Nghiên cứu này nhằm chứng minh sự tích lũy chất độc hại là manganese (Mn) và ảnh hưởng của nó đến tôm nuôi trong hệ thống Biofloc.
Trong hệ thống nuôi tôm tuần hoàn sẽ có sự mất mát các chất dinh dưỡng và tích lũy các chất độc hại.
Nuôi tôm theo công nghệ Biofloc ngày càng phổ biến ở nước ta do nhiều ưu điểm như tiết kiệm nước, tỉ lệ sống cao, năng suất cao gấp nhiều lần nuôi bình thường, chất lượng thủy sản nuôi được đảm bảo và không gây ô nhiễm môi trường.
Nhưng do sự trao đổi nước thấp của những hệ thống này dẫn đến việc thiếu hụt yếu tố dinh dưỡng hoặc tích lũy các chất độc hại.
Sự tích tụ Mn (SBR) là nguyên nhân làm chậm quá trình phát triển của tôm nuôi. Do nước nuôi tôm có hàm lượng Mn cao chứa trong các hạt biofloc, các hạt biofloc này là thức ăn bổ sung cho tôm nuôi. Về cơ bản SBR có nhiều trong nước thải từ hệ thống nuôi tôm. Vật liệu flocs còn sót lại từ các lần xử lý nước trước còn gọi là “nước bẩn” . Các floc này trộn lẫn với các hạt floc mới và nó được dùng làm thức ăn bổ sung vào thức ăn cho tôm.
Thí nghiệm đánh giá tác động của Mn với tôm nuôi
Hai thử nghiệm được tiến hành như sau:
(i) Thử nghiệm thức ăn đầu tiên là một thí nghiệm kéo dài 6 tuần để xác định độc tính của mangan đối với tôm (Litopenaeus vannamei) trong khẩu phần không có bioflocs.
(ii) Thử nghiệm cho ăn thứ hai (5 tuần) là được thực hiện với các biofloc nói trên với hàm lượng mangan cao.
SBR được sử dụng đối với tôm nuôi trong giai đoạn khoảng 30 ngày tuối, ở giai đoạn này chất lượng nước nuôi tương đối tốt.
Nước sử dụng sau khi tách các hạt floc được sử dụng ngược lại vào hệ thống RAS và các hạt floc được sử dụng bổ sung cùng với thức ăn viên cho thấy tăng trưởng của tôm nhanh hơn so với chỉ đơn thuần dùng thức ăn viên.
Tuy nhiên, đến giai đoạn nuôi khoảng 60 ngày khi này chất lượng nước trở nên xấu hơn, do đó khi bổ sung các hạt floc vào thức ăn làm giảm tăng trưởng của tôm khoảng 30% so với việc không bổ sung.
Giai đoạn nuôi từ 60 ngày trở đi cho thấy hàm lượng Mn tích lũy dao động trong khoảng 0.9 – 1.1%, tương đương hàm lượng Mn có thể có trong thức ăn tôm khoảng 0.1 – 0.3% tùy thuộc vào lượng biofloc tạo thành.
Kết luận.
Mn đóng cai trò quan trọng trong nuôi tôm, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy hàm lượng Mn trong thức ăn tôm càng cao thì tôm càng chậm lớn, và hàm lượng này không được vượt quá 0.02%.
Sự tích lũy Mn trong nước nuôi tôm theo hệ thống Biofloc làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tôm nuôi. Do đó cần cân nhắc cẩn thận đối với các cấp độ tiềm tàng của các nguyên tố vi lượng trong biofloc.
Nguồn: Tepbac.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.