Kỹ thuật nuôi ngan hậu bị đạt hiệu quả

Nuôi ngan là một nghề khá quen thuộc đối với nông dân lựa chọn mô hình chăn nuôi. Nuôi ngan mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Và để giúp bà con tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật nuôi và chăm sóc ngan, hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến quý bà con bài viết sau đây “Kỹ thuật nuôi ngan hậu bị đạt hiệu quả”

1. Đặc điểm ngan

Giai đoạn này ngan trống và ngan mái được áp dụng nuôi chế độ ăn hạn chế trong điều kiện tự nhiên nhằm đảm bảo cho ngan không quá béo, không quá gầy, đạt khối lượng chuẩn bước vào thời kỳ đẻ trứng. Đây là giai đoạn khá quan trọng cho suốt quá trình đẻ. Ngan quá béo hay quá gầy hoặc ngan bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và sản lượng trứng trong giai đoạn sau.

2. Kỹ thuật chọn ngan hậu bị

Sau khi nuôi hết giai đoạn ngan con, chọn ngan hậu bị phải chọn từ đàn ngan con khoẻ mạnh, không mắc bệnh, đạt tỷ lệ nuôi sống cao (92-95%). Giai đoạn này các con được chọn phải chéo cánh, ngoại hình đẹp, bộ lông mượt, loại bỏ con cánh tiên hay bộ lông mọc không đầy đủ. Khối lượng phải đạt tiêu chuẩn của giống. Ngan mái đạt 1,1-1,9 kg (ngan nội); 1,8-2,2 kg (ngan Pháp) ở 77 ngày tuổi; ngan trống 2,9-3,0 kg với ngan nội; 3,5-4,0 kg với ngan Pháp lúc 88 ngày tuổi. Với con trống, phải chọn những con dáng hùng dũng, có gai giao cấu rõ nêt, lỗ huyệt không viêm. Đối với ngan mái chọn những con nhanh nhẹn, chân vững vàng, lỗ huyệt ướt, bụng mềm, phần hông nở nang. Cần có đủ số lượng ngan giống để áp lực chọn lọc tốt. Thông thường tỷ lệ này là 15% với ngan mái và 55% với ngan trống.

3. Chuẩn bị chuồng nuôi và trang thiết bị khác cho ngan

– Giai đoạn nuôi hậu bị ngan cán có đủ diện tích nhà nuôi và sân chơi, mương nước hoặc ao cho ngan đám, tâm.

– Chuồng và sân choi bảo đảm các yếu tố kỹ thuật để ngan có thể phát triển tốt.

+ Nền chuồng: Có thể là sân xi măng hay sàn gỗ đảm bảo ấm trong mùa đông, mát trong mùa hè. Nền chuồng nên có độ dốc 3-5° thuận tiện trong khâu vệ sinh. Diện tích chuồng nên đảm bảo 6-8 con mái/m2; 5-7 con trống/m2. Nền sân cẩn nhằn, tránh sây sát gan bàn chân.

+ Sân choi: Nên có diện tích sân choi cho ngan vận động tự do hàng ngày. Sân có thể là nền xi măng (nuôi tập trung) hoặc vườn cây, bãi chăn và nên có hàng rào ngăn cách với khu dân cư và ngăn các gia súc khác đi vào. Diện tích cần tối đa: 6-7 con/m2, tối thiểu 4-5 con/m2.

+ Mương hoặc ao hồ cho ngan đầm, tắm: Ngan là loài thuỷ cầm nên rất cần nước trong quá trình sổng để bộ lông sạch, bóng. Ở những nơi không có ao hồ, có thể sử dụng mương nước nhân tạo. Tại hộ gia đình, có thể vỉa hai bên hàng gạch trên nền sân hoặc một mương nước chảy qua độ sâu và rộng (0,3 X 0,8 m).

+ Sân chơi và mương nước cần tiêu độc khử trùng bằng formalin 0,05% và quét vòi nên chuồng trước 1 tuần lễ mới đưa ngan vào nuôi.

+ Chất độn chuồng sử dụng trấu, phôi bào sạch không bị nấm mốc, rải dày từ 2-3 cm.

+ Máng ăn đảm bảo 5cm chiều dài máng cho 1 đầu con.

+ Máng uống sử dụng loại 5 lít cho 25 con.

4. Chế độ chiếu sáng cho ngan

Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong mùa hè.

Vào mùa đông nếu nhốt trong chuồng không có điều kiện chăn thả thì thì cần thắp đèn từ 7-10 giờ/ngày. Đảm bảo 4 w/ma (10-12 lux/m2)

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật ấp trứng ngan

Ấp trứng ngan giống như ấp trứng gà, trứng vịt. Tuy vậy ấp trứng ngan có một số yêu cầu về chế độ ấp riêng, do đặc điểm cấu tạo của trứng ngan có khác chút ít so với trứng gà, trứng vịt đó là vỏ dày hơn, ít lỗ khí hơn, số ngày ấp kéo dài hơn (35 ngày).

Ngan ấp trứng tự nhiên

1. Chọn trứng ấp cho ngan

– Trứng để ấp chọn những quả vỏ sạch sẽ không dính phân, bùn, không dập vỡ. Khối lượng trứng từ 65-75 g.

Trứng ngan không tròn quá cũng như không dài quá. Không đứt giây chằng không loảng lòng. Soi trứng lên không có dị vật, vết máu.

2. Bảo quản trứng ngan

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trứng bảo quản

+ Nhiệt độ: Cần bảo quản trứng ở nhiệt 15-20°C. Khi nhiệt độ bảo quản lên cao sẽ làm cho phôi phát triển, song nên nhiệt độ không thích hợp sẽ gây chết phôi. Trứng ngan bảo quản trong 7 ngày ở nhiệt độ 28-33°C không ánh hưởng đến kết quả ấp nở. Có thể bảo quản trứng ngan đến 14 ngày ở 18-20°C vẫn cho tỷ lệ nở khá. Cần đảo trứng 1 lần/ngày với góc 180°. Tại các hộ gia đình có thể xếp trứng lên khay (để nằm ngang), nơi thoáng mát không bị hấp thụ nhiệt, không để trứng chồng lên nhau

+ Ẩm độ: Ẩm độ thích hợp trong bảo quản là 75-82%. Ẩm độ thấp sẽ làm trứng bốc hơi nước, ẩm độ cao sẽ làm cho nấm mốc phát triển.

+ Sự giảm khối lượng trứng trong thời gian bảo quản: Trứng ngan bảo quản ở nhiệt độ 25-33°C trong 1 ngày giảm khối lượng 0,81%. Nếu khối lượng giảm hơn 1% tỷ lệ nở sẽ giảm rõ rệt.

+ Các chú ý khác: Xếp trứng trong thời gian bảo quản.Trứng xếp trong khay, để nghiêng 30° hoặc nằm ngang, buồng khí xếp lên trên (đầu tủ), đầu nhỏ cho xuống dưới.

3. Ấp trứng ngan bằng ngan mái (ấp tự nhiên)

Chọn trứng tươi mới đẻ được 7-10 ngày để ấp, trứng để lâu hơn 10 ngày, tỷ lệ ấp nở sẽ giảm. Nếu có nhiều trứng cũng chỉ xếp từ 20-25 quả một ổ cho 1 mái ấp, Xếp nhiều trứng 1 ổ, ngan mái không phủ kín trứng, nhiệt độ ấp các trứng không đều ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ nở

Trong 10 ngày đầu ngan mái tự sản ra nhiệt độ khoảng 38°5, sau đó khoảng 37°8, giảm dần xuống 37°2.

Trong những ngày đầu, con mái không rời khỏi ổ lúc nào, vì vậy cần cho ngan mẹ ăn uống ngay cạnh ổ. Những ngày sau ngan mẹ rời ổ ngày 1 đến 2 ỉần, rồi tăng số lần rời ổ để xuống ăn uống nhiều hơn.

Trong ấp tự nhiên không cần sự can thiệp của con người, chỉ cần chăm sóc con mẹ và bảo quản trứng trong ổ ấp.

Trứng ngan ấp 33-35 ngày thì nở. Những ngan con nở từ ngày 36 trở đi thường yếu không nuôi được. Vì vậy đến hết ngày thứ 35 người ta cho xuống ổ để nuôi ngan con. Tỷ lệ nở trên 90% so với trứng có phôi là đạt yêu cầu.

4. Ấp trứng ngan nhân tạo bằng máy

4.1. Xếp trứng

Xếp trứng ngan vào khay ấp bằng gỗ, xếp trứng nghiêng 30°. Tránh rơi trứng trong quá trình đảo trứng.

4.2. Nhiệt độ, độ ẩm trong máy ấp

Ấp trứng ngan nội

Giai đoạn ấp, nở

Ngày ấp

Nhiệt độ

Độ ẩm (%)

Giai đoạn ấp

1-9

38°2-38°3

64-65

Giai đoạn ấp

10-30

37°6-37°7

55-58

Giai đoạn nở

31-35

37°3-37°4

80-85

Ấp trứng ngan Pháp

Giai đoạn ấp, nở

Ngày ấp

Nhiệt độ

Độ ẩm (%)

Giai đoạn ấp

1-11

38°2-38°5

64-65

Giai đoạn ấp

12-25

37°8-38°

55-57

Giai đoạn ấp

26-30

37°6-37°7

55-57

Giai đoạn nở

31-35

37°4-37°5

80-85

 

– Để điều chỉnh chế độ nhiệt và chế độ ẩm có hiệu quả, tiến hành kiểm tra sự giảm khối lượng trứng trong quá trình ấp. Cân tổng thể 50 quả trứng có đánh dấu để 5 ngày sau lại cân số trứng đó, nếu thấy bình quân giảm 0,38g ở giai đoạn 1, 0,47g ở giai đoạn 2 và 0,36g ở giai đoạn 3, tổng cả giai đoạn đến 30 ngày ấp, giảm 13-14% là lý tưởng nhất. Nếu sự giảm lớn hơn 15% hay nhỏ hơn 12% thì tỷ lệ nở sẽ thấp.

4.3. Đảo trứng ngan

Mục đích của việc đảo trứng là tránh cho phôi khỏi sát vào vỏ, làm cho quá trình trao đổi chết được cải thiện và phôi phát triển tốt, nhất là giai đoạn đầu và giai đoạn giữa.

Trứng được đảo một góc 90° nếu xếp nghiêng, đảo 180° nếu xếp nằm ngang, trứng được đảo 2 giờ/lần. Mỗi ngày đảo 10-12 lần. Nếu 6 ngày đầu không đảo, phôi chết, dính vào vỏ và không di động, sau 13 ngày không đảo, túi niệu không khép kín được, lượng albumin nằm bên ngoài túi niệu dẫn đến tỷ lệ chết phôi cao, mổ vỏ không đúng vị trí, phỏi dị hình ở phần mắt, mỏ và đầu.

4.4. Thông thoáng

Trứng vịt và trứng ngan có khối lượng 70-80 g hấp thụ 9169cm3 (Oz) oxy và thải 6607cm3 cacbonic (CO2), trứng gà hấp thụ 4000cm3 O2 và thải 3536cm3 CO2 Chính vì vậy trong máy ấp luôn phải đảm bảo 21% O2 và không quá 0,04-0,1% khí cacbonic. Nếu khí cacbonic lóm hơn 0,4% sẽ có hại tới sự sinh trưởng và phát triển của phôi thai, gây tỷ lệ chết cao, nồng độ O2 cũng không thể thấp hơn dưới 15%.

Vận tốc gió trong máy ấp 77 cm/giây, tốc độ quạt xấp xỉ 300 vòng/phút với máy ấp. Máy nở vận tốc gió 40-45 cm/giây.

Nếu 8 ngày ấp mà không khí lưu thông không đều sẽ làm phôi phát triển cũng không đều, chỗ nhanh, chỗ chậm. Sau 15 ngày, vị trí phôi không đúng, phôi phát triển không đều và sau 28-30 ngày phôi chết, có hiện tượng xuất huyết. Trong máy ấp, lỗ thông thoáng được mở 1/5 ở những ngày đầu, sau đó nới dần, càng tăng ngày ấp, càng mở rộng. Những ngày cuối, mở toàn bộ đặc biệt là mùa nóng. Mùa đông cần quan tâm đến nhiệt độ môi trường và kiểm tra nhiệt độ máy. Nếu nhiệt độ xuống thấp phải đóng bớt cửa lại. Đối với máy thủ công ngày đầu để hở 3 lồng thoáng, sau đó tháo dần lỗ thoáng ra những ngày cuối mở hết các lỗ thông thoáng.

4.5. Làm mát trứng ngan

Không thể thiếu được chế độ làm mát quá trình ấp trứng thuỷ cầm do cấu trúc vỏ và các thành phần dinh dưỡng bên trong quả trứng.

Quy trình về chế độ làm mát trứng

 

Chế độ quy định

Đơn

vị

Chế độ 1

Chế độ 2

Chế độ 3

Số lần làm mát

Lần

1

2

3

Ngày bắt đầu và kết thúc giai đoạn làm mát

Ngày

thứ

9-31

7-20

21-31

1-14

15-24

25-31

Thời gian làm mát

Phút

9 phút ngày đầu, sau 1 ngày + 1 phút tăng đến 25 phút giữ đến khi ra nở

9 phút ngày đầu,, sau 1 ngày + 1 phút tăng đến 25 phút giữ đến khi ra nở

9 phút ngày đầu,, sau 1 ngày + 1 phút tăng đến 25 phút giữ đến khí ra nở

Thời gian đưa ra làm mát

Giờ

11 giờ sáng

9 giờ sáng 16 chiều

9 giờ sáng 16 giờ chiều 22 giờ đêm

Chế độ 3 cho tỷ lệ ấp nở cao nhất.

4.6. Kiểm tra sinh vật học

Cẩn kiểm tra sinh vật học thông qua soi trứng trong các giai đoạn ấp để biết khả năng phát triển của phôi và khả năng nở của mỗi lứa ấp. Lần 1 lúc 9 ngày, lần 2 lúc 17 ngày, lần 3 lúc 30 ngày.

+ Mục đích kiểm tra

– Xác định được chất lượng sinh học của trứng.

– Cho phép lập chế độ ấp trong những điều kiện cụ thể.

– Xác định được nguyên nhân các đợt ấp kém.

– Định ra phương hướng để nâng cao kết quả ấp nở.

+ Phương pháp kiểm tra

Dùng đèn soi để kiểm tra, loại những quả trứng trắng, trứng chết phôi để tiết kiệm chỗ, tránh ô nhiễm và xác định thời điểm phôi chết để có biện pháp cải thiện chế độ áp hay cải thiện chế độ nuôi dưỡng tránh gây thiệt hại không cần thiết, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Góc xếp trứng ngan: xếp nằm ngang (nếu cần diện tích máy có thể xếp nghiêng 30-45°).

Soi trứng kỳ 1: 9 ngày ấp; kỳ 2: 17ngày ấp; kỳ 3: 30 ngày ấp.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nuôi ngan trên sàn

Ngan thuộc loại thuỷ cầm có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh. Thông thường ngan được nuôi theo phương thức chăn thả. Hiện nay nhiều trại chăn nuôi không có chỗ chăn thả do ô nhiễm nguồn nước hoặc hạn chế bãi chăn thả, vì thế để bảo đảm an toàn trong chăn nuôi và hiệu quả trong sản xuất, nuôi nhốt trên sàn là giải pháp tối ưu.

Chuẩn bị con giống:

Con giống là yếu tố quyết định của thành bại trong chăn nuôi, vì vậy phải chọn con giống khỏe, nhanh nhẹn, không dị tật, không hở rốn.
ngan con 1 tuổi

Chuẩn bị chuồng nuôi:

Tùy theo quy mô chăn nuôi để thiết kế chuồng nuôi cho phù hợp. Diện tích cho sàn nuôi được tính 4 – 5 con/m2 không tính hành lang kỹ thuật, một ô sàn nuôi không nên quá 100 con.

Hệ thống quạt thông gió rất quan trọng đối với nuôi nhốt để khống chế độ ẩm và mùi.
Vì là dòng thủy cầm nên ngan luôn cần nước đủ để uống tự do và phun tắm khi cần thiết.

Nguồn điện luôn chủ động để bảo đảm cho quạt lưu thông gió và duy trì nguồn nước.

Chuẩn bị quây úm:

Khi úm ngan nên sử chất độn chuồng là rơm hoặc dạ băm nhỏ, phun thuốc sát trùng và để khô trước khi sử dụng ngoài ra có thể úm ngan trên sàn nhựa lỗ nhỏ tránh cho ngan lọt chân xuống.


Phun sát trùng chuồng trại, rửa sạch dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống có pha thuốc sát trùng, làm sạch phơi khô trước khi nuôi 2 tuần. Chuồng nuôi phải thoáng mát, đủ ánh sáng, không có gió lùa.

Trước khi đưa ngan con vào phải sưởi ấm chuồng.

Nhiệt độ chuồng nuôi:

Để đảm bảo cho ngan mạnh khoẻ nhiệt độ chuồng nuôi khi ngan:

Từ 1 – 3 ngày tuổi phải đạt 31 – 320 C .

Từ 4 – 8 ngày tuổi phải đạt 29 – 300 C.

Từ 9 – 13 ngày tuổi phải đạt 27 – 280 C.

14 – 28 ngày tuổi phải đạt 25 – 260 C

(Nhiệt độ chuồng nuôi được đo ở độ cao ngang đầu ngan).
Trên 28 ngày ngan sống trong điều kiện tự nhiên.

Ẩm độ không khí:

Ẩm độ thích hợp cho ngan con là 60 – 70%, song ở nước ta ẩm độ không khí rất cao có khi lên tới 80 – 90%. Khi độ ẩm cao cần phải đảo chất độn chuồng và cho thêm chất độn chuồng khô hàng ngày để giữ cho ngan ấm chân và sạch lông.
chuẩn bi chuong nuoi

Mật độ và độ lớn của đàn:

Hai yếu tố mật độ và độ lớn của đàn tác động trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cơ cấu đàn nhỏ có thể tăng mật độ và ngược lại.

Tuần 1, mật độ từ 20 – 25 con/m2

Tuần 2, mật độ từ 10 – 15 con/m2

Tuần 1, mật độ từ 6 – 7 con/m2

Giai đoạn tuổi hình thức nuôi mật độ tối đa 5 con/ m2 (không tính diện tích hỗ trợ kỹ thuật).

Chế độ chiếu sáng:

Tuần thứ 1 chiếu sáng 24/24 giờ.

Tuần thứ 2 chiếu sáng 20/24 giờ.

Tuần thứ 3 chiếu sáng 16/24 giờ.

Từ tuần 4 trở lên ngan sống trong điều kiện ánh sáng tự nhiên.

Không khí:

Lượng cung cấp không khí phụ thuộc vào độ ẩm và quyết định bởi chất độn chuồng.

Lượng không khí trao đổi phải đảm bảo sạch cho những khí thải của phân được đưa ra ngoài và nhiệt độ cần cho ngan ở mức cho phép.

Trong giai đoạn ngan con 1 – 14 ngày tuổi, tốc độ gió không được quá 0,3 m/s

Nước uống:

Đảm bảo sạch và ngan được uống nước tự do, ở tuần tuổi thứ nhất không cho ngan uống nước lạnh dưới 150 C.

Thức ăn và nuôi dưỡng

Thức ăn cho ngan tốt nhất là dùng thức ăn công nghiệp của các công ty có uy tín cung cấp, chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 – 21 ngày tuổi: Thức ăn đạt 20% đạm tiêu hoá, năng lượng 2.890 kcal.

+ Giai đoạn 22 – 56 ngày tuổi: Thức ăn đạt 16% đạm tiêu hoá, năng lượng 2.890 Kcal.

Ngan thương phẩm thức ăn đạt 15% đạm tiêu hoá, năng lượng 3.000 kcal.

Kỹ thuật cho ăn

Trước khi cho ngan ăn phải dọn máng, quét bỏ những thức ăn thừa, hôi, thối và mốc, cho ngan ăn làm nhiều lần trong ngày để tránh rơi vãi và ôi chua, tách những con nhỏ cho ăn riêng để ngan phát triển đồng đều.

Đối với ngan nuôi thương phẩm cho ngan ăn tự nhiên.

11. Kiểm tra ngan

Trạng thái đàn ngan cho phép đánh giá về sức khoẻ ngan, hàng ngày thường xuyên kiểm tra.

– Ngan con phân tán đều khắp chuồng chứng tỏ đàn ngan khoẻ mạnh, thoải mái, nhiệt độ trong chuồng đạt yêu cầu.

– Ngan con dồn đống là do lạnh, nhiệt độ chuồng nuôi thấp.

– Ngan con nằm há mỏ, cánh dơ lên là do nhiệt độ chuồng nuôi quá cao.

– Ngan không chơi hoặc nằm ở khu vực nhất định là chắc chắn có gió lùa.

– Ngan bị bết dính là do chuồng ẩm, chế độ nuôi dưỡng kém.

Lịch vaccine

Từ 7 – 10 ngày tuổi tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan.

Từ 12 – 14 ngày tuổi tiêm vaccine phòng bệnh dịch tả.

Từ 32 – 35 ngày tuổi tiêm vaccine phòng bệnh dịch tả.

Từ 42 – 45 ngày tuổi tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan.

Trước đẻ ngày 3 tuần tiêm vaccine phòng bệnh dịch tả.

Chú ý: Vaccine cúm H5N1 tham khảo ý kiến thú y địa phương.

* Vaccine viêm gan, dịch tả, ngan, vịt: nếu bố mẹ chưa tiêm thì nên tiêm vaccin viêm gan lúc 1 ngày tuổi.

Tiêm, vaccine dịch tả vịt vào 3 – 5 ngày tuổi và nhắc lại sau 2 tuần (loại dùng cho các lứa tuổi vịt).

(Có 2 cách, tiêm dưới da, hoặc bắp ức).

* Vaccine dịch tả vịt: Vịt nuôi đẻ, vaccine dịch tả được tiêm nhắc lại 4 – 5 tháng/lần.

* Có thể tiêm vaccine vào ổ dịch để dập dịch.

* Cần chủ động kiểm soát sức khoẻ vịt khi tiêm vaccine. Làm đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

* Cần nắm vững và làm đúng hướng dẫn của nhà nhà sản xuất thuốc, vaccine.

Nguồn: Nguoichannuoi.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Hướng dẫn Kỹ thuật chăn nuôi Ngan thịt chất lượng cao

Giống Ngan thịt sinh trưởng và phát triển nhanh, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp. Tỷ lệ nuôi sống cao, bộ lông phát triển bình thường.

So với giá trị kinh tế với các loại thương phẩm khác thì Ngan là loài gia cầm có sự ổn định giá trong nhiều năm liền mà chưa hề rớt giá. Trong bài viết này Fman sẽ hướng dẫn bà con tổng hợp các nguồn kiến thức hữu ích áp dụng trong kỹ thuật chăn nuôi Ngan thịt.

Kỹ thuật chăn nuôi ngan

1. Chuẩn bị dụng cụ chuồng trại

Chuồng nuôi: Chuồng nuôi và dụng cụ phải rửa sạch sẽ, trống chuồng trước khi nuôi 15 – 20 ngày . Cần được xử lý theo qui trình vệ sinh thú y, quét hoặc rắc vôi đặc 40%, khử trùng bằng formol 3% từ 2 – 3 lần. Trước khi xuống ngan con 1 – 2 ngày, phun khử trùng lần cuối cùng (đóng kính cửa để phun sau 5h đến 7h mới mở ra).

Máng ăn: Dùng máng ăn bằng tôn có kích thước 70 cm – 2,5 m sử dụng cho 70 – 100 con 1 máng.

Máng uống:

+ Giai đoạn 1-2 tuần tuổi sử dụng máng uống tròn loại 2 lít.

+ Giai đoạn 3-12 tuần tuổi sử dụng máng uống tròn loại 5 lít, dùng cho 20-30 con 1 máng đảm bảo cung cấp 0,3-0,5 lít nước mỗi con 1 ngày, đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho ngan.

Chụp sưởi: Có thể dùng hệ thống lò sưởi hoặc bóng điện đảm bảo cung cấp nhiệt cho đàn con. Dùng bóng điện 75W 1 quây (60 – 70 ngan). Mùa đông 2 bóng 1 quây, ở nhiều nơi không có điện dùng bếp than lò ủ trấu v.v… Cần hết sức chú ý phải có ống thông khí thải của bếp trấu và lò ủ trấu ra ngoài chuồng. Nếu không hàm lượng khí độc cao gây ảnh hưởng tới sức khoẻ đàn ngan.

Quây ngan: Dùng cót ép làm quây, chiều cao 0,5m; dài 4,5; sử dụng cho 60-70 con 1 quây, từ ngày thứ 5 tăng dần diện tích quây để cho ngan vận động, ăn uống. Từ cuối tuần thứ 3, đầu tuần thứ 4 trở đi bỏ quây để cho ngan vận động, ăn uống được thoải mái.

Rèm che: Dùng vải bạt, cót ép hoặc phên liếp che xung quanh chuồng nuôi ngan con để giữ nhiệt và tránh gió lùa.

Chất độn chuồng: Chất độn chuồng phải đảm bảo khô, sạch, không ẩm mốc sử dụng phôi bào, trấu, nếu không có dùng cỏ rơm khô băm nhỏ v.v…phun thuốc sát trùng bằng formol 2%. Chất độn chuồng nuôi ngan phải thay thường xuyên.

Sân chơi: Cần có sân, hoặc vườn với mương nước sạch cho ngan vận động và tắm từ giữa tuần thứ 3 trở đi. Hàng ngày rửa thay mương nước 2 lần đảm bảo ngan luôn được tắm nước sạch.

Chọn ngan giống: Chọn Ngan nở đúng ngày (từ ngày 34 và 35) khoẻ mạnh nhanh nhẹn. Lông bông, mắt sáng, bụng gọn, chân mập, có màu lông tơ đặc trưng của giống. Nên tách ngan trống, ngan mái nuôi riêng từ lúc 1 ngày tuổi. Ngan R31: lông màu vàng chanh, có phớt đen ở đuôi, ngan R51: lông màu vàng hoặc rơm, chân và mỏ màu hồng, có hoặc không có đốm đen trên đầu. Ngan siêu nặng: Lông màu vàng, vàng rơm có hoặc không có đốm đen trên đầu, chân và mỏ màu hồng.

2. Mật độ

Tuỳ thuộc vào điều kiện chăn nuôi, mùa vụ và khí hậu mà quyết định mật độ chuồng nuôi. Mật độ vừa phải thì Ngan sinh trưởng và phát triển tốt và hạn chế được sự lây nhiễm bệnh tật. Từ 0-4 tuần tuổi: 15-20 con trên m2 nền chuồng. Từ 9-12 tuần tuổi: 5-7 con trên m2 nền chuồng cộng với diện tích sân chơi bằng 2 lần diện tích nền chuồng.

3. Nhiệt độ và chế độ chiếu sáng

Ngan không tự nhiên điều chỉnh được thân nhiệt trong 2 tuần đầu mới xuống chuồng. Do vậy cần được đảm bảo được nhiệt độ cho ngan, nếu nhiệt độ không thích hợp thì tỷ lệ nuôi sống, khả năng sing trưởng bị ảnh hưởng, ngan dễ mắc bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá.

Khi đủ ấm ngan nằm rải đều trong quây, khi thiếu nhiệt ngan nằm chồng lên nhau sát vào nguồn nhiệt. Nếu thừa nhiệt ngan nằm tản ra nguồn nhiệt nhào nhác khát nước. Ngan con cần chiếu sáng 24 trong ngày, ban ngày lợi dụng ánh sáng tự nhiên đảm bảo cường độ chiếu sáng 3W 1 m2 nền chuồng.

4. Thức ăn và phương pháp cho ăn

Thức ăn: Phải bảo đảm được thức ăn luôn mới, thơm, không bị mốc mọt. Thức ăn cần phải cân đối về thành phần dinh dưỡng để đáp ứng đủ về nhu cầu sinh trưởng và phát triển của ngan trong từng giai đoạn, sử dụng nhiều loại nguyên liệu và thức ăn bổ sung động vật, thực vật, premix khoáng và vitamin.

Phương pháp cho ăn:

Với mục đích của người chăn nuôi là ngan lớn nhanh nên lượng thức ăn đảm bảo thoả mãn được nhu cầu của ngan. Như vậy không có nghĩa là cứ cho ăn tự do ở mức lúc nào trong máng cũng có thức ăn, như vậy thức ăn sẽ bị ôi thiu, ẩm mốc. Thức ăn của ngan giảm đi gây ảnh hưởng tới sinh trưởng, thậm chí gây bệnh cho ngan. Để ngan ăn được nhiều, hiệu quả chuyển hoá thức ăn tốt cần cho ăn như sau: Cho ngan ăn theo bữa, hết thức ăn mới cho ăn tiếp. Việc để cám thường xuyên mới và mùi thơm của cám sẽ kích thích được ngan ăn nhiều, đồng thời tránh cho ngan mổ cắn nhau.

Từ 5-12 tuần tuổi có thể cho ngan ăn thêm rau xanh. Để có căn cứ cho các nhà sản xuất lập kế hoạch chuẩn bị thức ăn nuôi ngan. Kỹ thuật chăn nuôi Ngan thịt rất đơn giản nếu các bà con lưu ý được các vấn đề quy trình chăm sóc và giám sát các loại bệnh thường gặp phổ biến ở ngan.

Nguồn: Trangtraivac.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Một số thức ăn và tiêu chuẩn ăn của ngan

Ngan là loài gia cầm thích ứng rộng rãi cả trên cạn và dưới nước và có thể nuôi quanh năm. Việc chăn nuôi ngan rất dễ, trong nuôi chăn thả truyền thống, thức ăn của ngan rất đa dạng phong phú, không đòi hòi khắt khe dinh dưỡng trong khẩu phần. Đa phần, thức ăn gồm tinh bột, protein, chất xơ xanh… Ngan thích ăn dạng mảnh, hạt, không thích ăn thức ăn bột, ướt và trơn. Để hiểu rõ tổng hợp về thức ăn của ngan, bà con có thể tham khảo bài viết sau:

Ngan

Ngan thuộc loài ăn tạp, được nuôi bằng nhiều loại thức ăn khác nhau. Căn cứ vào mục đích sử dụng của mỗi loại thức ăn trong khẩu phần, người ta chia thức ăn nuôi ngan thành các nhóm sau:

1. Nhóm thức ăn năng lượng

Nhóm này bao gồm các loại hạt ngũ cốc và sản phẩm phụ của chúng. Loại thức ăn này gồm các hạt hoà thảo như: thóc, ngô, kê, cao lương và các sản phẩm phụ của chúng như cám, tấm…

Thóc: Năng lượng của thóc khoảng 2630-2860 Kcal/kg, protein: 7,8- 8,7%, mỡ: 1,2-3,5%, xơ: 10-12%. Trong thóc hàm lượng lizin, acginin, tryptophan cao hơn ngô nhưng lượng khoáng đa lượng và vi lượng trong thóc thấp.

Ngô: Là nguồn thức ăn giàu năng lượng, ngô đứng hàng đầu trong các loại thức ăn năng lượng ở gia cầm.

2. Thức ăn protein

Gồm các loại hạt cây họ đậu, cá và các phụ phẩm của chúng. Đại diên lớn nhất của các loại thức ăn này là đỗ tương, đỗ xanh, lạc., bột cá, bột đầu tôm:

Đỗ tương: Giá trị sinh học của protein đỗ tương cao tương đương với các protein động vật. Tuy nhiên khi sử dụng đỗ tương phải chú ý đến những tác nhân kháng dinh dưỡng có trong hạt đỗ tương.

Lạc: Lạc chứa nhiều dầu mỡ, tỷ lệ mỡ chiếm 38-40% trong lạc vỏ và 48-50% trong lạc nhân. Hàm lượng protein trong khô dầu ép cả vỏ là 30-32%, trong khô dầu lạc nhân là 45-50%.

Bột cá: Bột cá là nguồn thức ăn protein tuyệt vời cho gia cầm bởi vì bột cá chứa đầy đủ số lượng của các axit amin cần thiết mà gia cầm yêu cầu, đặc biệt là lizin và metionin. Song bột cá là nguyên liệu đắt tiền do đó để đảm bảo giá thành của khẩu phần cần tính toán cung cấp một tỷ lệ hợp lý.

Bột đầu tôm: Bột đầu tôm là nguồn protein động vật giàu các nguyên tố khoáng, thành phần dinh dưỡng và giá trị sinh học của protein bột đầu tôm khá cao nhưng không bằng bột cá và bột máu.

3. Thức ăn khoáng và vitamin

Loại thức ăn cung cấp khoáng và vitamin được gọi là thức ăn bổ sung. Thức ăn bổ sung khoáng thường dùng trong chăn nuôi gia cầm là: Các phức hợp muối có chứa canxi, photpho; Các muối amoni, muối ăn, muối của một số khoáng vi lượng.

Tiêu biểu của nhóm này là khoáng đa lượng; đá vôi ở dạng bột như phấn canxi cacbonat, bột vỏ sò, vỏ trứng, bột xương, mangan sunfat (MnSO4 . 5H2O) ở dạng tinh thể, coban clorua (CoC12-6H2O) dạng bột màu hồng đỏ…

Nhu cầu dinh dưỡng của ngan không đòi hỏi cao, ngan có khả năng tự điều chỉnh mức tiêu thụ thức ăn bằng cách hấp thụ một lượng dinh dưỡng ổn định. Nên khi thay đổi khẩu phần ăn của ngan không làm ảnh hưởng mạnh đến chất lượng thịt. Bà con có thể yên tâm điều chỉnh khẩu phần ăn của ngan để phù hợp với điều kiện kinh tế.