Trong nuôi tôm, độ kiềm là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất tôm nuôi. Kiểm tra độ kiềm hàng tuần là cần thiết trong quản lý ao nuôi tôm. Bài viết cung cấp kinh nghiệm đo độ kiềm trong ao nuôi tôm cá.
Kinh nghiệm đo độ kiềm (KH) trong ao nuôi tôm cá
Độ kiềm trong nước là gì?
Độ kiềm là thước đo khả năng trung hòa acid của nước. Trong nuôi trồng thủy sản độ kiềm chỉ hàm lượng các ion HCO3-, CO32-, OH- trong nước, đơn vị là mg CaCO3/L .
Tầm quan trọng độ kiềm trong nước
Độ kiềm trong nước ít có tác động trực tiếp đến đời sống của các loài thủy sản nhưng lại tác động lên các yếu tố có liên quan như sự phát triển của thủy thực vật (tảo), ảnh hưởng tới pH, ảnh hưởng đến mức độ độc hại của khí độc và kim loại nặng trong nước. Năng suất sơ cấp (tảo) của ao nuôi tỉ lệ thuận với độ kiềm, vì vậy ao nuôi có độ kiềm cao dễ gây tảo hơn.
Nhiều người nuôi tôm mặc định là khi trời mưa phải bón vôi nhưng chưa thật sự hiểu được ý nghĩa thật sự của nó. Nước mưa mang theo lượng lớn acid chúng làm trung hòa lượng bicarbonate làm độ kiềm giảm kéo theo pH giảm đột ngột. Kiềm và pH giảm cùng lúc ảnh hưởng xấu đến tôm nếu không có biện pháp ngăn ngừa kịp thời tôm nuôi sẽ gặp sự cố ngay.
Lưu ý khi đo độ kiềm
Vì độ kiềm đặc biệt quan trọng trong nuôi tôm do đó người nuôi tôm thường phải đo độ kiềm ít nhất 1 lần trong ngày. Để đo độ kiềm người ta thường sử dụng 3 cách:
– Phương pháp chuẩn độ: Dùng khi cần độ chính xác cao và trong phòng thí nghiệm.
– Sử dụng máy đo: Máy đo hiện tại vẫn chưa tiện dụng nên vẫn cần những thao tác phức tạp và chi phí khá cao.
– Sử dụng bộ test kít: Đây là phương pháp được nhiều sự lựa chọn bởi thao tác thực hiện đơn giản, giá rẻ có thể áp dụng nhanh trong nuôi trồng thủy sản hiện nay.
Một số lưu ý giúp bạn đo độ kiềm ao nuôi chính xác hơn:
– Lựa chọn loại Test kít uy tín dựa trên độ chính xác và độ đơn giản thao tác: Bộ Test kH được sử dụng nhiều hiện nay là bộ test kH của Sera (Đức) với ưu điểm kiểm tra nhanh, thao tác dễ dàng và độ tin cậy cao (Bạn có thể tham khảo tại đây).
– Đọc kỹ hướng dẫn thao tác kèm theo bộ Test và thao tác đúng quy trình đó để có kết quả tốt nhất.
– Luôn bảo quản thuốc thử nơi khô ráo thoáng mát và theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất. Nghi ngờ thuốc thử hỏng phải dùng mẫu mới kiểm tra đối chiếu.
– Khui nắp: Nếu nắp đậy lọ thuốc thử có đầu kim thì dùng đầu kim này để chích vào nắp nhỏ giọt. Nếu không thì dùng dao cắt lỗ nhỏ sao cho thuốc thử không tự chảy ra khi úp ngược lọ mẫu.
– Ống nghiệm luôn phải được vệ sinh bằng nước sạch trước và sau khi sử dụng.
– Lắc kỹ thuốc thử trước khi kiểm tra.
– Tuân thủ nguyên tắc lấy mẫu như: mẫu mang tính đại diện vị trí lấy mẫu phải lấy ở tầng giữa cách mặt nước 50cm, dụng cụ thu mẫu, bảo quản và vẫn chuyển mẫu phải đảm bảo sạch.
– Không thu mẫu ngay sau khi xử lý hóa chất xuống ao.
– Mẫu nước đưa lên phải được đo ngay khi có thể hoặc mẫu phải được chuyển ngay đến phòng thí nghiệm. Việc đo các thông số của mẫu nước sẽ ít sai số hơn khi thực hiện đo nhanh trong vòng 30 phút kể từ khi lấy mẫu nước.
Độ kiềm phù hợp trong ao nuôi trồng thủy sản 75mg/l – 200mg/l với tôm thẻ chân trắng độ kiềm thích hợp là 120 – 150 mg CaCO3/l, với tôm sú độ kiềm thích hợp là 80 – 120 mg CaCO3/L.
Độ kiềm trong ao nuôi tôm thấp thường do: độ mặn thấp, ao bị phèn, thực vật phù du (tảo) phát triển mạnh, 2 mảnh vỏ ốc quá nhiều. Để tăng kiềm tốt nhất kết hợp loại bỏ các tác nhân này kết hợp bón vôi CaCO3 hoặc sử dụng Sodium bicarbonate (soda), liều soda 1,68mg/l để phục hồi 1mg/L kiềm.
Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.