sau trồng 7-10 ngày bằng cách pha loãng 2kg đạm urê để tưới. Thúc lần 2 sau lần 1 khoảng 10-15 ngày bằng cách pha loãng 3 kg đạm urê để tưới. Thúc lần 3 theo rãnh giữa 2 hàng hành với lượng từ 7-10kg urê + 700 kg phân chuồng + 3-4 kg kali và số lân còn lại. Tiếp tục bón thúc lần 4, lần 5 mỗi lần cách nhau 10-12 ngày bằng cách pha loãng 1-2 kg urê + 1-2kg kali để tưới. Trước khi thu hoạch khoảng 2-3 tuần ngừng tưới nước để giảm lượng nước trong củ.

Phòng trừ sâu bệnh: Cần chú ý 2 loại bệnh chính (sương mai và thối củ) thường xuyên xuất hiện và gây hại làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hành củ. Bệnh sương mai do nấm Peronospora sp gây ra khi độ ẩm không khí và đất cao (trên 90%), nhiệt độ thấp (dưới 20 độ C). Phun phòng bằng dung dịch Boócđô 1% định kỳ tuần/lần. Bệnh thối củ do vi khuẩn Ervinia sp hoặc nấm Botrytis gây hại bắt đầu từ khi củ vào chắc cho đến khi thu hoạch và trong thời gian bảo quản. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết quá ẩm ướt và bón quá nhiều đạm, bón mất cân đối. Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu là xử lý hạt giống bằng granosan (3g/kg hạt giống), hoặc Benomyl (2g/ kg hạt giống). Phun trừ bằng Zineb hoặc Benomyl (0,2- 0,3%).

Thu hoạch: Khi thấy lá hành đã chuyển sang màu vàng, có 70-80% cây tự đổ nghiêng, rủ xuống thì tiến hành thu hoạch. Nhổ cả cây, làm sạch đất cát, phơi nắng 1-2 giờ rồi buộc túm treo trên dây trong nhà kho nơi thoáng mát. Khi thấy vỏ ngoài của củ đã khô, mỏng chuyển màu vàng nâu sáng thì cắt bỏ thân lá, chỉ để đoạn thân dài khoảng 3-4cm. Bảo quản trong kho có giàn mát, thoáng. Thường xuyên kiểm tra để loại bỏ các củ có triệu chứng hư thối tránh lây nhiễm.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

2 cách trồng hành tây siêu đơn giản tại nhà

?

1. Trồng hành trong chai nhựa

Nếu gia đình bạn đông người và thường xuyên nấu ăn ngày 2 bữa thì đây là cách hợp lý nhất bạn nên thử. Chỉ mất khoảng một tuần và không tốn công chăm sóc, bạn sẽ có được một bình cây xanh tốt.

Trồng hành trong chai nhựa                               Cách trồng rất đơn giản theo các bước sau đây:

Bước 1: Bạn chỉ cần chuẩn bị một chai nhựa to khoảng 5 lít hoặc chai 2 lít, kích cỡ và số lượng to nhỏ tùy theo nhu cầu của gia đình.

Chuẩn bị chai nhựa

Bước 2: Tiếp theo, hãy khoan các lỗ nhỏ quanh bình với khoảng cách đều nhau và chiều rộng vừa đủ sao cho các nhánh lá có thể chui qua. Để tiện hơn cho việc trồng hành, bạn có thể cắt phần đầu của bình để việc trồng trọt được dễ dàng.

Khoan các lỗ nhỏ quanh bình với khoảng cách đều nhau

Bước 3: Trước tiên, bạn đổ 1 lớp đất mùn mịn khoảng 5-7cm xuống đáy bình, xếp lần lượt các củ hành xung quanh. Bạn cần lưu ý xếp sao cho phần rễ hướng vào trong, ngọn hướng ra phía lỗ trống đã khoan trước đó để hành mọc lá.

Đổ mùn vào bình và xếp hành

Bước 4: Sau khi xếp xong lớp hành đầu tiên, bạn đổ đất phủ lên lớp củ hành rồi xếp lần lướt các lớp củ – đất như ban đầu cho tới khi đầy bình.

Bình có thể xếp được nhiều lớp hành, mỗi lớp cách nhau một lớp mùn

Lưu ý:

Nếu bình trồng hành đã được cắt phần nắp bình thì bạn có thể đặt hành trên khắp nền đất ở lớp trên cùng như trong hình.

Bạn nhớ tưới nước bằng cách phun sương đều đặn vào các lỗ trống và đặt bình cây ở gần cửa sổ có ánh sáng tự nhiên.

Sau 1 tuần, gia đình sẽ có được một vườn hành xinh xắn, tươi ngon, thuận tiện khi cần nấu các món ăn có hành.

Sau một tuần hành sẽ bắt đầu mọc lá

Trồng hành tây trong chậu đất, thùng xốp

Chuẩn bị:

  • Đất: đất nhiều mùn, thoát nước tốt
  • Hành
  • Chậu, thùng xốp trồng có lỗ thoát nước.

Trồng hành trong chậu

Thực hiện:

Do hành trồng bằng gốc, nên người trồng cần chọn cây già, gốc to, lá cứng và không bị nhiễm sâu bệnh để trồng.

Trồng thành nhiều hàng, mỗi hàng cách nhau khoảng 20 cm, mỗi hốc trồng khoảng 2 tép. Chỉ nên cấy gốc hành xuống với độ sâu vừa phải – khoảng 3 cm, để giúp cho cây hành phát triển nhanh và mau nở bụi .

Hàng ngày tưới nước đủ ẩm cho cây và làm cỏ kịp thời để không ăn hết chất dinh dưỡng của hành.

Sau 30 – 40 ngày, cắt lá ăn dần và tiếp tục tưới nước, bón phân cho chậu cây.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam