Nguyên nhân và cách phòng trị bệnh nấm cho cá Bảy Màu

Cá bảy màu là một loài cá rất đẹp và lộng lẫy. Chúng thường người chơi cá cảnh ưa chuộng và đem về nuôi cảnh, ép đẻ hoặc thả cả vào hồ thủy sinh. Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng cũng có rất nhiều các dòng cá bảy mầu đắt tiền như: Abino full red, blue grass, koi, blue lace, metal black lace, abino full platinum..v..v.

Tuy nhiên với kích thước nhỏ và sức khỏe kém, chúng rất dễ bị mắc các bệnh “vặt”. Điều này khiến cho không ít người chơi phải đối mặt với nguy cơ bị mất đi đàn cá yêu quý của mình.

Các bệnh này có thể do thời tiết thay đổi hoặc do môi trường sống quá bẩn, chật hẹp, thiếu oxy..v..v. Có thể kể ra một số bệnh thông thường sau đây: nấm, xù vảy, vô sinh, đẻ non..v..v. Trong số cá bệnh này, bệnh Nấm được coi là bệnh phổ biến và dẫn đến hậu quả lớn nhất cho đàn cá bảy mầu.

Nấm khiến cho cá nhà bạn nhiễm ký sinh trùng, mất màu, bỏ ăn và chết dần. Dấu hiệu nhận biết bệnh này là ban đầu cá sẽ bị cụp đuôi, bơi lờ đờ mặt nước, bỏ ăn, càng lâu sau khi vi khuẩn nấm lây lan, các đốm trắng sẽ dần xuất hiện trên thân con cá, cá bị cháy đuôi, cuống đuôi sẽ teo nhỏ lại dần và có màu đỏ. Cá bị bệnh này thường sẽ bỏ ăn dẫn đến bị teo bụng. Thậm chí nếu không kịp thời phát hiện và cách ly các cá thể mang bệnh đầu tiên, NẤM sẽ lây lan ra cả hồ cá và cả đàn cá đó sẽ mắc bệnh.

Cá bảy mầu bị nấm 

NGUYÊN NHÂN: Có vài nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này như:

– Thời tiết lạnh đột ngột, nước nuôi quá bẩn

– Do chế độ ăn của cá quá nghèo nàn dẫn đến sức đề kháng yếu, tạo cơ hội cho vi khuẩn NẤM phát sinh và lây lan

CÁCH ĐỀ PHÒNG:

– Do cá bẩy màu vô cùng sợ nhiệt độ thấp nên cần luôn luôn để nhiệt kế và máy sưởi trong bể cá để dễ dàng theo dõi và xử lý kịp thời những khi thay đổi thời tiết.

– Thường xuyên vệ sinh bể hoặc hồ nuôi cá bằng cách hút sạch lớp đáy bẩn (do phân cá hoặc thức ăn thừa còn ứ đọng) vì đây chính là môi trường lý tưởng nhất cho vi khuẩn nấm phát sinh và nẩy nở.

– Làm đa dạng khẩu phần ăn của cá. Thức ăn chính của cá bảy màu là trùn chỉ (giun) tuy nhiên người chơi cá phải bổ sung thêm các loại thức ăn bổ dưỡng khác cho cá như ấu trùng Atermia.

Các loại đồ khô chuyên dụng khác như cám, aquafin..v..v.

Các loại đồ ăn đa dạng này không những làm tăng sức đề kháng, giúp cá đề phòng NẤM, mà còn giúp cá mau chóng tăng trưởng về kích thước, phát huy về mầu sắc, sinh sản nhiều hơn, nhanh hơn, sinh sản mạnh hơn. Ngoài ra các hậu duệ của chúng cũng sẽ khỏe mạnh hơn.

CÁCH CHỮA BỆNH:

Cá bảy mầu bị nấm là điều không thể tránh khỏi đối với những người chơi cá dù là nghiệp dư hay chuyên nghiệp. Mỗi người có một cách chữa khác nhau nhưng tất cả đều cơ bản là làm theo các bước sau đây:

– Ngay khi phát hiện dù chỉ một con cá bảy mầu trong đàn cá của bạn bị nấm, hãy bỏ ngay muối biển vào bể cá với tỷ lệ 2 muỗng cà phê trên 5 lít nước

– Ngay lập tức cách ly các cá thể cá bị bệnh đầu tiên để giảm thiểu khả năng nó làm cho NẤM lây lan ra cả đàn cá. Bạn có thể bỏ các cá thể bệnh này vào một thùng xốp nhỏ, pha nước ấm hoặc cắm máy sưởi 25 độ C. Lưu ý là bạn nên dùng tấm bạt nilong mỏng để đậy lên nắp thùng để có thể giữ ấm liên tục cho cá bệnh. Cũng đừng quên bỏ muối biển vào theo tỷ lệ vừa nêu trên.

– Sau đó mỗi ngày bạn hãy hút hết cặn bẩn dưới đáy thùng xốp sao cho nước trong thùng vơi đi khoảng 30% và ngay lập tức bổ sung lượng nước ấm và lượng muối tương đương với 30% đó.

– Cho cá ăn hàng ngày nhưng với một lượng ít đi một nửa. Đặc biệt là khi cá bệnh, bạn chỉ nên cho cá ăn ấu trùng Atermia.

Với các bước như trên, các vi khuẩn nấm trên thân cá sẽ dần dần biến mất, cá của bạn sẽ phục hồi lại sức khỏe và lại bung đuôi lộng lẫy. Tuy nhiên bạn cần thường xuyên chăm sóc đàn cá của mình, nhất là những lúc thay đổi thời tiết. Khi mới phát hiện ra các dấu hiệu cá bệnh, bạn phải can thiệp ngay vì nếu cứ để lâu, thậm chí chỉ 2-3 ngày thì rất có thể vi khuẩn nấm đã lây ra cả đàn cá, và lúc đó bạn sẽ chỉ có thể cứu chữa được phần nào đàn cá đó mà thôi

Cá bảy mầu bị NẤM thì hoàn toàn có thể chữa khỏi, tuy nhiên cá bị bệnh nhiều hay ít, nặng hay nhẹ, có thường xuyên hay không và chữa khỏi được số lượng bao nhiêu thì hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ và công sức của người chơi cá.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Một số loại cá Bảy Màu đẹp

Cá bảy màu là một loại cá cảnh đẹp nuôi trong hồ thủy sinh hoặc trong hồ nông rộng trong sân vườn. Bài trước Cá Cảnh Phong Thủy đã viết một bài khá chi tiết về cách nuôi cá bảy màu không bị chết, bài viết này chủ yếu chỉ tập trung vào các loại cá bảy màu đẹp hiện nay và những thông tin khoa học cũng như thông số chi tiết nước nuôi cá bảy màu.

Cá bảy màu có tên khoa học Poecilia reticulata, tên tiếng Anh Guppy, tên tiếng Việt cá bảy màu hay cá khổng tước hiện nhân giống phổ biến tại nội địa của Việt Nam

Cá bảy màu thuộc bộ cá sóc Cyprinodontiformes, họ cá khổng tước Poeciliidae phân bố ở Nam Mỹ (Venezuela, Barbados, Trinidad, Braxin và Guyan).

Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 50 (dạng bảy màu thả ra sông diệt muỗi, ít màu sắc). Đầu thập niên 60 nhập dạng đuôi voan tam giác, đầu thập niên 70 nhập dạng da rắn, sau đó thường xuyên nhập thêm các kiểu hình mới. Cá đã sản xuất giống phổ biến trong nước.

Cá bảy màu rất khỏe được đánh giá là một trong những loài cá cảnh dễ nuôi cho người mới, cá thích ứng rộng các điều kiện môi trường và nguồn nước từ ngọt đến lợ, tuy nhiên cá sống khỏe và lên màu đẹp trong môi trường nước lợ với độ mặn 5 – 7‰.

Cá bảy màu thích hợp nuôi trong bể trồng nhiều cây thủy sinh với một ít thực vật nổi làm nơi trú ẩn cho cá con. Thả nhóm từ 6 con trở lên, nuôi riêng cá đực hoặc thả cá cái nhiều hơn cá đực vì cá đực thường liên tục đuổi ép cá cái. Cá cũng thích hợp trong bể nuôi chung.

Khi trưởng thành cá bảy màu có thể đạt chiều dài 6 cm, cá ăn tạp từ cung quăng, mùn bã hữu cơ, trùng chỉ, thức ăn viên. Cá mái trưởng thành đẻ con, mắn đẻ và dễ sinh sản.

Thông số bể nuôi cá bảy màu

Nhiệt độ nước (C): 18 – 28.

Độ cứng nước (dH): 10 – 30.

Độ pH: 7,0 – 8,5

Yêu cầu ánh sáng: Vừa

Yêu cầu lọc nước/ sục khí: Ít

Các loại cá bảy màu

Ngày nay, cá bảy màu được lai tạo ra rất nhiều chủng loại mới, chúng được phân theo các nhóm chính, trong mỗi nhóm đều có nhiều loại cá có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau rất đẹp.

Cá bảy màu Albino

Albino là loại cá bảy màu có màu trắng chủ đạo, phân thành các chủng loại nhỏ từ trắng đến trắng đỏ trắng hồng, trắng xanh, có kỳ dài, kỳ ngắn,…

Cá bảy màu albino king cobra

Albino trắng tuyết

Abino trắng hồng

Kỳ dài

Lấy vài con chủ đạo thôi, còn nhiều loại rất nhiều loại albino khác sẽ viết tiếp thành một bài riêng biệt.

Cá bảy màu Platinum moscow blue

Cá bảy màu Platinum mosaic

Cá bảy màu đen black

Cá bảy màu xanh dương Blue

Cá bảy màu galaxy

Cá bảy màu German white tuxedo ribbon fin

Cá bảy màu German white tuxedo swallow

Cá bảy màu Red albino

Cá bảy màu Starlet swallow

Nguồn: Cá cảnh phong thủy được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Lựa chọn cá Bảy Màu bố mẹ đưa vào sinh sản

Trước khi cho cá bảy màu sinh sản để nhân giống, chúng ta cần thực hiện thao tác chọn giống để chọn ra những cặp bố mẹ đẹp nhất và khỏe mạnh nhất cho ra những đàn cá giống chất lượng cao.

Cá đực (trái)                                 Cá cái (phải)

Lựa chọn cá trống:

Để lựa chọn cá trống, bạn thực hiện các bước sau:

1. Chọn ra con lớn nhất trong bầy. Hãy chọn những con có cuống đuôi to, dày, vì chúng có thể mang được những chiếc đuôi to

2. Chọn những con có đuôi hình tam giác. Chọn những con dài lưng (lưng có hình bình hành, tròn ở góc)

3. Lưng và đuôi nên trùng màu hay hoạ tiết

4. Loại bỏ những con cá có xương sống uốn cong, đầu phẳng hay những con có màu sắc không đẹp

Khi thực hiện theo các bước này, bạn sẽ chọn được cho mình những con cá tốt nhất để tiếp tục phát triển, và nên nhớ rằng mật độ cá không được quá 1 gallon 1 con

Lựa chọn cá mái:

Những con cá mái thường được lựa chọn sau 4-5 tháng. Các bước tiến hành như sau:

1. Chọn những con to nhất, có cuống đuôi to và dày, những con này sẽ đẻ ra những chú cá đẹp nhất

2. Chọn những con có lưng to nhất và rộng nhất có thể có

3. Và nên chọn ra những con có màu sắc đẹp hơn

Chọn ra 2 con cá mái đẹp nhất và 1 con trống đẹp nhất cho vào 1 bể 2 – 5 gallon. Việc sử dụng 1 con trống sẽ giúp bạn dễ nhận biết được những đặc tính mà con trống truyền lại cho con của nó, nhờ đó bạn có thể tìm những con trống tốt nhất. Nếu những con mái không có thai trong vòng 2 tháng, hãy thêm vào bể 1 con cá trống khác. Bể nhỏ sẽ giúp cá trống dễ “tìm thấy” cá mái hơn

Các cách lai giống

Đầu tiên, hãy chọn giống thuần chủng. Đây là lời khuyên hữu hiệu nhât cho những người muốn sớm đạt đến thành công. Bạn chỉ có thể đạt được những con cá loại này qua các mối quan hệ thân quen với mấy người bán cá. Những con cá mua ngoài tiệm thường khó đạt được những con cá đẹp hơn. Đây là một vài cách để tạo giống:

Lai gần: Cho những con trong họ hàng lai với nhau. vd: anh với em gái, mẹ với con trai, cha với con gái

Lai cùng dòng: Lai những con cá có chung họ hàng nhưng là họ hàng xa

Lai khác dòng: Lai những con cá khác dòng nhưng thích hợp với nhau. Bạn có thể mua hai con cá có màu giống nhau ở 2 tiệm cá khác nhau…

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.