Phòng, chữa bệnh hiệu quả cho cá nuôi với 7 loại thảo mộc

Biến động của thời tiết như rét đậm, rét hại, xâm nhập mặn đã làm sức đề kháng của cá nuôi bị suy giảm, tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập, gây ra các bệnh. Để phòng bệnh theo hướng an toàn, việc sử dụng những loại thảo mộc sẵn có trong tự nhiên sẽ giúp xử lý môi trường ao nuôi, phòng ngừa dịch bệnh, giúp cá phát triển tốt.

1. Lá xoan – trị bệnh trùng mỏ neo, trùng bánh xe


Đặc tính của cây xoan có vị đắng, cá được cọ xát thì những con trùng mỏ neo, trùng bánh xe không bám vào vây và da.

Cách phòng bệnh: Định kỳ 15 ngày ngâm lá xoan trong ao một lần với liều lượng 10 kg cành lá/100 m2 ao; hoặc 20 – 25kg lá xoan/lồng 8m3; có thể bón lót xuống ao với liều 0,3 kg/m3 trước khi thả cá vào ao ương 3 ngày.

Trị bệnh: Lấy cành lá xoan non bó thành lại đem ngâm trong ao nuôi cá đang có trùng mỏ neo, trùng bánh xe gây bệnh; cũng có thể ngâm trong bè hoặc vèo nuôi cá ở phía đầu nguồn nước với lượng 1,5 – 2,0 kg lá xoan/150 – 200 m2 ao đến khi thấy lá xoan bị mục thì vớt cành ra khỏi ao.

2. Lá đu đủ tía (lá thầu dầu) – trị bệnh loét mang, đốm đỏ ở cá

Lá đu đủ tía (cây thầu dầu),có vị đắng chứa hoạt chất Ricin, dùng để chữa bệnh loét mang, đốm đỏ ở cá.

Cách phòng bệnh: Định kỳ 15 ngày ngâm lá đu đủ tía trong ao một lần với liều lượng 15 kg cành lá đu đủ tía/1000 m2 ao.

Trị bệnh: Lấy lá đu đủ tía bó thành bó ngâm xuống ao với lượng 2,5 – 3 kg lá/150 – 200 m2 ao. Đối với lồng nuôi cá ngâm 15 – 20 kg lá/8 – 10 m3 lồng.

3. Cây rau sam – trị bệnh viêm ruột do virus ở cá trắm cỏ

Cây rau sam có chứa beltalan ankaloit dùng chữa bệnh viêm ruột do vi khuẩn cho cá trắm cỏ.

Cách phòng bệnh: Định kỳ 10 ngày cho cá ăn một lần với liều lượng 1 kg rau sam/100 kg cá.

Trị bệnh: Lấy rau sam đem rửa sạch rồi thả vào khung cho cá ăn một lần/ngày, liên tục trong 5 – 7 ngày, với 1,5 – 3 kg rau/100 kg cá. Đối với cá giống, cần băm nhỏ rau rắc đều trên mặt ao, chú ý để cá thật đói rồi mới cho ăn.

4. Cây răng cưa (chó đẻ) – trị bệnh hoại tử ở cá trê


Cây chó đẻ răng cưa, là kháng sinh đối với vi khuẩn gây bệnh hoại tử ở cá trê, vòng kháng khuẩn 11 – 20 mm.

Cách sử dụng: Dùng 5 kg cây tươi, giã lấy nước rồi trộn vào 100 kg thức ăn để trị bệnh cho cá.

5. Cây nghể – trị bệnh viêm ruột, loét mang cho cá trắm cỏ, rô phi

Là loài cỏ mọc hoang dại ở nơi ẩm thấp (thường thấy ở các đầm lầy) sống quanh năm, thân cây có nhiều nhánh, lá hình lưỡi mác, có hoa đỏ mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá. Cây có vị cay nóng, hắc.

Cách trị bệnh: Lấy thân cây và lá băm nhỏ, nấu kỹ lấy nước, sau đó trộn với thức ăn cho cá ăn, với liều lượng 3kg thân lá nghể tươi/100kg cá giống, cho cá ăn liên tục từ 3 – 6 ngày. Cũng có thể dùng lá nghể khô xay thành bột trộn với thức ăn cho cá, 1-2kg nghể khô/100kg cá giống.

6. Cây sòi – trị bệnh thối rữa mang và trắng đầu ở cá


Cây sòi còn có tên khác là ô thụ quả, ô du, thác tử thụ. Cây sòi có nhựa, có khả năng diệt khuẩn. Dùng lá sòi để trị bệnh thoái rửa mang, tráng đầu ở cá. Lấy cành bó thành bó nhỏ cho xuống ao.

Trị bệnh: Cần bón xuống ao với nồng độ 6,0 ppm (6,0 gram cành lá sòi phơi khô/m3 nước) Thường dùng 1 kg cành lá sòi khô (hoặc 4 kg tươi) ngâm vào 20 kg vôi sống 2% trong một đêm, sau đó đun sôi 10 phút, pH trên 12 rồi bón xuống nước.

7. Cây cỏ sữa lá nhỏ – trị bệnh viêm ruột, bệnh thối rữa mang của cá do vi khuẩn

Cây cỏ sữa lá nhỏ có phổ kháng khuẩn rộng, có tác dụng ngưng máu, trung hoà độc tố. Dùng toàn thân cây để trị bệnh viêm ruột, thoái hoá mang cá do vi khuẩn gây ra.

Trị bệnh: Dùng 50 gram cây cỏ sữa khô hoặc 200 gram cây được giã thành bột + 20 gram muối cho 10 kg trọng lượng cá ăn trong 1 ngày, ăn liên tục trong 3 ngày.

Theo báo Nghệ An, được tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Phòng và trị bệnh cho cá chình

Phòng bệnh

Trước khi thả cá, ta cải tạo và xử lý nước thật kỹ bằng vôi công nghiệp và Vimekon. Cá giống trước khi thả nên tắm bằng muối (4 – 5kg/100 lít nước để diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng…)

Phải chọn giống nơi uy tín, chất lượng, cá cần phải đáp ứng một số chỉ tiêu như: nhanh nhẹn, đồng cỡ, nhớt nhiều, không bị xây xát, dị tật, không bị mắc câu… tốt nhất nên chọn cá ương từ cá lá liễu lên cá giống 10 con/kg. đây là vấn đề quan trọng nhất để giảm thiểu rủi ro.

Chọn nguồn cá chình giống uy tín, sạch bệnh

Sau khi đã thả giống phải thường xuyên định kỳ xử lý nước 1 tháng/lần cho ao như: Virkon: 0,5kg/1000m3 nước hoặc thuốc tím 1,5kg/1000m3. Sau đó dùng Zeolite từ 5-10kg/1000m2 kết hợp cấy men vi sinh để ổn định môi trường.

Sử dụng thức ăn tươi sống tránh hôi thối, kém chất lượng kết hợp với VitaminC để tăng cường sức đề kháng cho cá hoặc trộn Oxytetrcyline để cá tăng cường hấp thu qua đường tiêu hóa.

Thường xuyên theo dõi cá để phát hiện bệnh

Trị bệnh

Bệnh do vi khuẩn

Bệnh thối mang:

Nguyên nhân: Do vi khuẩn dạng sợi Myxococus piscicolas gam âm gây ra, do ao, lồng, bè không được vệ sinh tốt, quá nhiều mùn bã hữu cơ.

Triệu chứng: Vi khuẩn xâm nhập vào phá hoại mang cá làm cho mang bị viêm loét và nắp mang bị sưng đỏ, cung mang, sợi mang có mủ, nhiều nhớt, mang bị mòn dần, xuất huyết, hoại tử. Thông thường thối mang thường kết hợp với nhiễm trùng máu và xuất huyết.

Bệnh thối vây:

Do vi khuẩn Flexibacter columnaris gây ra. Bệnh này thường xảy ra khi nhiệt độ thấp trên dưới 15 độ C, cá bị stress hoặc thiếu dinh dưỡng.

Trên cá xuất hiện những đốm trắng nhất là phần đầu và vây. Vây bị đỏ, tia màng bị hoại tử hoặc tưa rách, cá giảm ăn. Bên cạnh đó cá bị nhiễm độc tố do vi khuẩn gây ra, sau đó vi khuẩn gây tổn thương vào hệ thống tuần hoàn. Cá bị bệnh này có thể chết hàng loạt trong vòng 48 giờ.

Bệnh xuất huyết:

Do vi khuẩn Psedomonas, Aeromonas spp. gây ra. Bệnh này xuất hiện quanh năm do thức ăn không được quản lý tốt. Khi bị bệnh, cá xuất hiện những nốt đỏ trên thân, quan sát rõ nhất là ở hậu môn và 2 tia vây dưới bụng.

Đối với các bệnh do vi khuẩn (thối vây, thối mang, xuất huyết) ta dùng 1 trong các hoá chất sau: Doxery (1kg/5-6 tấn cá) kết hợp với Vime-N333 (1kg/10 tấn cá) hoặc Vimefloro FDP(1lít/15tấn cá) kết hợp vớiVimenro (1kg/10 tấn cá). Ngoài ra ta có thể dùng Vime-Glucan (1kg/6 – 10 tấn cá), Glusome 115 (1kg/500 kg thức ăn) trọn với thức ăn cho cá ăn để tăng cường hệ thống miễn dịch và sức đề kháng tự nhiên cho cá.

Bệnh do ký sinh trùng:

Bệnh nội ký sinh do giun ký sinh trong ruột lấy hết dinh dưỡng của cá. Bệnh làm cá ốm đầu to, màu sắc sậm, chậm lớn. Nếu xảy ra ở cá con sẽ làm cho chức năng của bóng hơi bị phá hủy, không khí từ bóng hơi vào xoang cơ thể, cá mất khả năng giữ thăng bằng, nếu nhiễm ở nhiệt độ thấp cá sẽ chết.

Để trị bệnh ta tiến hành xổ lãi cho cá liên tục từ 2 – 3 ngày bằng 1 trong các sản phẩm sau: Vime-Clean:1-1,5kg/200kg thức ăn; Kill-Site:1kg/20-30 tấn cá; Parasitol:1kg/9-10 tấn cá.

Bệnh ngoại ký sinh xuất hiện nhiều nhất vào lúc giao mùa hoặc trời mưa nhiều, nhiệt độ thấp. Do nấm thuỷ mi, trùng bánh xe, rận cá và sán lá…ký sinh trên da. Bệnh làm cho da cá bị loét, viêm, nhiễm dẫn đến cá bị tuột nhớt rồi chết.

Đối với bệnh này ta có thể dùng: Fresh water: 1kg/1.500m3; Kill-Algae: 1lít/1.000m3

Biện pháp phòng và trị bệnh tổng hợp các bệnh trên như sau: Chọn giống đồng cỡ, khỏe, tốt, không nhiễm bệnh. Nên mua giống ở những cơ sở có uy tín. Cá bệnh chết được chôn vào hố cách ly, rắc vôi.

Tránh bắt cá làm xây xát, không để cá bị bệnh ngoài da tạo điều kiện cho vi khuẩn cơ hội tấn công gây bệnh phát triển. Không để cá bị sốc sẽ dễ mẫn cảm với bệnh, định kỳ 10 – 15 ngày/lần sử dụng một trong các hóa chất sau để xử lý nước: Vime-Protex: 1lít/2,000m3 nước; BKC 80%: 1kg/2.000m3 nước; Vimekon: 1kg/2.000m3 nước.

Sử dụng lúc trời mát: Sáng 7 – 8 giờ hoặc chiều 4 – 5 giờ. Sau đó có thể dùng Vime-Yucca 1kg/2.000m3 nước hoặc Zeolite hạt 20 – 30kg/1.000m2 tạt đều ao để hấp thu khí độc và làm sạch đáy ao.

Vào những lúc thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp nên tăng cường tạt vôi nông nghiệp CaCO3 với liều lượng 20 – 30kg/1.000m3. Trong quá trình nuôi cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhất là Vitamin, Premix, để cá có sức đề kháng cao như: De-Amin, Vime-Glucan, Vitamin C Antistress, Elecamin…

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam