Trồng nấm giữa lòng thành phố.

Sinh ra và lớn lên tại TP.Biên Hòa, từng tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh, anh Nguyễn Ngọc Quý (sinh năm 1992, ngụ phường Thống Nhất, TP.Biên Hòa) lại quyết định về quê chọn nghề trồng nấm rơm sạch để khởi nghiệp.

Mô hình trồng nấm rơm trong nhà của anh Nguyễn Ngọc Quý tại phường Thống Nhất, TP.Biên Hòa.

* Cơ duyên với nghề trồng nấm:

Anh Quý cho biết, trước đây sau khi tốt nghiệp Trường đại học công nghệ TP.Hồ Chí Minh, anh từng trải qua nhiều vị trí công việc, trong đó có thời gian kinh doanh quán ăn. Thời gian đó, nhờ sự giới thiệu của bạn bè, anh bắt đầu tìm hiểu về nghề trồng nấm. Sau một thời gian tìm tòi, anh Quý bắt đầu thấy say mê và quyết định khởi nghiệp với cây nấm.

“Vào năm 2015, tôi bắt đầu trồng nấm linh chi. Tuy nhiên, do gặp khó khăn về đầu ra nên sau đó tôi đã xác định lại và chọn mô hình trồng nấm rơm. Tôi đã rong ruổi khắp các trại nấm lớn ở các huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và một số tỉnh khác, chủ động tìm hiểu để học hỏi kinh nghiệm và về áp dụng cho mình” – anh Quý cho hay.

Theo anh Quý, ban đầu mô hình trồng nấm rơm của anh gặp khá nhiều khó khăn, từ thiếu vốn, thiếu nhân lực đến thiếu kỹ thuật, trong đó có nguồn giống ở một số nơi anh mua chưa đạt chất lượng nên cũng nhiều lần thất bại. “Tôi quyết tâm không nản chí, cố gắng phân tích, tìm nguyên nhân thất bại để rút kinh nghiệm và tiếp tục theo đuổi giấc mơ phát triển nghề trồng nấm của mình” – anh Quý chia sẻ.

* Hướng tới mô hình sạch:

Trải qua những khó khăn ban đầu, hiện tại trại nấm cũng anh Quý đã phát triển khá ổn định. Trại nấm rộng 500m2với hệ thống 6 nhà vòm cùng với nhiều thiết bị khá hiện đại, phù hợp với mô hình nông nghiệp đô thị.

“Vì là mô hình trồng nấm trong nhà nên đòi hỏi các tiêu chí kỹ thuật khắt khe hơn. Quy trình sản xuất và thu hoạch nấm rơm từ 18-21 ngày, trong đó từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 8 là công đoạn xử lý nguyên liệu – nuôi sợi. Từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 20 công đoạn chăm sóc và thu hoạch nấm.

Hiện tại, trại nấm rơm của anh hằng tháng cung cấp ra thị trường khoảng 400-500kg nấm rơm, giá bán ra từ 60-80 ngàn đồng/kg. Tuy trại nấm của anh hoạt động chưa lâu, nhưng bước đầu đã cho hiệu quả kinh tế khá ổn định, anh Quý chia sẻ.

Anh Quý cho biết, hiện thị trường cung cấp chính của trại nấm là khu vực TP.Biên Hòa và một số địa phương lân cận. Trong thời gian tới, anh sẽ tiếp tục mở rộng thị trường, chủ động quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội…

Bên cạnh đó, anh Quý cũng được Hội Nông dân TP.Biên Hòa hỗ trợ để xây dựng mô hình sản xuất sạch theo hướng VietGAP để tăng hiệu quả kinh tế, ổn định đầu ra, cũng như phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp đô thị theo hướng hiện đại, tiết kiệm diện tích đất…

Nguồn: Agriviet.com được kiểm duyệt bởi FarmTech VietNam.

Xoài Việt Nam ngon, ngọt không thua kém gì xoài Nhật.

Ông Nguyễn Trung Dũng, Tham tán công sứ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết , thanh long ruột trắng và xoài cát chu đã mở đường cho hoa quả Việt Nam vào thị trường khó tính.

Xoài Việt ngon, ngọt không thua kém gì xoài Nhật.

Chiều 7/11, lô xoài tươi cát chu ( Đồng Tháp) 3,5 tấn đầu tiên đã được giới thiệu tại trung tâm thương mại AEON ( tỉnh Chiba, Nhật Bản ). Dự kiến từ nay đến Tết Dương Lịch, 80 tấn xoài sẽ được nhập khẩu tại thị trường này, theo đường biển,  hàng không.

Trong niềm vui với thành quả sau 4 năm theo đuổi và đàm phán thương vụ này, ông Nguyễn Trung Dũng đã có những chia sẻ.

Tôi rất vui. Vậy là sau gần 4 năm đàm phán, đại diện của cơ quan quản lý Nhà nước, cùng với sự chuẩn bị và hoàn thiện của nhà nông cũng như doanh nghiệp, chúng ta đã đưa được xoài tươi Việt vào thị trường Nhật.

Trung tâm thương mại AEON, tỉnh Chiba ( Nhật Bản) , nơi xoài của ta được tiêu thụ, mỗi ngày đón trung bình 50.000 khách. Quầy hàng xoài cát chu Việt Nam trong sự kiện giới thiệu sản phẩm đông nghịt khách.

Với quan sát và cảm nhận của tôi, không chỉ có người Nhật, mà ngay cả chính người Việt Nam tại đây, khi ăn thử, cũng tỏ ra rất ngạc nhiên vì chất lượng đồng đều, độ ngon ngọt , màu sắc đẹp của sản phẩm quê nhà. Tôi thật sự vui khi nhìn thấy điều đó.

Xoài tươi cát chu của Việt Nam được đón nhận tại hệ thống siêu thị AEON, Nhật Bản.

Xoài chu Việt Nam.

Chúng ta phải dành tới 4 năm để đi qua tất cả các khâu của quy trình từ kiểm tra, khảo sát vùng trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản tới khi hoàn tất đàm phán, đạt được thỏa thuận và vận chuyển tới thị trường Nhật.

Nói về công tác bảo quản xoài, chúng ta đã thành công trong việc quản lý xử khuẩn bằng hơi nước nóng. Đây là công nghệ chuyển giao của Nhật Bản, giúp thanh long ruột trắng trước đó, và nay là xoài vượt qua rào cản cuối để vào thị trường thành công.

Riêng về vận chuyển, trong đợt hàng đầu tiên, để đảm bảo chất lượng xoài tươi đáp ứng thị trường vào thời điểm ngon nhất, chúng ta phải chấp nhận đi đường hàng không. Chi phí vận chuyển này khá tốn kém. Trong thời gian tới, bằng cách tính toán thời gian hợp lý, ngoài đường hàng không, xoài có thể đi cả bằng đường biển.

Xoài là loại trái cây được yêu thích ở Nhật. Người Nhật cũng có xoài do chính họ trồng, đã có thương hiệu từ lâu. Tuy nhiên, xét về chất lượng, tôi đã trải nghiệm và thấy xoài của ta về độ ngon, ngọt, thơm và màu sắc không hề thua kém. Chưa kể giá loại quả này của Nhật bán tại các siêu thị cao hơn rất nhiều.

Thực tế, cuối tháng chín ,Việt Nam và Nhật Bản thông qua về nguyên tắc. Sau đó chỉ hơn một tháng, xoài Việt Nam chính thức lên kệ siêu thị Nhật.

Với tiến độ như vậy, đồng thời, bằng sự kiện Việt Nam gia nhập TPP, rất nhiều dòng thuế được giảm ngay sẽ giúp Việt Nam thúc đẩy ngành nông, lâm, thủy sản nói chung, trái cây Việt Nam nói riêng có nhiều hơn cơ hội vào thị trường Nhật.

Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Nữ tỷ phú say mê nghề vườn

Bà cho biết, thời gian đầu do thiếu vốn, thiếu đất, lại thiếu kinh nghiệm nên công việc làm ăn gặp không ít khó khăn. Sau đó nhờ quan hệ tốt với khách hàng, đặc biệt là các cơ sở sản xuất cây giống (cây ghép) nên sản phẩm làm ra tiêu thụ ngày càng nhiều. Nhờ vậy mà lần hồi bà thuê thêm đất, mở rộng diện tích sản xuất.

Năm 2016 bà bán ra trên 100.000 cây giống gồm sầu riêng, xoài, mít, bưởi da xanh và nhiều loại cây trồng khác do khách hàng đặt mua. Bà phấn khởi cho biết, hai năm 2017 – 2018 các loại cây giống đều tăng lên gấp rưỡi. Phần lớn cây trên 1 năm tuổi đều có thương lái đặt hàng bỏ cọc.

Bà chia sẻ, niềm đam mê lớn nhất của bà là nghề vườn. Hiện bà đang đầu tư trống 15 công sầu riêng loại Mongthong Thái và cơm vàng hạt lép Ri 6, trong số đó 10 công đã bắt đầu cho trái chín, năm 2018 thu nhập trên 300 triệu đồng.

Để cây phát triển tốt, năng suất chất lượng cao bà thường xuyên theo dõi báo chí và học hỏi kinh nghiệm từ những nông dân thành đạt. Nhờ vậy mà vườn sầu riêng nhà bà lúc nào cũng xanh mướt, trái sai, trái to, chất lượng thơm ngon, thương lái sẵn sàng mua với giá cao.

Xưa nay, đa phần nông dân ăn nên làm ra đều là đàn ông, lực điền, có đủ sức khỏe mới có thể đảm đương được công việc nặng nề. Vậy mà tại ấp Phước Thủy, xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long có một phụ nữ nổi tiếng về sản xuất cây giống và trồng cây ăn trái, mỗi năm thu nhập trên bạc tỷ.

Người đó là bà Trần Thị Hiền, 61 tuổi, suốt ngày cặm cụi gắn bó với mảnh vườn không thua gì đàn ông.

Bà Hiền tâm sự, trước đây vợ chồng bà đều là nông dân tay lấm chân bùn, cuộc sống vô cùng khó khăn, nhất là từ khi chồng qua đời năm 2001 đến nay, cuộc sống càng vất vả hơn, nhưng nhờ say mê nghề vườn nên bà đã nối nghiệp chồng, ngày ngày lặn lội đi tìm hạt giống về ươm trồng bán cho các nhà vườn và các cơ sở sản xuất cây giống. Ngoài ra, bà còn là một nông dân trồng sầu riêng nổi tiếng ở địa phương.

Bà Trần Thị Hiền chăm sóc cây giống vừa ghép

Bà cho biết, thời gian đầu do thiếu vốn, thiếu đất, lại thiếu kinh nghiệm nên công việc làm ăn gặp không ít khó khăn. Sau đó nhờ quan hệ tốt với khách hàng, đặc biệt là các cơ sở sản xuất cây giống (cây ghép) nên sản phẩm làm ra tiêu thụ ngày càng nhiều. Nhờ vậy mà lần hồi bà thuê thêm đất, mở rộng diện tích sản xuất.

Năm 2016 bà bán ra trên 100.000 cây giống gồm sầu riêng, xoài, mít, bưởi da xanh và nhiều loại cây trồng khác do khách hàng đặt mua. Bà phấn khởi cho biết, hai năm 2017 – 2018 các loại cây giống đều tăng lên gấp rưỡi. Phần lớn cây trên 1 năm tuổi đều có thương lái đặt hàng bỏ cọc.

Bà chia sẻ, niềm đam mê lớn nhất của bà là nghề vườn. Hiện bà đang đầu tư trống 15 công sầu riêng loại Mongthong Thái và cơm vàng hạt lép Ri 6, trong số đó 10 công đã bắt đầu cho trái chín, năm 2018 thu nhập trên 300 triệu đồng.

Để cây phát triển tốt, năng suất chất lượng cao bà thường xuyên theo dõi báo chí và học hỏi kinh nghiệm từ những nông dân thành đạt. Nhờ vậy mà vườn sầu riêng nhà bà lúc nào cũng xanh mướt, trái sai, trái to, chất lượng thơm ngon, thương lái sẵn sàng mua với giá cao.

Khu vườn ươm cây giống

Khi hỏi về cách chăm sóc cây sầu riêng, nhiều người không ngờ một phụ nữ như bà mà đã nắm bắt kỹ thuật một cách tỉ mỉ, khoa học từ khâu chọn cây giống, cách làm đất, xử lý phân, thuốc cho đến sau khi thu hoạch phải làm gì cho cây tiếp tục ra hoa kết trái vào mùa sau. Không những vậy, bà còn biết chủ động xử lý cho cây ra hoa đậu trái theo ý muốn.

Bà nói: Sầu riêng trồng gốc ghép chỉ sau ba, bốn năm là có trái, nhưng muốn cho cây tăng trưởng tốt và tuổi thọ cao, cây trồng phải sạch bệnh, mắt ghép không bị sâu bệnh, đất trồng phải xẻ mương, lên liếp, đắp mô cao để tránh úng vào mùa mưa.

Bà Trần Thị Hiền chuẩn bị cây giống sầu riêng để giao cho khách hàng

Điều quan trọng hơn nữa là cây trồng phải được chăm sóc chu đáo, thường xuyên bổ sung dinh dưỡng bằng phân hữu cơ hoặc chất mùn, tuyệt đối không được sử dụng phân, thuốc quá liều lượng làm cây dễ bị suy kiệt.

Để khách hàng tin tưởng, bà sử dụng phân, thuốc theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp nhằm đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và người sản xuất, đồng thời bảo vệ được môi trường.

Bà chia sẻ, một trong những nguyên nhân giúp bà thành công như hôm nay, trước hết là nhờ bà đã gắn bó với nông thôn, yêu thích nghề vườn từ nhỏ nên đi đến đâu bà cũng tìm tòi, học hỏi về kỹ thuật canh tác và chăm sóc thích ứng mang lại hiệu quả cao.

Hơn nữa, bà có một người con trai cũng yêu thích nghề vườn đã giúp bà áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong nuôi trồng và sản xuất.

Cụ thể như thay vì trước đây tưới bằng thùng, bằng vòi phun thì nay được thiết kế bằng hệ thống tưới tự động, vừa giảm tốn kém chi phí vừa tiết kiệm được nhân công.

Một góc vườn sầu riêng của bà Hiền

Nguồn: Tổng hợp và duyệt bởi Farmtech.vn

Người dân lao đao vì mía rẻ như cho

Ông Mai Văn To – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bến Lức (Long An) ngồi buồn so nói: “Vừa rồi chúng tôi đi xem tình hình bà con trồng mía trên địa bàn, thấy mà phát rầu. Bây giờ bà con kêu lái đến cho mía cũng không ai lấy. Xem như năm này bà con mất Tết”.

Hàng ngàn ha mía mất bao công chăm sóc để “rồi cho không”, khiến năm nay nông dân trồng mía ở Bến Lức (Long An) không biết lấy tiền đâu mà sắm tết.

“Ăn Tết nỗi gì!”

Sau vụ mía “bán mà như cho”, ông Hai Long (Nguyễn Văn Long, xã Lương Hòa, Bến Lức) hốp ngụm trà thơm mà đắng chát cổ họng. “Mong vô vụ mía bán kiếm tiền ăn Tết, nhưng thua rồi. Giờ không biết lấy tiền đâu ăn Tết”, ông lắc đầu.

Theo ông Hai Long, giờ thương lái rất ngại mua mía cho nông dân. Nếu mua họ phải chở đi tận Tây Ninh, Bến Tre, thậm chí Hậu Giang để bán cho nhà máy đường. Đi như vậy lỗ vốn lấy gì ăn”, ông Hai thổ lộ.

Ông Hai cho biết, năn nỉ riết thương lái mới chịu mua mía nhưng chỉ với giá 200.000 đồng/tấn. Bán hơn 1ha mía với giá này ông Hai cầm chắc lỗ. “Với giá này chỉ đủ tiền phân. Nhưng không bán chẳng lẽ để mía chết khô trên đồng, rồi lại tốn thêm tiền thuê nhân công dọn rẫy”, ông Hai trần tình.

Trong khi đó, dù có gần 30 năm gắn bó với cây mía, từng trồng cánh đồng mía với diện tích đến 300 ha, nhưng ông Trương Hùng Dũng (huyện Trảng Bom, Đồng Nai)  giờ cũng nản lòng với cây mía. Hiện, ông đang chuyển dần khoảng 100ha mía còn lại sang trồng cây ăn trái.

Theo ông Dũng, năm nay bất lợi về thời tiết nên năng suất mía bình quân chỉ đạt khoảng 50 tấn/ha. “Với giá mía bèo bọt như hiện nay, trừ các khoản chi phí là lỗ là cái chắc, mong gì kiếm lời mà trang trải, ăn tết”, ông than thở.

Ông Dũng cho rằng, dù rất buồn phải chia tay với cây mía, nhưng ông sẽ quay lại nghề trồng mía nếu mỗi ha có lời khoảng 30 triệu đồng. Vì trồng mía có nhà máy chế biến bao tiêu, nông dân yên tâm chứ không quá bấp bênh như thị trường cây ăn trái sáng nắng, chiều mưa như hiện nay.

Nghề trồng mía teo tóp

Giá mía năm qua sụt giảm nghiêm trọng khiến các tỉnh có trồng mía đang teo tóp dần diện tích. Theo Sở NNPTNT tỉnh Long An, diện tích mía niên vụ 2018 – 2019 trên địa bàn tỉnh giảm khoảng 40% so cùng kỳ năm 2017.

Hiện, tỉnh có hơn 8.000ha mía, tập trung chủ yếu tại các huyện: Bến Lức (5.900ha), Thủ Thừa (1.400ha), Đức Hòa, Đức Huệ (trên 650ha). Dự tính, đến năm 2020, diện tích này sẽ giảm còn 3.000 – 4.000ha.

Nhà máy đường Nivl (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) đanbg nợ trên 100 tỉ đồng không có khả năng chi trả đành đóng cửa.

Theo Đề án Phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Bộ NNPTNT, tỉnh Long An được phân bổ 8.500ha mía. Nhưng theo Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Long An Nguyễn Chí Thiện, sở này đã kiến nghị với Bộ NNPTNT xin giảm một nửa diện tích mía được phân bổ trong Đề án trên.

Lý do là tình hình sản xuất mía trên địa bàn tỉnh đang gặp rất nhiều khó khăn, do: Giá thấp, nhà máy nợ tiền nông dân, khan hiếm nhân công, nhất là khi thu hoạch; Chi phí vận chuyển, đầu tư sản xuất tăng cao, lượng đường tồn kho lớn. Vừa qua, nhiều diện tích mía trên địa bàn tỉnh bị bỏ chết khô ngoài đồng do giá rẻ.

Trong khi đó, Đồng Nai từng là tỉnh có diện tích mía lớn của cả nước với cả chục ngàn ha nhưng cũng đang giảm dần theo từng năm. Theo Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai, nếu năm 2012 toàn tỉnh có gần 10.700 ha trồng mía thì đến nay chỉ còn 8.000ha.

Thương lái ở Long An không muốn mua mía vì phải vận chuyển mía đến nhà máy đường quá xa, sợ thua lỗ.

Tại nhiều tỉnh, thành, hàng loạt nhà máy đường đã đóng cửa hoặc đối diện với nguy cơ phá sản. Vụ thu hoạch mía năm nay, cả nông dân và doanh nghiệp sản xuất đều lâm vào cảnh khốn đốn.

Tại Long An, nông dân bán mía phải nhận đường vì Nhà máy Đường Nivl (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) nợ trên 100 tỉ đồng không có khả năng chi trả.

 Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 2 nhà máy chế biến đường là Công ty cổ phần mía đường La Ngà (huyện Định Quán) và Nhà máy đường TTC Biên Hòa – Trị An (huyện Vĩnh Cửu). Tổng thiết kế của 2 nhà máy đạt khoảng 5.000 tấn mía/ngày với tổng sản lượng đường đạt khoảng 38.900 tấn đường/năm. Nhưng theo số liệu thống kê của Sở NNPTNT tỉnh, tính đến cuối 2018, lượng đường tồn kho của 2 nhà máy trên khoảng 19.000 tấn.

Theo ông Thiện, có 3 nguyên nhân dẫn đến giá thành đường Việt Nam cao là: Năng suất mía Việt Nam bình quân 60 – 70 tấn/ha, trong khi năng suất mía của các nước đạt khá cao; Chữ đường của Việt Nam lại thấp; nhiều nhà máy sản xuất công nghệ lạc hậu nên lượng đường sản xuất trên 1 tấn mía thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới…

Tổng hợp và duyệt bởi Farmtech Việt Nam

Ngành cà phê lao đao vì biến đổi khí hậu

Theo nghiên cứu của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, biến đối khí hậu (BĐKH) đã làm tăng nhiệt độ ở Tây Nguyên, nơi canh tác phần lớn cà phê của Việt Nam, nguồn tài nguyên nước suy giảm, quy luật phân bố mưa thay đổi, mưa trái mùa xuất hiện nhiều gây trở ngại quá trình ra hoa, kết trái cà phê…

Thiếu nước tưới trầm trọng, thời tiết thay đổi thất thường đang đe dọa đến sự phát triển của ngành cà phê.

Liên Hợp Quốc dự báo, BĐKH sẽ làm cho nhiệt độ tăng thêm khoảng 2,39 độ C vào năm 2100. Số ngày nóng ở Tây Nguyên dự báo sẽ tăng lên 134 ngày vào năm 2050 và 230 ngày vào năm 2100. Trong điều kiện El Nino, nhiệt độ trung bình các tháng ở vùng Tây Nguyên có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm và xuất hiện nhiều hơn các kỷ lục về nắng nóng. Lưu vực các sông Sê San, Sêrêpốk, sông Ba và Đồng Nai đã kiệt dần từ lưu lượng 173.863l/s của những năm 2004-2005 xuống còn trên dưới 125.000l/s hiện nay. Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm đang đứng trước tình trạng suy giảm nghiêm trọng, giảm từ 3-5m so với trước đây; lượng nước trên các sông ở khu vực này cũng chỉ đạt từ 60-70%.

Tại Đăk Lăk, trong 770 hồ chứa trên địa bàn tỉnh, chỉ có 250 hồ tích được từ 60-80%, còn lại đều dưới 60% dung tích. Ngoài yếu tố nhiệt độ có xu hướng tăng, nguồn nước giảm, diễn biến thời tiết ở Tây Nguyên đang ngày càng có xu thế cực đoan hơn, thiên tai xảy ra thường xuyên và bất thường hơn. Sự gia tăng của biên độ nhiệt, ẩm ngày đêm khiến một số nơi đang mất dần tính ổn định, tính quy luật về thời tiết khí hậu vốn có của vùng.

BĐKH đã ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê, đơn cử năm 2016, từ tháng 1- 6, tình trạng khô hạn khốc liệt lại diễn ra trên diện rộng làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm trên 100.000ha cà phê vùng Tây Nguyên, nhiều diện tích cà phê bị chết không thể phục hồi được. Riêng ở Đăk Lăk, đã xảy ra 2 đợt hạn, làm cho 109.461ha cây trồng bị hạn, trong đó có 71.890ha cà phê (diện tích cà phê bị mất trắng là 5.570ha); 193 hồ chứa bị khô cạn nước. Tổng thiệt hại ước tính 3.299,7 tỷ đồng.

Sự thay đổi về thời tiết, nhất là phân bố mưa, lượng mưa ở Tây Nguyên trong Thời tiết có xu hướng nóng lên cũng làm cho sâu bệnh hại phát triển nhanh và khó dự báo.

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn, BĐKH khiến cho ngành cà phê Việt Nam không thể sản xuất theo kiểu truyền thống như trước (tưới lãng phí nước, lạm dụng phân bón…) mà cần có giải pháp thay đổi, ứng phó kịp thời.

Theo đó, diện tích cà phê đến năm 2020 cần giữ ổn định ở mức khoảng 600.000 ha, không tăng thêm diện tích, tập trung thâm canh; chuyển một phần diện tích cà phê Robusta sang trồng cà phê Arabica; đặc biệt đẩy mạnh thực hiện giải pháp tưới tiết kiệm nước. Các nhà khoa học nông nghiệp cũng cần tham gia nghiên cứu, xác định loại cây trồng xen với cà phê phù hợp, có hiệu quả kinh tế, thích ứng với BĐKH.

Tổng hợp và duyệt bới Farmtech Việt Nam

Thành công từ mô hình trồng rau mầm trên san hô

Mô hình trồng rau mầm trên san hô khá mới mẻ và duy nhất tại Việt Nam này đã mang lại thành công đáng kinh ngạc.

Anh Thái cho biết, mô hình trồng rau mầm trên san hô xuất phát từ việc đam mê nuôi cá cảnh của anh. Trước đây anh từng nuôi cá cảnh và sử dụng san hô để lọc nước, mỗi lần vệ sinh bể, anh thấy san hô có độ PH rất cao, phóng thích canxi nhiều, nếu trồng rau trên san hô, rau sẽ hấp độ PH này vừa hút canxi và sinh trưởng tốt.

Mô hình rau mầm trên san hô.

Vì vậy, anh Thái quyết định gieo thử một ít hạt cải giống lên san hô và chỉ sau một tuần, hạt giống nảy mầm, phát triển xanh tốt. Nghĩ đây là mô hình hiệu quả, anh quyết định đầu tư 1 tấn san hô và làm các bể kính đặt vào khung sắt để trồng rau mầm trong nhà.

Theo anh Thái, để đảm bảo rau sinh trưởng, phát triển tốt cần đầu tư hệ thống đi kèm. Chính vì vậy, anh đầu tư khu sản xuất rau sạch ứng dụng đầy đủ kỹ thuật công nghệ cao như hệ thống máy lạnh tự động, hệ thống tưới nước tự động và các vật dụng trồng rau mầm đều sử dụng bằng nhựa, đảm bảo sạch sẽ.

Một điều đặc biệt là rau mầm được anh trồng trong các bể kiếng, không sử dụng phân hóa học, không thuốc bảo vệ thực vật, cũng chẳng dùng chất kích thích, trồng hoàn toàn bằng san hô và dùng nước sạch để tưới.

Anh Thái chia sẻ: “Trồng các loại rau sạch theo đúng quy chuẩn an toàn vốn đã không đơn giản, trồng rau mầm lại càng đòi hỏi yêu cầu cao hơn, nhất là trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường. Rau mầm khá mẫn cảm với nước tưới, nếu nước không đủ, rau dễ bị héo và chết. Ngược lại, nếu lượng nước tưới dư thừa, rau sẽ bị úng thối. Hệ thống máy lạnh và nước tự động từ bể san hô sẽ tự điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho rễ rau mầm hút chất dinh dưỡng để phát triển nên có thể canh tác quanh năm”.

Ban đầu anh Thái dự định trồng rau mầm để gia đình sử dụng. Sau đó, anh mở rộng diện tích trồng rau và mở cửa hàng bán rau ngay tại nhà với tên gọi Lucky Farm. Khách hàng đến mua sẽ lên các kệ rau mầm nhổ gốc và bỏ vào hộp nhựa tùy theo nhu cầu.

“Tôi đã từng bị bệnh và phải ăn rau xanh dài ngày để cải thiện. Tuy nhiên, để mua được rau sạch rất khó, từ đó, tôi luôn ấp ủ thực hiện mô hình trồng rau sạch để cung cấp cho gia đình hàng ngày. Và khi mô hình này thành công, tôi muốn chia sẻ với mọi người. Hiện tại, lợi nhuận từ trồng rau mầm không cao nhưng được cung cấp rau sạch cho mọi người tôi rất phấn khởi”, anh chia sẻ.

Nguồn: Kythuatnuoitrong.edu.vn được kiểm dịch bởi Farmtech VietNam.

Nông dân trồng tỏi điêu đứng vì nắng hạn

Từ trước Tết Nguyên đán đến nay, thời tiết nắng nóng liên tục đã khiến hàng ngàn hộ dân trồng tỏi ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) lâm vào tình cảnh điêu đứng.

Nắng nóng kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng tỏi

Theo các hộ dân trồng tỏi ở Lý Sơn thì vụ sản xuất Đông – Xuân năm nay thời tiết nắng nóng liên tục kéo dài bắt đầu từ khoảng tháng 12 âm lịch đã khiến cho hàng trăm ha tỏi “khát” nước trầm trọng. Cùng với đó, sương muối và sâu bệnh gây hại dài ngày đã khiến cho cây tỏi khô lá và tóp củ, năng suất và sản lượng giảm sút.

Chị Bùi Thị Trí (thôn Đông, xã An Vĩnh) cho biết, vụ này gia đình chị canh tác 5 sào tỏi nhưng vì không đủ nước tưới nên đã có 2 sào gần như mất trắng. Diện tích còn lại vẫn cho thu hoạch được nhưng sản lượng chỉ còn khoảng 10% so với trước đây.

“Nếu như thời tiết thuận lợi như các năm trước, bình quân mỗi sào tỏi thu khoảng 500 – 600kg, nhưng năm nay nắng nóng kéo dài, nguồn nước cạn kiệt nên chỉ được 50kg/sào. Chưa kể có sương mù nên tỏi cũng hư hại nhiều. Mặc dù tôi đã cố gắng túc trực hàng ngày để mong cứu vãn tình hình nhưng bất lực”- chị Trí buồn bã nói.

Không riêng gì chị Trí mà gần 4.000 hộ dân trồng tỏi ở Lý Sơn cũng đang gắng gượng túc trực đồng tỏi thường xuyên để canh nước. Cứ bình quân 4 – 5 ngày lại tưới nước một lần, mỗi lần mất khoảng 1,5 giờ với chi phí khoảng 200.000 đồng/sào. Vậy nhưng tình trạng tỏi khô lá, chết rễ vì nắng nóng vẫn không có mấy tác dụng.

Chị Nguyễn Thị Thúy (thôn Tây, xã An Hải) chia sẻ, chưa có năm nào mà người trồng tỏi tại Lý Sơn lại thấy khó khăn như thế. Từ đợt sau Tết tới giờ, các hộ liên tục tìm cách cấp nước cho tỏi vì sợ cây chết khô, ít thì tưới 7 lần, nhiều thì tưới 10 lần, thế nhưng tỏi vẫn không trụ nổi.

Nông dân điêu đứng vì tỏi mất giá

Ông Nguyễn Hòa (trú xã An Hải) cho hay, năm trước ông trồng 4 sào tỏi thu hơn 1 tấn nhưng năm nay chỉ được khoảng 400kg. Trong khi đó, giá tỏi 30.000 đồng/kg (giảm 20.000 đồng/kg so với năm trước), vậy nên gia đình ông lỗ nặng.

“Năm nay tỏi vừa mất mùa lại mất giá, số lượng gia đình tôi thu hoạch được bán ra không đủ bù vào chi phí mua giống, tưới tiêu, phun thuốc, bón phân, cát trắng… Trồng tỏi 2 ngày phải tưới nước 1 lần, vừa tốn kém tiền bạc vừa mất nhiều công sức. Bây giờ tôi chỉ biết cố gắng vớt vát số tỏi ít ỏi trên ruộng, được đồng nào hay đồng đó, bù lại phần nào chi phí” – ông Hòa nói.

Bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, năm nay nắng hạn đến sớm trong khi thời gian xuống giống sản xuất vụ tỏi Đông Xuân trễ hơn mọi năm nên ảnh hưởng đến sản xuất của nông dân.

“Hiện tại tỏi phát triển không đồng đều, có nhiều diện tích bị hư hại. Nắm được tình hình này, huyện đã có văn bản chỉ đạo Hội Kinh doanh sản xuất chế biến hành tỏi Lý Sơn, các ngành kiểm soát đầu Sa Kỳ và các tư thương là không đưa tỏi nơi khác về Lý Sơn”- bà Hương nói.

Nguồn: Nongnghiep.vn duyệt bởi Farmtech Việt Nam

Cán bộ dấn thân trồng rau sạch

Vốn là cán bộ trong ngành nông nghiệp, đã từ lâu Lê Đức Minh nung nấu ý định mở trang trại trồng cây, làm kinh tế bằng nghề nông.

Năm 2011, ý định trên mới thành hiện thực. Anh Lê Đức Minh quyết định đầu tư thuê 5 ha đất tại phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), thành lập Công ty Cổ phần Nông – Lâm nghiệp và Môi trường Vĩnh Hưng.

Khi có đất, anh Minh bỏ vốn xây dựng tới 3 ha nhà lưới để trồng rau ăn lá và rau ăn quả. Cây trồng của nhà lưới khá đa dạng, như mướp đắng, mướp hương, dưa lê Hàn Quốc, khoai tây, rau cải, bí đỏ hồ lô… Phần ngoài nhà lưới, anh cũng đầu tư khá bài bản để trồng cà chua, dưa chuột…

Khu vực trồng rau ngoài trời

Từ năm 2015 – 2016, thị trường rau ở Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận bắt đầu đi vào sản xuất có chất lượng cao, cũng đòi hỏi sự cạnh tranh và khó tính hơn trước. Các cơ sở sản xuất rau, củ, quả phải nhanh chóng bắt kịp thị trường và nhất là bắt kịp sự khó tính của khách hàng, mới tồn tại được. Giám đốc Lê Đức Minh đã vào cuộc rất nhanh. Bởi thế sản phẩm của Công ty Vĩnh Hưng dần dần “len” vào thị trường khó tính, là các siêu thị lớn ở TP Vĩnh Yên,Vĩnh Phúc và bắt đầu vào siêu thị ở các tỉnh lân cận và Hà Nội.

Để sản phẩm có thể vào thị trường khó tính, ngay từ đầu anh Minh đã đầu tư khá bài bản. Ngoài việc làm nhà lưới, anh còn xây dựng nhà sơ chế với hơn 80m2, đóng gói (có nhãn mác) sản phẩm, trước khi đưa ra thị trường. Để có được sản phẩm an toàn, sản phẩm sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, anh đầu tư một giàn tưới tiêu tự động theo kiểu tưới phun hiện đại.

Đầu vào sản xuất rau, củ, quả, anh cũng tìm các đối tác tin cậy, có uy tín trong nước và cả nước ngoài. Các đối tác này đều được kiểm định, có đủ tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn. Một số giống cây, anh nhập từ Hàn Quốc. Trong quá trình sản xuất dù trong nhà lưới hay ngoài nhà lưới, đều đảm bảo tuyệt đối an toàn. Nhờ vậy sản phẩm dưa lê Hàn Quốc, mướp hương, mướp đắng, cà chua, bí đỏ… đến các loại rau ăn lá đều được siêu thị đón nhận.

Khu nhà lưới

Theo anh Lê Đức Minh, rau ăn lá của công ty, mức tiêu thụ ban đầu từ 5 – 7 tạ/ngày, nay đã tăng lên trên 15 tạ/ngày. Các cửa hàng “chân rết” tiêu thụ từ 250 – 300 kg sản phẩm/ngày. Rau ăn lá và cà chua, tiêu thụ mỗi loại trên 5 tạ/ngày. Mức độ tuy còn khiêm tốn, nhưng đáng mừng là sản phẩm được đón nhận ngay, không có tình trạng tồn đọng, sản xuất đến đâu, bán hết đến đấy.

Khi chúng tôi đến trang trại của Công ty Vĩnh Hưng vào cuối tháng 2/2019, đúng lúc vừa có trận lốc lớn, làm hư hại khá nhiều phần nhà lưới và hoa màu. Anh Minh đang phải gấp rút sửa chữa, khắc phục hậu quả. “Đã dấn thân vào con đường nông nghiệp, thì ắt phải chấp nhận rủi ro. Thiên tai là điều không tránh khỏi. Nhưng chúng tôi quyết vượt qua những rủi ro để tồn tại và phát triển”, anh Minh cho biết.

Giàn rau ngoài trời

Một trong cái khó của công ty là thời gian thuê đất quá ngắn, chỉ 5 năm. Làm nông nghiệp thường phải đầu tư với thời gian 5 năm, 10 năm, thậm chí 20 năm, mới mong ổn định và có lãi. Đó là một thực tế. Tuy nhiên thuê đất của người dân, nhất là gom lại từ canh tác nhỏ lẻ, manh mún, là điều rất khó để công ty dám đầu tư lớn. Vì vậy công ty mong muốn được thuê đất lâu dài.

Tuy nhiên, theo anh Minh, dù sử dụng đất trong thời gian bao lâu, thì công ty vẫn đầu tư một cách bài bản và nhất là luôn đảm bảo sản phẩm an toàn.

“Các loại rau, củ, quả theo “chuẩn” giá thường cao hơn từ 20 – 30% so với rau, củ, quả thông thường. Đó là một bài khó, trong khi thói quen của người tiêu dùng là tiện đâu mua đấy, thậm chí ít quan tâm đến sản phẩm sạch hay không sạch…”, anh Minh tâm sự.

Nguồn: Nongnghiep.vn duyệt bởi Farmtech Việt Nam.

Nông dân đam mê nhân giống cây khoai mỡ

Đó là anh Lê Việt Hà ở ấp Tân Thuận, xã Tân Hòa Đông, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Qua tìm tòi, học hỏi để chọn giống mới sạch bệnh, anh đã tìm đến với kỹ thuật nhân giống khoai mỡ bằng phương pháp nuôi cấy mô.

Được biết, cây khoai mỡ chủ yếu được người dân nhân giống theo cách truyền thống là giữ lại củ của vụ trước, đợi đến thời điểm xuống giống thì được người dân đem ra cắt các củ thành từng mặt khoai có kích thước khoảng 4 x 5 (cm) và ủ cho mọc mầm trước khi đặt xuống đồng ruộng. Với cách giữ giống này, sau nhiều năm liên tục sẽ làm cây sinh trưởng yếu, tính kháng sâu bệnh giảm, do đó làm ảnh hưởng đến năng suất.

Anh Lê Việt Hà canh tác 3ha khoai mỡ từ năm 1997. Tuy nhiên cây khoai mỡ ngày càng bị nhiều loại sâu bệnh hại, trong đó bệnh làm “đau đầu” nhất là hiện tượng mục đầu khoai, gây ảnh hưởng đến phẩm chất khoai và thất thu năng suất. Năm 2010 anh Hà nghiên cứu sách vở tìm ra phương pháp hạn chế hiện tượng này là xử lý nước nóng “3 sôi, 2 lạnh” để khử tuyến trùng gây mục đầu khoai, hiệu quả chiếm trên 90%. Từ đó đến nay, anh Hà đã có nguồn giống khoai sạch bệnh để bán cho bà con nông dân trong xã và khu vực Bến Kè Long An với sản lượng trên 100 tấn giống.

Không dừng lại, anh còn tìm đến Trung tâm Công nghệ Sinh học tỉnh Tiền Giang học hỏi phương pháp nuôi cấy mô trên khoai mỡ nhằm cải thiện nguồn giống bệnh mục đầu. Năm 2013, kỹ sư Văn Thị Thúy Hoa đã nhận nuôi cây mô giống khoai mỡ cho anh. Sau 1 năm anh nhận 100 cây giống về trồng, rồi tiếp tục nhân ra bằng việc sử dụng phân hữu cơ, tro trấu, xơ dừa. Một năm chăm sóc tiếp theo, anh Hà đã có khoảng 150kg khoai mỡ sạch bệnh. Đến năm 2016 anh đã cung cấp giống khoai nuôi cấy mô cho nhiều hộ sản xuất khoai mỡ trong xã Tân Hòa Đông, Thạnh Mỹ và Bến Kè Long An.

Với sự nhiệt tình tâm quyết của mình, năm 2018, anh tiếp tục liên hệ các nhà khoa học của Viện Cây ăn quả Miền Nam nhờ nhân giống nuôi cấy mô từ 3kg khoai mỡ tím của gia đình với giá 5000đồng/bầu. Đến 9/2018 này anh sẽ nhận về nhân giống để tiếp tục có nguồn giống mới, sạch bệnh phục vụ cho bà con nông dân.

Anh Hà tâm sự: “Khi thấy khoai mỡ bị bệnh mục đầu nhiều mà cây bệnh ảnh hưởng trong đất, trong giống nên tôi luôn trăn trở tìm giống mới. Bên cạnh nguồn giống tốt, tôi nghĩ cần xây dựng quy trình trồng khoai mỡ để hạn chế sâu bệnh, giúp tăng thu nhập cho mình và người dân trồng khoai xung quanh”.

Anh Lê Việt Hà bên ruộng khoai trồng được 4 tháng của gia đình

Từ năm 2017 đến nay anh Hà canh tác khoai mỡ sau khi nuôi cấy mô. Thời gian trồng 5 tháng thì củ to từ 1 – 1,2 kg, không mục đầu, sức sinh trưởng cây mạnh, hạn chế việc sử dụng phân hóa học. Tổng sản lượng thu hoạch đạt 16 – 18 tấn khoai/ha/5 tháng. Giống khoai của nhà anh cung cấp cho bà con nông dân đồng đều, giá bán giống là 20.000 đồng/kg khoai giống, so với khoai hàng chợ 16.000 đồng/kg nhưng được nhiều bà con lựa chọn. Hiện nay anh đang trồng 3ha khoai giống để cung cấp giống tốt cho bà con trong vụ tới.

Từ một nông dân canh tác khoai mỡ lâu đời trên vùng đất nhiễm phèn, sâu bệnh hại ngày một nhiều gây ảnh hưởng năng suất cây trồng nhưng với ý chí nhiệt tình học hỏi, áp dụng đúng khoa học kỹ thuật, anh Lê Việt Hà đã thành công trên mô hình trồng nhân giống khoai mỡ cho hiệu quả kinh tế cao. Anh là tấm gương để nông dân gần xa học tập.

 Nguồn: Tổng hợp và duyệt bởi Farmtech Việt Nam

Bò ngoại về Việt Nam: Ngành chăn nuôi nội địa phải giảm giá thành

Khi số lượng bò Australia được về tăng mạnh, thậm chí người ta đã dự báo đến cái chết của ngành chăn nuôi gia súc lớn, cụ thể là bò thịt ở trong nước.

Đó là thời điểm năm 2013 – 2014, 7 tháng đầu năm 2014, Việt Nam nhập về khoảng 120.000 con bò Australia, cao gấp 4 lần cùng kỳ và nhiều hơn gần 50% cả năm 2013. Thời điểm đó, người ta đánh giá, tốc độ nhập bò Australia vào Việt Nam tăng khủng khiếp, bởi năm 2012 mới có 3.000 con, qua năm 2013 đã vọt lên 67.000 con. Ngay lập tức, bò Australia đã thống trị, đánh bật bò nội ra khỏi các cửa hàng, siêu thị, quán ăn.

Cơn bão nhập khẩu bò Australia qua lại đến sự đổ bộ của thịt bò từ các thị trường lớn, giàu tiềm năng khi các hiệp định thương mại tự do cho phép sự cởi mở, thông thoáng trong lưu thông hàng hóa, một lần nữa đàn bò trong nước lại bị đe dọa.

Theo thống kê, đàn bò thịt trong cả nước luôn tăng trưởng trong 3 năm qua. Năm 2015 cả nước có 5.367.078 con bò, đến năm 2016 đạt 5.496.557 con; năm 2017 tăng lên 5.654.901 con. Nhưng trong khoảng 2 năm trở lại đây, người nuôi bò gặp nhiều khó khăn do từ đầu năm 2017 đến nay, giá bò thịt rớt thê thảm.

Một lái buôn bò ở Ninh Thuận cho biết, giá bò lai đẹp trước đây có giá 20-21 triệu đồng/con, nay hạ còn 7-8 triệu đồng/con. Không chỉ ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, giá bò thịt cũng giảm mạnh ở khu vực ĐBSCL, khiến đàn bò ở An Giang, vốn là địa phương có thế mạnh về chăn nuôi bò, nuôi bò được coi là nghề truyền thống, đã giảm mạnh, hiện tỉnh này có 77.822 con bò, giảm 13.572 con so với cùng kỳ. Một trong những lý do khiến giá bò thịt trong nước giảm là do không cạnh tranh được với thịt bò nhập khẩu giá rẻ.

Theo Cục Chăn nuôi, mục tiêu tới năm 2030, đàn gia súc lớn của nước ta sẽ đạt 8 triệu con và sản lượng thịt bò chiếm 10% tổng sản lượng thịt hơi. Tổng đàn bò sữa đạt 700.000 con, tổng sản lượng sữa đạt 2 triệu tấn. Số lượng đàn trâu ổn định ở mức 2,5 triệu con, sản lượng thịt đạt 127.000 tấn. Nhưng để đạt được mục tiêu này trong bối cảnh nhiều mặt hàng thịt ngoại đổ bộ ồ ạt là không hề dễ dàng nếu chúng ta không thay đổi phương thức chăn nuôi.

PGS-TS Hoàng Kim Giao-Chủ tịch Hiệp hội Gia súc lớn Việt Nam cho biết, điểm yếu cố hữu của ngành chăn nuôi gia súc lớn ở Việt Nam là quy mô nông hộ, nhỏ lẻ, giá thành cao.

“Một trong những khó khăn lớn nhất mà ngành chăn nuôi gia súc lớn nước ta gặp phải đó là sự liên doanh, liên kết giữa người chăn nuôi với các cơ sở thu mua giết mổ, chế biến thịt chưa bền chặt, đôi khi có sự bất hòa về lợi nhuận. Đặc biệt, chăn nuôi, quản lý theo chuỗi, theo ngành hàng từ trang trại đến bàn ăn chưa thực hiện hoặc có thực hiện nhưng chỉ ở một, hai khâu trong chuỗi nên không hiệu quả, đảm bảo sự bền vững” – ông Giao nêu một thực tế trong hội thảo về ngành chăn nuôi gia súc lớn hồi tháng 10.

Trong khi đó, Cục Chăn nuôi cho rằng, ngành chăn nuôi bò cần giảm được giá thành, nếu không sẽ không thể phát triển. Để giảm giá thành, cần phải xác định nuôi bò ở những vùng có lợi thế về không gian, về vùng trồng cỏ và phải coi bò như một phần của một chuỗi nông nghiệp khép kín. Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để nuôi bò,  tái tạo phân bò thành phân bón cho cây trồng, đặc biệt phải liên kết với doanh nghiệp  để đảm bảo đầu ra thì mới hạ giá thành, đảm bảo sự bền vững.

Để phát triển chuỗi gia súc lớn thực sự hiệu quả, nên tập trung chủ yếu vào 3 nhóm giải pháp: Tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất theo chuỗi; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm gia súc lớn theo hướng công nghệ cao.

Nguồn: Tổng hợp, duyệt bởi Farmtech Vietnam