Làm ngọt Bưởi Diễn bằng bột Đậu Tương

Ngày nay, bưởi diễn được trồng rộng rãi ở rất nhiều tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên để có màu sắc và vị ngọt như ở đất diễn thì còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân. Có 3 nguyên nhân chính: thứ nhất là do giống bưởi diễn không phải bưởi diễn xịn, thứ hai là do khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng và thứ ba là do kỹ thuật chăm sóc cây bưởi diễn còn chưa tốt.

Sau khi chăm sóc cây bưởi diễn thời kì sau thu hoạch đúng cách như: cắt tỉa cành và tán, sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón để kích thích cây bưởi phát lộc và ra hoa tăng tỷ lệ đậu quả… thì đến bước tiếp theo là tạo ngọt cho quả. Để tạo ngọt cho trái bưởi ta dùng:

Phân đơn Kali

kali có vai trò làm tăng khả năng đề kháng của cây cũng như làm cho bộ rễ chắc khỏe, hấp thụ tốt chất dinh dưỡng… Tạo độ ngon ngọt lẫn màu sắc của trái. Sử dụng Kali vào thời điểm trước thu hoạch để làm tăng độ ngọt đậm đà của bưởi và sau khi thu hoạch để giúp cây phục hồi độ sinh trưởng.

Đậu tương ngâm thối

Đậu tương ngâm thối được rất nhiều nhà vườn trồng bưởi lựa chọn vì nó cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây, giúp cây phát triển ổn định tươi tốt.

Ngâm đậu tương thối

Đặc biệt khi sử dụng phân bón đậu tương thì múi bưởi thường có vị ngọt hơn so với sử dụng kali.

Kỹ thuật ngâm đậu tương

  • Bước 1: Xay hạt đậu tương
  • Bước 2: Chuẩn bị thùng phi có nắp đậy hoặc bể chứa có lắp đậy kín để tránh mùi khi đậu tương lên men.
  • Cho đậu tương và dung dịch EM2 (dung dịch điều chế phân bón đậu tương) vào thùng phi hoặc bể chứa.
    • Với 100kg đậu tương ta cần bể chứa khoảng 700l nước.
    • 100kg đậu tương ta đổ 120l EM2 vào và khuấy đều. khuấy lại sau 12h và lặp đi lặp lại trong khoảng 2 – 3 hôm.
    • Sau 2 tuần ta đổ thêm 300l nước và 120l EM2  vào bể khuấy đều.
    • Sau 30 ngày ta có thể đem phân ra bón cho bưởi.

Thời vụ bón phân đậu tương 

Tháng 10 khi quả bưởi đã đạt kích thước tối đa và bưởi đang tập trung dinh dưỡng vào độ ngọt của trái. Thời gian này việc tạo ngọt cho trái bưởi diễn trở lên cần thiết hơn bao giờ hết. Đây chính là lúc mang đậu tương đã ngâm ra sử dụng.

Bón đậu tương cho bưởi diễn vào tháng 10

Lưu ý: Không nên bón sớm vì khi bón đậu tương ngâm sớm sẽ làm cây bưởi nhiều chất dinh dưỡng quá khiến quả bị to nhưng ộp dẫn đến chất lượng kém.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Kỹ thuật trồng bưởi diễn.

Bưởi (Danh pháp: Citrus maxima, hay Citrus grandis, là một loại quả thuộc chi cam chanh, thường có màu xanh lục nhạt cho tới vàng khi chín, có múi dày, tép xốp, có vị ngọt hoặc chua ngọt tùy loại.


Bưởi diễn là loại cây ăn quả lâu năm có giá trị kinh tế cao, để có một mùa vụ bội thu, bưởi trái to, thơm ngon thì cần lưu ý một số kỹ thuật.

Một số công dụng của bưởi.

Lá bưởi thường được dùng nấu với các lá thơm khác để xông chữa cảm cúm, nhức đầu.

Vỏ quả bưởi chữa ăn uống không tiêu, đau bụng, hoặc để nấu chè bưởi.

Vỏ hạt bưởi có thể trích lấy pectin làm thuốc cầm máu và dùng như gell chải tóc.

Dịch ép múi bưởi làm thuốc chữa tiêu khát, thiếu vitamin C.

Bột than hạt bưởi có thể dùng chữa chốc đầu ở trẻ em.

Chọn giống.

Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống vậy yếu tố cây giống là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua.

Cây có nguồn gốc từ Đoan Hùng – Phú Thọ được trồng lâu đời (trên 100 năm) tại Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội. Là giống đặc sản địa phương, cây sinh trưởng khỏe, phân cành mạnh. Quả chín vàng tươi, tép ráo, ăn ngon, nhiều nước. Trọng lượng khoảng 1-1,5 kg/quả. Thời vụ: Vụ Xuân trồng tháng 2-4, vụ Thu trồng tháng 8-10. Thu hoạch tháng 11 đến tháng 2.

Đất trồng.

Đất trồng Bưởi Diễn có tầng dầy từ 1m trở lên, kết cấu xốp để giữ màu, giữ mùn, các chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Độ PH thích hợp từ 5,5 – 6,5. Không nên trồng nơi đất trống nhiều gió sẽ bị ảnh hưởng làm quả dễ bị rơi rụng, đối với các trang trại riêng lẻ ngoài cánh đồng trống nên trồng xen các loại cây cản gió.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc.

Kỹ thuật trồng.

Tuỳ theo từng vùng đất xấu hay tốt và bố trí mật độ khác nhau. Đất xấu: Khoảng cách trung bình (5 m x 6m), mật độ 12 cây/sào Bắc Bộ.  Đất tốt, điều kiện thâm canh cao có thể trồng dày. Khoảng cách (3 x 3,5 m), mật độ 35 cây/sào Bắc Bộ. Khoảng cách 3x3m, mật độ 40 cây/sào Bắc Bộ.

Chuẩn bị hố trồng: Trộn đều toàn bộ lượng phân bón lót với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 10-15cm. Hố cần phải được chuẩn bị trước khi trồng ít nhất 1 tháng. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây.

Chăm sóc. 

Sau khi trồng xong cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn tưới 1lần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới (đặc biệt chú ý trong 30 ngày đầu tiên sau trồng).

Cắt tỉa cành tạo tán cho cây thông thoáng, bỏ các cành bị sâu bệnh, thường xuyên sới cỏ dại xung quanh cây. Bón phân thường xuyên trong năm vào thời kỳ sau thu hoạch. Lượng phân bón tỷ lệ cân đối : 10 phân chuồng + 10 phân lân + 3 đạm + 3 Kali tuỳ theo cây to, nhỏ và khả năng hiện có. Khi bón, cuốc rãnh rộng 25-30cm, sâu 30cm (từ mép tán lá chiếu xuống đất) và lấp kín.

Phòng trừ sâu bệnh.

Thường xuyên kiểm tra vườn cây, phát hiện sâu bệnh kịp thời. Sử dụng các biện pháp canh tác (xén tỉa cành lá sâu bệnh…) sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thuốc hoá học ít độc, không dùng thuốc cấm và chú ý sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và chú ý một số loại sâu bệnh.

Thu hoạch, bảo quản.

Khi quả già, vỏ quả hơi vàng màu đặc trưng của giống thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại. Nếu vận chuyển đi xa khi đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả). Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.