Mô hình trồng huệ trắng

Mạnh dạn chọn cho mình hướng đi riêng, đến nay, ông Đỗ Văn Bảy đã thu về hơn 100 triệu đồng/tháng nhờ mô hình trồng huệ trắng. Ông Bảy (65 tuổi, ngụ ấp Trường Thạnh A, xã Trường Thành, H.Thới Lai, TP.Cần Thơ) cho biết trước đây, ông từng làm ruộng, trồng rẫy, nuôi tôm… nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Trong hoàn cảnh đó, ông luôn trăn trở tìm một loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao để giúp gia đình vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu.

Năm 2010, một lần đi Đồng Tháp, ông thấy người dân trồng bông huệ trắng bán được giá cao, đầu ra ổn định nên có ý định trồng thử. “Ban đầu tôi cũng băn khoăn không biết cây huệ trắng có thích nghi với vùng đất này hay không, rồi tới lúc thu hoạch biết bán cho ai.

trồng hoa huệ trắng

Nghĩ tới lui tôi vẫn quyết tâm trồng vì mình không có gan thì sao làm giàu”, ông Bảy chia sẻ.

Sau chuyến đi, ông về quê vay vốn cải tạo 3 công đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng huệ trắng. Lúc này ở địa phương chưa có ai trồng huệ trắng nên ông Bảy phải tự tìm mua giống, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc cây. Thời gian đầu, hầu như suốt ngày ông ở ngoài ruộng theo dõi sự phát triển của cây huệ để kịp thời phát hiện sâu bệnh, bổ sung các loại phân bón cho cây. Sau 4 tháng, ruộng huệ của ông phát triển tốt, cho bông thẳng, đẹp. Đợt thu hoạch đầu tiên, ông bán được gần 10 triệu đồng.

Thấy trồng bông huệ đem lại hiệu quả khả quan hơn các loại cây khác, 3 người con trai của ông Bảy cũng theo cha phát triển diện tích trồng huệ. Từ 3 công ban đầu, sau 6 năm, gia đình ông đã mở rộng lên gần 4 ha trồng bông huệ. Ông Bảy cho biết, đối với bông huệ, khâu làm đất rất quan trọng. Đất trồng cần màu mỡ, được lên liếp cao tránh ngập úng; đồng thời phải đào hệ thống mương dẫn để cung cấp nước tưới và thoát nước trong mùa mưa lũ. Trước khi trồng phải cày xới đất cho tơi xốp để tăng lượng ô xy trong đất, giải phóng khí độc và bón lót một số loại phân. Củ huệ trước khi vùi xuống đất được ông phơi khô, khử các mầm bệnh để khi lớn, bụi huệ sẽ nảy nhanh hơn, bông to đẹp, không bị chai cứng. Mỗi bụi huệ ông trồng từ 4 – 5 củ, cách nhau khoảng 40 cm. Trong thời gian trồng bón thêm phân u rê, DAP giúp cây phát triển tốt; đồng thời phun các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ các loại bệnh úng lá, sâu đục bông… Đặc biệt, người trồng cần thường xuyên kiểm tra gốc để tránh bệnh nấm gốc dẫn đến thối củ.

Thời gian trồng huệ tính từ lúc vùi củ đến thu hoạch khoảng 4 tháng. Đặc điểm của huệ trắng là ra bông quanh năm, từ 3 – 4 ngày nhổ bông một lần. Huệ sẽ cho bông liên tục khoảng 3 – 4 năm mới phải trồng lại đợt mới. Hiện huệ loại 1 có giá 3.000 đồng/cành, loại 2 khoảng 2.000 đồng/cành. Vào những ngày rằm, giá huệ từ 4.000 – 5.000 đồng/cành, riêng dịp Tết Nguyên đán giá tăng lên 10.000 – 12.000 đồng/cành. Thay vì đi qua khâu trung gian, ông cùng các thành viên trong gia đình liên hệ trực tiếp với bạn hàng để bán được giá cao hơn. Mối hàng của ông Bảy có ở khắp nơi, từ TP.Cần Thơ đến các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… Trung bình mỗi đợt ông giao khoảng 25.000 cành, riêng dịp lễ tết có thể lên đến 100.000 cành/đợt. Tính ra trung bình mỗi tháng, gia đình ông Bảy thu về hơn 100 triệu đồng.

Mô hình trồng hoa huệ trắng của ông Bảy vài năm qua trở thành điểm tham quan, học hỏi kinh nghiệm của nhiều nông dân trong, ngoài tỉnh. Ông cũng thực hiện được ước mơ thoát nghèo, xây được nhà cửa khang trang và giúp các con lập nghiệp.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật thâm canh hoa lay ơn

Lay ơn là cây ưa sáng nhưng không chịu được cường độ ánh sáng mạnh. Trong thời kỳ phân hoá mầm hoa, nếu không đủ ánh sáng thì hoa mù và hoa tự héo, cây rất dễ bị nhiễm bệnh…

  1. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

Ánh sáng: Lay ơn là cây ưa sáng nhưng không chịu được cường độ ánh sáng mạnh. Trong thời kỳ phân hoá mầm hoa, nếu không đủ ánh sáng thì hoa mù và hoa tự héo, cây rất dễ bị nhiễm bệnh.

thu hoạch hoa lay ơn

Nhiệt độ: Lay ơn ưa khí hậu mát mẻ, không chịu được nắng nóng. Trước khi phân hoá hoa và khi cây phân hóa hoa cần nhiệt độ mát mẻ 15 – 20 độ C (nếu không hoa bị mù, tỷ lệ hoa nở thấp).

Độ ẩm: Lay ơn cần nước trong suốt quá trình sinh trưởng, giai đoạn cây bắt đầu ra lá thứ 3 đến lá thứ 7 là thời kỳ cần nhiều nước nhất, thiếu nước ảnh hưởng đến phân hoá hoa. Độ ẩm đất thích hợp cho layơn từ 80 – 90%, độ ẩm không khí từ 75 – 80%.

Đất: Đất thích hợp trồng layơn là loại đất phù sa, thịt nhẹ, cát pha, pH từ 6 – 7, thoát nước tốt. Lay ơn rất mẫn cảm với muối kim loại nặng, đặc biệt là lượng chì cao. Khi trồng layơn cần chú ý không nên trồng 2 vụ lay ơn liên tiếp trên cùng một mảnh đất.

Không khí: Lay ơn khá mẫn cảm với không khí, đặc biệt là khí Clo và Flo. ở những nơi có nồng độ Clo và Flo cao, layơn bị khô đầu lá. Do vậy, khi chọn địa điểm trồng nên tránh những nơi gần khu công nghiệp, lò gạch…

  1. Kỹ thuật làm đất

Biện pháp thủ công: Ngả đất sớm, bón thêm vôi bột, vừa có tác dụng khử trùng, vừa cung cấp thêm canxi cho cây. Lượng bón: 20 – 25kg/sào, rắc đều trên mặt luống sau đó xới xáo 1 lượt.

Biện pháp hoá học: Dùng CuCl2 phun nồng độ 0,2 – 0,3%.

Lên luống: Chiều cao luống 20 – 30cm, rộng luống 1 – 1,2m, rãnh luống 25 – 30cm.

Đánh rạch: Dùng cuốc đánh rạch theo chiều ngang của luống, độ sâu rạch: 10 – 15cm.

Kĩ thuật trồng: Sau khi rạch hàng, bỏ phân, lấp đất mỏng thì đặt củ giống lên trên, sau đó phủ một lớp đất 4 – 5cm (đất sét lấp mỏng hơn đất thịt, mùa hè nhiệt độ cao lấp dày hơn mùa đông).

Tưới nước: Nếu thiếu nước, cây sinh trưởng yếu dẫn đến chất lượng hoa giảm, do vậy phải thường xuyên giữ độ ẩm đất từ 70 – 75%. Thông thường cứ 2 – 3 ngày tưới một lần, trời nắng khô 1 ngày tưới 1 lần.

Bón phân (lượng bón cho 1 sào Bắc bộ): Phân chuồng hoai mục 500kg, phân lân 20kg, phân kali 20kg, phân đạm 20kg urê, phân vi sinh 20 – 30kg.

+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + 3/4 lượng lân + 1/2 phân vi sinh. Đánh rạch, trộn đều các loại phân với nhau và bón xuống rạch, sau đó lấp một lớp đất mỏng rồi đặt củ giống lên trên.

+ Bón thúc: Lượng phân còn lại chia đều cho các lần bón, cứ 7 – 10 ngày bón một lần kết hợp với tưới phân chuồng loãng. Riêng phân vi sinh, bón khi cây được 3 lá.

Ngoài ra có thể sử dụng phân bón lá Komix, phun vào giai đoạn cây có từ 2 – 5 lá hiệu quả rất cao.

Vun xới, tỉa mầm: Sau trồng 7 – 10 ngày, mầm mọc khỏi mặt đất, thường 1 củ có 1 mầm, nhưng có những củ mọc ra 2 – 3 mầm, khi đó ta cần tỉa bỏ những mầm phụ, chỉ để lại 1 mầm chính. Khi tỉa, một tay ấn chặt gốc, 1 tay tỉa mầm, tránh làm lay gốc cây.

Khi cây được 3 lá, tiến hành vun đợt 1, sau đó khi cây có 5 lá tiến hành vun đợt 2, đợt này cần vun cao để chống đổ. Sau vun đợt 2 cần cắm cọc định cây, để cây không bị đổ. Nếu loại cây thấp chỉ cần cắm 1 số cọc cắm ở mép luống, mỗi cọc cắm cách nhau từ 1,5 – 2m, sau đó dùng dây chăng và buộc cây. Loại cây cao, trồng những nơi gió nhiều thì khoảng cách cắm cọc dày hơn, khoảng 1m cắm 1 cọc.

  1. Thu hoạch và bảo quản

Thời gian thu hoạch: Trên gốc hoa tự có 1 – 2 hoa nhú màu, nên cắt vào buổi sáng.

Vị trí cắt: Chừa lại 2 – 3 lá hoàn chỉnh trên cây để cây tiếp tục quang hợp nuôi củ. Dùng dao sắc cắt vát 15 độ để tăng khả năng hút nước của hoa. Sau khi cắt hoa xong nên cắm ngay vào nước. Phân loại theo độ tuổi, cấp hoa để thuận tiện cho vận chuyển, tiêu thụ và bảo quản.

Dùng dây cao su hoặc nilon buộc chặt gốc, dùng giấy bao lại để bảo vệ hoa. Hoa xếp thành từng lớp, trở đầu đuôi trong thùng và xếp cách thành thùng 8cm để tránh xây xát.

Bảo quản hoa bằng hóa chất: Sử dụng các dung dịch glucoza, sacaroza 3-5%, AgNO3, Chrysal RVB….

Bảo quản trong kho lạnh: Hình thức bảo quản này hiện đại và hiệu quả nhưng chỉ có ở những cơ sở sản xuất lớn mới có điều kiện áp dụng vì chi phí cho hệ thống bảo quản này là rất lớn.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kĩ thuật nhân giống cây huệ hà lan

Muốn cho loại cây Huệ Hà Lan này ra hoa đúng Tết, bạn phải bón phân, tưới nước quanh năm, không để cho nó bị khô lá. Đến tháng 10 âm lịch, hãy nhổ cây lên, cắt bỏ hết lá, rễ, đem củ để trên giàn râm mát.

Hoa huệ

hoa Huệ Hà Lan

Nhiệt độ: Mặc dù cây vùng ôn đới, nhưng cũng chịu được nhiệt độ cao 18 – 34oC.

Ẩm độ : Trong mùa tăng trưởng cần nhiều ẩm ướt và bắt đầu bớt tưới nước khi thấy lá vàng, lúc này củ đã già sắp chuyển qua trổ hoa. Nước có độ pH = 6 – 7.

Sâu rầy : Ít bị sâu rầy phá hại, tuy nhiên đề phòng rệp và nhện trắng đóng ở mặt dưới lá.

Nhân giống:

Bằng cách tách các chồi non từ củ của cây mẹ. Thận trọng không cho đứt rễ và trồng ra líp sau vụ Tết. Trồng đến năm sau củ có thể to bằng cái chén ăn cơm với đường kính khoảng 10 – 12 cm.

Có thể thụ phấn nhân tạo. Lấy hạt già gieo ươm, thời gian chăm trồng lâu hơn (2, 3 năm) nên chỉ áp dụng khi lai tạo giống mới.

Thúc trổ hoa vào dịp tết âm lịch

Sẽ theo các bước sau đây :

1. Bón thúc phân đầy đủ nhất là phân lân vào mùa xuân và tháng 5, 6, 7, 8 để củ phát triển thật to.

2. Tháng 9, tháng 10 bớt tưới để cho đất hơi khô.

3. Giữa tháng 10, nhổ củ lên và để trong mát khô ráo cho củ và lá héo đi.

4. Vào đầu tháng 11, cắt bỏ rễ và bỏ lá cho đến gần mặt trên của củ. Khi tỉa lá rồi củ có hình chóp nón.

5. Đưa trồng củ đã cắt tỉa rồi vào chậu trong đó đất phân đã được chuẩn bị đầy đủ. Tưới nước đậm.

6. Để chậu vào chỗ khô mát, khi thấy nhú chồi lá hoặc chồi hoa, đưa để ra nắng (khoảng 15 ngày sau khi trồng lại) lúc đầu tươi ít cho đến khi thấy chồi hoa mới tưới trở lại bình thường.

7. Hoa sẽ nở vào dịp Tết nguyên đán.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Trồng cây cảnh bằng phương pháp thủy canh

Từng thành công với nhiều mô hình trồng rau, quả như cà chua, bắp cải, xà lách… mới đây, Nguyễn Văn Quy giảng viên Khoa Nông học, ĐH Nông lâm Huế lại thành công với mô hình nghiên cứu trồng cây kiểng bằng phương pháp thủy canh.

Từ nhỏ, Quy đã đam mê nghề trồng cây cảnh, đặc biệt là trò ươm giống cho cây nẩy mầm. Khi đã trở thành giảng viên, ngoài những giờ lên lớp, Quy còn dành nhiều thời gian nghiên cứu các đề tài khoa học để phục vụ cho việc giảng dạy của mình. Để thực hiện được điều đó Quy đã trải qua không biết bao nhiêu khó khăn. Phải tự bỏ tiền túi, huy động vốn từ gia đình mua hàng trăm loại cây kiểng khác nhau về trồng bằng phương pháp thủy canh mà anh đã dày công nghiên cứu.

Hiểu kỹ tính cây

Theo Quy, nếu trồng kiểng lá trong chậu đất đòi hỏi rất kỹ khâu chọn giống, đất, phân bón và có một chế độ nước tưới hợp lý thì trồng thủy canh cây cảnh đơn giản, tiện lợi hơn nhiều. Chỉ cần một chậu thủy tinh, một giỏ nhựa có kích cỡ phù hợp với cây, sau đó tách cây từ chậu đất, dùng nước rửa sạch rễ, cắt phần rễ thối và rễ bị tổn thương, giữ lại rễ chính và rễ khỏe. Sau đó, đặt cây vào giỏ nhựa và hòa khoảng 10 giọt nước dinh dưỡng vào bình nước thủy tinh để cây hấp thu dinh dưỡng.

Trồng cây cảnh bằng phương pháp thủy canh

Những cây cảnh “khó tính” như trúc, hoa chuông… có thể trồng ở trong môi trường này, thậm chí trồng xương rồng, một loại cây vốn không ưa nước. Ngoài ra, người trồng có thể kết hợp nuôi cá cảnh, tạo ra hình thế phong thủy hài hòa trong nhà hay phòng làm việc, phù hợp với thị hiếu chơi cây cảnh hiện nay. “Sau 20 ngày khi bộ rễ phát triển tốt, đẹp thì có thể bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng một lần. Nhờ nguồn nước lưu trữ trong bình nên cây có tốc độ phát triển nhanh hơn so với bình thường, hạn chế sâu bệnh, ô nhiễm môi trường. Tuổi thọ của cây gấp hai đến ba lần so với trồng trong đất”, anh Quy giải thích.

“Quá trình nghiên cứu trồng thủy canh không khó, nhưng công đoạn pha chế chất dinh dưỡng quả là thử thách… Nhiều hóa chất có liều lượng rất nhỏ, phải dùng cân tiểu ly để cân đối liều lượng”, Quy cho biết thêm.

Bằng đam mê lớn, anh đã thành công với công thức pha chế gồm 16 loại hóa chất, mang tên NQ2 cần thiết như ở trong môi trường đất.

Sẵn sàng chuyển giao công nghệ

Mô hình trồng cây theo hình thức thủy canh ở một số nước tiên tiến như Mỹ, Australia, Canada… khá phổ biến, tuy nhiên những loại dung dịch dinh dưỡng như thế này bán ở thị trường Việt Nam khá đắt. Bởi vậy, công thức pha chế dung dịch NQ2 được anh Quy dày công mày mò, nghiên cứu cho “ra lò” thì sản phẩm này đã đến với tay bà con với giá từ 10.000 – 20.000 đồng một lọ.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Cách trồng hoa mào gà

Cách ươm cây con

Nhân giống cây này thường dùng phương pháp gieo hạt. Trước đó 1 năm chọn cây khỏe, không sâu bệnh, bông hoa to, đẹp để lấy hạt, hong khô cất trữ, đến tháng 4 – 5 bắt đầu gieo. Thời gian gieo hạt nên chọn lúc nhiệt độ 20 – 25o C. Trước khi gieo hạt cần phun một lần nước và bón một ít phân lên luống.

 hoa mào gà

Sau khi gieo phủ lên một lớp đất mịn mỏng 2 – 3mm, rồi phủ rơm rạ hoặc cỏ che nắng; trong 2 tuần không tưới nước để tránh trôi cây con. Nếu đất quá khô có thể dùng vòi phun phun lên một ít nước, sau 1 tuần hạt nảy mầm, bỏ hết vật che phủ, khi cây mọc được 3 lá thật mới tiến hành tỉa thưa khi cây có 6cm tiến hành chuyển cây ra trồng.

Trồng cây vào giỏ (chậu)

– Thời vụ.

Hoa mào gà thích hợp với khí hậu ôn hòa, có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, vụ Đông – Xuân thường cho hoa đẹp nhất. Cây ưa nóng, không chịu rét.

– Cây giống

Cây giống đưa vào trồng khi được 4 – 5 lá, chiều cao trung bình 6 – 7cm.

– Chuẩn bị đất

Mào gà sinh trưởng trong môi trường không khí khô, đủ ánh sáng, đất cát, nhiều mùn. Tùy theo mục đích trồng trong giỏ (chậu) hoặc trồng trực tiếp ra luống mà chuẩn bị đất khác nhau. Do đặc điểm của bộ rễ hoa mào gà phát triển mạnh và ăn ngang nên chân đất thích hợp cho hoa mào gà là đất thịt nhẹ, tơi xốp, nhiều mùn, có tầng canh tác dày và pH từ 6 – 6.5.

Chuẩn bị đất: Đất thịt pha cát, phân chuồng hoai, tro trấu, xơ dừa theo tỷ lệ 2:1:2:1/2. Mỗi giỏ (chậu) cho vào 0,7 kg hỗn hợp.

Cách chăm sóc hoa Mào gà

– Mỗi ngày tưới nước cho cây từ 1-2 lần vào sáng sớm và chiều mát, tùy vào điều kiện thời tiết.

– Khi cây bén rễ hồi xanh, tiến hành bón phân vi sinh hoặc trùn quế pha loãng, lọc lấy nước tưới cho cây.

– Khi cây được 35 ngày tuổi thì nên bấm ngọn, tạo điều kiện cho cây chồi nách phát triển, hoa sau này sẽ đẹp và to.

– Mào gà lửa là loại hoa có bộ rễ ăn ngang nên chỉ vun xới lúc cây còn nhỏ, bước vào giai đoạn trưởng thành thì không nên vun.

– Cần tiến hành tỉa bớt các nụ ở nách lá khi cây có nhiều nụ nhỏ, nên tỉa bớt các nụ ở nách lá, chỉ giữ lại 1 nụ ở cành chính để tập trung dinh dưỡng cho bông hoa to.

– Sau khoảng 60-65 ngày, hoa mào gà lửa sẽ nở hoa.

– Đặt chậu hoa ở nơi có nhiều ánh sáng để cây quang hợp và cho hoa rực rỡ.

– Một số bệnh thường gặp: sâu ăn lá, ăn nụ hoa, đốm nâu, đốm than…

Mào gà là loài hoa rất “dễ tính” khi không kén đất trồng, không mất nhiều công chăm sóc những vẫn cho hoa nhiều mùa, bền lâu, rực rỡ. Có thể dễ dàng nhìn thấy mào gà ở các chậu, bồn hoa làm cảnh trong nhà, trong khuôn viên công sở, bệnh viện, trường học,…

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kinh nghiệm cho hoa mai nở đúng tết

1. Biện pháp tuốt lá

Cây mai và một số loại cây khác sẽ trổ hoa khi được tuốt bỏ hết lá già. Trong điều kiện tự nhiên, cây mai sẽ rụng lá vào cuối mùa đông, khi bắt đầu lập xuân. Sau khi lá rụng, các mầm hoa sẽ bung lớp vỏ trấu. Nụ xanh sẽ nở rộ sau 6 hoặc 7 ngày từ lúc bung vỏ trấu.

Để mai ra hoa đúng dịp Tết, biện pháp tuốt lá mai được sử dụng. Biện pháp tuốt lá cho cây mai ra hoa được thực hiện hằng năm trong khoảng thời gian giữa tháng 12 âm lịch.

Để mai ra hoa đúng dịp Tết, biện pháp tuốt lá mai được sử dụng. Biện pháp tuốt lá cho cây mai ra hoa được thực hiện hằng năm trong khoảng thời gian giữa tháng 12 âm lịch.Một vấn đề đặt ra là làm sao xác định được thời điểm tuốt lá để vỏ trấu bung ra đúng ngày 23 tháng 12 âm lịch.

Thứ nhất: Căn cứ vào hình dạng mầm hoa. Mầm hoa hay còn gọi là “nút”, phát sinh từ nách lá vào khoảng tháng 5 – 6, kích thước lớn dần đến tháng 12 âm lịch. Mầm hoa đủ thời gian sinh trưởng sẽ có hình dạng như quả trứng, với 2 – 3 vỏ trấu bao bên ngoài thì tuốt lá cách Tết từ 13 – 14 ngày.

Mầm hoa chưa phát triển đầy đủ có dạng hình thoi nhọn, với 3 – 4 vỏ trấu bao bên ngoài, tuốt lá trước ngày 15 tháng 12 âm lịch để mầm có thời gian phân hóa.

Thứ hai: Căn cứ vào diễn biến của thời tiết. Điều kiện nắng tốt, nhiệt độ không khí cao làm quá trình ra hoa diễn ra nhanh hơn. Ngược lại, điều kiện lạnh khiến quá trình này chậm lại.

Thứ ba: Căn cứ vào sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cây sinh trưởng mạnh, nhiều cành lá xanh tốt thường có quá trình ra hoa chậm. Do đó, cần tiến hành tuốt lá sớm hơn. Mỗi giống mai có đặc điểm sinh trưởng khác nhau nên thời điểm tuốt lá cũng khác nhau: Mai cam, mai 100 cánh nở hoa sớm hơn mai giảo 2 – 3 ngày. Mai huỳnh tỷ nở sớm hơn mai giảo 2 – 3 ngày. Mai trắng nở trễ hơn mai giảo 1 – 2 ngày.

Vì vậy, đối với những cây mai ghép nhiều giống, khi tuốt lá phải chọn những giống trổ muộn tuốt lá trước, giống trổ sớm tuốt lá sau.

2. Xử lý cho mai ra hoa sớm

Thấy lá mai đã già, nhưng nụ mai còn hơi nhỏ, có thể sẽ nở trễ hơn Tết, nên tuốt lá sớm cỡ từ ngày 10 – 12 tháng Chạp, nghỉ tưới nước một ngày cho khô nhựa, rồi tưới thúc thêm phân NPK (10-55-10): pha 10 g cho 8 lít nước, khoảng 5 ngày tưới 1 lần, rồi tiếp tục tưới nước lại bình thường. Đến cỡ ngày 23 tháng Chạp thấy nụ hoa bung vỏ trấu là hoa sẽ nở đúng Tết, nên đổi qua tưới loại phân NPK (6-30-30) để giữ cho hoa to đẹp và lâu tàn.

Trong trường hợp tuốt lá trễ, cây ra hoa không đúng dịp Tết, có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để thúc hoa trổ sớm: Phun ướt những mầm hoa lúc trời nắng cho những cây mai không chịu bung vỏ trấu. Tưới nước ấm vào gốc khi trời quá lạnh. Đặt nước đá lên mặt đất gần gốc. Tưới rửa nụ, búp hoa vào sáng sớm. Ngắt đọt non thúc ra hoa sớm. Dùng đèn cao áp thắp sáng vào lúc 7 – 8 giờ tối hằng đêm có thể thúc mai nở sớm 2 – 3 ngày. Sử dụng hóa chất, thời điểm sử dụng sau khi tuốt lá 2 – 3 ngày.

Một số chế phẩm thường dùng là Methyl Parathion, hay Monitor, Miracle-gro, Yogen, HVP, Aron, Decamon… liều lượng 10 – 20 ml/bình 8 lít nước, phun 1 lần là hoa mai, sẽ nở ngay.

3. Xử lý cho mai ra hoa muộn

Thấy lá mai vàng úa sắp rơi rụng, nụ mai đã khá to, có thể hoa mai sẽ nở sớm hơn Tết. Trường hợp này nên tuốt lá trễ, đợi đến khoảng ngày 20 tháng Chạp hãy tuốt lá, cũng ngưng tưới nước một ngày, rồi tưới thêm phân NPK (5-0-2), hoặc phân lạnh như phân urê pha loãng, để hãm cho hoa mai nở trễ. Pha 1 muỗng cà phê phân urê cho 8 lít nước, 5 ngày tưới một lần, cũng có thể lấy vải đen bao trùm cây mai lại. Nếu thấy cây mai có lá non nhiều quá thì nên lấy kéo nhỏ cắt tỉa bỏ bớt.

Trường hợp chưa đến ngày 23 tháng Chạp, cây mai đã bung vỏ trấu, cần đặt cây nơi râm mát. Tưới đẫm nước, tránh làm úng rễ. Đào nhẹ quanh gốc làm đứt một số rễ cám (rễ nhỏ).

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Hưỡng dẫn kỹ thuật trồng lan hồ điệp

Loài hoa của rừng núi

Thực chất, loài hoa hoang dã này có kỹ thuật trồng cây và chăm sóc không quá khó như nhiều người vẫn nghĩ. Lan hồ điệp (tên khoa học là Phalaenopsis) thuộc họ lớn nhất trong vương quốc các loài cây, họ lan Orchid Orchidaceae, có nguồn gốc từ Đông Nam Á, Philippines và Australia. Những loài cây này thường bám chặt vào cây ở trong rừng sâu hoặc bám vào đá. Chúng có lá to, rộng, mọng nước và cuống hoa uốn cong mang nhiều hoa. Thông thường, một câysẽ có từ 5 đến 10 lá và nhiều rễ màu trắng.

Kỹ thuật trồng cây hoa lan hồ điệp không quá khó như nhiều người nghĩKỹ thuật trồng cây hoa lan hồ điệp không quá khó như nhiều người nghĩ

Một số loài có cuống hoa mang những hoa tròn to. Những loài có cuống hoa ngắn và hoa có màu sặc sỡ gồm màu trắng, hồng, vàng hoặc cánh hoa có sự pha trộn các sọc, viền hay đốm. Ngoài những loài này, một số lớn giống lai có khả năng thích nghi trong điều kiện nhân tạo hơn so với môi trường tự nhiên. Một yếu tố quan trọng của lan hồ điệp là: trong điều kiện nhân tạo, thời gian hoa tàn là 3 tháng. Một số loài khác và giống lai có thời gian tươi kéo dài hơn. Một số giống có thể ra hoa quanh năm. Mùa lan bắt đầu nở hoa từ tháng 12 đến cuối tháng 5.

Lan hồ điệp có nhiều hình dáng và kích cỡ. Người trồng có thể đặt cây vào chậu riêng hoặc bỏ nhiều cây chung vào một chậu. Chậu thông thường có thể chứa được nhiều cây và cây có thể ra hoa trong vòng hai năm nếu được chăm sóc hợp lý.

Yêu cầu về ánh sáng và nhiệt độ

Lan hồ điệp cần ánh sáng để phát triển tốt. Trong nhà, loài cây này nên đặt ở vị trí gần cửa sổ có ánh sáng nhưng nên tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Người chơi hoa có thể cho đèn chiếu sáng nhân tạo. Các đèn chiếu sáng nên đặt ở phía trên của cây và nên chiếu ít nhất 12 đến 16 giờ hàng ngày. Trường hợp ở trong nhà kính, cây nên được che bằng tấm vải, nhất là trong mùa hè.

Để có chậu cây đẹp như mong muốn và lâu tàn, người trồng cần chú ý một số kỹ thuật trồng cây cơ bảnĐể có chậu cây đẹp như mong muốn và lâu tàn, người trồng cần chú ý một số kỹ thuật trồng cây cơ bản

Loài lan này cần nhiệt độ ban ngày là 18-29 độ C và nhiệt độ ban đêm là 13-18 độC. Trong suốt mùa thu, nhiệt độ nên duy trì dưới 16 độ C liên tục trong 3 tuần khi cụm hoa bắt đầu xuất hiện. Thông thường, sự thay đổi bất thường về nhiệt độ và độ ẩm có thể là nguyên nhân làm rụng nụ.

Đảm bảo độ ẩm và tưới nước cho cây

Lan hồ điệp cần độ ẩm từ 50-80% . Nếu độ ở môi trường có độ ẩm thấp hơn, người trồng có thể dùng màn che để hạn chế cây thoát hơi nước. Một biện pháp đề phòng khác là giữ cây ở trong chậu có chứa sỏi hay đá cuội và nước. Người chơi hoa phải đảm bảo cây phải luôn ở trên sỏi, đá cuội và không chạm vào nước. Việc tưới nước cho loài cây này rất quan trọng và người chăm cây nên thực hiện một cách cẩn thận.

Lan hồ điệp có nhiều màu sắc đa dạngLan hồ điệp có nhiều màu sắc đa dạng

Vào mùa hè, cây cần được tưới khoảng 2-3 ngày một lần, ngược lại vào mùa đông, người chơi hoa chỉ cần tưới khoảng 10 ngày một lần Thời gian tốt nhất để tưới nước là buổi trưa vì lá sẽ khô cho tới tối. Nước dính lại có thể khiến cho lá bị thối, vì thế., cách tốt nhất là người trồng nên tưới nước cho cây phù hợp với từng mùa, đồng thời cũng xem xét nhu cầu nước và giá thể sử dụng (giá thể thường được sử dụng là vỏ cây, đá trân châu, vỏ cây dương xỉ, than củi).

Phân bón và thuốc trừ sâu

Việc bón phân cho cây nên được tiến hành thường xuyên hơn vào mùa hè và khi cây đang trong giai đoạn tăng trưởng. Trong mùa đông, cây sẽ sử dụng chất hữu cơ ít hơn. Người chăm cây cần luôn tưới nước cho cây đầy đủ trước khi bón phân. Loại phân bón với công thức ổn định như NPK 14-14-14 là tốt nhất cho cây. Cây đang ra hoa cần được sử dụng phân công thức có hàm lượng photpho cao hơn. (10-30-20%).

Người chơi hoa có thể điều chỉnh thời gian ra hoa theo ý muốnNgười chơi hoa có thể điều chỉnh thời gian ra hoa theo ý muốn

Lan hồ điệp rất thu hút sâu hại như: sâu đục nụ, nhện, rệp, ốc sên. Những loài sâu hại bám vào lá cần được loại bỏ bằng nước xà phòng hoặc thuốc trừ sâu sau đó người chơi hoa nên rửa sạch lại lá bằng một miếng vải mềm.

Kích thích ra hoa

Hoa lan hồ điệp thường sẽ tàn sau khi nở 3 tháng. Sau khi hoa tàn, người trồng có thể điều khiển cho cây ra hoa lại bằng cách cắt bỏ toàn bộ cuống hoa, phương pháp này rất tốt nếu cuống hoa đã già và có màu nâu. Tuy nhiên, nếu cuống hoa còn màu xanh, người chơi hoa chỉ nên cắt một đốt trên cuống hoa. Đoạn cành được cắt bỏ nên có độ dài khoảng 10-12cm, điều này có thể giúp cây hình thành một cành mới trong vòng 2-3 tuần sau.

Thay chậu

Lan hồ điệp có thời gian sống rất dài, vì vậy người chăm cây cần thay chậu cho cây. Có hai lý do mà cây cần được thay chậu, một là cây không sinh trưởng được trong chậu đang trồng, hai là giá thể bị phân hủy và không đủ không khí để duy trì cho rễ cây phát triển tốt. Việc thay chậu có thể thực hiện một lần trong một năm hoặc hai năm, mùa thích hợp nhất để thay chậu là mùa xuân.

Rễ cây phát triển lan ra sẽ phủ lên chậu và giá thể ở trong chậu làm bịt kín các khe hở giữa các rễ, không có khoảng trống giữa giá thể và rễ cây. Điểm bắt đầu của thân cây nên được giữ một đoạn ngắn ở dưới giá thể. Sau khi thay chậu, người chăm nên giữ cây trong bóng mát và tưới nước sau 3 ngày.

Phương pháp chăm sóc lan hồ điệp sau Tết

Sau Tết, khi đa phần hoa trên các cần lan đã tàn, muốn cho cây sống sót và nhanh phục hồi, ta nên dỡ chậu lan ra thành từng cây một để trồng và chăm sóc.

Các cây lan hồ điệp trưng bày ngày Tết thường ghép vào các chậu lớn tạo nên những giò lan rực rỡ. Tuy nhiên, sau Tết, do các gia đình bận rộn nên thường quên hoặc chăm sóc lan không chu đáo, vì thế phần lớn lan bị chết hoặc không thể phát triển, hoặc lụi dần do người chơi không mấy quan tâm đến hoặc chưa biết chăm sóc nó ra sao sau khi tàn hoa.

Chăm sóc lan hồ điệp sau tết

Dùng kéo cắt bỏ ngồng hoa, cách mắt ngủ cuối cùng trên cần hoa khoảng 3 cm. Không nên cắt sát cần cuống, dễ làm dập gãy lá và dễ bị thối lan vào thân cây. Chỗ mắt ngủ còn lại trên cần hoa có khả năng cho ra cây con, dùng bông y tế chấm ít thuốc atonic đặt vào chỗ mắt ngủ khoảng một tuần rồi mở ra, sau 1-2 tháng có khả năng ra cây con.

  • Đối với các lá bị bệnh ít, tỷ lệ vàng úa chưa quá 1/3 lá thì ta cố gắng giữ lá đó bằng cách dùng dao lam hoặc dao thật sắc khoét bỏ phần bị lá bị hỏng.
  • Đối với các lá bị bệnh nhiều, mặt sau lá có dấu hiệu nấm, nhện loang rộng nên cắt bỏ hoàn toàn.

Tiếp theo, xử lý phần gốc và rễ: Người trồng nên quan sát rễ cây. Đa phần các cây hồ điệp trồng công nghiệp bằng rêu nước, dịp Tết do người nhà vườn hoặc người chơi tưới nước nhiều, do vận chuyển, cắm que sắt uốn hoa làm cho rễ cây bị thối rất nhiều. Ta cần rút bỏ bầu nhựa.

  • Nếu thấy rễ cây vẫn còn tươi xanh, thối ít thì ta cố gắng giữ nguyên cả bầu của cây, dùng kéo sạch cắt bỏ tất cả các rễ thối, để nguyên các rễ vẫn còn tươi xanh. Bôi vôi, hoặc sơn móng tay, hoặc thuốc làm liền da cây, hoặc keo 502 vào tất cả các vết cắt đặt nguyên bầu cây vào chậu, dùng dây cố định chặt gốc cây lan không cho lung lay. Đổ dớn cọng đã xử lý nấm vào xung quanh chậu vỗ nhẹ cho hơi chặt, không phủ kín lên gốc để quan sát sự phát triển của rễ cây.
  • Nếu rễ cây bị hỏng nhiều, gỡ bỏ toàn bộ phần rêu nước trong bầu cây để cắt rễ thối, cắt bỏ toàn bộ các rễ bị thối hoặc dập gãy. Bôi vôi, keo vào vết cắt, bỏ ít xốp vào đáy chậu.

Cây bị cắt gần như hết rễ nên rất khó đứng vững trong chậu. Dùng một thỏi xốp hình chữ nhật, đặt vào chính giữa gốc cây, cho cây lên cục xốp đó. Buộc dây vào gốc và buộc cố định chắc chắn sang hai bên không cho cây bị lung lay khi cầm chậu.

  • Để cây vào chỗ mát, tránh mưa tuyệt đối, để khô khoảng ba ngày sau thì tưới đẫm toàn bộ chậu 1 lần.
  • Pha phân bón B1 hoặc thuốc kích thích tăng trưởng như Atonic, K/H …thật loãng, tỉ lệ 1/2 thìa cà phê cho 20 lít nước phun sương ẩm hàng ngày.
  • Khoảng 1-2 tuần sau, các rễ mới nhú ra, đợi khi rễ non cắm vào giá thể thì đổ thêm một lớp đất vào.
  • Sau 1-2 tháng cây phát triển ổn định trở lại, bón phân, tưới nước bình thường.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam