Truy xuất nguồn gốc bằng điện thoại thông minh

Giải pháp này tự động khớp lệnh 3 bên giữa người sản xuất, người bán và người mua. Khi được phổ biến rộng rãi, nó có thể làm thay đổi tập quán trong sản xuất nông nghiệp và tập quán tiêu dùng của người Việt Nam.

Khi người tiêu dùng lựa chọn giải pháp mua thực phẩm qua điện thoại thông minh, sẽ truy xuất được nguồn gốc thực phẩm đến từng sản phẩm, từng thửa ruộng, từng người trồng, từng đơn vị chế biến.

Sản phẩm sẽ được giao đến tận nhà với giá rẻ nhất. Vì các cửa hàng thực phẩm sạch, các shipper chuyên nghiệp luôn ở gần nhất để có thể giao hàng nhanh nhất trong vòng 32 phút. Các giao dịch giữa người mua, cửa hàng và shipper được khớp lệnh tự động, với đầy đủ chi tiết của đơn hàng.

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm

Truy xuất nguồn gốc giám sát nguồn gốc thực phẩm từ quá trình nuôi trồng cho đến khi lên bàn ăn. Hàng hóa tham gia phải trong chuỗi và được bên thứ ba kiểm soát độc lập về chất lượng, an toàn. Khi đạt tiêu chuẩn mới được cấp tem. Đây là giải pháp giúp chứng minh được sản phẩm tốt, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đúng giá trị.

Giải pháp giúp tối ưu hóa chuỗi nông sản và nâng cao sức cạnh tranh, làm tăng giá trị cho người nông dân. Với người tiêu dùng thì được sử dụng sản phẩm sạch. Thay đổi nông nghiệp là giải pháp tương lai, là xu thế tất yếu. Điện thoại thông minh có thể làm thay đổi tập quán sản xuất nông nghiệp và tập quán tiêu dùng.

Đây là giải pháp đồng bộ, có thể gọi là Win – Win. Các bên tham gia từ nông dân, người bán, người mua đều có lợi. Giải pháp mới liên quan đến nhận thức người tiêu dùng, chính sách Nhà nước và có tính xã hội cao nên rất cần xã hội chung tay góp sức.

Hiện nay giải pháp này đang được triển khai thí điểm tại Tp. HCM, Lâm Đồng, Hà Nội, Bắc Giang, Quảng Nam.

Theo nhanong.com.vn được tổng hợp lại bởi Farmtech Vietnam.

Truy nguyên nguồn gốc sản xuất theo JGAP

Hiện nay hầu hết người tiêu dùng mua sản phẩm nông nghiệp trên thị trường mà không biết nó sản xuất từ đâu, điều kiện sản xuất như thế nào, có đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh hay không. Hầu hết sản phẩm trên không có nhãn mác ghi những thông tin cần thiết như địa chỉ, nơi sản xuất, ngày sản xuất, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm…

Thực phẩm được dán mã QR người dùng có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm

GAP có một hệ thống biểu mẫu ghi chép và lưu trữ hồ sơ để có thể truy tìm nguồn gốc của sản phẩm tới từng trang trại và người sản xuất.Từ đây cũng có thể truy ngược lại tới người tiêu dùng qua nhiều khâu luân chuyển. Việc truy tìm được nguồn gốc sản phẩm sẽ biết được nguyên nhân cụ thể gây ra rủi ro, xuất phát từ khâu nào (sản xuất, bảo quản hay luân chuyển) và ở cơ sở nào từ đó có biện pháp khắc phục hiệu quả và cơ bản. Điều này còn nhắc nhở người sản xuất về trách nhiệm với sản phẩm do mình làm ra, thực hiện các qui trình tốt

Việc quan trọng nhất là trên các thùng chứa sản phẩm đã đóng gói phải có nhãn mác, ghi rõ mã số người sản xuất, tên giống, ngày thu hoạch, tên, loại thùng chứa khi thu hoạch.

Đối với mỗi lô sản phẩm sau khi ra khỏi nhà máy đóng gói cũng phải có hồ sơ ghi các thông tin giống như trên thùng sản phẩm, ngoài ra cần ghi thêm tên thị trường nhập khẩu, điều kiện kho bảo quản, hợp đồng giữa nhà máy đóng gói và người trồng.

Nếu sản phẩm bị xác định hoặc nghi là ô nhiễm cần cách ly, ngừng phân phối hoặc thông báo ngay tới người đã mua sản phẩm. Đồng thời điều tra nguyên nhân ô nhiễm và có biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm.

GAP yêu cầu người sản xuất và đóng gói ghi chép và lưu giữ đầy đủ các thông tin trên. Đây là điểm chính yếu, yêu cầu phải thực hiện 100%.

Những nội dung chính trong trong truy nguyên nguồn gốc theo tiêu chuẩn JGAP:

Truy vết gồm có:

Thông tin bên ngoài của sản phẩm: Những sản phẩm đã được xuất đi, hóa đơn, phiếu vận chuyển phải chứa những thông tin sau:
①Tên nông trại
②Tên sản phẩm
③Nơi xuất xứ

Ghi chép vận chuyển: Phải có bản ghi chép để ghi chép lại thông tin nhằm truy xuất khi cần giữa những sản phẩm được xuất đi và thông tin thu hoạch. Bản ghi chép phải chứa những thông tin sau:
① Địa chỉ đến
② Ngày chuyển đi
③ Tên sản phẩm
④ Số lượng
⑤ Số lô thu hoạch hoặc số lô lưu trữ mà truy xuất đến số lô thu hoạch

Bản ghi chép thu hoạch: Cần ghi chép những các thông tin sau:
① Số lô thu hoạch
② Tên sản phẩm
③ Ngày thu hoạch
④ Số lượng đã thu hoạch
⑤ Địa điểm đã thu hoạch

Xử lý sản phẩm từ các nông trại khác:

① Nếu nông trại xử lý sản phẩm từ những nông trại khác, thì phải có biện pháp đối phó để phân biệt các sản phẩm từ mỗi trang trại và phòng ngừa việc lẫn lộn với nhau. Những biện pháp này phải được xác nhận bằng cách ghi chép lại.
② Khi trang trại bán các sản phẩm từ các trang trại khác, trên phần thông tin sản phẩm cũng phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, tránh gây nhầm lẫn.