Trồng dưa gang ra quả lạ

Vay 100 triệu đồng đầu tư ruộng dưa, gia đình anh Võ Văn Sơn (Tiền Giang) lo lắng do sản phẩm thu hoạch được bị thương lái từ chối vì không biết loại dưa gì.

Ngồi trước đống dưa quăn queo, xanh sọc trắng, trái to bằng nắm tay, trái dài như dưa chuột… vợ chồng anh Sơn khóc ròng bởi tiền vay ngân hàng chưa biết lấy gì trả, rồi tiền lo cho con học hành sẽ ra sao.

Những quả dưa rất lạ

Dưa lạ nên không ai mua

Sau nhiều tháng thay nhau chăm bón cho hơn 2,1ha dưa gang, vợ chồng anh Sơn mong dưa mau lớn để bán, kiếm tiền lo cái tết tươm tất cho con cái. Thế nhưng tới ngày thu hoạch dưa, đem bán cho thương lái thì không nơi nào chịu mua vì hình dạng trái dưa rất lạ. “Đem đến vựa nào người ta cũng nói chưa nhìn thấy loại dưa này bao giờ. Cả trăm triệu đồng vợ chồng tui đầu tư cho vụ dưa năm nay có nguy cơ mất trắng” – anh Sơn mếu máo.

Theo lời anh Sơn, sau thời gian trồng lúa thấy không có ăn nên vợ chồng anh đã vay ngân hàng hơn 100 triệu đồng đầu tư trồng dưa gang để bán trái non cho các cơ sở làm dưa muối. Do số tiền đầu tư lớn, anh Sơn cẩn thận đến đại lý mua hạt giống dưa gang OP TN 355 của công ty TNHH TM Trang Nông về trồng cho chắc ăn.

Thời gian đầu cây dưa phát triển bình thường. Tuy nhiên, khi dưa sắp đến ngày thu hoạch, vợ chồng anh bắt đầu lo lắng vì thấy hình dạng trái dưa rất lạ. Dưa có vỏ màu sọc đen, có trái đen bóng, trái thì xanh đậm sọc trắng, có trái không dài như dưa gang mà giống trái bơ, trái thì như dưa chuột… Trái dưa to cỡ nắm tay thì bắt đầu già, không lớn nữa. Khi cắt dưa ra thấy phần hạt nhiều hơn phần thịt dưa.

Sau khi thu hoạch lứa dưa đầu tiên được 1,8 tấn, vợ chồng anh Sơn đem bán cho thương lái trên địa bàn đều bị từ chối thẳng thừng vì… chưa thấy trái dưa này bao giờ. Anh Sơn chạy khắp nơi tìm các thương lái khác, thậm chí chấp nhận bán lỗ nhưng thương lái nào đến ruộng dưa của anh, cầm trái dưa lên xem cũng từ chối vì không dám mua dưa lạ về làm dưa muối. “Dưa bị thương lái chê không mua, vợ chồng tui có nguy cơ mất trắng, chưa kể công cán chăm sóc, tiền vay đầu tư cho ruộng dưa chưa biết lấy gì để trả đây” – anh Sơn lo lắng.

Dưa không nảy mầm mới bồi thường?

Bức xúc với chuyện dưa thu hoạch không bán được, anh Sơn đã gọi điện cho cửa hàng bán giống dưa để hỏi cho ra lẽ, nhưng chủ cửa hàng cho biết đã bán giống có tên tuổi và địa chỉ rõ ràng, đồng thời từ chối trách nhiệm. “Tui gọi điện cho công ty Trang Nông thì người bắt máy cũng trả lời không chịu trách nhiệm” – anh Sơn bức xúc.

Theo lời anh Sơn, khi mua túi hạt giống của công ty Trang Nông, bên ngoài bao bì không in hình dạng trái dưa sau khi thu hoạch nên anh cũng không để ý tới. “Nếu thấy hình dạng trái dưa như vậy trên bao bì, có cho tui cũng không dám đem về trồng chứ đừng nói mua về trồng” – anh Sơn nói.

Bà Huỳnh Thị Nga, chủ cửa hàng hạt giống Cô Nga, xác nhận đã bán cho anh Sơn 46 bịch hạt giống dưa gang OP TN 355 của công ty Trang Nông. “Đa số người dân tại đây trồng dưa gang để bán trái non làm dưa muối. Khi anh Sơn đến hỏi mua hạt giống dưa gang về trồng để bán trái non làm dưa muối nên tôi mới bán loại hạt giống này, chứ tui cũng không biết hình dạng màu sắc trái dưa sau khi thu hoạch như thế nào” – bà Nga nói.

Trao đổi với chúng tôi về chuyện dưa “lạ” này, ông Nguyễn Phương Tuấn, trưởng phòng kinh doanh công ty Trang Nông, cho biết công ty đã cử người xuống kiểm tra ruộng dưa của ông Sơn để có hướng xử lý. Tuy nhiên, theo ông Tuấn, nếu hạt dưa không nảy mầm hay không đúng giống thì công ty mới có trách nhiệm hỗ trợ. Còn đối với giống dưa gang này vẫn ra trái bình thường, công ty cũng đã bán rất nhiều năm nay ở nhiều địa phương nhưng chưa nghe người dân phản ảnh.

“Nếu dưa của gia đình ông Sơn không tiêu thụ được, công ty chúng tôi chỉ có thể hỗ trợ bằng cách cho nhân viên đi tìm một số đầu ra ở những nơi khác để giúp gia đình ông Sơn bán được số dưa trên” – ông Tuấn nói. Ngoài ra, nhân viên công ty Trang Nông cũng đã lấy mẫu dưa trên ruộng của ông Sơn để phân tích xem đây là giống dưa gì.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Trồng dưa gang trong chậu tại nhà

Chọn giống

Dưa gang và dưa bở cũng không có nhiều giống. Thông thường hay chọn giống dưa gang có màu xanh sáng, trái dài khoảng 25- 30 cm.

Dưa gang và dưa bở có thể trồng quanh năm. Vòng đời của chúng khoảng 70- 80 ngày từ khi trồng đến lúc thu hoạch. Dưa gang ăn trái còn xanh nên thu hoạch sớm hơn. Dưa bở ăn trái chín nên thu hoạch muộn hơn.

Cách trồng

Dưa gang và dưa bở dễ trồng hơn dưa hấu, ít sâu bệnh hơn. Dụng cụ để trồng là các loại chậu lớn, thùng lớn để chứa nhiều đất cây mới đủ sức có trái lớn và trái nhiều.

Đất trồng cần tơi xốp, giàu dinh dưỡng và nhiều phân lân. Chúng ta có thể gieo trực tiếp vào đất trong chậu hoặc ươm giống vào các loại chén nhỏ, sau 7 -10 ngày sẽ chuyển cây con vào chậu trồng.

Chăm sóc

Trồng dưa gang và dưa bở cần lưu ý một số việc trong chăm sóc cây như sau: Phải tưới nước cho cây mỗi ngày, ở giai đoạn ra hoa và nuôi trái cây cần nước nhiều hơn. Khi cây dưa cao 20-30 cm, nên lấp thêm đất vào gốc để rễ cây hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng.

Dưa gang trồng trong chậu tại nhà

Làm giá đỡ cho cây dưa bám vào và leo lên. Dây leo đến đâu nên buộc cố định để giữ cây không bị lung lay dễ nhiễm bệnh lở cổ rễ hoặc chạy dây héo rũ.

Trên mỗi dây dưa chỉ nên để 1 dây chính và 2 dây chèo. Sớm loại bỏ các nhánh khác để tập trung nuôi các nhánh hữu hiệu.

Để tăng tỷ lệ đậu trái, chúng ta cần phải hỗ trợ thụ phấn trợ lực cho cây, bằng cách dùng hoa đực úp vào nhụy của hoa cái khi hoa vừa mới nở. Nên để 6-7 trái trên một cây dưa gang và 2-3 trái ở cây dưa bở. Nên tìm cách đỡ trái để không ảnh hưởng đến cây và trái .

Đối với dưa gang chúng ta sẽ thu hoạch khi trái đã lớn và còn xanh, trung bình mỗi trái khoảng 0.4- 0.5kg. Đối với dưa bở sẽ thu hoạch khi trái chín, da rạn nứt, trung bình mỗi trái nặng 1- 1.5 kg. Sau khi thu hoạch xong, dọn dây sạch sẽ, xử lý lại đất trồng và tiếp tục trồng các loại rau quả khác.

Cách bón phân

Bón gốc: 3 lần, lần thứ nhất là khoảng 15 ngày sau trồng, lần thứ 2 khoảng 30 ngày sau trồng và lần cuối cùng là khoảng 50 ngày sau trồng. Tốt nhất nên dùng phân Multi bổ sung quả.

Phun trên lá hoặc tưới gốc bằng phân bón sinh học. Giai đoạn tăng trưởng: 25 ngày đầu dùng Super NPK 10- 8- 8 và TS Bio hoặc Super Growth và TS Bio, hoặc K. Humat. Giai đoạn chuẩn bị ra hoa và nuôi trái: Dùng Super NPK 6- 14- 6, AT

Trồng dưa bở có thể sử dụng thêm Super NPK 3- 18- 18 để tăng độ ngọt.

Định kỳ 10- 15 ngày một lần sử dụng phân vi lượng bổ sung như Micro Boots, Festicombi 5.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa gang trên sân thượng

Không chỉ được đánh giá là loại thực phẩm giải nhiệt tuyệt vời vào mùa nắng nóng, dưa gang còn có có tác dụng thông khí, lợi tiểu, làm trắng da, giảm cân…

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và hạt giống

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao nion, bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng dưa lưới. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Đất trồng

Dưa gang sinh trưởng tốt trên các loại đất có tầng mặt dày, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và có độ pH 6 – 7.

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Hạt giống

Hạt giống dưa lưới bạn nên tìm mua loại giống cao sản ở các cửa hàng bán đồ nông sản uy tín.

2. Gieo hạt và cấy cây

Hạt giống dưa gang mua về đem gieo hạt vào bầu, tưới đẫm nước và để ở chỗ râm mát. Sau vài ngày, hạt sẽ tự nảy mầm. Trong giai đoạn này, bạn không nên tưới nước quá nhiều bởi hạt sẽ bị úng và không nảy mầm.

Cây dưa gang được trồng trên sân thượng

15 ngày sau khi gieo hạt bạn có thể rạch bầu ra và trồng vào dụng cụ đã chuẩn bị sẵn. Khi trồng tránh làm tổn hại đến bộ rễ. Sau khi trồng tưới nước đẫm và che mát cho cây con khoảng 1 tuần.

3. Chăm sóc

Thường xuyên tưới nước để đảm bảo cây có độ ẩm nhằm phát triển tốt nhất. Tránh tưới nước quá nhiều dẫn đến cây bị úng, thối.

Sau khi trồng cây con được 15 ngày thì tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân trùn quế, phân gà, phân dê… Cứ 15 – 20 ngày lại bón đợt tiếp theo.

Khi cây dưa cao khoảng 20 – 30cm, nên lấp thêm đất vào gốc để rễ cây hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng.

Vườn dưa sai trĩu quả

Khi cây dưa lưới ra được 4 – 5 lá thật thì làm giá đỡ cho cây dưa bám vào và leo lên. Dây leo đến đâu nên buộc cố định để giữ cây không bị lung lay dễ nhiễm bệnh lở cổ rễ hoặc chạy dây héo rũ. Nếu lười, bạn cũng có thể để dưa gang bò dưới đất, tuy nhiên sẽ tốn diện tích đất.

Trên mỗi dây dưa chỉ nên để 1 dây chính và 2 dây chèo. Sớm loại bỏ các nhánh khác để tập trung nuôi các nhánh hữu hiệu.

Để tăng tỷ lệ đậu trái, chúng ta cần phải hỗ trợ thụ phấn trợ lực cho cây, bằng cách dùng hoa đực úp vào nhụy của hoa cái khi hoa vừa mới nở. Nên để 6 – 7 trái trên một cây dưa gang.

Khi quả bắt đầu to, dùng dây treo cây lên dể tránh sức nặng của quả kéo cây gãy.

4. Thu hoạch

Nếu chăm sóc tốt, khoảng hơn 2 tháng sau khi gieo trồng cây dưa gang đã có thể cho thu hoạch. Nên thu hoạch khi quả vẫn còn xanh, nếu ngả vàng là lúc quả đã già sẽ có nguy cơ bị hỏng. Sau khi thu hoạch xong nên dọn dây sạch sẽ và xử lý lại đất trồng rồi tiếp tục trồng các loại rau quả khác.

Dưa gang sau thu hoạch

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Trồng và chăm bón dưa gang

Dưa gang rất dễ trồng và có thể trồng được quanh năm, bạn có thể tận dụng các loại xô chậu, thùng xốp để trồng dưa gang tại nhà hoặc trồng dưa gang với diện tích lớn cho năng suất cao thu lợi nhuận kinh tế rất tốt.

Dưa gang

Dưa gang và dưa bở cũng không có nhiều giống, thông thường giống dưa gang có màu xanh sáng và giống dưa bở có vỏ vàng sọc xanh hoặc sọc trắng. Dưa gang và dưa bở có thể trồng quanh năm.

Dưa gang và dưa bở dễ trồng hơn dưa hấu, ít sâu bệnh hơn và thích nghi với điều kiện khí hậu ấm áp, khô ráo và đầy đủ ánh sáng. Nếu trồng dưa gang ở điều kiện thời tiết mưa ẩm thì dưa gang sẽ sinh trưởng kém và bị chết rét.

Cây dưa gang cũng rất dễ trồng trong thùng xốp hay xô chậu, vì vậy bạn có thể tận dụng khoảng sân thượng để đặt chậu trồng dưa gang. Dụng cụ để trồng là các loại chậu lớn, thùng lớn để chứa nhiều đất cây mới đủ sức có trái lớn và trái nhiều. Mỗi chậu trồng 1 – 2 cây là phù hợp, lưu ý phải đục những lỗ thủng ở đáy thùng để thoát nước, tránh dưa bị thối rễ.

Hướng dẫn chi tiết trồng dưa gang

Đất trồng dưa gang cần tơi xốp, giàu dinh dưỡng và nhiều phân lân. Chúng ta có thể gieo trực tiếp vào đất trong chậu hoặc ươm giống vào các loại chén nhỏ, sau 7 -10 ngày sẽ chuyển cây con vào chậu trồng.

Bước 1: Ngâm và gieo hạt giống dưa gang

Trước tiên bạn phải chọn hạt giống tốt, sau đó, ngâm hạt giống trong nước ấm 4 – 5 tiếng, sau đó mang hạt ủ vào khăn ẩm trong vòng 1 ngày để hạt nứt nanh.

Bước 2: Gieo hạt dưa gang

Cho hạt đã ngâm vào bầu ươm rồi phủ một lớp đất mỏng lên, để ở chỗ râm mát và tưới nước giữ ẩm cho hạt. Đất ươm hạt nên dùng đất trộn phân trùn hoặc phân chuồng để có đủ dinh dưỡng cho cây con khỏe mạnh.

Sau 2 ngày ươm giống, cây bắt đầu nảy mầm, bạn chỉ cần tưới nước với lượng vừa đủ để cây phát triển. Sau khoảng 8 – 10 ngày thì cây bắt đầu cho 2 – 3lá thật.

Bước 3: Trồng cây con

Khi cây con được 4 tuần cho ra 2 -3 lá chính thì bạn bắt đầu đánh ra chậu trồng. Nếu trồng trên ruộng thì bạn có thể trồng giàn hoặc trồng bò, tùy theo điều kiện đất trồng. Tuy nhiên dưa gang thuộc họ thân bò nhiều hơn bám giàn vì vậy mà nếu trồng ở ruộng thì nên để cây bò thì hiệu quả hơn và cũng tiết kiệm chi phí hơn. Lên luống rộng 1,5 – 2m, cao 25 – 30cm, rãnh rộng 30 – 35cm. Dưa gang có thể được trồng theo rạch, cây cách cây 50 – 70cm và hàng cách hàng 1 – 2m.

Tạo hố đất sâu, nhấc nhẹ cây dưa gang con ra, rạch bao nylon rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn, vùi kín bầu cây dưới đất, đôn cho chặt gốc. Phủ rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây trong thời gian đầu..

Nên trồng cây vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt. Khi trồng cây con xong cần tưới nước mỗi ngày 2 lần và che phủ tạo bóng râm trong 1 tuần đầu để cây con hồi sức

Chăm sóc

Trồng dưa gang và dưa bở cần lưu ý phải tưới nước cho cây mỗi ngày, ở giai đoạn dưa ra hoa và nuôi trái cây cần nước nhiều hơn. Tuy nhiên thời điểm khi trái dưa gang lớn đến thời điểm chín thì nên hạn chế tưới nước, vì nếu tưới quá nhiều nước trong giai đoạn này vừa tốn kém chi phí lại dễ làm dưa bị thối, chất lượng dưa không ngon.

Dưa gang cần được tưới nước mỗi ngày để có chất lượng tốt

Khi cây dưa bò được 20 – 30 cm, nên lấp thêm đất vào gốc để rễ cây hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng. Nếu trồng dưa gang ở thùng xốp thì cần làm giá đỡ cho cây dưa bám vào và leo lên. Dây leo đến đâu nên buộc cố định để giữ cây không bị lung lay.

Khoảng 15 ngày sau trồng cần tiến hành bón gốc cho cây bằng phân chuồng ủ hoại, tốt nhất là phân bò. Tiếp tục bón thêm 2 lần phân cách nhau 20 ngày từ lần bón trước.

Dưa gang không ưa bón nhiều phân hóa học nên nếu bón quá nhiều phân hóa học thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của quả dưa gang.

Để dưa ra được trái cần phải canh thời gian bấm ngọn hợp lý, giúp cho dưa có khả năng phân nhánh nhiều, theo đó cũng cho trái nhiều hơn. Khoảng 15 ngày sau khi trồng nên bấm ngọn lần đầu tiên và sử dụng phân urê với liều lượng thấp để kích thích dưa phát triển nhánh. Việc phòng trừ sâu bệnh cũng cần lưu ý thực hiện định kỳ.

Chú ý thời gian quả đã đậu nếu có quá nhiều hoa đậu quả thì có thể ngắt bỏ bớt chỉ để cây ra 3 – 5 quả để cây tập trung nuôi quả. Cần sử dụng rơm rạ để phủ quanh gốc cây và tỉa thưa bớt lá.

Thu hoạch dưa gang

Từ lúc gieo hạt tới lúc thu hoạch khoảng 2 tháng, mỗi trái dưa gang khi chín có cân nặng từ 0,5 – 1,5kg.

Theo hoinuoitrong.com được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Hướng dẫn trồng dưa gang

Khái niệm dưa gang

Dưa gang được trồng phổ biến ở Việt Nam tên khoa học là Cucumis melo L. thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Quả dưa gang có hình trụ với nhiều sọc dọc, màu xanh lục hoặc màu vàng, thịt trái khi còn sống thì cứng giòn, khi chín thì mềm bở có vị nhạt. Quả dưa non làm rau ăn sống, làm gỏi, nấu canh, muối, ngâm giấm, ép lấy nước; dưa chín ăn với đường đá rất mát.

Theo Đông y, dưa gang còn gọi là hoàng qua, sinh qua, bạch qua, việt qua, tiêu qua… Dưa gang có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải khát, thông khí, lợi tiểu. Trong những ngày hè, ăn dưa có thể phòng ngừa được cảm nắng, lợi tiểu.

Dưa gang loại trái dài

Cách trồng dưa gang

Dưa gang rất dễ trồng và có thể trồng được quanh năm, có thể tận dụng các loại xô chậu, thùng xốp để trồng dưa gang tại nhà hoặc trồng dưa gang với diện tích lớn cho năng suất cao thu lợi nhuận kinh tế rất tốt. Mỗi chậu trồng 1 – 2 cây là phù hợp, lưu ý phải đục những lỗ thủng ở đáy thùng để thoát nước, tránh dưa bị thối rễ.

Dưa gang thích nghi với điều kiện khí hậu ấm áp, khô ráo và đầy đủ ánh sáng. Nếu trồng dưa gang ở điều kiện thời tiết mưa ẩm thì dưa gang sẽ sinh trưởng kém và bị chết rét.

Trồng dưa gang đơn giản tại nhà

Đất trồng dưa gang cần tơi xốp, giàu dinh dưỡng và nhiều phân lân. Chúng ta có thể gieo trực tiếp vào đất trong chậu hoặc ươm giống vào các loại chén nhỏ, sau 7 -10 ngày sẽ chuyển cây con vào chậu trồng.

Bước 1: Ngâm và gieo hạt giống dưa gang

Trước tiên phải chọn hạt giống tốt, sau đó, ngâm hạt giống trong nước ấm 4 – 5 tiếng, sau đó mang hạt ủ vào khăn ẩm trong vòng 1 ngày để hạt nứt nhanh.

Bước 2: Gieo hạt dưa gang

Cho hạt đã ngâm vào bầu ươm rồi phủ một lớp đất mỏng lên, để ở chỗ râm mát và tưới nước giữ ẩm cho hạt. Đất ươm hạt nên dùng đất trộn phân trùn hoặc phân chuồng để có đủ dinh dưỡng cho cây con khỏe mạnh.

Sau 2 ngày ươm giống, cây bắt đầu nảy mầm, cần tưới nước với lượng vừa đủ để cây phát triển. Sau khoảng 8 – 10 ngày thì cây bắt đầu cho 2 – 3 lá thật.

Bước 3: Trồng cây con

Khi cây con được 4 tuần cho ra 2 -3 lá chính thì bắt đầu đánh ra chậu trồng. Nếu trồng trên ruộng thì có thể trồng giàn hoặc trồng bò, tùy theo điều kiện đất trồng. Tuy nhiên dưa gang thuộc họ thân bò nhiều hơn bám giàn vì vậy mà nếu trồng ở ruộng thì nên để cây bò thì hiệu quả hơn và cũng tiết kiệm chi phí hơn. Lên luống rộng 1,5 – 2m, cao 25 – 30cm, rãnh rộng 30 – 35cm. Dưa gang có thể được trồng theo rạch, cây cách cây 50 – 70cm và hàng cách hàng 1 – 2m.
Tạo hố đất sâu, nhấc nhẹ cây dưa gang con ra, rạch bao nylon rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn, vùi kín bầu cây dưới đất, đôn cho chặt gốc. Phủ rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây trong thời gian đầu..

Nên trồng cây vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt. Khi trồng cây con xong cần tưới nước mỗi ngày 2 lần và che phủ tạo bóng râm trong 1 tuần đầu để cây con hồi sức.

Chăm sóc dưa gang

Trồng dưa gang phải tưới nước cho cây mỗi ngày, ở giai đoạn dưa ra hoa và nuôi trái cây cần nước nhiều hơn. Tuy nhiên thời điểm khi trái dưa gang lớn đến thời điểm chín thì nên hạn chế tưới nước, vì nếu tưới quá nhiều nước trong giai đoạn này vừa tốn kém chi phí lại dễ làm dưa bị thối, chất lượng dưa không ngon.

Khi cây dưa bò được 20 – 30 cm, nên lấp thêm đất vào gốc để rễ cây hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng. Nếu trồng dưa gang ở thùng xốp thì cần làm giá đỡ cho cây dưa bám vào và leo lên. Dây leo đến đâu nên buộc cố định để giữ cây không bị lung lay.


Dưa gang bội thu khi được chăm sóc tốt

Khoảng 15 ngày sau trồng cần tiến hành bón gốc cho cây bằng phân chuồng ủ hoại, tốt nhất là phân bò. Tiếp tục bón thêm 2 lần phân cách nhau 20 ngày từ lần bón trước.

Dưa gang không ưa bón nhiều phân hóa học nên nếu bón quá nhiều phân hóa học thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của quả dưa gang.

Để dưa ra được trái cần phải canh thời gian bấm ngọn hợp lý, giúp cho dưa có khả năng phân nhánh nhiều, theo đó cũng cho trái nhiều hơn. Khoảng 15 ngày sau khi trồng nên bấm ngọn lần đầu tiên và sử dụng phân urê với liều lượng thấp để kích thích dưa phát triển nhánh. Việc phòng trừ sâu bệnh cũng cần lưu ý thực hiện định kỳ.

Chú ý thời gian quả đã đậu nếu có quá nhiều hoa đậu quả thì có thể ngắt bỏ bớt chỉ để cây ra 3 – 5 quả để cây tập trung nuôi quả. Cần sử dụng rơm rạ để phủ quanh gốc cây và tỉa thưa bớt lá.

Thu hoạch dưa gang

Từ lúc gieo hạt tới lúc thu hoạch khoảng 2 tháng, mỗi trái dưa gang khi chín có cân nặng từ 0,5 – 1,5kg

Dưa gang sau khi thu hoạch

Tổng hợp bởi Farmtech Viet Nam.