Kỹ thuật trồng hoa mào gà đơn giản tại nhà

Hoa mào gà tên khoa học là Celosia argentea var. Cristata Voss, Celosia argentea var. plumosa thuộc họ dền – Amaranthaceae. Mào gà còn có tên mồng gà, kê công hoa, kê quan hoa, kê cốt tử hoa…Cây sống dai, cao 30 – 45cm hay hơn, có thân thẳng đứng và phân nhánh. Lá hình bầu dục, màu xanh xám pha đỏ. Cụm hoa xòe ra ở ngọn thành hình quạt, trông giống như mào con gà trống.

Vẻ đẹp của hoa mào gà

Hình dáng của hoa mào gà cũng khá lạ mắt, các hoa thật tạo thành một phần hình trụ ở phía dưới các mào đỏ. Hoa có nhiều màu như đỏ, vàng, cam hay hồng, thường gặp là màu ngọn lửa, còn có các màu khác như tím, vàng da cam, trắng, vàng đỏ. Có những dạng cây có cụm hoa rất lớn, xoắn lại thành hình cầu đỏ thắm. Lại có dạng có cụm hoa mảnh, kéo dài, màu đỏ và vàng xen nhau.

Cây trồng chủ yếu để lấy hoa vào mùa hè, nhưng có thể trồng quanh năm. Thường sử dụng để trồng trong chậu, trồng ở các vườn hoa và cắt hoa cắm lọ. Cũng chính vì hoa mào gà có màu sắc đẹp, hình thái lạ mắt nên được nhiều gia đình ưa chuộng trồng xung quanh nhà. Tuy nhiên, dù kỹ thuật trồng rất đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Dưới đây là cách trồng và chăm sóc hoa mào gà đơn giản nhất cho bà con tham khảo.

Hoa mào gà đỏ

1. Mùa trồng và nhiệt độ thích hợp

Mào gà là loại cây dễ trồng. Cây hoa mào gà được trồng nơi đình chùa, loại nhỏ trồng vào chậu. Hoa mào gà nguyên sản ở Ấn Độ. Chúng ưa nóng, không chịu rét, sinh trưởng trong môi trường không khí khô, đủ ánh sáng, đất cát, nhiều mùn. Có 2 nhóm giống mào gà chính: màu đỏ và màu vàng

Hoa mào gà đỏ và hoa mào gà vàng

2. Kỹ thuật gieo trồng

Chọn giống: Thông thường khi trồng hoa mào gà chúng ta sẽ ươm hạt. Hạt hoa mào gà có màu tím, dễ tìm thấy tại các cửa hàng bán hạt giống hoa để lựa chọn cho mình cây hoa mào gà với màu sắc ưng ý nhất.

Chuẩn bị đất: Hoa mào gà thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, tơi xốp, nhiều mùi và có độ pH 6 – 6.5.

Gieo trồng: Nhiệt độ thích hợp để gieo hạt là 20 – 250C. Trước đó, bạn tưới nước và bón phân cho đất, sau đó gieo hạt lên lớp đất mỏng rồi dùng rơm hoặc cỏ phủ lên để che nắng. Sau 3 – 5 ngày hạt sẽ nảy mầm, trong thời gian này không nên tưới nhiều nước vì sẽ làm trôi hạt, nếu đất khô bạn dùng bình phun sương để xịt.

Chuyển cây ra trồng: Sau khi cây được 5 – 6cm thì bạn nên chuyển cây ra trồng hoặc chuyển xuống đất trồng tùy vào mục đích sử dụng. Đất trồng cây con là đất thịt pha cát kết hợp với xơ dừa, tro hoặc trấu.

Muốn có hoa to, phải tỉa bớt tất cả các mầm non mọc ở nách lá và các hoa phụ. Hạt màu đen tím. Màu hoa cũng rất nhiều loại, thường gặp là màu ngọn lửa, còn có các màu khác như tím, vàng da cam, trắng, vàng đỏ.

3. Chăm sóc

Mào gà là loài hoa rất “dễ tính” khi không kén đất trồng, không mất nhiều công chăm sóc những vẫn cho hoa nhiều mùa, bền lâu, rực rỡ. Có thể dễ dàng nhìn thấy mào gà ở các chậu, bồn hoa làm cảnh trong nhà, trong khuôn viên công sở, bệnh viện, trường học,…

Mỗi ngày tưới nước cho cây từ 1-2 lần vào sáng sớm và chiều mát, tùy vào điều kiện thời tiết. Khi cây bén rễ hồi xanh, tiến hành bón phân vi sinh hoặc trùn quế pha loãng, lọc lấy nước tưới cho cây. Khi cây được 35 ngày tuổi thì nên bấm ngọn, tạo điều kiện cho cây chồi nách phát triển, hoa sau này sẽ đẹp và to. Mào gà lửa là loại hoa có bộ rễ ăn ngang nên chỉ vun xới lúc cây còn nhỏ, bước vào giai đoạn trưởng thành thì không nên vun.

Cần tiến hành tỉa bớt các nụ ở nách lá khi cây có nhiều nụ nhỏ, nên tỉa bớt các nụ ở nách lá, chỉ giữ lại 1 nụ ở cành chính để tập trung dinh dưỡng cho bông hoa to. Sau khoảng 60-65 ngày, hoa mào gà lửa sẽ nở hoa. Cũng cần đặc biệt chú ý đó là cần đặt chậu hoa ở nơi có nhiều ánh sáng để cây quang hợp và cho hoa rực rỡ.

4. Phòng trừ sâu bệnh

Sâu xanh: Cắn lá, ăn nụ hoa. Sử dụng các loại thuốc như Sherpa, Fenbis…

Tuyến trùng: Tuyến trùng sau khi xâm nhập vào rễ cây, làm cho mô tế bào phình to lên thành các khối u. Để phòng trừ cần nhổ bỏ cây bệnh đem tiêu hủy, phun thuốc trừ tuyến trùng như Mocap.

Hoa mào gà cũng rất nhiều sâu bệnh nên đòi hỏi người trồng cũng phải bỏ công chăm sóc mới cho ra hoa quanh năm.

Bệnh đốm nâu: Đốm bệnh hình tròn, mọc rải rác, không liền nhau. Bệnh nặng làm cho lá héo hoặc thủng lá. Do đó cần hái lá bị bệnh khi bệnh mới xuất hiện, bón phân hữu cơ, tránh đọng nước, để nơi có nắng và gió. Hoặc phun Topsin 0.2%. Benlat 0.2%.

Bệnh đốm than: Gây hại trên lá. Ban đầu là các chấm nhỏ màu vàng khô hoặc màu nâu, về sau thành đốm tròn. Bệnh nặng có thể gây hại 1/3 diện tích lá, mép có viền màu nâu sẫm, trên đốm có các chấm đen nhỏ. Vì vậy cần nhặt và tiêu hủy các lá bệnh hoặc có thể phun các loại thuốc như Benlat 0.2%.

Bệnh đốm vân vàng: Bệnh thường phát sinh ở ngọn lá, mép lá mới đầu hình thành các chấm nhỏ màu nâu nhạt, rồi lan rộng thành đốm có vân vòng đồng tâm, mép lồi lên có viền màu nâu sẫm, giữ màu trắng vàng, hai lá có bột dạng mốc nâu. Người trồng và chăm sóc nên hái lá tiêu hủy khi bệnh mới xuất hiện, phân bố cây hoa thoáng, nhận nhiều ánh sáng, hoặc phun thuốc như Benlat 0.2% hoặc Bordeaux 0.5%.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

11 loại hoa mai tuyệt đẹp tại Việt Nam

Từ lâu, hoa mai chơi Tết đã trở thành thú tao nhã của người dân Việt Nam. Dưới đây xin gửi đến bà con cùng nhìn ngắm 12 loài hoa mai tuyệt đẹp này.

1. Hoa chi mai

Là loài mai quý hiếm, thích hợp ở những nơi có mùa đông giá lạnh, nhất chi mai chậm lớn, gốc xù xì, nụ màu đỏ, khi nở chuyển sang màu trắng. Nhất chi mai được đánh giá đẹp vào hàng bậc nhất trong “thập đại danh hoa”.

Hoa chi mai

Nguồn: Internet

2. Hoàng mai

Hoàng mai (hay mai vàng) phân bổ nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng. Mai vàng có từ 5 đến 9 cánh, chỉ nở một lần trong năm vào cuối tháng 12 âm lịch.

Hoàng mai 

3. Mai tứ quý

Mai tứ quý là loài cây đặc biệt nhất về sự chuyển sắc màu của đài hoa và hạt sau khi hoa tàn. Hoa nở lần đầu có 5 cánh màu vàng, các cánh hoa rơi rụng rồi năm đài hoa đổi thành màu đỏ, úp lại ôm lấy nhụy.

Mai tứ quý

4. Mai núi

Là một loài mai rừng nhưng mai núi có khoảng 12 đến 18 cánh. Mai thường mọc trên núi đá khô khốc, sống chủ yếu bằng hơi sương và nước mưa. Mai núi thường xuất hiện nhiều tại các vùng núi thuộc Tây Nguyên.

 Mai núi 

5. Mai động

Loài mai thường mọc ở những vùng cát trắng, gần biển được gọi là mai động. Mai động có thân suôn thẳng, tròn, hoa trổ chi chít. Chúng phân bố rải rác ở các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình, Quảng Trị trở vào miền nam, cho tới tận Đồng Nai và Tây Ninh.

Mai động

6. Mai giảo

Là loại mai nhân tạo có nhiều cánh được ghép lại từ nhiều loại mai khác nhau trên cùng một cây mai.

Mai giảo

7. Mai Cà Ná

Là loài mai đặc trưng mọc tại vùng biển Cà Ná, Ninh Thuận, mai Cà Ná có thân nhỏ, cánh giòn, lá hình bầu dục.

Mai Cà Ná

8. Mai hương

Mai hương, mai thơm hay mai ngự là tên của loài mai vàng 5 cánh có mùi thơm đặc trưng. Nó xuất hiện nhiều ở Huế, Bến Tre.

Mai hương

9. Mai chùm thân gửi

Loài mai sống nhờ trên thân cây khác được gọi là mai chùm gửi. Thân cây gồ ghề, xù xì. Hoa trổ dày thành từng chùm đặc nghẹt.

Mai chùm thân gửi

10. Mai chiếu thủy

Mai chiếu thủy là mai có lá hình trái xoan, thuôn, hình dải. Hoa màu trắng, mùi thơm, có 5 cánh.

 Mai chiếu thủy

11. Mai mơ

Mai mơ cao từ 6 – 9 mét, lá rộng tròn. Hoa nở vào đầu xuân, có 5 cánh với hai sắc: trắng và hồng. Đài hoa màu đỏ tía hoặc xanh sẫm.

Mai mơ

Theo nguồn baomoi.com được tổng hợp lại bởi Farmtech Vietnam.

Trồng và chăm sóc cây cảnh trong chậu đúng cách

Cây cảnh làm cho không gian sống thêm phần sinh động, đầy màu sắc. Việc chọn một cây phù hợp để đặt trong góc phòng, trên bàn hay bệ cửa sổ là hết sức cần thiết. Để trang trí và làm đẹp cho ngôi nhà, cần biết kỹ thuật trồng cây cảnh trong chậu đúng cách để cây sống và khỏe mạnh nhất.

1. Chuẩn bị đất và trồng cây

Làm ướt đất và trộn đều trước khi trồng. Có thể tự pha trộn đất trồng với rơm, cỏ khô, phân bón, cho tất cả vào một thùng gỗ hoặc xe cút kít rồi trộn đều. Nếu mua túi đất hữu cơ bán sẵn ngoài cửa hàng, chỉ cần thêm nước vào và trộn đều ngay trong túi trước khi đổ vào chậu.

Chuẩn bị đất trồng cây trong chậu

Bố trí vị trí cây trong chậu theo sở thích của mình, hãy cho đất vào xung quanh và vỗ nhẹ cho đất kín các kẽ hở trong chậu.

Lưu ý: Không nên cho đất vào đầy chậu, vì như vậy khi tưới, cây sẽ không hấp thụ được mà còn làm nước chảy tràn ra ngoài gây lãng phí.

Ví dụ: Cỡ chậu 6-13 cm cần có khoảng cách từ mặt đất trồng lên mép thành chậu là 1 cm. Cỡ chậu 14-19 cm cần khoảng cách là 2 cm. Cỡ chậu 20-23 m cần khoảng cách là 2,5 cm. Cỡ chậu 25-30 cm cần khoảng cách là 3,5 cm.

Cây cảnh bày trí trong nhà thì lượng nước tưới không nên quá nhiều, khi nào thấy đất trồng khô thì tưới nước là được.

Ngoài ra, có thể dùng bình phun nước để phun cho cây, mùa hè có thể phun ngày hai lần, mùa đông thì ngày một lần để tăng cường độ ẩm, làm sạch lá, có lợi cho quá trình quang hợp của cây, làm cây xanh tốt.

2. Bón phân

Bón phân cho cây là công việc vô cùng quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình phát triển của cây. Nếu bón nhiều phân quá thì cây sẽ phát triển nhanh làm mất dáng thế, gọi là phá thế. Nhưng nếu bón ít quá, cây sẽ thiếu dưỡng chất làm chết cành…

Vì vậy, cách tốt nhất là khoảng nửa tháng bón phân cho cây một lần, tỉ lệ bón 5% phân tổng hợp cho cây. Ngoài ra, dùng nước vo gạo để tưới cây cũng có tác dụng rất tốt cho sự phát triển của cây.

3. Phòng bệnh cho cây

Cây cảnh bày trí trong nhà không được dùng thuốc trừ sâu, có thể dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu. Đối với cây mắc bệnh phấn trắng thì có thể dùng khăn và cồn lau sạch, nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh cho cây.

Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục lại sức sống. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.

Tưới nước đầy đủ cho cây

Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ.

Trên đây là một số kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây cảnh, chúc bà con trồng và chăm sóc đúng cách để có được cây cảnh ưng ý nhất làm đẹp cho căn nhà.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

8 cây cảnh của Việt Nam đáng giá triệu đô

1. Mâm xôi con gà

“Mâm xôi con gà” là cây sanh cổ thụ hơn 150 năm tuổi, có xuất xứ từ thôn Ngô Sài, xã Sài Sơn, Quốc Oai, thuộc Hà Tây cũ của dòng họ Phạm. Năm 1996, họa sĩ Đặng Xuân Cường (Cường họa sĩ), một nghệ nhân nổi tiếng ở đất Hà thành đã phát hiện, tìm mua và trực tiếp tạo dáng cho cây này. Qua nhiều tay của các đại gia chơi cây, hiện “Mâm xôi con gà” thuộc sở hữu của ông Nguyễn Nam Thành (Thành “vàng”) Việt Trì, Phú Thọ.

Tác phẩm mâm xôi con gà

Tháng 4/2012, siêu cây triệu đô của đại gia đất Việt Trì đã được lên trang bìa của tạp chí về nghệ thuật chơi cây cảnh, bonsai – BCI của Mỹ. Trong một triển lãm sinh vật cảnh, Mâm xôi con gà được định giá 6 triệu USD tương đương với 120 tỷ đồng.

2. Chiến thắng Bạch Đằng

Những cây tùng trong bộ tác phẩm “Chiến thắng Bạch Đằng” của doanh nghiệp Gia Phạm (Hải Phòng) trồng trên thân cây gỗ sáo đen được định giá hơn 70 tỷ đồng bởi sự mới lạ và sáng tạo.

Tác phẩm hiến thắng Bạch Đằng

Nguồn: Internet

3. Ông bụt

“Ông bụt” là cây tùng có tuổi đời hơn 500 năm, thuộc sở hữu của Phạm Văn Toàn (Toàn đôla) ở Việt Trì, Phú Thọ. Cây còn được gọi là “đại cổ tùng”, liệt vào hàng có một không hai trong làng sinh vật cảnh Việt Nam. Cây được định giá 1,2 triệu USD.

Tác phẩm ông bụt

4. Trực quân tử

Cây sanh đại thụ thế Trực quân tử của anh Phạm Hải Anh thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Đây là cây trải qua hơn 4 đời và được định giá khoảng 25 tỷ đồng. Theo chủ nhân của cây sanh đại thụ này, 25 tỷ là giá mà khách mua cây từng trả cho gia đình anh. Tuy nhiên, anh chưa hề có ý định bán nó.

5. Dáng làng

“Dáng làng” là cây sanh có tuổi đời 200 năm, cây thuộc sở hữu của đại gia Toàn đôla. Cây sanh này được anh mua trong Huế  với giá 3 tỷ đồng từ mấy năm trước. Đến nay, đã có người trả giá 22 tỷ đồng nhưng anh chưa bán.

Tác phẩm dáng làng

6. Quần long phượng vũ

Cây Sanh “Quần Long Phượng Vũ” của công ty xây dựng Cường Thịnh Thi (Ninh Bình) có tuổi thọ trên 100 năm, được cho là “độc nhất vô nhị” có giá là 1 triệu USD.

7. Tam đa

Cây sanh Tam đa của ông Nguyễn Công Khanh ở thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Là cây sanh có gốc cổ thụ được định giá hơn 20 tỷ đồng.

8. Phu thê

Cây sanh có dáng Phu thê này thuộc sở hữu của ông Nguyễn Gia Hiền (Triều Khúc, Hà Nội). Tính đến giai đoạn hiện tại, cây sanh đã có tuổi đời hơn 100 năm.

Trong Festival cây cảnh nghệ thuật tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh năm 2006, đây là cây cảnh duy nhất đạt giải Vàng. Và cũng trong Festival, một đại gia khét tiếng ở Sài Thành dám bỏ ra 400.000 USD (gần 6 tỷ Việt Nam đồng) để mua cây sanh này nhưng ông không bán.

Tác phẩm phu thê

Ngoài ra, còn rất nhiều những siêu cây khác như Lão Mai được định giá 19 tỷ đồng, cây sanh Dáng Long của hội sinh vật cảnh Hải Dương giá 7 tỷ, Tác phẩm “Long cuốn Thủy” của hội sinh vật cảnh Bắc Ninh có giá khoảng 1,4 tỷ hay cây đa búp đỏ của ông Châu ở làng Triều Khúc, Hà Nội…

Theo news.zing.vn được tổng hợp lại bởi Farmtech Vietnam.

Những loài cây mang tài lộc nhất định phải có trong vườn nhà

Người ta vẫn thường trồng những loài cây đem lại nhiều điều may mắn cho gia chủ và giúp chủ nhân làm ăn phát đạt.

Dưới đây là những loài cây rất tốt được các chuyên gia phong thuỷ khuyên trồng trong vườn nhà.

1. Cây tre biểu tượng cho phú quý, no đủ

Cây tre là loại cây cảnh được nhiều người lựa chọn khi dùng để trang trí ở trước cửa nhà. Phong thủy cho rằng, đây là cây đem lại nhiều điều may mắn nhất cho gia chủ và giúp chủ nhân làm ăn phát đạt. Cây tre cũng là một biểu tượng của loại cây phú quý, đem lại sự no đủ. Ngoài ra, cũng có thể trồng cây tre ở xung quanh hàng rào hay khu vực trước hiên nhà hoặc trong khu vườn.

Cây tre trồng tại vườn nhà

2. Cây cau mang may mắn cho gia chủ

Cau là loài cây có thân thẳng, thanh mảnh nên không ngăn nắng sớm, cũng như luồng ánh sáng cần thiết vào ngôi nhà. Bên cạnh đó, cau cũng không cản gió mát lành vào nhà. Không chỉ vậy, cau còn ít rụng lá không làm hỏng cảnh quan phía trước nhà. Điều quan trọng hơn, cây cau còn được trồng trước nhà với mong muốn tăng nguồn năng lượng dương, giảm năng lượng âm ảnh hưởng đến ngôi nhà. Từ đó mang đến may mắn cho gia chủ. Có lẽ vì hàng loạt những tác động tốt mà từ xưa đã có câu ‘trước cau sau chuối’.

Cây cau được trồng trong nhà

3. Cây bạch quả che chở cho ngôi nhà khỏi những điềm xấu

Cây bạch quả – còn có tên gọi khác là cây ngân hạnh, cây rẻ quạt – không chỉ có tác dụng trong y học truyền thống mà nó còn có thể xua đuổi ma quỷ. Cây bạch quả có thể sống đến hàng nghìn năm và vì hoa của nó chỉ nở vào ban đêm nên con người rất hiếm khi nhìn thấy.

Cây bạch quả

Do đó, nhiều người vẫn xem cây bạch quả như một sức mạnh huyền bí che chở cho ngôi nhà khỏi những điềm xấu, không may mắn. Người xưa thường dùng nó để chế tạo ấn, phù trấn trạch ngăn ngừa ma quỷ.

4. Cây hồ lô mang an lành, tốt đẹp cho gia chủ

Phong thuỷ cho rằng, cây hồ lô là loại cây có thể trừ tà. Vì cây có nhiều trái, nhiều hạt nên được gọi là “đa tử đa phúc”. Con người thường làm giàn trồng hồ lô quanh nhà để mọi sự được an lành, tốt đẹp.

Cây hồ lô

5. Hoa sen biểu tượng cho cuộc sống hạnh phúc, bình an

Sen là loài hoa trồng dưới nước nổi tiếng trong truyền thống Việt Nam, được trồng trong sân nhà tại bể nước, hồ nuôi cá. Hoa sen trồng trong bùn đen nhưng không hề vấy mùi bùn, vì thế được coi là pháp bảo quan trọng của nhà Phật. Hoa sen còn ngụ ý một cuộc sống hạnh phúc, bình an cho gia đình.

Sen được trồng trong nhà

Nguồn: Internet

6. Dừa cảnh mang đến điềm lành

Cây dừa cảnh sẽ mang đến điềm lành cho gia chủ. Không chỉ vậy, dừa cảnh còn giúp công việc làm ăn của chủ nhà được thuận buồm xuôi gió, phát lộc, phát tài.

Cây dừa cảnh

7. Cây hoa hồng mang bình an cho gia chủ

Hoa hồng có nhiều chủng loại, màu sắc hoa phong phú. Đây là loài hoa được trồng phổ biến trong các kiến trúc sân vườn, thường được trồng trong các bồn hoa có núi đá, ở góc vườn hay những nơi có diện tích nhỏ hẹp. Do hoa nở suốt bốn mùa nên được dân gian coi là loài hoa cát lành may mắn, mang ý nghĩa “bốn mùa bình an”.

Cây hoa hồng

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

 

Kỹ thuật bảo quản khi cắt hoa

Sau khi cắt khỏi cây, cành hoa mất nguồn nước và dinh dưỡng do giả hành cung cấp. Cạnh đó các vi sinh vật gây thối rữa bắt đầu phá hủy các mô dẫn ở vết cắt. Để các búp hoa có thể nở hoàn toàn và giữ hoa được tươi lâu (khoảng trên 2 tuần sau khi cắt), cần tuân thủ một số kỹ thuật cơ bản sau đây:

                                            Kỹ thuật bảo quản khi cắt hoa

  • Từ khi cắt cho đến khi thu hóa hoa cần được cắm trong nước và để vào chỗ ẩm mát.
  •  Ngay trước khi sơ chế đóng gói, cắt bỏ phần cuống cành hoa một đoạn 5 cm bằng dao bén.
  • Khử trùng vết cắt và 1 đoạn 10 cm cuối của cành hoa trong dung dịch CuS04 5%.
  • Cột quanh vết cắt một túm bông gòn.
  • Cho phần gốc cành hoa có buộc bông gòn vào một túi ni-lông nhỏ cao khoảng 10 cm.
  •  Bọc từng hoa bằng một tờ giấy cuộn tròn (đối với hoa lớn)
  •  Đặt giấy độn quanh cành hoa (hoa nhỏ) trước khi gói.
  •  Xếp hoa vào thùng giấy cứng để chuẩn bị vận xuất.
  •  Đổ nước đường saccharose 1% đã khử trùng cho ướt đẫm túm bông và có dư một ít.
  • Gói từng cành hoa. Cuống hoa đã được gói trong túi ni-lông có bông gòn và nước.
  •  Cột chặt miệng túi ni-lông vào cuống cành hoa để nước không chảy ra.
  •  Tồn trữ, vận chuyển trong điều kiện mát, đủ thoáng cho đến tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất…

Công nghệ chế biến hoa trước khi đóng hàng xuất khẩu của chúng ta cho đến nay còn sơ sài và chỉ bảo đảm được yêu cầu tối thiểu là giữ cho hoa tương đối tươi khi đến nơi nhận hàng. Còn hàng loạt vấn đề cần phải giải quyết như:

  •  Kỹ thuật bao bì cho từng cành hoa hoặc cho từng lô (3 cành, 10 cành…) phải được nghiên cứu trình bày thế nào để tăng giá trị thẩm mỹ cho hoa, hấp dẫn được thị hiếu của khách hàng.
  •  Kỹ thuật cung cấp nước và dinh dưỡng cho hoa sao cho thời gian sử dụng hoa được lâu, các búp hoa nở hoàn toàn.
  •  Thay đổi nhiều kiểu chế biến để làm phong phú mặt hàng như trình bày từng hoa rời kèm với các loại cây lá khác, hoặc kết hợp với một số phong lan hoang dại của nước ta…

Công nghệ bảo quản, gia công, bao bì và trình bày mỹ thuật cho hoa Cymbidium trước khi xuất khẩu là một vấn đề hết sức quan trọng cần được đặc biệt đầu tư nghiên cứu để làm tăng giá trị sản phẩm. Trên cơ sở đó, chúng ta mới có thể xác định từng bước cho hoa Cymbidium Đà Lạt nói riêng, cho Lan Việt Nam nói chung, một vị trí xứng đáng trên thị trường hoa lan quốc tế.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh luôn tươi tốt

Chọn giống: Như tất cả mọi loại hoa khác việc chọn giống rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng khi hoa trưởng thành và thu hoạch.

Cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh luôn tươi tốtTrồng hoa quỳnh muốn đẹp, cần đặc biệt chú ý khi chọn mua giống.

Cách trồng: Đầu tiên, vứt bỏ bớt các cành quỳnh nhỏ, hoặc các thân quá cỗi, chỉ giữ lại những cành to, thân (lá) dầy, còn cành nào cao quá cắt ngắn bớt, để riêng những cành vừa cắt cất vào trong chỗ mát, một tuần sau đem ra cắm lại vào chậu hay trồng vào chậu mớị (để trong mát một tuần cho vết cắt lành, không bị nhiễm nấm)

Bỏ cây quỳnh vào chậu cho đất vào, ấn nhẹ cho chắt gốc, tưới cho đẫm nước. Sau đó để chậu quỳnh trong chỗ mát ba bốn tuần, rồi mới mang ra phơi nắng. Khoảng một tháng sau, sẽ có các cành quỳnh mọc thẳng, mạnh từ dưới đất lên, những cành này sẽ cho hoa liền trong vài nãm. Mỗi nhánh này sẽ có ít nhất hai tới ba bông hoa vào vụ hoa chính mỗi năm (tháng 8-tháng 9 tuỳ theo khí hậu nóng lạnh).

Cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh luôn tươi tốtCách trồng cây hoa quỳnh trong chậu hay trong vườn nhà đều rất đơn giản do loài cây này không quá kén chọn điều kiện

Không nên thay đất sớm quá, để quỳnh trong nhà không đủ ánh nắng, chỉ lên những ngọn vượt nhỏ, không ra hoa được. Quỳnh rất dễ trồng, bẻ cành cắm xuống là mọc. Nhưng chỉ những nhánh quỳnh mạnh, to, khỏe của các năm trước, năm nay mới có hoa.

Chăm sóc hoa quỳnh đúng cách để cây ra nhiều và bền hoa

Phân bón

Cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh luôn tươi tốtTrồng hoa quỳnh tươi tốt không cần quá nhiều phân bón và chăm sóc kĩ càng.

Cây quỳnh không cần phân bón, nhưng cũng có thể tưới loại phân bón: Peters 20-20-20, Miracle Gro, hoặc Super Bloom. Mỗi tháng một cốc nhỏ từ tháng 4 đến tháng 9, không nên dùng những loại phân bón có nồng độ nitơ cao. Lý do mà quỳnh không nở hoa chủ yếu là thiếu ánh nắng hoặc chưa đủ tuổi (thường phải từ 5 tuổi trở lên, quỳnh mới cho hoa nở rộ).

Cách chăm sóc

Quỳnh nguyên thủy sống trong bóng râm ở sa mạc hoặc tán lá của rừng nhiệt đới nên cây quỳnh tương đối dễ trồng. Có thể trồng bằng cách cắm cành, có mái che mưa nắng, sương gió và khí lạnh với đất xốp và thoát nước là cây phát triển được. Quỳnh sống được rất lâu trong môi trường tự nhiên và chịu khô hạn tốt nhưng không chịu được úng, ngay cả khi không được chăm sóc, quỳnh vẫn sống nhưng không ra hoa. Do đó, quỳnh cần được chăm bón thường xuyên để cho hoa và có tuổi thọ lâu dài.

Cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh luôn tươi tốtTrồng hoa quỳnh ở nơi có nắng chiếu sẽ giúp cây phát triển mạnh và ra nhiều hoa hơn. 

Cây quỳnh thường trồng ở chỗ có nhiều nắng chiếu vào nhưng tránh ánh nắng trực tiếp, mô phỏng môi trường sống tự nhiên của nó. Vì vậy, luôn cần để đất của chậu quỳnh khô mặt, rồi mới tưới nước.

Lúc quỳnh chưa ra hoa đầu mùa, để cho chậu quỳnh khô một hoặc hai tuần hãy tưới. Không nên tưới thường xuyên quá. Vì cây quỳnh cùng họ với cây xương rồng, chịu khô hạn. Tưới nhiều nước, rễ sẽ bị úng, cây trồng mãi không thấy có lộc non và không có hoa. Cần lưu ý không trồng quá nhiều cây trong một chậu, khoảng 8 cây một chậu 30cm. Vì quá nhiều cây, cây nào lên cũng bé tí xíu, không có hoa được.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Sơ lược về hoa tigon và kỹ thuật trồng hoa

Sơ lược về hoa tigon và kỹ thuật trồng hoa

Kỹ thuật trồng hoa tigonKỹ thuật trồng hoa tigon được người Pháp mang đến Việt Nam từ thế kỷ 20 và áp dụng cho tới bây giờ.

Tigon thuốc dạng cây leo, thân gỗ, có củ mọc sâu trong đất. Thân mềm phân cành nhánh, dài, mềm, dáng rất đẹp. Lá đơn mọc cách, đầu lá kéo dài hình mũi, gốc lá hình tim sâu, mặt lá răn reo, mềm, màu xanh nhạt. Lá xanh quanh năm, nhưng lá già khô héo không rụng, làm cho lá non mới mọc xếp đè lên lá khô, giàn cây bị nặng và dầy, che bóng nhiều. Hoa có màu hồng hoặc tím nhạt, hoa rất sai. Thân leo chằng chịt, lá vương lại trên thân và khô khó rụng, vì vậy giàn cần thật thưa, vào cuối mùa khô hay đầu mùa xuân, những người trồng hoa tigon ở khu vực miền Bắc cần cắt tỉa các cành già thu gom lá khô để giàn cây được thoáng, giúp cho cành non mọc ra nhiều.

Cây rất dễ trồng bằng cách tách các nhánh mầm từ gốc cây mẹ hay bằng hạt. Cây mọc chậm lúc đầu, sau phân nhánh nhiều và vươn dài. Cây con sau 3-4 tháng ở vườn ươm có thể bừng bầu đem trồng nơi cố định.

Kỹ thuật trồng một giàn hoa tigon đẹp

Phải biết, muốn trồng cây hoa tigon, người trồng hoa phải tách các nhánh mầm từ gốc cây mẹ hoặc lấy hạt hóa hay còn gọi la nhân giống từ giâm cành và hạt.

Đất trồng

Hoa tigon được trồng trong chậu, đất trong chậu phải tốt, nhiều mùn, được xử lý sâu bệnh, nấm bệnh, độ Ph=7. Thành phần đất được cấu tạo như sau: 7 phần đất thịt, 2 phần rác mục, 1 phần cát + Nito, Photpho, Kali. Một loại đất khác có thành đơn giản và phổ biến hơn cũng thường được dùng để trồng hoa tigon bao gồm các thành phần sau: phân chuồng hoai mục 25%, đất màu 50%, tro trấu 25%, phân vô cơ 1%. Người trồng hoa có thể mua các loại thành phần này ở các nhà vườn. Kỹ thuật trồng hoa tigon được chia ra phân biệt làm hai cách.

Cách trồng hoa tigon

Cách thứ nhất là trồng bằng hạt hoặc cây con. Người trồng hoa sẽ cuốc, xới lỗ trên đất rồi gieo hạthoặc đặt cây con xuống lỗ. Sau đó, lấp kín đất và tưới nước nhẹ làm ẩm. Chưa hết, để bảo vệ cây và để cây vươn đẹp, cần phải làm giàn bảo vệ.

Cách thứ hai là áp dụng phương pháp giâm cành. Người trồng cây cần chọn 1 cành già và um tùm, nếu có nhiều nhánh là tốt nhất đem về nhà. Sau đó chọn chỗ đất ẩm ướt và nhiều chất dinh dưỡng để đào 1 hố nhỏ nhỏ và cắm cành đó xuống. Khâu tiếp theo khá đơn giản, chỉ cần lấp đất lên, vùi hơi cao và tưới nước nhẹ làm ẩm.

Kỹ thuật chăm sóc sau khi trồng hoa tigon

Kỹ thuật trồng hoa tigonMang lại một không gian sống đẹp, trang nhã là lợi ích của kỹ thuật trồng hoa tigon mang lại.

Muốn có một giàn hoa tigon đẹp, người trồng hoa phải lưu ý chăm sóc kỹ, tưới một lượng nước vừa đủ mỗi ngày bởi nếu mới trồng mà tưới quá nhiều nước, hoa sẽ bị thối rễ và thối cành. Mỗi ngày tưới nước cho cây hai lần, cây phải được che mát trong bóng râm. Sau một tháng, mỗi ngày chỉ cần tưới nước cho cây một lần là đủ. Tưới cây trong chậu nên tưới vào buuổi sáng hoặc lúc mát trời. Luôn chú ý đừng để cát đất đọng trên lá.

Sau khi trồng 10 ngày, cần xới váng cho gốc cây, vì cây hoa tigon chuộng đất xốp, màu mỡ, thoát nhiệt tốt, nên sau đó 20-25 ngày, tiếp tục làm cỏ, xới xáo 1 lần để cây sinh trưởng tốt. Những cây trồng dài ngày trong chậu cần phải bón thúc 2-3 lần, phân hoai phải được rải quanh gốc với liều lượng như sau: phân chuồng hoai: 0,5-1,5 kg/chậu, phân vô cơ: 2-4g/chậu (N-P-K).

Phải luôn chú ý chăm sóc, để ý, khi cây ra hoa, nụ thường có nhiều loại côn trùng phá hoại, cần phát hiện và xử lý ngay. Như vậy, mọi người sẽ có một giàn hoa đẹp, thơ mộng mà không tốn quá nhiều công sức, hoa tigon cũng là một cách để trang trí không gian nhà đẹp và lãng mạn.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật bón phân cho cây cảnh, hoa cảnh

Bón phân là một bước quan trọng trong kỹ thuật trồng cây và chăm sóc hoa cảnh, nếu được bón phân đúng cách, cây cảnh sẽ tươi, đẹp và ra hoa, ra lá nhiều hơn theo đúng nhu cầu của người trồng.

Kỹ thuật trồng cây, chăm sóc hoa cảnh cần chú ý tới rất nhiều bước, trong đó có kỹ thuật bón phân. Bón phân là con dao 2 lưỡi, nếu làm đúng, cây cảnh sẽ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, sinh trưởng tươi tốt, nếu làm sai, cây cảnh có thể héo, úa, thậm chí là chết.

Bón phân cho cây cảnh là một trong những biện pháp quan trọng của việc nuôi trồng cây cảnh. Vấn đề mấu chốt của việc bón phân là bón đúng lúc cây yêu cầu và lượng bón thích hợp. Bón đúng liều lượng là cần nắm vững bón bao nhiêu phân, nếu bón quá ít thì không có tác dụng, nhưng bón quá nhiều không những không đạt yêu cầu mà còn làm cho các cành hoa bị khô.

Kỹ thuật bón phân cho cây, hoa cảnhKỹ thuật trồng cây rất coi trọng việc bón phân đúng cách

Dưới đây là những lưu ý khi bón phân cho cây:

Phân bón lỏng

Phân bón lỏng là lựa chọn để cải thiện nhanh chóng tình trạnh úa vàng của cây. Tuy nhiên cần đặc biệt chú ý tới liều lượng ghi trên bao bì, dùng ít hơn thì không sao, tuy nhiên nếu nhiều hơn, cây không những không sinh trưởng tốt mà còn có thể bị phát triển rễ, phá dáng, hoặc xấu đi. Nên bón khoảng 3/4 liều lượng được ghi trên bao bì. Trước khi tưới, cần làm ẩm và tới đất, tạo điều kiện cho cây hấp thụ.

Kỹ thuật bón phân cho cây, hoa cảnhBón phân không đúng kỹ thuật trồng cây nhiều khi còn có hại

Thành phần phân bón

Phân bón thường chứa 3 thành phần cơ bản là N, P, K, tương ứng với Nitơ, Photpho, Kali. Nitơ cần cho cành lá, Phốt pho cần cho rễ, Kali cần cho hoa. Tùy vào mục đích mà người dùng nên chọn tỉ lệ các thành phần trong phân bón cho phù hợp.

Mùa bón phân

Chú ý bón phân trong kỳ cây con xúc tiến sinh trưởng, kỳ ra hoa nên bón phân lân để có lợi cho cây ra hoa, ngoài ra còn cần chú ý đến mùa bón phân, mùa xuân hè cây sinh trưởng nhanh có thể bón nhiều phân, mùa thu cây sinh trưởng chậm nên bón ít, sang mùa đông thì không cần bón phân.

Số lần bón

Số lần bón phân cũng là một vấn đề quan trọng, nên bón nhiều lần, nhưng lượng bón mỗi lần không nên nhiều, không được bón quá nhiều, quá đặc. Thời kỳ từ lập xuân đến lập thu nói chung 1 – 2 tuần bón 1 lần, vào sâu lập thu cứ 2- 3 tuần bón 1 lần, đến lập đông không cần bón.

Kỹ thuật bón phân cho cây, hoa cảnhKhông chỉ kỹ thuật trồng cây, kỹ thuật chăm sóc hoa cảnh cũng cần chế độ bón phân hợp lý

Thời gian bón phân

Thường bón phân vào lúc chiều tối, đặc biệt chú ý mùa nóng nực không nên bón vào buổi trưa, vì nhiệt độ cao phân dễ gây vết thương cho rễ. Ngoài ra trước khi tưới nước phân, tốt nhất nên xới qua đất trong chậu, như thế có lợi cho việc thấm sâu vào rễ.

Một số nhà trồng hoa đã tổng kết kinh nghiệm bón phân như sau: “4 nhiều, 4 ít, 4 không, 3 kỵ”, trong đó “4 nhiều” là bón nhiều phân khi (1) cây vàng, yếu, (2) trước khi nảy chồi, (3) kỳ ra nụ hoa, (4) sau mùa hoa nở. “4 ít” là bón ít phân khi: (1) cây khoẻ, (2) nảy chồi, (3) hoa nở, (4) mùa mưa. “4 không” là không bón phân khi: (1) cây mọc cao vống, (2) khi mới trồng, (3) nắng nóng nhiều, (4) cây ngủ nghỉ. “3 kỵ” là (1) kỵ phân bón đặc, (2) kỵ phân nóng, tránh bón vào buổi trưa mùa hè lúc nhiệt độ đất cao, (3) kỵ phân dính rễ, tránh khi trồng đem rễ cây hoa trực tiếp tiếp xúc với đáy chậu cồ phân lót, phải cách ly một lớp đất.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật trồng cúc vàng

Cây cúc vàng vụ đông có thêm 2 – 4 nhánh cành lộc, thân cây thẳng mập, bộ lá xanh đẹp, có hoa nở, hoa nụ, sẽ rất dễ bán và bán được giá cao…

1. Thời vụ trồng:

1 – 5/10. Cần theo dõi dự báo thời tiết, nếu vụ đông rét ít thì trồng muộn hơn so với thời vụ 3 – 5 ngày. Nếu vụ đông rét nhiều trồng sớm hơn 2 – 3 ngày.

  1. Đất trồng:

hoa cúc vàng

Cát pha hoặc thịt nhẹ giàu mùn, tưới tiêu thuận lợi.

  1. Tiêu chuẩn cây giống:

Cần mua cây giống từ các cơ sở nhân giống hoa cúc uy tín (Viện Nghiên cứu Rau quả) để có được cây giống trẻ về tuổi sinh lý và mập khỏe, sạch bệnh, tối thiểu có 4 – 6 rễ, cây cao 6 – 8cm.

  1. Phân bón/1 sào Bắc bộ:

800 – 1.000kg phân chuồng hoai; 25 – 30kg lân supe; 4 – 5kg clorua kali; 20 – 25kg vôi bột; 2 – 3kg đạm urê và 6-7kg NPK Đầu trâu xanh 16-16-13

5. Kĩ thuật trồng, chăm sóc:

Ruộng cày phơi ải 7 – 10 ngày, làm nhỏ đất, lên luống rộng 1 – 1,2m, cao 20 – 25cm, rãnh luống 30cm. Rẽ đất mặt luống trồng cây, hàng cách hàng 14cm, cây cách cây 10cm, mật độ 1,5 – 1,7 vạn cây/sào. Trồng chìm toàn bộ phần rễ cây, nén nhẹ gốc cây, tưới nước ngày 2 lần (sáng, tối) tới khi cây bén rễ hồi xanh.

Phân bón lót: Vôi bột bón kết hợp cày lật đất. 50% phân chuồng + 50% phân lân trộn đều với đất mặt luống, san phẳng, tiến hành trồng cây.

Bón thúc lần 1: Khi cây bén rễ hồi xanh phun bón lá Siêu lân 2 lần cách nhau 7 ngày.

Bón thúc lần 2 (sau trồng 10 ngày): 100% lượng đạm urê + 100% lượng clorua kali pha loãng tưới.

Bón thúc lần 3 (sau trồng 25 ngày): 100% lượng NPK Đầu trâu, rắc mặt luống kết hợp tưới nước.

Bón thúc lần 4 (sau trồng 40 ngày): Hết số phân chuồng, phân lân còn lại.

Ngoài ra, từ sau trồng đến cây phân hóa mầm, định kỳ 7 ngày/1 lần phun bón lá Atonik.

Suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của ruộng cúc không được xới xáo mặt luống.

Khi cây cao 25 – 30cm tiến hành làm giàn lưới dây nilon ô vuông (mỗi cây hoa trong 1 ô lưới), giữ cho cành hoa thẳng, tránh đổ ngã. Kéo căng các đầu dây lưới nilon buộc níu chặt vào hệ thống cọc tre cắm cố định trong đất ở đầu và mép luống hoa).

Thường xuyên ngắt bỏ các mầm nhánh phát sinh từ lách lá, chỉ để lại 3 – 4 mầm nhánh cho phát triển thành các cành nhánh phụ.

Các cành nhánh phụ cần được chọn từ những mầm nhánh liên tiếp mọc từ lách lá thứ 7 – 11 (tính từ lá cuối cùng ngọn cây). Các cành nhánh phụ này phát triển đến cuối vụ sẽ sinh thêm nhiều nụ hoa – dân dã gọi là cành lộc, có ý nghĩa về phong thủy, được người người tiêu dùng ưa chuộng.

Khi cây cúc chuyển sang phân hóa mầm hoa, chiều cao cây còn thấp dưới 55cm, cần bón bổ sung chế phẩm GA3 kích thích cây tăng trưởng (1 gram GA3 hòa tan trong 40 – 50 ml cồn 70 độ rồi pha loãng với 20 lít nước sạch phun/1 sào). Trước và sau phun GA3 khoảng 4 – 5 ngày, phải bón thêm cho mỗi sào cúc 2 – 3kg NPK Đầu trâu xanh để cây hoa tăng trưởng cân đối.

  1. Điều chỉnh hoa nở đúng thời vụ

Nếu ruộng cúc sinh trưởng khỏe, mà chậm phân hóa mầm hoa, hoa nở muộn hơn so với thời vụ, cần dừng tưới nước, hãm ruộng khô. Trong khi hãm ruộng khô nếu thời tiết có mưa, bón kali hoặc xới xáo nhẹ làm đứt 12 – 15% bộ rễ cây, cây cúc sẽ chuyển sang phân hóa mầm hoa.

Nếu sau trồng 20 – 25 ngày đã thấy các ngọn cúc có dấu hiệu chùn lại, lá nhỏ và xếp mau hơn, nhiệt độ không khí xuống dưới 13 độ C, cần thắp bóng điện 75W từ 17 – 21 giờ tối 20 – 25 ngày liên tục (mỗi tối thắp 3 – 4 giờ). Bóng điện treo cao hơn ngọn cúc 0,8 – 1m. 5 – 6m2 thắp 1 bóng.

  1. Phòng trừ sâu bệnh

Phòng trừ sâu bệnh kịp thời theo khuyến cáo của cán bộ BVTV chuyên ngành. Chú ý 1 số đối tượng gây hại nguy hiểm như bệnh sương mai, sâu xanh, sâu khoang, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, bọ trĩ… Có thể phối hợp 1 số loại thuốc Ridomil 72MZ, Pegasus, Sumicidin, Carbamec… Phun định kỳ 15-20 ngày/ 1 lần từ sau trồng đến trước thu hoạch hoa 15 ngày.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam