Phương pháp trồng đu đủ nghiêng cho năng suất vượt trội

Anh Nguyễn Văn Huỳnh (Khánh Hòa) cho biết: “Đu đủ trồng theo phương pháp thông thường thì cây mọc cao, rất khó kiểm soát sâu bệnh, lại thường xuyên bị đổ ngã khi ra trái, năng suất thấp. Còn khi trồng nghiêng cây sẽ mọc thấp hơn, ra hoa đậu quả và cho trái nhiều”.

Sau nhiều năm tìm tòi, anh Nguyễn Văn Huỳnh (thôn Phước Điền, Phước Đồng, TP.Nha Trang, Khánh Hòa) đã thực nghiệm thành công phương pháp trồng nghiêng cây đu đủ cho năng suất cao. Anh Huỳnh cho biết: “Đu đủ trồng theo phương pháp thông thường thì cây mọc cao, rất khó kiểm soát sâu bệnh, lại thường xuyên bị đổ ngã khi ra trái, năng suất thấp. Còn khi trồng nghiêng cây sẽ mọc thấp hơn, ra hoa đậu quả và cho trái nhiều”.

Trồng đu đủ nghiêng cho năng suất vượt trội hơn bình thường

Mục đích của trồng nghiêng cây đu đủ là nhằm hạ thấp chiều cao của cây để dễ quản lý, kiểm soát và khống chế được tình hình sâu bệnh, chăm sóc cây thuận lợi từ khâu tỉa lá, tỉa quả, điều chỉnh trái theo ý muốn để được năng suất cao.

Đặc biệt, cây tạo thành thế ít đổ ngã về mùa mưa bão, dễ giằng chống, giảm công lao động, giảm chi phí, dễ thu hoạch. Theo anh Huỳnh, quy trình thực hiện đơn giản, dễ làm: Lúc trồng, đặt bầu và cây đu đủ nằm ngang trên mặt đất và phải xuôi theo hướng gió mùa hàng năm. Trồng xong dùng que cắm để nâng ngọn cây cho ngóc lên.

Khi cây đu đủ lớn lên có phần gốc nghiêng so với mặt đất một góc khoảng 45 độ.Cây đu đủ ra trái sẽ ở rất thấp, có thể đụng mặt đất. So với cây đu đủ trồng thẳng chỉ cho trái trung bình 55kg/cây/năm, thì cây đu đủ (giống Đài Loan) trồng nghiêng cho trái trung bình 72kg/cây/năm.

Bên cạnh đó, người nông dân cần chú ý tới kỹ thuật chăm sóc và bón phân khoa học để đu đủ đạt năng suất tốt. Bón lót cần từ 1-2kg phân cơ sinh học, 200gr vôi. Cây từ 1 tháng tuổi sau khi trồng: 50gr Phân NPK 16-12-8-11+TE. Pha trong 10 lít nước, tưới cho cây, 1 tuần tưới 1 lần. Cây từ 1 – 3 tháng tuổi sau khi trồng: Lượng phân bón tính cho 1 cây: 50-100gr/1 lần. Bón 15-20 ngày 1 lần.

Cây từ 3 -7 tháng tuổi sau khi trồng bón: Lượng phân bón tính cho 1 cây: 100-150gr NPK 12-12-17-9+TE, bón 1 tháng 1 lần. Đến tháng thứ 6, có thể bón thêm 1kg phân hữu cơ sinh học HG01 và 100gr vôi cho một cây, kết hợp vun gốc. Có thể phun thêm phân bón lá. Phun định kỳ 3 -4 tuần/lần theo nồng độ hướng dẫn, theo thông tin từ vinacalusa.com.vn.

Đu đủ là loại cây cần nhiều nước nhưng rất sợ úng. Do đó cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa hoặc khi bị úng, lũ. Chú ý làm cỏ cho cây, cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và là nơi trú ẩn của sâu bệnh nênần làm thường xuyên quanh gốc. Nông dân cần dùng rơm hoặc cỏ khô tủ quanh gốc vào mùa nắng để giữ độ ẩm và giữ nhiệt độ thích hợp cho cây.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Bí quyết trồng đu đủ quanh năm no đủ

Sau nhiều năm gắn bó với nghề trồng đu đủ, một loại cây ăn trái ngắn ngày, anh Nguyễn Văn Bằng và em ruột là Nguyễn Văn Trường cùng ở ấp An Hòa, xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách – Sóc Trăng đã thành công với mô hình trồng đu đủ.

Theo anh Bằng, đu đủ tuy dễ trồng, công chăm sóc nhẹ hơn trồng rau màu, vốn đầu tư nhẹ, mau ăn, nhưng muốn đạt năng suất và chất lượng cao, người trồng trước hết phải biết chọn giống, chọn đất và chú ý về khâu kỹ thuật trong suốt quá trình từ lúc gieo hạt cho đến khi cây trưởng thành.

Bí quyết làm cho cây đu đủ tăng trưởng nhanh và sạch bệnh là khâu xử lý đất. Đầu tiên là phải xới đất cho xốp, lên liếp hoặc đắp mô. Kế đến là bón lót vôi, lân, ka li cộng thêm với phân chuồng hoai trước khi đặt cây trồng. Đu đủ ưa đất nạc, cao ráo và ánh nắng. Ánh nắng rất quan trọng đối với cây đu đủ, nếu thiếu ánh sáng cây sẽ chậm phát triển, dễ bị bệnh, trái không sai và không to.

Chọn hạt giống tốt cho ra những cây có chất lượng tốt

Đu đủ anh trồng là giống ruột vàng và ruột đỏ. Để cây phát triển tốt, anh tự chọn hạt giống đem về ngâm, ủ, cho đến khi hạt nẩy mầm mới gieo vào các bầu đất. Khi cây được 4, 5 lá, cao 15 – 20cm thì bắt đầu trồng xuống đất. Thông thường một cây đu đủ trồng đạt yêu cầu có thể cho trái từ tháng thứ bảy và trái kéo dài liên tục từ 7 tháng đến 1 năm sau mới chấm dứt. Trồng đúng kỹ thuật là giữ cho cây trồng tuyệt đối không bị úng nước và ngã đổ. Muốn vậy, nhà vườn phải theo dõi đường thoát nước, dùng cây chống đỡ gió bão một cách an toàn và thường xuyên cắt bỏ những trái không đạt chất lượng. Có như thế trái mới to và năng suất cao.

Hiện hai anh em trồng chung được 6 công đang vào mùa thu hoạch, bình quân mỗi công trồng 300 cây (tổng cộng 1.800 cây). Các anh cho biết nếu trồng đạt kỹ thuật, bình quân mỗi cây cho năng suất từ 20 – 30kg/vụ/năm.

Thời gian đầu mỗi ngày các anh hái trái một lần, mỗi lần 2 tấn. Hái xong dùng giấy báo gói lại từng trái rồi cho vào thùng xốp chuyển ra Hà Nội. Khi trái bắt đầu thưa, mỗi tuần hái hai lần hoặc một lần. Giá bán hiện nay tại vườn là 5.000đ/kg. Nếu bán lẽ giá sẽ cao hơn. Tính ra mỗi vụ đu đủ các anh thu nhập trên 200 triệu đồng. Năm nào hàng hút thu nhập sẽ cao hơn. Tính ra ngon ăn hơn trồng rau màu.

Đu đủ chín ruột đỏ nhìn rất bắt mắt

Ưu điểm của cây đu đủ là mau ăn, giá cả ổn định vì ngoài đu đủ chín, thị trường đu đủ xanh hiện nay cũng tiêu thụ mạnh. Ông Ngô Hoàng Vũ, một thương lái cho biết mỗi ngày ông thu mua trên 1 tấn đu đủ xanh và chín để chuyển cho các vựa đóng hàng đi TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.