Lý do và cách khắc phục hiện tượng dưa leo bị đắng

Đôi khi bạn ăn phải những quả dưa chuột có vị đắng. Vị đắng này chính là do độc tố cucurbitacins và triterpenoids tetracyclic tạo thành. Những độc tố này rất nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu ăn nhiều.

Nguyên nhân làm cho dưa chuột bị đắng chủ yếu là do quy trình chăm sóc và các điều kiện tự nhiên tác động.

Dưa leo, dưa chuột không đạt tiêu chuẩn hương vị có hai trường hợp, một là dưa bị đắng chát cả trái, hai là trái thường bị đắng ở phần cuống phần còn lại thì vẫn giữ được độ giòn ngọt. Điều này khiến các thành phần dinh dưỡng trong trái dưa leo bị biến chất trở nên độc hại.Dưới đây là những nguyên nhân khiến trồng cây dưa chuột cho ra quả bị đắng

Nhiệt độ & độ ẩm

Cây dưa leo thường thích nghi với điều kiện thời tiết mát mẻ và một chút ẩm ướt. Nếu trồng ở nhiệt độ quá cao, thời tiết nắng nóng, đất khô cằn, điều này gây ra tình trạng quả bị teo, thiếu dinh dưỡng cung cấp nuôi trái.

Nếu gặp thời tiết ít nắng, nhiệt độ thấp thì bộ rễ dưa chuột bị tổn thương, sự hấp thụ nước và chất dinh dưỡng kém khiến tốc độ sinh trưởng, phát triển của quả dưa bị chậm lại, bộ rễ cây dưa và bộ phận cuống quả dưa tích tụ càng nhiều chất gây vị đắng khiến quả dưa trở nên đắng.

Nước

Lượng nước tưới có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và chất lượng của dưa leo. Dưa leo cần cung cấp nhiều nước và độ ẩm nhưng lại không chịu được úng vì vậy cần phải chú ý đến lượng nước tưới cho cây trồng. Dưa chuột trồng thường bị đắng là do thiếu nước, đất khô hạn khiến trái bị đắng.

Phân bón

Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trái dưa chuột là ở quá trình bón phân, việc bón quá nhiều đạm hay kali sẽ khiến cây thân cây mọc quá cao, các quả ra ở phần nhánh cây hoặc phần thân cây yếu thì dễ bị đắng.

Biện pháp khắc phục dưa chuột bị đắng

Bổ sung các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân động vật, các loại phân xanh từ rơm rạ, cỏ khô,… để giữ ẩm cho đất.

Luôn đảm bảo lượng nước tưới cho cây. Đặc biệt thời điểm cây ra hoa và kết trái cần phải tưới nước đều đặn, luôn giữ đất phải đủ độ ẩm, nhưng không được để đất bị ngập nước.

Dưa leo trồng phải được cung cấp đủ ánh sáng mặt trời, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển tốt là từ 24 – 30°C, điều này sẽ giúp cây sinh trưởng tốt, cho quả lớn, vị ngọt giòn.

Giai đoạn trái dưa chuột phát triển nên hạn chế bón quá nhiều hoặc quá ít phân đạm, tùy theo quy mô và số lượng cây trồng để bón phân phù hợp, tỷ lệ lượng phân bón N:P:K lần lượt là 5:2:6.

Mật độ cây trồng nên có khoảng cách hợp lý giữa các cây, nếu cây trồng quá sát nhau. Khi cây bắt đầu có trái nhỏ, bạn tỉa bớt các nhánh phụ, cành lá xung quanh để quả dễ dàng phát triển tốt.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng dưa leo trong thùng xốp tại nhà

Dưa leo (tên khoa học Cucumis sativus) là một cây trồng phổ biến trong họ bầu bí Cucurbitaceae, là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, nó được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm của nhiều nước.

Là món ăn vừa giàu dinh dưỡng lại rất tốt cho da. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có thể bắt tay vào trồng dưa leo tại nhà mà không hề tốn nhiều công sức và thời gian.

Dưa leo

Bước 1: Chọn hạt giống dưa

Hiện nay trên thị thường có rất nhiều giống dưa leo khác nhau. Phổ biến nhất là giống dưa chuột leo giàn, ngoài ra còn có những loại giống dưa chuột khác như dưa leo xanh, dưa leo trắng, dưa leo gai, dưa leo Thái…
Hạt giống dưa leo
Tùy theo mục đích và điều kiện trồng để xác định xem nên chọn trồng giống dưa leo nào để dễ canh tác, chăm sóc và thu hoạch. Bạn có thể tìm mua hạt giống ở các cửa hàng bán hạt giống rau hoặc siêu thị.

Bước 2: Chuẩn bị đất trồng

Trộn đều đất và phân bò theo tỷ lệ 7/3. Trộn thêm 20g phân lân, 20g NPK, 50g vôi, 20g hữu cơ vi sinh vào mỗi thùng xốp. Đổ đất vào thùng xốp lớp dày chừng 20-30cm.

Chuẩn bị đất trồng

Bước 3: Gieo hạt

Hạt giống dưa leo có thể gieo trực tiếp không cần ngâm ủ. Hạt gieo dưới lớp đất với khoảng cách từ 20-30cm, gieo xong phủ hạt bằng lớp đất mỏng. Sau khi gieo hạt xong, tưới nước bằng vòi phun nhẹ nhằm tạo đủ độ ẩm cho đất, tưới 2 lần/ngày.

Gieo hạt

Bước 4: Chăm sóc

Cây dưa leo phát triển nhanh và không đòi hỏi phải chăm sóc nhiều. Chỉ cần tưới nước 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều. Nếu tước quá nhiều khiến đất quá ẩm ướt, ngập úng thì cây sẽ rất dễ chết. Tưới ít nước cũng khiến cây bị thiếu nước không thể sinh trưởng tốt.
Nên trồng dưa leo ở những nơi có nhiều ánh sáng thì trái sẽ nhanh lớn và đạt năng suất cao.
Khi dưa leo cao 20cm chúng ta bắt đầu làm giàn. Giàn dưa leo có thể làm bằng lưới, tre hoặc cây có nhiều nhánh. Bón phân đạm và NPK 2 lần/tháng.

Bước 5: Thu hoạch

Cây dưa leo sau khi trồng khoảng 60-80 ngày, tùy theo giống cây trồng và điều kiện chăm sóc thì dưa cho thu trái. Thu hoạch dưa leo tốt nhất là vào buổi sáng sớm khi nhiệt độ vẫn còn mát mẻ.
Dưa leo tươi tốt khi được chăm sóc đúng cách
Tổng hợp từ Farmtech Viet Nam.