Kinh nghiệm trồng cây ngò gai

Thời vụ

Mùi tàu có thể trồng quanh năm nhưng thích hợp nhất là trồng vào mùa xuân và mùa thu (tháng 2 và tháng 7 dương lịch). Sau trồng khoảng 35- 40 ngày là thu hoạch lứa đầu, lứa sau thu hoạch cách lứa trước khoảng một tháng. Một vụ mùi tàu có thể thu hoạch kéo dài 1 năm.

Đất trồng

Mùi tàu phát triển tốt trên những chân đất ẩm, giàu mùn, giàu dinh dưỡng. Đất cần được cày ải, phơi kĩ để diệt loài sùng trắng hoặc dế dũi hay nằm dưới đất cắn phá rễ cây. Lên luống cao 20 – 25cm, rộng 1,0 – 1,2m. Khi làm đất cần bón phân chuồng mục (thích hợp nhất là phân gà ủ mục) với lượng 55 – 70 kg/sào. Xử lý đất bằng Basudin hạt với lượng 1 kg/sào để diệt sâu đất.

Lượng hạt giống

300 – 500 gam hạt giống/100m2 đất. Cũng có thể gieo dày hơn với lượng 500 – 700 g/100m2 để tỉa nhánh bán dần hoặc nhân thêm diện tích.

Gieo hạt

Mùi tàu dễ mọc nên hạt giống sau khi mua về có thể gieo trực tiếp xuống đất trồng mà không qua ngâm ủ. Hạt gieo xong nên phủ trấu hoặc rơm rạ và tưới nước đủ ẩm cho hạt nảy mầm thuận lợi. Khi cây mọc, cần dỡ bỏ bớt rơm rạ để cây hấp thu ánh sáng và mọc nhanh hơn.

Làm giàn che

Mùi tàu là cây ưa bóng nên sau khi cây mọc một tuần cần tiến hành tỉa dặm và làm giàn che bằng lá chuối hoặc lưới đen với chiều cao khoảng 1,5m.

Chăm sóc, bón phân

Mùi tàu dễ mọc, dễ phát triển, ít bị sâu gây hại nhưng cần nhiều dinh dưỡng và thường hay bị bệnh thối gốc, chết cây sau mỗi đợt thu hoạch cắt lá. Vì vậy, muốn tăng năng suất và ốn định cho cây gia vị này người trồng cần chú ý:

+ Mùi tàu cần nhiều đạm và lân nên sau mỗi đợt thu hoạch cần tưới khoảng 1,8 kg urê + 3,5kg lân supe/sào là đủ để kích thích cây ra lá và rễ nhanh hơn (phân lân được ngâm với nước giải 3 – 5 ngày rồi tưới sẽ tốt hơn).

+ Nếu quan sát thấy mùi tàu có một số lá bị vàng nhạt, lá mỏng, mép lá cuốn lên là thiếu đạm, cần bổ sung thêm urê. Ngoài ra, cây mùi tàu rất cần dinh dưỡng trung, vi lượng( Mg, Ca, Cu, Bo, Zn. Mo…). Vì vậy, cần sử dụng các loại phân tổng hợp giàu trung, vi lượng để thúc cho cây (Phân của công ty Phân bón miền Nam, Bình Điền, Văn Điển…). Biểu hiện của triệu chứng thiếu vi lượng điển hình nhất là hầu hết số lá trên cây đều bị mất diệp lục (cây bị bạch tạng). Khi gặp hiện tượng này thì cần bổ sung ngay cho cây một lượng phân bón siêu vi lượng (0,5kg/sào) bằng cách hòa nước tưới cho cây hoặc phun lên thân lá và gốc, giúp cây hồi phục lại bình thường.

+ Do cấu tạo của cây khi còn non, chồi nằm sát mặt đất, các lá xòe rộng như hình hoa thị, giữa tâm cây lõm xuống. Vì vậy, khi tưới nước cho cây không nên té nước ở rãnh luống lên mặt luống. Tốt nhất là tưới theo phương pháp phun mưa hoặc tưới ngấm thì cây sẽ ít bị đất phủ lên gây thối chồi, chết cây.

Ngò gai

Bệnh hại

Ở mỗi lứa thu hoạch, bà con thường cắt toàn bộ lá và thân cây, chỉ chừa lại phần gốc. Đây là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh thối gốc và vi khuẩn héo xanh gây hại, có thể gây chết toàn bộ ruộng mùi tàu chỉ trong vài ngày. Vì vậy, bà con cần lựa chọn các ngày nắng ráo để thu hoạch, ngay sau đó phải phun một số loại thuốc trừ nấm, kháng khuẩn cho cây như: Ninexto, Validacin, Anvil, Kasumin, Kasai, Fitsan…

Sâu hại

Mùi tàu là cây gia vị có mùi thơm nhẹ, có khả năng xua đuổi nhiều loại côn trùng gây hại nhưng cây vẫn bị loài nhện đỏ chích hút làm quăn ngọn, lá và cây rụt lại. Cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, nhất là khi mưa phùn ẩm ướt, độ ẩm cao để phát hiện và phun trừ kịp thời bằng một trong các loại: Dầu khoáng SK99 thuốc Comite, Autus, Alphamin, Danitol, Pegasus, Nissura, Vibamec… Ngoài ra, cần tỉa bớt cây nhằm tạo độ thông thoáng cho ruộng. Tốt nhất, nên áp dụng biện pháp IPM (phòng trừ dịch bệnh tổng hợp) và tuân thủ các tiêu chuẩn VietGAP.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Ứng dụng trồng nấm linh chi công nghệ cao

Mô hình trồng nấm linh chi công nghệ cao trong nhà kính sẽ tạo ra sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao, khuyến khích mọi người chuyển đổi cơ cấu sử dụng mạnh dạn ứng dụng tiến bộ.

Trong những năm gần đây, nấm linh chi được trồng rộng rãi nhiều nơi, các trang trại cơ sở tận dụng nhà cũ hoặc các trại chưa đạt chuẩn để trồng nấm, việc đầu tư thiết kế chưa khoa học dẫn đến việc khó kiểm soát dịch bệnh, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nấm. Bên cạnh đó, khi trồng nấm mọi người vẫn chăm sóc tưới nước bằng thủ công (dùng bình xịt để phun tạo ẩm cho nhà trồng) dẫn đên mất nhiều thời gian. Vì vậy độ ẩm trong nhà trồng nấm không được duy trì đồng đều ở các vị trí, từ đó dẫn đến nấm phát triển không đồng đều, những nơi có độ ẩm thích hợp nấm phát triển tốt và ngược lại, nơi có độ ẩm không thích hợp thì nấm phát triển không đều biến dạng, mất giá trị kinh tế. Ngoài ra, nấm linh chi sau khi thu hoạch được phơi nắng trong môi trường tự nhiên sẽ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Mô hình nhà trồng nấm bằng kính lưới đảm bảo ánh sáng được khuếch tán đều từ mọi phía giúp nấm phát triển đều, che chắn côn trùng giảm thiểu thiệt hại, điều khiển nhiệt độ theo từng giai đoạn phát triển của nấm.

Trồng nấm linh chi trong nhà kính

– Công nghệ tưới nước với máy phun sương để duy trì độ ẩm cho nhà trồng nấm, nước được tách ra dưới dạng những hạt sương rất nhỏ, hòa vào không khí dưới dạng sương mù. Các hạt sương này dễ dàng len lỏi khắp nhà trồng, đảm bảo duy trì độ ẩm các vị trí trong trại như nhau. Công nghệ tưới nước phun sương chỉ qua một công tắc bấm này giúp người trồng kiểm soát được tình hình nhà trồng nấm của mình mà không cần phải di chuyển đến nhà trồng nấm.

Máy phun sương tưới nước tự động

Trại trồng nấm linh chi lắp đặt hệ thống tưới nước phun sương tự động

– Sử dụng nguyên lý hiệu ứng nhà kính để phơi nấm linh chi bằng ánh nắng mặt trời trong điều kiện có kiểm soát, điều này giúp sản phẩm đảm bảo được an toàn vệ sinh thực phẩm.

Phơi nấm linh chi bằng ánh nắng trong nhà kính

Với mô hình trồng nấm linh chi công nghệ cao không chỉ áp dụng riêng cho nấm linh chi mà cho cả nấm bào ngư, nấm mộc nhĩ và nhiều loại nấm khác.

Nguồn: namlinhchihoasen.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật và phương pháp trồng nấm linh chi

Nấm linh chi là một trong những loại nấm có tác dụng rất lớn trong y học, và đặc biệt loại nấm này thuộc loại có giá trị kinh tế cao. Do đó được nhiều hộ gia đình có khả năng đầu tư để trồng loại nấm này để góp phần gia tăng kinh tế gia đình. Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một số kỹ thuật trồng nấm linh chi cơ bản, mời các bạn cùng theo dõi

1. Thời vụ trồng nấm Linh Chi

Thời gian bắt đầu cấy giống từ ngày 15/1 đến 15/3 và từ 15/8 đến 15/9 dương lịch.

2. Nguyên liệu để trồng nấm linh chi

Linh Chi sử dụng nguyên liệu chủ yếu là mùn cưa tươi, khô của các loại gỗ mềm, không có tinh dầu và độc tố. Ngoài ra còn có thể trồng Linh Chi từ nguyên liệu là thân gỗ, các cây thuốc họ thân thảo.

3. Phương pháp xử lý nguyên liệu

Chuẩn bị:

– Mùn cưa của các loại gỗ kể trên.- Túi nilon chịu nhiệt.- Bông nút, cổ nút…- Các phụ gia khác (bột nhẹ,…)

– Nước sạch (nước sinh hoạt ăn, uống hàng ngày).

Phương pháp đóng túi: Mùn cưa được tạo ẩm và ủ tương tự như phần xử lý mùn cưa trồng mộc nhĩ.Sau đó phối trộn thêm với các phụ gia đóng vào túi theo kích thước trên sao cho khối lượng túi đạt 1,1-1,4kg rồi đưa vào thanh trùng.

Phương pháp thanh trùng:

Phương pháp 1: Hấp cách thuỷ ở nhiệt độ 100ºC, thời gian kéo dài 10-12 giờ.

Phương pháp 2: Thanh trùng bằng nồi áp suất (Autoclave) ở nhiệt độ 119-1260C (áp suất đạt 1,2-1,5at) trong thời gian 90-120 phút.

4. Phương pháp cấy giống:

Chuẩn bị:

– Phòng cấy: Phòng cấy giống phải sạch (được thanh trùng định kỳ bằng bột lưu huỳnh).

– Dụng cụ cấy giống: que cấy, panh kẹp, đèn cồn, bàn cấy, cồn sát trùng…- Nguyên liệu: Đã được thanh trùng, để nguội.

– Giống: Sử dụng hai loại giống chủ yếu là trên hạt và trên que gỗ.Giống phải đúng tuổi, không bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn, nấm dại…

Cấy giống:

Phương pháp 1: Cấy giống trên que gỗ. Với phương pháp này cần tạo lỗ ở túi nguyên liệu có đường kính 1,8-2cm và sâu 15-17cm. Khi cấy giống phải đặt túi nguyên liệu gần đèn cồn và túi giống, sau đó gắp từng que ở túi giống cấy vào túi nguyên liệu.

Phương pháp 2: Sử dụng giống Linh Chi cấy trên hạt. Ta dùng qua cấy kều nhẹ giống cho đều trên bề mặt túi nguyên liệu tránh giập nát giống. Lượng giống: 10-15gam giống cho 1 túi nguyên liệu (1 túi giống 300 gam cấy đủ cho 25-30 túi nguyên liệu).

Chú ý:Giống cấy phải đảm bản đúng độ tuổi.Trước khi cấy giống ta phải dùng cồn lau miệng chai giống bóc tách lớp màng trên bề mặt nhưng không được để hạt giống bị nát.Trong quá trình cấy, chai giống luôn phải để nằm ngang.Sau khi cấy giống ta đậy lại nút bông, vận chuyển túi vào khu vực ươm. Phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phòng cấy giống.

5. Phương pháp ươm túi

Chuẩn bị khu vực ươm: Nhà ươm túi đảm bảo các yêu cầu: Sạch sẽ, thông thoáng, độ ẩm từ 75% đến 85%, ánh sáng yếu, nhiệt độ 20-300C.

Ươm túi: Chuyển nhẹ nhàng vào nhà ươm và đặt trên các giàn giá hoặc xếp thành luống. Khoảng cách giữa các túi 2-3cm. Giữa các giàn luống có lối đi để kiểm tra.Trong thời gian ươm không được tưới nước, hạn chế tối đa việc vận chuyển.

Trong quá trình sợi nấm phát triển nếu thấy có túi bị nhiễm cần phải loại bỏ ngay khỏi khu vực ươm, đồng thời tìm nguyên nhân để có cách khắc phục:Túi bị nhiễm bề mặt phần lớn do thao tác cấy và phòng giống bị ô nhiễm.Túi bị nhiễm từng phần hoặc toàn bộ có thể do bị thủng hoặc hấp vô trùng chưa đạt yêu cầu.

6. Phương pháp chăm sóc, thu hái chuẩn bị các điều kiện:

– Nhà trồng nấm phải đảm bảo sạch sẽ thông thoáng, có mái chống mưa dột và chủ động được các điều kiện sinh thái như sau:

– Nhiệt độ thích hợp cho nấm mọc dao động từ 220C đến 280C.- Độ ẩm không khí đạt 80-90%.- Ánh sáng khuếch tán (mức độ đọc sách được) và chiếu đều từ mọi phía.

– Kín gió.

– Trong nhà có hệ thống giàn giá để tăng diện tích sử dụng.Trong quá trình chăm sóc, thu hái linh chi có 2 phương pháp sau:

7. Phương pháp không phủ đất

Rạch túi và tưới nước. Kể từ ngày cấy giống đến khi rạch túi (khoảng 25-30 ngày) sợi nấm đã ăn kín ¾ túi. Tiến hành rạch 2 vết rạch sâu vào trong túi 0,2-0,5cm, đối xứng trên bề mặt túi nấm. Đặt túi nấm trên giàn cách nhau 2-3cm để nấm ra không chạm vào nhau.Từ 7 đến 10 ngày đầu chủ yếu tiến hành tưới nước trên nền nhà, đảm bảo độ ẩm 80-90%, thông thoáng vừa phải.Khi quả thể nấm bắt đầu mọc từ các vết rạch hoặc qua nút bông thì ngoài việc tạo ẩm không khí, có thể tưới phun sương nhẹ vào túi nấm mỗi ngày từ 1-3 lần (tuỳ theo điều kiện thời tiết). Chế độ chăm sóc như trên được duy trì liên tục cho đến khi viền trắng trên vành mũ quả thể không còn nữa là hái được.

8. Thu hái nấm linh chi

– Dùng dao hoặc kéo sắc cắt chân nấm sát bề mặt túi.- Quả thể nấm sau khi thu hái được vệ sinh sạch sẽ, phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 400C-450C.- Độ ẩm của nấm khô dưới 13%, tỷ lệ khoảng 3kg tươi được 1 kg khô.

– Khi thu hái hết đợt 1, tiến hành chăm sóc như lúc ban đầu để tận thu đợt 2.- Năng suất thu hoạch đạt 6-9% tươi, tương đương 1,8-3% khô (1 tấn nguyên liệu thu được từ 18 đến 30kg nấm Linh Chi khô). Khi kết thúc đợt nuôi trồng cần phải vệ sinh và thanh trùng nhà xưởng bằng foocmôn với nồng độ 0,5-1%.

9. Phương pháp phủ đất

Chuẩn bị đất phủ (tương tự như đất phủ nấm mỡ).Cách phủ đất: Khi sợi nấm đã ăn kín khoảng ¾ túi, gỡ bỏ nút bông, mở miệng túi, phủ lên trên bề mặt một lớp đất có chiều dày 2-3cm.

Chăm sóc sau khi phủ đất: Nếu đất phủ khô cần phải tưới rất cẩn thận (tưới phun sương) để đất ẩm trở lại. Tuyệt đối không tưới nhiều, nước thấm xuống nền cơ chất sẽ gây nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến quá trình hình thành quả thể nấm. Trong thời gian 7-10 ngày đầu (kể từ lúc phủ đất) cần duy trì độ ẩm không khí trong nhà đạt 80-90% bằng cách tưới nước thường xuyên trên nền nhà. Khi quả thể bắt đầu hình thành và nhô lên trên mặt lớp đất phủ cần duy trì độ ẩm liên tục như trên cho đến thời điểm thu hái được.

Thời gian từ khi nấm lên đến lúc thu hoạch kéo dài khoảng 65-70 ngày.Khi đó ngoài việc duy trì độ ẩm trong phòng thì ta còn phải tưới phun sương nhẹ trực tiếp trên bề mặt đất phủ 1-3 lần trong ngày (tuỳ theo điều kiện thời tiết) mục đích để giúp đất phủ luôn duy trì độ ẩm (tương tự độ ẩm của đất trồng rau). Việc chăm sóc như trên kéo dài liên tục cho tới khi viền màu trắng trên mũ nấm không còn nữa, lúc đó nấm đến tuổi thu hái.

Nguồn: Tổng hợp bởi Framtech VietNam.

Kỹ thuật trồng cây lựu cho trái to

Cây Lựu, là giống cây nhỏ, thường được ở nơi thoáng mát và khô ráo. Cây lựu có khi phát triển tốt thường có chiều cao từ ba đến bốn mét. Ở Việt Nam có hai giống lựu phổ biến là lựu cho quả đỏ và quả trắng, hay còn gọi là lựu đỏ và bạch lựu.

Ngoài hai giống lựu cho quả ra thì còn giống lựu chỉ cho hoa đỏ, mà một số nhà trồng làm cảnh. Quả lựu mọng hình cầu có vỏ dày, đầu quả còn 4 – 5 lá đài tồn tại; vỏ quả dày, khi chín màu vàng, đỏ. Trong quả có vách ngang chia thành 2 ngăn chứa nhiều hạt 5 cạnh, có vỏ hạt mọng, sắc hồng trắng.

Công dụng của trái lựu:

Quả lựu là một trái cây có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Nước ép quả lựu rất giàu polyphenol và chất chống oxy hóa cùng với chất xơ và các hợp chất có giá trị khác có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim.Thúc đẩy lưu lượng máu lưu thông tốt hơn: Giảm nguy cơ bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim.

Lựu là một trong những loại cây thích ứng tốt với hoàn cảnh và môi trường nên chúng dễ sinh trưởng và phát triển tại nhiều vùng đất.

Kỹ thuật trồng lựu:

Cây lựu có thể trồng bằng hạt hoặc bằng cách chiết nhánh. Tuy nhiên, trồng bằng cách chiết nhánh phổ biến và được ưa chuộng hơn vì cây lựu rất nhanh ra rễ. Ngoài ra, cây còn có thể trồng bằng cách chiết con, vì cây lựu nảy rất nhiều con. Bằng cách trồng này, tốt nhất nên thực hiện vào mùa mưa cây sẽ đạt hiệu quả cao.

Cây Lựu dễ trồng và chăm sóc lại cho hiệu suất cao, để cây mọc tốt nên chọn nơi có nhiều nắng, cây lựu không chịu nước nên trồng nơi đất thoát nước, phòng ngập úng.

Lựu là loại cây cần chăm sóc thường xuyên, tuy nhiên lại không được bón quá nhiều phân. Chỉ tập trung bón vào đợt cây trổ hoa, loại phân nên bón là phân hữu cơ, vi sinh. Chu kỳ từ 15-20 ngày một lần bổ sung mùn cưa hay các loại phân hút nước để chống úng nước. Hơn nữa dịp cây ra hoa nên bón thêm NPK , chọn loại P và K cao để thúc đẩy sự kết trái, cho năng suất cao hơn.

Trồng lựu ra trái cần chú ý:

Ánh sáng phải đầy đủ: Cây lựu là loài cây ưa ánh sáng và nhiệt độ cao nhưng không chịu úng nước nên cần chú ý độ ẩm đất. Trong kỳ hoa nở cần khống chế lượng nước tưới, nếu thấy đất trong chậu quá khô cần phải tưới ngay.

Bón phân hợp lý: Cây lựu ưa phân bón, tuy nhiên với cây lựu trồng trong chậu không nên bón nhiều phân đạm , làm cho cành mọc dài, cây không ra hoa kết quả. Trong mùa sinh trưởng ta nên bón bổ sung cho cây, các loại phân có nguồn gốc hữu cơ, phân trùn quế, phân dơi.. rất tốt để bón cây lựu .Trước khi cây ra nụ ta chọn phân NPK có tỉ lệ P và K cao để xúc tiến việc hoa nở và đậu trái.

Tỉa cành vừa phải: Cần tỉa bớt những cành dày, yếu, để tập trung dinh dưỡng vào cành khỏe, làm cây có dáng đẹp. Đến kỳ ra hoa, cần áp dụng biện pháp thúc chồi bằng cách tỉa cành hoặc vặt bỏ chồi ngọn .

Để lựu ra trái to không nên để quá nhiều trái vì chất dinh dưỡng sẽ không được tập chung, và cần chăm sóc cẩn thận bạn sẽ được cây lựu ra trá ưng ý.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật chiết cành cây Lựu

Cây Lựu được trồng để làm cảnh, làm thuốc và lấy quả ăn với nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất…Riêng tại khu vực TPHCM thì người ta thường trồng cây Lựu trong chậu hay trong bồn trước cửa nhà với mong muốn gia đình sẽ gặp nhiều may mắn và có tài lộc vào nhà. Chậu lựu kiểng với những chùm hoa đỏ, hoa cam rực rỡ mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, vận xui, rước niềm vui, hân hoan, tài lộc, may mắn vào nhà, được nhiều người dân yêu thích mua về trang trí nhà cửa dịp xuân về. Cùng tìm hiểu các kỹ thuật trồng cây nhân giống và biện pháp chăm sóc để cây ra nhiều hoa, trĩu quả.

Cây lựu có thể trồng bằng hạt hoặc bằng cách chiết nhánh. Nếu trồng bằng hạt cây sẽ mất 2 năm mới có thể ra hoa quả được. Đồng thời cách chọn giống này không làm đồng đều cho vườn lựu. Trồng bằng cách chiết nhánh phổ biến và được ưa chuộng hơn vì cây lựu rất nhanh ra rễ. Ngoài ra, cây còn có thể trồng bằng cách chiết con, vì cây lựu nảy rất nhiều con. Sau đay nghề nông xin chia sẻ đến mọi người kĩ thuật chiết cành lựu đem lại hiệu quả cao cho cây trồng.

1. Đặc tính của cây lựu

Lựu là loại cây ăn quả, dạng thân gỗ nhỏ có chiều cao 5-8m. Thân cây già màu xám có tiết diện tròn, thân non màu xám hơi đỏ, tiết diện vuông có 4 cạnh. Thân có ít gai và ngọn cành thường biến đổi thành gai. Cây phân cành nhánh từ gốc thành bụi dày, cành non thường vươn dài, lá xanh bóng mượt mọc đối xứng.

Lá dạng đơn, mọc đối, mép nguyên hình thuôn dài hơi uốn lượn, ngọn lá nhọn, gốc lá hình chót buồm, có cuống ngắn, hai mặt lá nhẵn màu xanh, mặt trên bóng hơn mặt dưới. Gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ mặt dưới có màu đỏ. Cuống lá cũng màu đỏ, hình lòng máng có cánh ở 2 bên, dài 0,5-0,7cm.

Hoa thuộc dạng lưỡng tính, có thể mọc đơn độc hoặc tụ họp thành cụm 3-4 bông ở ngọn cành hay nách lá. Hoa to có 5-6 cánh màu đỏ tươi hoặc màu đỏ tía, đều nhau, 5-6 lá đài hợp ở gốc, rất nhiều nhị bầu, nhiều ô chứa nhiều noãn xếp chồng lên nhau.

Quả mọng to có hình cầu với đường kính 8-10cm, đầu quả có 4 – 5 lá đài, vỏ dày và cứng có màu xanh loang đỏ, khi chín chuyển sang màu vàng hoặc đỏ tía. Trong quả có vách ngăn chia thành 2 ngăn chứa nhiều hạt hình khối đa giác, vỏ hạt mọng, sắc hồng trắng hoặc màu hồng ăn rất ngon.

Lựu là loại cây ưa ánh sáng và nhiệt độ cao, chịu úng nước. Vì vậy, cần chú ý trồng cây ở những có đầy đủ ánh nắng (nắng buổi sáng là tốt nhất). Nhiệt độ dưới 15oC thì cây lựu sẽ chết, do đó, không trồng được ở những nơi khí hậu lạnh. Là cây chịu úng, sợ đất khô khan nên cần chú ý độ ẩm của đất và thường xuyên cung ứng nước tưới cho cây.

2. Chuẩn bị dụng cụ

Dao chiết cành cây

3. Thời vụ chiết cành lựu

Thời vụ chiết cành lựu tốt nhất nên thực hiện vào mùa mưa cây sẽ đạt hiệu quả cao, nhanh ra rễ.

4. Kỹ thuật chiết cành lựu

– Chọn ly nhựa. Dùng kéo xẻ dọc ly nhựa và khoét 1 lỗ ( kích thước gần bằng đường kính cành muốn chiết) chính giữa của đáy ly.

– Đục hai lỗ ngang bằng với nhau ở hai bên của đường cắt phía dưới và phía trên. tổng cộng 4 lỗ

– Chọn cành chiết

– Đất trồng dùng để bỏ vào ly. Thành phần gồm pumice( đá núi lửa trắng nhỏ), vỏ cây thông xay nhỏ, peat moss với tỉ lệ 1:4:1

– Dùng dao thật sắc để lấy đi một khoanh vỏ, với chiều dài bằng 1,5 với đường kính của cành được chiết. Chú ý phải dùng dao thật sắc để cắt cho ngọt thì rễ mới dễ dàng ra được.

Cắt gọt theo hình VVVV để cho tăng chiều dài của phần cắt này đến rễ dễ dàng ra và ra nhiều hơn là nếu chỉ cắt thẳng hàng. dùng dao để làm sần xùi lên chỗ phần cành đã được lóc vỏ. Mục đích là để làm cắt đường dẫn từ hệ thống rễ lên phần cành phía ngọn của nơi chiết . Đường cắt phía dưới chỗ chiết thì không cần cắt gọt theo hình VVV vì rễ sẽ không mọc ra từ đây.

– Ly nhựa đã cho vào vị trí. Khi cho ly vào, để ý sao cho phần bị lột vỏ sẽ nằm khoảng giữa của chiều sâu tính từu đáy ly lên đến mặt của chất trồng. Dây đồng nhỏ đã được luồn qua 4 cái lỗ nhỏ để giữ thành ly hai bên đường cắt lại với nhau.
Chất trồng đã được đổ vào gần đầy tới miệng ly

– Hình tổng quan sau khi kết thúc chiết cành

5. Chú ý

Khuyến khích nên dùng ly nhựa hơn là bao nilon như các cây khác vì

+ Thời gian hoàn tất thao tác nhanh hơn là dùng bao nylon.

+ Có thể tưới nước vào bầu chiết một cách dễ dàng khi nhận thấy bầu chiết kho. Trong trường hợp dùng bao nylon thì phải mất thời gian tìm một ống chích, phải mở dây cột miệng phía trên của bầu chiết mà cho nước vào việc này khá tốn thời gian

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

 

Phương pháp trồng Lựu đỏ

Cây lựu đỏ giống được nhân giống từ hạt hoặc từ cây chiết Cây giống có chiều cao từ 35-40 cm, lá tròn đều không sâu bệnh cây giống được tuyển chọn từ những cây bố mẹ khỏe mạnh Cây lựu giống hiện được bán tại vườn với giá 25 000 đồng/cây

1. Lựu trồng bằng hạt:

Bước 1. Tách bỏ phần hột với phần hạt mọng nước, sau đó rửa sạch và để ráo.

Bước 2. Đặt những hột lựu vừa để ráo lên một tấm khăn giấy ẩm và cuộn lại.

Bước 3. Đặt các cuộn giấy ẩm có chứa hạt giống lựu vào trong những túi bóng và để chúng ở nơi có độ ẩm cao, ánh sáng vừa phải.

Bước 4. Kiểm tra độ nảy mầm của những túi hạt giống sau khi để khoảng 10 ngày.

Bước 5. Đặt những hạt giống đã nảy mầm vào khay đựng sẵn đất, tạo những lỗ nhỏ và đặt các hạt mầm xuống đó. Dùng đất phủ kín bề mặt hạt. Thường xuyên tưới nước và luôn giữ ẩm cho đất để cây lựu có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Lưu ý: Đặt khay chứa hạt mầm dưới ánh sáng đèn sưởi hoặc để ra nơi cửa sổ để đảm bảo cây có đầy đủ ánh sáng để phát triển.

Sau 6 tuần cây bắt đầu phát triển đạt từ 8 đến 10 cm. Sau 3 tháng kể từ khi gieo hạt, cây sẽ đạt chiều cao khoảng 15 đến 20 cm

Cây lớn lên đòi hỏi phải được chuyển sang chậu lớn hơn

Thời điểm cây sẽ đủ tiêu chuẩn để bạn nên cho chúng sống ở một nơi rộng rãi hơn như chậu lớn hay trồng ra hẳn ngoài vườn.

Với những người thích trồng cây lựu trong chậu để làm cảnh, bày chơi trong nhà thì nên chọn loại chậu không lớn. Bạn có thể cắt tỉa, tạo dáng đẹp cho cây theo sở thích của mình, loại bỏ những cành khó có khả năng ra trái.

Tưới nước cho cây 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều tối, khoảng 1 lần/tháng bón cho cây một ít phân bón hữu cơ. Bị hạn chế về khoảng đất trồng trong chậu nên cây sẽ ra quả nhỏ, chỉ để ngắm chứ ăn sẽ không ngon.

Với những người muốn trồng lựu để lấy trái ăn thì tốt nhất trồng cây con xuống đất vườn ngay sau khi cây đạt chiều cao khoảng 30 – 40 cm. Cây nên trồng ở nơi có nhiều nắng, thoát nước tốt. Cứ nửa tháng lại bón cho cây bằng phân hữu cơ.

2.Cây lựu có thể trồng bằng chiết cành:

Cây Lựu thuộc cây tiểu mộc, nếu trồng dưới đất thì có thể cao từ 3-4m, hoa lựu màu đỏ tươi hoặc màu trắng. Cây Lựu được trồng để làm cảnh, làm thuốc và lấy quả ăn với nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất…

Cây lựu có thể trồng bằng chiết nhánh, cách trồng này rất phổ biến vì cây lưu rất nhanh ra rễ. Nếu bỏ nhánh ra hoa rồi, đem trồng, sẽ phát triển đều, tiếp tục cho quả ngay. Cây lựu có thể trồng bằng chiết con vì cây Lựu nẩy rất nhiều con, chiết vào mùa mưa sẽ có kết quả cao.

3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lựu

– Thời vụ và mật độ trồng: Cây Lựu được trồng để làm cảnh, làm thuốc và lấy quả ăn với nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất…Riêng tại khu vực TPHCM thì người ta thường trồng cây Lựu trong chậu hay trong bồn trước cửa nhà với mong muốn gia đình sẽ gặp nhiều may mắn và có tài lộc vào nhà, trồng ngoài vườn, ruộng thì mật độ 3 m x 3m

– Làm đất và đào hố trồng: Cây Lựu nói chung rất dễ trồng và chăm sóc, khi trồng chậu hay trồng vào bồn cần để ý đến việc giúp thoát nước cho cây mọc tốt, cây Lựu phải trồng nơi có đầy đủ ánh nắng ( nắng buổi sáng là tốt nhất) đồng thời thường xuyên cung cấp dinh dưỡng cho cây Lựu nhất là phân hữu cơ hoai mục và bổ sung thêm NPK, phân vi lượng, cây Lựu sẽ cho hoa trái quanh năm.

– Phân bón lót: Cây Lựu là loài cây cảnh dễ chăm sóc, nhu cầu bón phân cũng đơn giản, chỉ cần quan tâm tưới nước đầy đủ, không để ứ đọng làm chết cây, và bón thêm phân để cây Lựu đủ dinh dưỡng cho hoa trái liên tục.

– Kỹ thuật trồng cây lựu: Cây lựu thích hợp trồng trên đất pha cát có phân mục, đất phù sa, đất có nhiều chất dinh dưỡng, cây lựu không sợ nước nhiều mà rất sợ đất khô khan cằn cỗi. Nhiệt độ dưới 15 độ C thì cây lựu sẽ sinh trưởng kém vì vậy cây lựu không trồng được ở vùng có khí hậu lạnh.

– Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

  • Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.
  • Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to.
  • Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

– Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình: Cần tỉa bớt những cành dày, yếu, để tập trung dinh dưỡng vào cành khỏe, làm cây có dáng đẹp. Đến kỳ ra hoa, cần áp dụng biện pháp thúc chồi bằng cách tỉa cành hoặc vặt bỏ chồi ngọn .

– Kỹ thuật bón phân cho cây Lựu: Cây lựu ưa phân bón, tuy nhiên với cây lựu trồng trong chậu không nên bón nhiều phân đạm , làm cho cành mọc dài, cây không ra hoa kết quả. Trong mùa sinh trưởng ta nên bón bổ sung cho cây ( 15-20 ngày bón một lần) các loại phân có nguồn gốc hữu cơ, phân trùn quế, phân dơi.. rất tốt để bón cây lựu .Trước khi cây ra nụ ta chọn phân NPK có tỉ lệ P và K cao để xúc tiến việc hoa nở và đậu trái.

– Phòng trừ sâu bệnh cho cây Lựu: Lựu dễ bị rầy mềm, rệp sáp tấn công. Có thể dùng thuốc bảo vệ thực vật phun sương vào ổ rệp lúc sáng sớm trước khi nắng lên (không phun tưới vào gốc cây), vài ngày sau tiến hành tưới nước rửa lại, rầy rệp bị bong vỡ phấn trắng và chết.

– Thu hoạch và bảo quản: Lựu bạch khi chín có màu vàng, lựu đỏ khi chín có màu hồng. Do vậy khi thấy vỏ có màu vàng hay hồng là hái. Lấy kéo cắt cuống, không nên vặn để rứt rời ra vì nhìn quả lựu không ngon. Tránh thu hái lúc trời ướt át vì quả sẽ nứt, mất giá trị kinh tế. Hái xong bỏ lựu vào các thùng mạt cưa để dành lâu ngày, và khi chuyên chở thì gói giấy lụa, sắp cẩn thận để đừng hư giập. Việc thu hái và bảo quản phải được làm cẩn thận vì cây lựu là cây cho loại quả được xem là có giá trên thị trường, một loại quả được ưa chuộng vì ngon và bổ dưỡng.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Trồng mắc ca: Vì sao Úc chê, Việt Nam hăm hở?

Tại sao cây mắc ca tốt như thế mà diện tích trên thế giới chỉ 80.000 ha? GS. Hoàng Hòe cho biết, ông đi nhiều nơi và không chỗ nào tốt, thuận lợi với cây mắc ca như ở Tây Nguyên.

Cây mắc ca vào Việt Nam, phát triển ở vùng Tây Nguyên hơn 10 năm nay với diện tích khoảng 2.000 ha và bước đầu đã mang lại những kết quả nhất định. Cây mắc ca đang nổi lên là một vấn đề nóng trong ngành nông nghiệp về bài toán kinh tế và hướng phát triển.

Nhiều ý kiến cho rằng cần cẩn trọng với cây mắc ca vì mắc ca còn quá mới mẻ và thị trường chưa rõ ràng. Nhất là khi diện tích trồng mắc ca trên thế giới chỉ khoảng 80.000 ha nhưng mới đây nhiều doanh nghiệp và nhà khoa học kỳ vọng diện tích trồng mắc ca trong 5 năm tới sẽ là 200.000 ha.

Tại cuộc tọa đàm với chủ đề: Mắc ca, từ “vì sao” đến “như thế nào” đã nhận được rất nhiều ý kiến từ các chuyên gia, nhà khoa học và hộ nông dân trồng cây mắc ca. Các ý kiến đều khẳng định đây là cây công nghiệp có triển vọng.

GS. Hoàng Hòe, nguyên Viện trưởng Viện Điều tra quy hoạch rừng là một trong những người có công đưa cây mắc ca về Việt Nam và có 20 năm nghiên cứu giống cây này cho biết, cho đến giờ, tuy chưa có tổng kết nhưng theo thống kê từ vườn ươm ước tính đã có khoảng 1 triệu cây mắc ca được trồng.

Trong đó có khoảng 1 nửa là cây thực sinh, còn lại là cây ghép. Các cây ghép được chọn lọc từ các nước như Úc, Trung Quốc, Thái Lan và Hawai. Và diện tích mắc ca hiện nay ở Tây Nguyên đã lên tới gần 5.000ha chứ không phải là 2.000ha như một số thông tin đang nói.

Trước nhiều ý kiến cho rằng tại sao cây mắc ca tốt như thế mà diện tích trên thế giới chỉ 80.000 ha. Đặc biệt mắc ca xuất xứ từ Úc nhưng mỗi năm chỉ được khoảng 45.000 tấn hạt (nguyên vỏ). Ông Hòe cho biết, ông đã đi nhiều nơi và không có chỗ nào tốt, thuận lợi với cây mắc ca như ở Tây Nguyên Việt Nam. Đây là một lợi thế cực kỳ hiếm có trên thế giới.

Ông Hòe lấy dẫn chứng: “Một cây trồng ở Việt Nam, cùng độ tuổi, cùng giống với cây mắc ca trồng ở nước khác nhưng hiệu quả gấp đôi. Hơn nữa theo nghiên cứu của Viện điều tra quy hoạch rừng thì nước ta có hàng triệu ha đất phù hợp với cây mắc ca. Đây là điều mà các nước trên thế giới không có được”.

Mặc dù Úc là một trong những nước phát triển cây này từ rất sớm nhưng trong 50 năm qua diện tích trồng mắc ca chỉ đạt 16.000- 17.000 ha vì chi phí nhân công, đất…quá đắt. Giá cây giống mắc ca ở Úc là 20 USD một cây giống, còn Việt Nam chỉ 60.000- 80.000 đồng một cây. Để trồng một cây mắc ca ở Úc chi phí đầu tư mất khoảng 6.000 USD.

Trong khi đó, năng suất mắc ca ở Úc cao nhất là 4 tấn/ha. Hawai khoảng 6 tấn/ha. Hiện nay Trung Quốc cũng đang phát triển mạnh loại cây này, tuy nhiên Trung Quốc cũng đang đối mặt với tình trạng giống dởm nhiều. Mỗi cây chỉ cho 7,5 kg/cây/năm.

Hạt mắc ca chỉ mới chiếm 1,2% ttrong tổng số hạt cứng, hạt khô trên toàn thế giới. Sản lượng chỉ mới 162.000 tấn một năm. So sánh hạt mắc ca và hạt điều, hạnh nhân thì hạt mắc ca có giá trị dinh dưỡng lớn.

Chính vì thế, theo ông Hòe, Việt Nam nên biết chớp thời cơ, lợi thế cạnh tranh này để nhanh chóng phát triển cây mắc ca.

Nói về con số 200.000 ha trồng cây mắc ca, ông Hòe cho biết đây là con số đề xuất của Viện điều tra quy hoạch rừng theo đề tài nghiên cứu do Bộ NN&PTNT giao cho. Trong 1 triệu ha đất ở Tây Nguyên phù hợp với cây mắc ca thì Viện chỉ đề xuất trồng 200.000 ha, chủ yếu trồng xen mắc ca vào vườn café. Theo GS Hòe “thực tế đây là con số khiêm tốn”.

Nói về triển vọng và tình bền vững của cây mắc ca trên mảnh đất Tây Nguyên, T.S Trần Vinh, Phó viện trưởng Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết, Viện đã nghiên cứu mắc ca từ năm 2002 và đến nay mắc ca có thể phát triển ở Tây Nguyên nhưng không phải chỗ nào cũng trồng được. Trong số 15 giống cây mắc ca đem nghiên cứu nhưng chỉ có 4-5 giống phù hợp với điều kiện của Tây Nguyên.

Theo T.S Vinh, cây mắc ca là cây dễ trồng nhưng khó tính. Tỷ lệ sống cao trên 90%. Cây mắc ca có thể ra hoa kết trái được trong mùa khô, chịu được thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên nó khó tính ở chỗ, nếu nhiệt độ trên 35 độ, cây có thể rụng quả trên 50%. Những vùng quá nắng nóng, đất bí chặt, ngập úng, ông khuyến cáo không nên trồng cây mắc ca.

Tuy nhiên qua nghiên cứu thì phương pháp trồng xen cây rất hiệu quả. Cây cafe ưa bóng, khi trồng xen mắc ca thì tạo bóng cho cây cafe, cây mắc ca lại được hưởng nước tưới từ cây café khiến mắc ca có tỷ lệ hoa và đậu quả nhiều hơn và không ảnh hưởng gì đến năng suất cây cafe.

Sản lượng mắc ca năm 2014 là 162 tấn, chiếm 1,2% tổng các loại hạt cứng và hạt khô.

Nhìn nhận hiện trạng cây mắc ca ở Việt Nam hiện nay, TS. Nguyễn Trí Ngọc, Tổng thư ký Hiệp hội Nông nghiệp Việt Nam cho biết: “Thời gian qua chúng ta đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau về cây mắc ca. Tuy nhiên điều đó là bình thường. Chúng ta không nên bàn nhiều đến những con số mà nên bàn là làm cách nào cho nó có hiệu quả”.

Ông Ngọc tin tưởng, mắc ca có đủ điều kiện để trở thành một cây trồng chủ lực và hiệu quả cao cho nông dân. Tuy nhiên có 4 vấn đề chính cần phải chú ý.

Vấn đề thứ nhất xác định vùng trồng phù hợp. Phải trồng vùng nào thời tiết thuận lợi phù hợp với cây đó thì năng suất mới tốt.

Vấn đề thứ hai là quản lý cây giống. Trồng giống không đảm bảo chất lượng, khoảng 3-5 sau sẽ nhìn thấy hậu quả. Chính vì thế ngay từ bây giờ phải quản lý chặt chẽ giống cây trồng.

Thứ ba là thị trường. Có một câu chuyện thị trường gần đây như tại sao hành tây dư thừa không bán được, dưa hấu đổ đi cho trâu bò ăn không hết. Doanh nghiệp phải vào cuộc ngay từ đầu đối với những chương trình như thế này. Chỉ có doanh nghiệp mới kết nối được các quy trình từ sản xuất đến thu mua, tiêu thụ. Và phải có cam kết từ doanh nghiệp, mọi rủi ro không thể đè lên nông dân.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, ông Bùi Hữu Hòa, nông dân huyện Lâm Hà, Lâm Đồng, một người mạo hiểm trồng 600 cây mắc ca từ năm 2009. Ông Hòa cho biết, nó như “một canh bạc thắng lớn”. Thời điểm đó mọi người vẫn còn chưa biết cây mắc ca là cây gì. Nhưng 2 năm sau cây mắc ca bắt đầu có trái. Năm 2014, vườn mắc ca đem lại cho ông 107 triệu đồng. Năm thứ 5, thu được 295 triệu.

Tuy nhiên ông Hòa cũng lưu ý, bà con nên chọn mua kỹ giống cây vì trên thị trường, nhiều người bán cây mắt ghép giả. Cây này có nhân rất nhỏ và phải 5-7 năm mới có quả trong khi đó, cây mắt ghép thật 3 năm đã cho quả bói.

Đồng tình với quan điểm, ông Quách Đại Ninh, Vụ phó Vụ Phát triển rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay: Sắp tới sẽ quản lý chặt chẽ cây giống mắc ca. Những cây đầu dòng không được cấp chứng chỉ, cây con không được chứng nhận sẽ không được đưa vào sản xuất. Những ai cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt. Cá nhân bị phạt thấp nhất 10 triệu đồng. Đồng thời toàn bộ cây và giống chưa hợp lệ sẽ bị tiêu hủy.

Ông Nguyễn Đức Phong, Ủy viên chuyên trách, kiêm Vụ trưởng Vụ kinh tế – Ban chỉ đạo Tây Nguyên đánh giá: Hiếm có loại cây nào tạo được sự liên kết của ngân hàng, doanh nghiệp, nông dân như cây mắc ca, tuy nhiên cần lưu ý nên xem xét đầu tư phát triển ở mức độ như thế nào.

“Cây mắc ca đang có rất nhiều ý kiến nhưng sau những lần làm việc, đi thực tế, giao lưu, thực địa,… chúng tôi nhận thấy cây mắc ca có triển vọng phát triển. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã có văn bản trình bày triển vọng báo cáo thủ tướng. Tuy nhiên việc phát triển cây mắc ca phải làm từng bước, không thể ném tiền qua cửa sổ”, ông Phong nói.

Nguồn: Zing.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng xen mắc ca với cà phê

Mô hình kỹ thuật trồng xen mắc ca với cà phê là mô hình được bà con nông dân rất quan tâm hiện nay. Việc trồng xen hai loại cây trồng trên cùng một đơn vị diện tích sẽ góp phân gia tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích đất canh tác và tiết kiệm nhân công.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng xen mắc ca với cà phê

+ Công đoạn đầu tiên của kỹ thuật trồng xen mắc ca với cà phê hộ trồng cần xác định mật độ trồng của cây cà phê là bao nhiều và áp dụng biện pháp trồng xen, nếu giống cà phê là cà phê vối thì mật độ 6mx6m hộ nông dân trồng xen tại các ngã tư của cây cà phê. Đối với giống cây cà phê chè thì mật độ trồng là 7.5mx4.5m vị trí trồng cũng ngay ngã tư cây cà phê.

Chọn nhiều giống mắc ca khác nhau để trồng trên cùng một đơn vị diện tích vì cây có đặc tính là thụ phấn chéo cho nên trồng như vậy khả năng thụ phấn cho trái của cây sẽ tốt hơn. Cây giống mang đi trồng cần có chiều cao từ mặt bầu đến mắc ghép khoảng 40-60cm thân dày chừng khoảng 6-10 mm, tuổi của cây gốc ghép chừng 20-24 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất để mang đi trồng. Khi trồng xuống bộ rễ sẽ bắt đầu phát triển và ăn sâu vào bên trong lòng đất giúp cây vững chắc và chống chọi tốt khi mưa gió, lũ lụt hay hạn hán xảy ra.

Hố trồng mắc ca cần có kích thước 60x60x50 cm hộ trồng nên trộn các loại phân chuồng, phân hữu cơ cùng đất mặt xuống hố thời điểm 2 tháng trước khi trồng. Khi trồng cắt bỏ túi nilong, cắt luôn phần rễ cọc ở đáy bầu bằng kéo sắt rồi đưa cây xuống hố sau đó lấp đất lại, xung quanh gốc trộn Basudin với Phuradang liều lượng 1kg/ 20 gốc những lá ở dưới mắt gốc ghép cần tỉa bỏ luôn.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

 

Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca

Cây Mắc ca là lựa chọn thích hợp sau 20 năm nghiên cứu khảo nghiệm, vùng đất hứa cho cây Mắc ca Việt Nam đã được xác định là các vùng Tây Nguyên và Tây Bắc.

1. Cây chủ lực triển vọng cho Tây Nguyên, Tây Bắc

Nguồn gốc: Mắc ca (tên quốc tế: Macadamia, thuộc họ Proteaceae với 2 loài là vỏ trơn – Maccadamia integriflia – hoa trắng và loài vỏ nháp Maccadamia tetraphylla – hoa tím phớt hiện đang được phát triển tại Việt Nam. Mắc ca có lá xanh quanh năm có tuổi khai thác kinh tế 40 – 60 năm (tuối thọ đến 100 năm), Mắc ca là cây thân gỗ, cao trên 15 m, vân gỗ đẹp, có quả hạch với hạt vỏ cứng, ăn có vị thơm bùi, béo ngậy hấp dẫn, xuất xử từ Bang Qeensland (Úc). Sau 100 năm thế giới đã phát triển được 80 ngàn ha (đứng đầu là Úc, sau đó là Nam Phi, Mỹ…).

Giá trị kinh tế: Quả Mắc ca có thành phần ăn chủ yếu của hạt là nhân với tỷ lệ 30 – 40%, có tỷ lệ dầu béo (đa số là dầu rất quý – dầu béo không no Omega3, 6,7, không để lại Cholecterol) chiếm tới 78% – cao nhất trong các loại cây có dầu (hạnh nhân 51%, điều – 47%, lạc 44,8%), Nhân hạt còn chứa đường 10%, đạm(protein) 9,2%, nhiều vitamin, chất khoáng có ích như: Kali 0,37%, Phôt-pho 0,17%, Ma-nhê 0,12%, vì thế Mắc ca là nguyên liệu đa dạng cho các ngành chế biến bánh kẹo, thực phẩm, mỹ phẩm cao cấp (kem dưỡng da, chống nắng), là thức ăn phù hợp cho các lứa tuổi từ người già tới trẻ em, tốt cho người ăn kiêng, tiểu đường, huyết áp..

Triển vọng, vùng quy hoạch: Sau hơn 10 năm khảo nghiệm rộng với diện tích 2.000 ha (Tây Nguyên 1.600 ha, Tây Bắc 400 ha), đã xác định 2 vùng với tổng diện tích 1,2 triệu ha rất thích hợp hoặc thích hợp trồng cây Macca với nhiệt độ thấp hơn 17oC trong 3 – 5 tuần, không có mưa xuân, tầng canh tác dày 0,5 – 1m (nếu giàu mùn sẽ đỡ bón phân), thích hợp đất hơi chua pH= 5 – 6. Độ cao 300 – 1200 m trên mặt biển. Lượng mưa tối ưu: 1.500 – 2.500 mm.

Mắc-ca có thể chịu lạnh, sương giá tới – 40 C đối với cây con và – 60 C đối với cây trưởng thành tới 7 ngày và có thể chịu nóng tới trên 38-400 C. Dưới 100 C cây hoàn toàn ngừng sinh trưởng, kích thước và sinh khối tăng mạnh nhất ở nhiệt độ 15-300 C, trên 300 C lá non mất màu xanh, khô đọt, gốc đâm cành thành chùm.

Hầu hết các giống Mắc ca đều ngừng quang hợp ở 380 C. Hoa nở thành từng chùm đuôi sóc rất đẹp chủ yếu vào tháng 3 – 4, các tháng khác vẫn có hoa rải rác – thích hợp nuôi ong mật, quả chín tháng 9 – 10, ít bão, ít gió lào, tháng 10 mát mẻ, tháng 4-5 ẩm ướt, tháng 7-8-9-10 nóng ẩm mà không quá gay gắt đó là những yếu tố khí hậu cần thiết đảm bảo cho Mắc ca đạt năng suất cao.

Dự kiến quy hoạch 10 năm tới 2025 Việt Nam trồng 100 ngàn ha, sau 20 năm (tới 2035) đạt 200 ngàn ha, là cây triển vọng thay thế trồng thuần cho 100 ngàn ha tái canh cây cà phê đã có tuổi trên 20 năm hiện nay, các vùng đang trồng sắn có thể trồng xen trong 4 năm đầu, trồng xen trong cà phê, tiêu, cây bóng mát, cây đô thị, cây hàng dào che nắng gió, trở thành cây chủ lực với giá trị thu nhập hàng tỷ đô la cho nông nghiệp sau 10 – 20 năm tới tại Tây Nguyên, Tây Bắc.

Vì vậy, hiện nay Nhà nước đã chủ trương phát triển rộng loại cây này tại Tây Nguyên, Tây Bắc, đã ban hành Nghị định 210/2013 NĐ-CP hỗ trợ phát triển mỗi ha Mắc ca trồng mới 15 triệu (quy mô trên 50ha), mỗi trang trại nhân giống quy mô trên 500.000 cây giống hỗ trợ không quá 2 tỷ đồng.

2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây mắc ca

Các nhà khoa học đã chứng minh ở Mắc ca: Yếu tố giống – di truyền đóng góp làm tăng năng suất 27,1%, các yếu tố dinh dưỡng tổng hợp là 17,7%, tưới nước 8,2% và kẽm trong đất 5,2% (Stepenson và CS, 1986). Đạm là chất dinh dưỡng quan trọng được sử dụng để kiểm soát tăng trưởng và đậu quả, N trong lá cao giúp cây sinh trưởng nhanh chóng, năng suất quả và tỷ lệ dầu cũng cao hơn.

Hàm lượng Lân (photsphate) trong lá tối ưu ở ngưỡng 0,08 – 0,10% làm tăng sản lượng hạt (Robinson, 1986; Cooil et al, 1966). Phun Bo 0,02% liên tục trong 3 năm, hoặc bón phân chứa Bo làm tăng Bo trong lá tạo ra năng suất tới 10%, làm cho năng suất rõ rệt (Boswell, 1981; Mik, Nagao, 1992)…

Mắc ca rất nhạy cảm với các nguyên tố dinh dưỡng trong đất, đất thiếu P hoặc Mg cũng gây vàng lá, cây phát triển kém, năng suất thấp nhưng không làm cây chết, nhưng Măc ca cũng không thích hợp với đất thừa P khi bón các loại lân quá đậm đặc như DAP, MAP…

Đáp ứng nhu cầu kỹ thuật trồng cây Mắc ca hiện nay, Công ty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển phối hợp với các nhà khoa học nghiên cứu sản xuất ra các loại phân bón chuyên dụng phục vụ thâm canh cây Mắc ca đạt hiệu quả kinh tế cao, giúp cho cây Mắc ca phát triển cân đối, tỷ lệ đậu quả cao, nâng cao kích thước quả và tỷ lệ nhân/quả đạt trên 1/3 (35 – 42%).

Phân bón đáp ứng nhu cầu của cây có dầu với đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cân đối phù hợp với cây Mắc ca: ngoài các chất đa lượng N (đạm), P (lân), K (kali) còn có các chất trung lượng CaO, MgO, SiO2, S với tỷ lệ vừa phải và hàng chục loại chất vi lượng thiết yếu như Zn, Mn, B, Cu, Co… loại phân này có thành phần cơ bản là Lân Văn Điển có bổ sung kẽm và trung vi lượng, kết hợp một phần tan nhanh đáp ứng nhu cầu của cây, phần lớn tan chậm – không tan trong nước, chỉ tan khi khi tia rễ tiếp xúc hấp thụ, lân nung chảy chứa tới trên 90% các chất hữu hiệu đa, trung và vi lượng, giảm thiểu trôi rửa, tiết kiệm phân bón, cải thiện chất đất, 1 kg lân nung chảy có tác dụng trung hòa, giảm bớt độ chua của đất tương tự 0,5 kg vôi bột.

Ngoài ra trong phân chứa nhiều Ka li, Silic và kẽm, Bo làm cho cây sinh trưởng phát triển cân đối, giảm độ chua, đề kháng tốt với sâu bệnh, đổ ngã, tăng tỷ lệ đậu quả, đạt năng suất và chất lượng cao, làm tăng kích cỡ quả và thành phần dầu Mắc ca trên các loại đất chua, đất bạc màu.

3. Kỹ thuật trồng cây mắc ca

Tổng kết kinh nghiệm trồng và chăm sóc Mắc ca ở Việt Nam và trên thế giới, có thể khuyến cáo kỹ thuật và liều lượng phân bón cho Mắc ca ở các lứa tuổi như sau:

3.1Phân bón:

  • Phân cho bầu: Dùng phân NPKS 5-10-3-2 + CaO, MgO, SiO2, B,Mn, Zn, Cu, Co…
  • Cách bón: 30% phân chuồng + 70% đất bột + 2 kg NPK 5:10:3 Văn Điển cho 1.000 bầu
  • Phân bón lót: Dùng phân lân Văn Điển có bổ sung kẽm và trung, vi lượng:
  • Cách bón: Trước khi trồng cây vào hố 01 tháng nên đào hố và trộn lớp đất mặt cùng với 10 kg phân chuồng ủ hoai; 0,5 kg phân lân Văn Điển có bổ sung kẽm và trung, vi lượng; 300 gram vôi bột. Trộn đều với lớp đất mặt, sau đó lấp đất lại hố 20 ngày trước khi trồng.
  • Phân chuyên bón thúc: chuyên dụng NPK Đa yếu tố cho Mắc ca: 4N:12P:7K+Zn+Trung vi lượng

3.2 Trồng cây:

Đào hố, mật độ trồng: Đất bằng 4,5 x 8 m/hốc (277 cây/ha), đất dốc <30%: 4,5 x 9 – 10 m/hốc (200 cây/ha), kích thước hốc nên 1 x 1 x 1m để bảo đảm cho bộ rễ cọc phát triển tốt về chiều sâu, tăng khả năng chống đổ về sau khi cây có chiều cao trên 10 m.

Mắc ca là cây có hoa tự lưỡng tính nở thành chùm đuôi sóc dài 15 – 25 cm, nhưng do đặc điểm có thời gian nở khác nhau nên khó tự thụ phấn, mỗi chùm hoa chỉ đậu 5-14 quả, để tăng tỷ lệ đậu quả khuyến cáo nên trồng xen trên 2 loài/dòng khác nhau để hoa dễ thụ phấn chéo.

Giống cần mua tại các Trung tâm giống Mắc ca có uy tín, có chứng chỉ cây đầu dòng để bảo hành cho người trồng. Tránh dùng giống thực sinh (mọc từ hạt), giống rớm – lấy ngọn ghép gốc, năng suất về sau không bảo đảm, sẽ gây hệ lụy thiệt hại kinh tế cho hàng chục năm sau.

Thời vụ trồng Mắc ca vào mùa mưa. Trước tiên rạch túi bàu, kiểm tra bộ rễ. Nếu thấy có rễ quá dài xuyên qua khỏi túi bàu thì dùng kéo cắt sát tới bàu đất, cây sẽ tự mọc ra rễ mới.

Sau đó đào hố và trồng âm xuống đất 10 cm và lấp đất lại, tạo mô đất nơi gốc cây tránh trường hợp bị trũng nước khi có gió làm lay gốc, đứt rễ. Dùng chân giẫm nhẹ xung quanh gốc cây nhằm cố định cây không bị nghiêng ngả do gió lớn hoặc mưa xuống gây sụt lún.

Trường hợp vùng có nhiều gió, nên cố định cây đứng thẳng bằng cách cắm cọc tre. Sau 20 ngày kiểm tra nếu có cây chết thì trồng dặm thay thế. Nếu cây bị nghiêng ngả thì điều chỉnh lại. Trước và sau khi trồng cây bỏ thuốc Basudin… vào trong hố và rải trên mặt đất quanh gốc cây để phòng trừ mối hại.

3.3 Phương thức và thời vụ trồng

  • Phương thức trồng

Phương thức trồng

Mật độ trồng (cây/ha) Cự ly (m) Thời vụ trồng (tháng)
Trồng thuần loài 286 – 400 5 x 7  hoặc 5 m

Tây Bắc: 7 -8; 4 – 5

Tây Nguyên: 6 – 8

Miền Trung 2 -3

Trồng xen cà phê

285 – 330 6-7 x 5 m Tây Nguyên: 6 -8

Tây Bắc: 7 -8; 4 – 5

3.4 Phân bón thúc:

Sử dụng công thức phân bón chuyên dụng NPK Đa yếu tố cho Mắc ca: 4N:12P:7K+Zn+Trung vi lượng cho các loại đất đồi hơi chua. Nguyên tắc chung là bón phân NPK nhiều đợt trong năm và số lượng vừa đủ , không nên bón quá nhiều cùng một lúc .

3.5 Chăm sóc vườn

+ Chăm sóc năm thứ nhất

Lần 1 nếu trồng vụ thu: Sau khi trồng từ 2 – 3 tháng tiến hành chăm sóc: Kỹ thuật chăm sóc lần này chủ yếu làm cỏ phát luỗng dây leo, xới xáo đất và vun gốc. Đối với vùng trồng đất tốt, khả năng tái sinh của thực bì cao ta cần rút ngắn thời gian ấn định chăm sóc 1 – 2 tháng làm 1 lần. Bón NPK Văn Điển 4N:12P:7K+Zn+Trung vi lượng với lượng 0,2 – 0,3 kg/ cây

Lần 2 nếu trồng vụ xuân: Thường vào tháng 8-9 trong năm. Công việc như trên, Mắcca là cây lấy hạt cho lên ta phải bón thúc phân chuồng hoai nếu có điều kiện (5 kg/cây). Nếu không có, cần bón NPK Văn Điển 4N:12P:7K+Zn+Trung vi lượng với lượng 0,2– 0,3 kg/ cây.

+ Chăm sóc năm thứ 2: Trong 2 năm đầu chỉ cần bón 0,2 – 0.3 kg NPK/cây/năm vào đầu mùa mưa và gần cuối mùa mưa. Các thao tác như trên, ngoài ra ta cần tiến hành loại bỏ các mầm dưới gốc ghép ( tính từ miệng ghép trở xuống).

+ Chăm sóc các năm tiếp theo

-Sau 3 – 4 năm cây cho hoa và đậu quả ta cần bổ xung chất hữu cơ kịp thời theo từng chu kỳ sinh trưởng của cây (cá biệt có cây chỉ sau khi trồng hai năm đã cho hoa và đậu quả).Trước thời kỳ ra lộc non ta bón NPK Văn Điển 4N:12P:7K+Zn+Trung vi lượng 0,3 – 0,5 kg/tuổi cây, chia làm 2 lần vào đầu mùa mưa và gần cuối mùa mưa. Bón phân vào rãnh quanh gốc (rãnh sâu khoảng 5-10cm cách gốc 30-40cm). Mỗi lần bón lượng phân trên, sau khi bón phân lấp đất lại.

Lưu ý:

-Tùy tình hình sinh trưởng thực tế của cây nơi trồng mà sử dụng lượng phân sao cho hợp lý để tận dụng tối đa dinh dưỡng cho cây, tránh lãng phí nguồn phân.

– Tạo các rãnh nhỏ sâu 5 – 10 cm để rải phân, cây càng lớn kích thước rãnh càng rộng, vị trí tạo rãnh là đường tròn khép kín chiếu thẳng tán cây xuống mặt đất, không được sát gốc cây sẽ làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây.

-Phân bón được trộn đều và dải đều trên rãnh, sau đó lấp đất kín phân.

– Nên chọn những ngày vừa mưa xong tiến hành bón thì hiệu quả sẽ cao hơn, hoặc bón xong cần tưới ẩm cho cây.

– Lần tiếp theo bón thúc NPK Văn Điển 4N:12P:7K+Zn+Trung vi lượng đểv bổ sung dinh dưỡng trước thời kỳ cây phân hóa mầm hoa (ở các nách lá và thân cành có các chấm nhỏ li ti bật đều đặn màu trắng sáng hoặc phớt nâu).

– Khi cây bắt đầu đậu quả ngoài việc bón Phân bón Đa yếu tố NPK chuyên dụng Văn Điển theo đúng liều lượng chỉ dẫn, có thể bó thêm lân Văn Điển bổ sung vi lương với liều lượng 0.2 kg/gốc.

– Khi Mắcca vào giai đoạn ra hoa đậu quả, yếu tố nước là rất cần thiết, vì vậy để có năng suất cao cần quan tâm đến tưới nước cho cây, thao tác tưới tuyệt đối không được tưới lên hoa, tưới ngầm vào gốc cây.

– Cũng có thể tăng năng suất bằng phương pháp dùng hóa phẩm sinh học nhằm tăng khả năng đậu quả, nhưng vì Mắcca rất nhạy cảm với các yếu tố dinh dưỡng cho nên khi sử dụng cần thận trọng đọc kỹ hướng dẫn liều lượng.

3.6 Tạo tán, tỉa cành

– Năm đầu cây sinh trưởng còn chậm, sang năm thứ hai tốc độ sinh trưởng phát triển của cây rất mạnh. Bởi vậy trong 3 năm đầu nên tạo tán giữ cho cây có 1 thân thẳng đứng. cắt bỏ các cành cao dưới 1,4m. Mỗi tán cành cách nhau khoảng 60-70cm. Độ dài các nhánh khoảng 60 cm thì cắt ngọn một lần. Chỉ nên giữ lại 2-3 chồi từ một nhánh. Nếu thực hiện đúng phương pháp tạo tán sẽ cho năng suất cao và thông thoáng Loại bỏ hoa trái vụ để tập trung dinh dưỡng cho cây và đỡ tốn công thu hoạch nhiều lần trong năm.

– Cần khống chế xu thế tăng chiều cao của tán cây bằng phương pháp bấm ngọn đỉnh sinh trưởng của cây (vào mùa đông)

– Đối với cây đã thành thục cho quả ta cần điều chỉnh tán cây, dọn vệ sinh các cành già cỗi, cành la dưới tán gây trở ngại cho các thao tác chăm sóc, cuống quả còn nằm lại trên cành khi quả tự rụng và những cành có xu thế phát triển khỏe, chèn ép lẫn nhau.

– Khi cây đã trưởng thành và cho thu hoạch , nên bón thêm phân chuồng ủ hoai và phân chuyên dụng Mắc ca và Lân Văn Điển hàng năm vào tháng 11 để phục hồi sức cho cây sau vụ thu hoạch, đồng thời tạo tán tỉa cành.

3.7 Tưới nước cho cây

Trong thời gian 3 năm đầu sau khi trồng có thể tưới bất khì khi nào nếu thấy khô hạn nhằm cho cây phát triển. Nhưng đến năm thứ 4 trở đi cây có khả năng cho quả thì nên ép khô xiết nước cây nhằm ức chế ra hoa .

Sau đó tập chung tưới đồng loạt vào giữa tháng 1 dương lịch thì đến khoảng giữa tháng 02 đầu tháng 3, cây bắt đầu ra hoa đồng loạt, tăng khả năng thụ phấn chéo cho cây.

Đến tháng giữa tháng 3 dương lịch nên bón phân Lân và tưới nước cho cây thêm một lần nữa nhằm tránh quả bị rụng non do thời điểm đó tại Tây nguyên trời thường khô hạn.

3.8 Bảo vệ thực vật 

Nên sử dụng, phun định kỳ lên cây bằng các chế phẩm sinh học Tam Nông thân thiện môi trường bằng cách phối hợp của các vi nấm Beauveria (Nấm trắng), Metarhizium (Nấm xanh) và Entomophthora để diệt bớt côn trùng có hại ( không nên dùng hóa chất diệt toàn bộ sẽ gây mất cân bằng sinh thái, tạo ra dòng mới đề kháng với thuốc, hại cho ong mật và các loại thiên địch hữu ích). Tạo ra các vi sinh vật đối kháng có khả năng tấn công trứng và ấu trùng. Việc này là vô cùng cần thiết để sản phẩm xuất khẩu không bị vướng các hàng rào kỹ thuật tại các quốc gia phát triển. Ngoài ra chi phí cũng rẻ hơn các thuốc bảo vệ thực vật bằng hóa học đang lưu hành trên thị trường. Khi trang trại được cấp chứng chỉ Hữu cơ – Organic thì sản phẩm bán ra cũng được giá cao hơn.

Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Một số lưu ý trong kỹ thuật trồng Mãng cầu xiêm (Mãng cầu gai)

Ðối với mãng cầu xiêm khi trồng tùy theo điều kiện đất đai cụ thể từng nơi mà chúng ta có thể ghép hoặc trồng bằng hạt. Nếu đất nhiễm mặn hoặc phèn mặn ngập nước theo thủy triều thì nên sử dụng giống ghép với gốc bình bát. Các vùng khác thì trồng bằng hột hoặc chiết (sau 2-3 năm sẽ cho trái).

1. Khoảng cách trồng:

Trồng chuyên canh nên trồng khoảng cách 3 x 3m. Nếu trồng xen trong vườn dừa nên trồng 1 cây xen giữa 2 cây dừa trên một hàng, giữa 2 hàng dừa trồng một hàng cây, cách nhau mỗi cây 3m.

Nếu để phát triển tự nhiên cây mãng cầu xiêm có thể cao từ 6-8m. Trong trồng thâm canh, thường tạo tán cao 2,5-3m để dễ chăm sóc, thu hoạch.

2. Phân bón

– Bón lót: Bón 10 – 15 kg phân chuồng hoai mục hoặc 5 kg phân hữu cơ vi sinh + 0,5 kg phân lân (lân nung chảy) + 0,5 kg vôi vào mỗi mô trồng.

– Bón thúc:

+ Năm thứ nhất: Bón 10kg phân chuồng + 0,2 kg NPK 16-16-8/cây;

+ Năm thứ hai: Bón 10kg phân chuồng + 0,5 kg NPK 16-16-8/cây;

+ Năm thứ ba: Bón 15 kg phân chuồng + 0,7 kg NPK 20-20-15/cây.

Các năm sau mỗi năm tăng lên 0,3kg và đến năm thứ 9 thì không tăng nữa.

Bón bổ sung 1 kg lân nung chảy vào đầu mùa mưa mỗi năm để thúc cây ra hoa trong mùa mưa và 0,2 kg kali vào cuối mùa mưa lúc cây tập trung nuôi trái.

Nên chia phân bón khoảng 6 lần trong năm vì cây sinh trưởng, ra hoa đậu trái liên tục trong năm.

3. Sâu bệnh và biện pháp phòng trị:

Cần chú ý biện pháp quản lý tổng hợp, sử dụng thuốc phải theo nguyên tắc “Bốn đúng” và tuân thủ các biện pháp an toàn. Thường xuyên thăm vườn, xác định đúng đối tượng sâu bệnh để có biện pháp phòng trị cho phù hợp.

3.1. Rầy mềm, rệp sáp: Chích hút đọt non, hoa, trái làm cây giảm sức sinh trưởng và rụng hoa trái non, giảm giá trị trái lớn. Phòng trị bằng các thuốc trừ rầy rệp có hoạt chất như Imidaloprid, Acetamiprid, Chlopyriphos ethyl,…

3.2. Các loài sâu ăn lá, bọ trĩ, nhện đỏ: Phun thuốc có hoạt chất Abamectin (Brightin, Vibamec, Reasgant), Emamectin (Vimatox, Acplant, Ematin) khi sâu có mật độ cao.

3.3. Bệnh thán thư, thối trái: Tác nhân do nấm gây hại trên tược non, hoa, trái non lẫn trái trưởng thành. Phòng trị: bằng các loại thuốc có hoạt chất như Carbendazim (Bavistin), Difenoconazole (Score), Propineb (Antracol), Tilt Super, Topsin M…

3.4. Bệnh thối rễ, chết cành

Tác nhân gây bệnh là do sự kết hợp giữa nấm, tuyến trùng và rệp sáp. Thông thường khi cây mắc bệnh sẽ có biểu hiện như sinh trưởng kém dần, lá vàng nhợt nhạt, héo úa và rụng từ từ, chết nhánh, gây thương tổn trên thân. Nhất là rễ cái của cây bị hoại tử, thối đen, dẫn đến chết cây.

Cách phòng trị: nên cắt tỉa tàn, nhánh bị bệnh, vệ sinh vườn và làm cỏ dại. Mặt khác sử dụng thêm một số loại thuốc đặc trị để xử lý rệp sáp, nấm; bón bổ sung thêm các phân bón trung vi lượng và phân NPK cần thiết nhằm cải tạo lại đất, hạ phèn, giúp rễ cây phát triển trở lại. Có thể sử dụng các loại thuốc trị nấm như Dakamon, Mancozeb 80WP và thuốc trừ rầy rệp có hoạt chất như Imidaloprid, Acetamiprid, Chlopyriphos ethyl,…Đối với tuyến trùng sử dụng thuốc Nokaph 10GR với liều lượng 40g/gốc, xử lý 1 lần vào thời điểm sau khi cắt tỉa, vệ sinh vườn đầu vụ.

4. Tăng khả năng đậu trái cho mãng cầu xiêm

Thực tế cho thấy cây mãng cầu Xiêm tuy có nhiều bông nhưng tỷ lệ đậu trái thường rất kém, trái thường nhỏ và méo mó, có hình dáng không cân đối.

Do đó, phương pháp thụ phấn nhân tạo cho cây mãng cầu Xiêm là biện pháp tối ưu giúp cho trái nhiều và trái phát triển đều đặn, theo kinh nghiệm của nhà nông thì biện pháp thụ tinh nhân tạo cây mãng cầu Xiêm như sau:

4.1. Chọn hoa để lấy phấn:

Chọn những hoa mọc ở đầu cành nhỏ, hoặc hoa có kích thước nhỏ để lấy phấn hoa vì những hoa này thường khó thụ phấn và trái dễ rụng hoặc trái không lớn.

Quan sát thấy những hoa có 3 cánh hoa trong nở hơi lớn, hé mở 1 cánh hoa ra thấy các tiểu nhị có màu hơi đen nhạt, các tiểu nhị bắt đầu tách rời nhau thì có thể cắt để lấy phấn.

Cắt hoa lấy phấn vào buổi chiều giữ trong hộp giấy, sáng hôm sau bẻ bỏ hết các cánh hoa rồi rũ nhẹ để cho các tiểu nhị rớt trên tờ giấy, dùng que có vấn bông gòn chà nhẹ trên tiểu nhị để tách hạt phấn ra khỏi túi phấn, thường 1 hoa lấy phấn đủ để thụ phấn cho từ 6 đến 8 hoa.

4.2. Chọn hoa để thụ phấn:

Chọn những hoa mọc trên thân chính, cành lớn có cuống hoa to, kích thước lớn không bị sâu bệnh để thụ phấn.

Khi thấy 3 cánh hoa trong nở he hé tức là nướm đã già, mở nhẹ ba cánh hoa trong để quan sát nếu thấy nướm nhụy cái tươm mật thì tiến hành thụ phấn.

4.3. Kỹ thuật thụ phấn:

Kẹp chặt cuống hoa giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa, dùng ngón cái mở nhẹ một cánh hoa ra, dùng que có vấn bông gòn chấm lên hạt phấn rồi phết nhẹ lên nướm nhụy cái nhẹ nhàng và đều tay, lập lại 3 lần như thế, trái sẽ phát triển đồng đều không bị méo mó.

Sau khi thụ phấn 4 đến 7 ngày thấy cuống hoa vẫn còn màu xanh và có lớn hơn có nghĩa là sự thụ phấn đã hoàn tất.

Còn trường hợp hoa không thụ phấn cuống hoa sẽ có màu đen, héo khô rồi sau đó sẽ rụng.

Thông thường từ khi hoa mãng cầu Xiêm được thụ phấn và bắt đầu tượng trái cho đến lúc thu hoạch kéo dài khoảng 4 tháng.

Nguồn: Khuyến nông Hậu Giang được kiểm duyệt bởi Farmtech Việt Nam.