Độc đáo vườn cà chua trái cây

Không cần phải đi Đà Lạt, du khách, người tiêu dùng vẫn có thể tham quan, thưởng thức những trái cà chua bi trái cây, cà chua Sôcôla… Đặc biệt là giống cà chua đen, cà chua vàng được trồng theo công nghệ cao của nông dân Hồ Tấn Phong (phường Châu Phú B, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang).

Nhiều giống mới, tốt cho sức khỏe

Trong nhà kính rộng hơn 1.000m2, chú Phong chia ra làm 2 phần, một bên trồng các giống cà chua trái cây, một bên trồng dưa lê, dưa lưới. Bước vào khu vực trồng cà chua, tôi “mê mẩn” trước những trái cà chua đủ màu sắc: Xanh, đỏ, tím, vàng, đen… bé xíu treo trên cây. Thấy tôi chụp hình những trái cà chua căng mọng, chú Phong cho biết: “Ai vô đây cũng khoái chụp hình hết. Nền xanh lá cây, lại thêm mấy trái cà chua nhỏ nhỏ, đủ màu sắc! Cô ăn thử trái cà chua vàng này và cho biết cảm nhận nhé!”. “Ngọt, giòn, thơm thơm, không hạt… ngon và lạ!”- tôi quay sang nói với chú Phong. “Đây là cà chua vàng Kim Ngọc, giống mới! Khách vào đây ăn thử xong cũng đòi mua loại này vì nó ngon, ngọt, thơm… nên gọi là cà chua trái cây. Mới trồng thử không nhiều nên cung không đủ cầu”.

Nông dân Hồ Tấn Phong chăm sóc vườn cà chua trái cây

à chua vàng, tuy trái nhỏ nhưng chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe, làm giảm nguy cơ lão hóa cao, màu đẹp và có vị ngọt dịu. Chỉ tay vào những trái cà chua đen bóng, chú Phong nói: “Nó là loại “hot” và đắt tiền nhất thời gian qua, vì chứa nhóm hợp chất có khả năng chống ô-xy hóa mạnh, có khả năng ngừa hàng loạt bệnh (ung thư, tiểu đường và béo phì) và giúp tăng sinh lực. Những lúc hút hàng ở Đà Lạt, họ bán 100.000 đồng/kg nhưng vẫn không đủ để cung cấp. Cà chua đen có vỏ màu đen, ruột đỏ. Đây là giống cà chua khó trồng, nhiều nông dân ở Đà Lạt cũng trồng thử”. Cà chua đen, cà chua vàng chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe và có khả năng làm giảm nguy cơ lão hóa. Được tham quan, dùng thử các loại cà chua tại vườn, anh Lê Cao Trị (du khách đến từ huyện Tịnh Biên) chia sẻ: “Những trái cà chua mới hái nên ngọt và giòn, ngon. Mỗi loại có mùi vị khác nhau, cà chua sôcôla có màu đen nhạt, tím, hơi chua; cà đen trái to hơn cà chua sôcôla nhưng màu đen đậm, có vị ngọt, cơm dầy; cà chua cherry trái màu đỏ, nước nhiều, vị ngọt nhẹ…”.

Sản xuất ứng dụng công nghệ cao

Nông dân Hồ Tấn Phong cho biết: “Với diện tích 500m2, tôi trồng 1.500 gốc cà chua các loại, như: Cà chua bi đỏ Thúy Hồng, cà chua cherry, cà chua vàng Kim Ngọc, cà chua sôcôla, cà chua đen… Cà chua được trồng theo công nghệ cao, đảm bảo an toàn nên có thể hái và ăn tại vườn”. Cà chua được trồng trên luống cao và cố định bằng sào để cây không bị gãy, đổ vì đang đến độ thu hoạch, trái sai trĩu cành. Mặc dù nhiệt độ nóng hơn so với ở Đà Lạt nhưng do áp dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại nên cà chua sinh trưởng tốt, không cần dùng đến chất kích thích tăng trưởng hay thuốc bảo vệ thực vật.

Cà chua vàng trái nhỏ, ngọt dịu, giòn, thơm

Cũng như cà chua đỏ thường, các loại cà chua này trồng 3 tháng thì bắt đầu cho ra quả và thu hoạch (kéo dài 3 – 4 tháng), trung bình mỗi gốc từ 3-5kg trái chín. Với 1.500 gốc sẽ thu hoạch được 5-6 tấn, giá bán 50.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được trên 50 triệu đồng/vụ. Vì mô hình trồng bán thủy canh nên nhu cầu nước cung cấp cho cây rất cao, cây càng lớn hút nước càng nhiều. Hiện cà chua đang trong giai đoạn thu hoạch nên phải tưới nước từ 6-7 lần/ngày. “Trong quá trình sản xuất, nhờ có hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel nên tiết kiệm được nước tưới, nhân công… Ngoài ra, việc sản xuất trong nhà lưới giúp hạn chế rất nhiều sâu bệnh và không phun xịt các loại thuốc bảo vệ thực vật nên an toàn cho người tiêu dùng”- nông dân Hồ Tấn Phong thông tin.

Theo Chủ tịch Hội Nông dân phường Châu Phú B (TP. Châu Đốc) Huỳnh Mộc Khải: Mô hình này hiện đang có thương hiệu trên thị trường vì hiệu quả mang lại rất cao. Từ khâu gieo hạt giống, chăm sóc, thu hoạch… được kiểm soát kỹ nên sản phẩm đạt chất lượng và tiêu chuẩn an toàn. Mặt khác, đây là mô hình được UBND TP. Châu Đốc, Sở Khoa học và Công nghệ chọn làm điểm kết hợp tham quan du lịch sinh thái. Qua thời gian thực hiện rất thành công, lượng khách đến bình quân từ 5-10 lượt người/ngày, những ngày nghỉ cuối tuần, lễ, Tết… lên đến 40-50 lượt khách/ngày. Hiện chú Phong đang đầu tư, mở rộng thêm 1.300m2 nhà kính để trồng thêm một số giống cây mới. Song, để nông dân an tâm sản xuất, tỉnh và địa phương quan tâm hơn nữa đến công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về sử dụng thực phẩm sạch, an toàn. Tiếp tục hỗ trợ về giống, kỹ thuật để sản phẩm chất lượng hơn. Đồng thời, hỗ trợ nông dân đăng ký Vietgap…”.

 

 

Nguồn: đã kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cà chua bi

Cà chua bi tuy quả nhỏ, nhưng rất dễ trồng, trồng được nhiều vụ trong năm, sai quả. Cây cà chua có thể phát triển được ở bất cứ nơi nào, chỉ cần chú ý một chút tới các công đoạn kỹ thuật trồng cây, người trồng sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn.

Cà chua bi

Cà chua bi là một loại trái cây nhỏ, có hình dạng quả tròn hoặc dài, màu đỏ đều rất đẹp, vị chua nhưng ngọt hơn cà chua thường. Ngoài ra, cây cà chua bi còn được trồng trong chậu, vừa mang lại sản phẩm cây trái, lại vừa trang trí cho các khu ban công, hay hiên vườn,…

Cây và hạt cà chua giống

Bạn lựa chọn giống cà chua muốn trồng, nếu lần đầu tiên thì nên chọn giống phổ biến, được nhiều người ưa chuộng trồng là cà chua hữu cơ. Cây giống 1 tháng tuổi có thể mua tại cửa hàng cây, nếu bạn gieo cà chua từ hạt thì ươm hạt trước 1 tháng để có cây con đúng vụ.

Cà chua bi trồng 3 vụ trọng năm được phân bổ như sau:

  • Vụ xuân-hè: Gieo tháng 2-3; trồng tháng 3-4; thu hoạch tháng 5-6.
  • Vụ sớm: Gieo tháng 7; trồng tháng 8; thu hoạch tháng 9-10.
  • Vụ muộn: Gieo hạt tháng 10; trồng tháng 11; thu hoạch tháng 2-3.
  • Vụ chính: Gieo hạt từ 20-25/9; trồng từ 18-22/10; thu hoạch tháng 12-1.

Có thể gieo hạt vào bầu, vào khay xốp hoặc trên luống ươm rồi nhổ đi trồng sau 20-25 ngày tuổi khi cây có 3-5 lá thật, cứng cáp, không sâu bệnh.

Có thể gieo hạt vào bầu hoặc khay xốp

Đất trồng

Cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng bạn nên tham khảo các loại đất hữu cơ vừa sạch sẽ, vừa đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng trong chậu. Cà chua đòi hỏi đất trồng phải thật giàu chất dinh dưỡng hữu cơ. Cách đơn giản là bạn trộn đất và trấu cùng phân phân gà (có loại phân hữu cơ nào dùng loại đó). Nếu bạn không thể tự ủ phân xanh hữu cơ tại nhà thì có thể mua sẵn ở các cửa hàng.

Ánh sáng

Cà chua là cây ưa sáng, vì thế mà vị trí trồng lý tưởng nhất cho cây cà chua là nơi có đầy đủ ánh nắng mặt trời, ít nhất là 6 – 7 tiếng/ngày. Cà chua cần rất nhiều ánh nắng ấm áp để có hương vị thơm ngon.

Kỹ thuật trồng

1.Chuẩn bị hạt

Chọn hạt phù hợp với vùng sinh thái và mùa vụ định trồng.

Xử lý hạt trước khi gieo: ngâm hạt vào nước ấm khoảng 45-50oC (xử lý 3 sôi : 2 lạnh), thời gian 2 – 3 giờ sau đó để ráo nước rồi cho vào khan vải ngâm ủ ở nhiệt độ 25 – 30 oC cho đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo.

2. Gieo hạt

Có thể gieo hạt vào túi bầu, khay xốp hoặc khay nhựa có kích thước 60 x 45 cm với số lượng 40- 60 hốc/khay, trên khay có các lỗ bầu,đường kính 4,0- 5,5cm.

Khay gieo hạt phải để trong nhà có mái che, bằng vật liệu sáng

Giá thể: Hỗn hợp giá thể đưa vào khay ươm có thể trộn theo các công thức sau:

  • Đất : Bột xơ dừa : Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 1: 1: 1
  • Trấu hun : Đất : Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 3: 4:3.

Gieo hạt: Gieo 1 hạt/hốc, sau khi gieo phủ một lớp giá thể mỏng để che lấp hạt.

Khay gieo hạt phải để trong nhà có mái che, bằng vật liệu sáng (nylon hoặc tấm nhựa trắng).

3. Trồng và chăm sóc

Cây con có 4-5 lá thật, cao 10-12 cm, khoẻ mạnh, thân mập đều là nhổ đem trồng ra chậu.

Những cây cà chua có hình thái rễ chạy dọc lên cả phần thân, do đó bạn có thể trồng chúng sâu xuống đất, chỉ để phần lá non nổi trên mặt đất.

Cây con

Cây cà chua có hình thái rễ chạy dọc lên cả phần thân

Cây con có 4-5 lá thật, cao 10-12 cm, khoẻ mạnh, thân mập đều là nhổ đem trồng ra chậu.

Tưới nước thường xuyên

Thường xuyên tưới nước cho cây cà chua trong 1 – 2 tuần đầu tiên luôn luôn là một ý tưởng hay để giúp chúng cứng cáp và sinh trưởng tốt hơn. Cây cà chua dễ bị khô hạn khi chúng còn non.

Cà chua được 20 – 25 ngày cho thể sang chậu khi cây được 2 – 3 lá thật, cứng cáp, không sâu bệnh. Cà chua bị bạn có thể trồng trong chậu, thùng xốp, vườn đều được. Trồng trong chậu, chậu phải sâu 20cm.

Cây cà chua con ưa ẩm nên cần phải tưới nước thường xuyên

Chú ý:

Giữ ẩm cho đất không phải là tưới nước liên tục. Nếu đất bị sũng nước sẽ giết chết bộ rễ và tạo điều kiện để nấm phát triển, nhất là khi trời thực sự ấm áp hoặc nóng.

Tưới nước tập trung từ phần thân trở xuống, tưới đều quanh cây sẽ tốt hơn là tưới trực tiếp lên phần lá. Vì cách tưới này sẽ khuyến khích một số bệnh dễ gặp ở cây cà chua phát triển.

Tăng dần lượng nước tưới sau 10 ngày và đảm bảo rằng cây nhận khoảng 7.5 lít nước mỗi tuần, bắt đầu từ cuối tuần thứ 2 sau khi trồng.

Tưới nước sâu cho cây từ 2 – 3 lần mỗi tuần, mỗi lần tưới từ 3 – 4 lít nước. Có thể tăng lượng nước nếu cây lớn hơn và thời tiết nóng hơn. Trong trường hợp thời tiết quá khô và nóng, bạn có thể tưới nước thường xuyên hơn so với mức tiêu chuẩn.

Làm giàn

Khi cây cà chua được 1,5-2 tháng tuổi là lúc bạn cần làm giàn hoặc cọc để đỡ thân cây. Có thể dùng cọc tre, gỗ, ống nước hoặc sắt để giúp nâng đỡ thân cây cà chua không bị đổ gập hoặc gẫy khi ra nhiều quả. Kích cỡ của cọc đỡ hay giàn tùy thuộc vào loại cây cà chua mà bạn lựa chọn để trồng. Nếu chỉ trồng trong chậu nhỏ với cây cà chua anh đào thì chỉ cần một cái cọc dựng lên để đỡ cây, nhưng nếu là giống cây giống lớn hoặc trồng trong vườn thì phải dựng giàn đỡ, khung đỡ nhé.

Khi cây cà chua được 1,5-2 tháng tuổi là lúc bạn cần làm giàn hoặc cọc để đỡ thân cây

Giàn chữ A với 3 nẹp ngang hay thanh sắt vòng tròn quanh chậu, cao 1,6-1,7m, buộc thân chính bằng dây mềm dọc theo cây dóc đứng cho cây leo giàn.

Làm cho cây sai quả và bền cây: Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng. Mỗi cây chỉ để lại 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất, sau đó để cây ra nhiều nhánh sẽ cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa trái.

Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng.

Chú ý:

Tưới nước đủ ẩm cho cà chua, không để cà chua bị úng ngập hoặc độ ẩm quá lớn. Thường xuyên phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho cà chua.

Thường xuyên tỉa bỏ các lá già, lá sâu bệnh giúp cây thông thoáng, giảm sâu bệnh.

Mục đích bấm ngọn tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Có hai cách bấm ngọn tỉa cành, tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống cây thì dùng cách khác nhau.

Với cà chua sinh trưởng hữu hạn: Tiến hành bấm cành nhưng vẫn để lại một cành từ thân chính dưới nách cọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất. (Tất cả chồi non và cành khỏe cắt hết). Bấm ngọn khi cây đó ra được 4 – 5 chùm quả. Tính từ chùm quả cuối cùng lên chừa lại hai lá, phần ngọn phía trên bấm đi.

Quả sẽ xuất hiện từ khoảng 45-90 ngày tính từ thời điểm trồng cây xuống đất

Thu hoạch

Quả sẽ xuất hiện từ khoảng 45-90 ngày tính từ thời điểm trồng cây xuống đất. Ban đầu quả sẽ có màu xanh, sau đó là vàng, hồng và cuối cùng là đỏ đậm. Chất lượng quả cao nhất khi quả chuyển sang giai đoạn chín hoàn toàn (đỏ đậm). Khi quả chín hãy dùng dao hoặc kéo cắt quả. Hoặc có thể hái sớm hơn, giữ trong nhà để quả tự chín

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam