Phương thức trồng và mật độ trồng tre trúc

Phương thức trồng và mật độ trồng tre trúc có thể chia thành 2 loại: trồng thuần loài tre hoặc trúc và trồng hỗn loài xen lẫn với các loài cây gỗ lá rộng khác.

Giống như các loại cây trồng khác, tre trúc có thể trồng thuần loài hoặc hỗn loài. Rừng hỗn loài có rất nhiều ưu điểm, đặc biệt với tre trúc lại càng rõ nét. Thực tiễn ở trong nước và ngoài nước đều cho thấy rừng tre trúc hỗn loài với cây gỗ lá rộng thì tre trúc sinh trưởng tốt. Ở đây có thể lí giải là cây gỗ lá rộng có tác dụng cải tạo đất, làm tăng độ ẩm không khí và độ ẩm đất lại có tác dụng hạn chế ảnh hưởng của gió bão, bảo vệ măng khỏi bị gãy ngọn. Mặt khác còn hạn chế sâu hại lan nhanh, nhất là bọ nẹt hại lá tre. Trước đây ở một số vùng Thanh Hoá nhân dân thường trồng thưa để búi luồng có đủ đất phát triển, cây luồng có giá trị cao, giữa các khoảng đất trong rừng thường có các loài cây gỗ lá rộng ưa sáng, mọc nhanh tái sinh tự nhiên như giẻ, xoan, gội, v.v. hình thành hỗn loài giữa luồng và cây gỗ lá rộng.

Tuy vậy không có nghĩa là ở đâu cũng cần trồng rừng hỗn loài, mà tuỳ theo mục đích và điều kiện từng nơi mà cần và có thể trồng rừng tre trúc thuần loài, thí dụ các rừng chuyên canh thì cần thiết trồng thuần loài, có cùng biện pháp xử lí như rừng chuyên lấy măng, chuyên lấy nguyên liệu giấy và rừng trồng tre ven đê thì nên trồng thuần loài, về điều kiện địa hình thì những nơi tương đối bằng phẳng (<15°) thì có thể trồng thuần loài. Những nơi dốc 15° thì nên trồng hỗn loài với cây lá rộng.

Rừng tre thuần loài

Đặc tính của loài tre trúc có thân mọc cụm thì không có khả năng bò lan trong đất, mặt khác do mầm măng mọc từ các mắt ở gốc ra nên lâu dần có hiện tượng nâng búi, tức là gốc búi tre ngày càng nổi lên cao, nhất là tre gai thì rất rõ. Về mặt lợi dụng đất mà nói thì không bằng loại có thân mọc phân tán. Loại mọc cụm nếu trồng thành rừng thuần loại, lại ở nơi đất dốc mạnh thì sau này rất khó xử lí, không có đất để bồi đắp vào gốc, việc bỏ gốc già cũng sẽ gặp nhiều khó khăn vì thế nơi đất dốc thì nên trồng hỗn loài với cây lá rộng.

Mật độ trồng với loài mọc cụm như luồng, diễn nếu đất bằng, trồng thuần loài thì có thể trồng với cự ly 4m x4m hoặc 4m x 5m (mật độ trồng 500-670 cây/ha) sau này mọc thành 500-670 bụi; nếu trồng hỗn loài thì chỉ nên 200-400 cây/ha (cự ly 5 x 10m, hoặc 4 x 6m).

Với loại có thân mọc tản thì có thể trồng thưa hơn loại mọc cụm. Bởi vì thân ngầm có thể bò lan trong đất. Các loài trúc, vầu có thể trồng với mật độ 200 cây/ha (5 x 10m). Giữa các hàng trúc, vầu lúc đầu có thể thực hiện nông lâm kết hợp như trồng đỗ, lạc, sắn, ngô. Làm nông lâm kết hợp qua việc xới xáo đất khiến đất tơi xốp càng có tác dụng dẫn dụ thân ngầm lan nhanh. Loại này (trúc, vầu) không nhất thiết trồng dày (kín) ngay lúc đầu vì đào gốc và thân ngầm khó khăn hơn loại mọc cụm. Mặt khác nếu trồng dày sau này thân ngầm sẽ bò chằng chịt trong đất, tốn công xử lí hơn.

Nguồn: Caytrongvatnuoi.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Hiệu quả kinh tế từ trồng cây gỗ trúc liễu

Trong điều kiện lập địa phù hợp, chu kỳ khai thác gỗ nguyên liệu của Trúc liễu: nếu lấy gỗ nhỏ chỉ cần 2 năm, gỗ vừa 3-4 năm, gỗ lớn 5-6 năm, hiệu quả kinh tế rất cao, thu hồi vốn nhanh.

Cây trúc liễu

cây gỗ trúc liễu

1. Trồng được mật độ cao:

– Trồng lấy gỗ, mật độ 5.000-10.000 cây/ha;

– Trồng làm nguyên liệu giấy, mật độ 37.500 cây/ha;

– Trồng chỉ để sản xuất cây giống: 150.000 cây/ha.

2. Sinh trưởng nhanh

Với mật độ 5.000-10.000 cây/ha, đủ nước, phân, chăm sóc tốt, sau 4-6 năm, đường kính Ngang ngực 20-40 cm, cao 20-25 m, sinh khối gỗ 1 cây đạt 0,35-0,45 m3.

3. Tính kháng cao

Kháng mặn, phèn, úng hạn, rét, bệnh, kháng nén, kháng cong, kháng cắt gọt. Không bị bệnh dỉ sắt, loét thân.

4. Thích ứng rộng

Trúc liễu ưa sáng, chịu rét, chịu được nhiệt độ -370C-400C, từ đất đồng bằng đến độ cao 4.000 m, đều tốt. Rễ phát triển mạnh, nẩy chồi mạnh, dễ sống, tỷ lệ sống trên 95%.

5. Gỗ chất lượng tốt

Không rỗng ruột, không lõi đen, trắng đều từ ngoài đến lõi, trước khi tẩy trắng, độ trắng tự nhiên trên 60%, hiệu suất thu hồi bột 95%, xơ mềm, thớ mịn, làm nguyên liệu hảo hạng để sản xuất giấy, đóng gói, kiến trúc, xây dựng.

6. Nguồn năng lượng mới

Nhiệt trị của cây cao, C/N cao, là cây sản xuất nhiên liệu tái tạo tốt, là nguyên liệu để sản xuất các loại sản phẩm gỗ, đồ gỗ cao cấp. Trong tương lai, Trúc liễu trở thành cây sản xuất năng lượng mới tốt nhất.

7. Cảnh quan đẹp

Trồng ven đường, công viên, khu nghỉ dưỡng, ven đường sắt tạo mỹ quan tốt. Thân thẳng đứng, tán hẹp, phần trên cành xoè nghiêng rất đẹp.

8. Phòng bão, chống cát bay tốt. Chịu đất xấu, rễ phát triển mạnh, có thể bảo vệ đê, phòng bão, giữ cát, là cây phù hợp để phát triển rừng bảo vệ vùng bãi cát ven biển.

9. Có thể xen canh trong vườn rừng

Trồng mật độ 5.000 cây/ha, theo khoảng cách 1,3 x 1,6 m, năm đầu có thể trồng xen cây khác, nuôi gà, trồng nấm dưới tán rừng. Có người ví cây Trúc liễu là “một ngân hàng xanh” với chu kỳ ngắn, hiệu quả sinh thái và kinh tế cao.

10. Hiệu quả kinh tế cao

Hiệu quả kinh tế cao hơn hàng chục lần so với các cây mọc nhanh khác.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam