Tác hại của việc sử dụng kháng sinh tăng trọng trong chăn nuôi heo

Trong chăn nuôi heo, việc sử dụng kháng sinh với mục đích kích thích tăng trưởng, phòng trị bệnh không đúng cách có thể dẫn đến sự tồn dư kháng sinh làm ảnh hưởng đến chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng.

Việc tồn dư kháng sinh trong thực phẩm gây nên những tác hại sau:

– Sử dụng thường xuyên kháng sinh trong thức ăn sẽ làm phá vỡ cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh vật trong đường ruột gây rối loạn tiêu hóa

– Gây phản ứng đối với người nhạy cảm kháng sinh hoặc gây dị ứng sau khi tiêu thụ sản phẩm có tồn dư kháng sinh

– Giảm hiệu quả điều trị của kháng sinh và có thể tạo ra thể vi sinh vật kháng thuốc, gây khó khăn cho công tác điều trị nhiễm khuẩn trong thú y và nhân y, do đó tốn kém về mặt hiệu quả kinh tế

– Một số kháng sinh có thể gây ung thư cho người tiêu thụ

– Trên bản thân thú nuôi giảm sự đáp ứng miễn dịch cơ thể, con giống sẽ bị yếu ớt.

Chính những tác hại trên, nên nhiều quốc gia đã cấm sử dụng kháng sinh kích thích tăng trọng (Các nước Liên minh châu Âu đã cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi từ ngày 1-1-2006).

Việc sử dụng thuốc kháng sinh kích thích tăng trọng vô cùng có hại cho heo

Để thay thế sử dụng kháng sinh kích thích tăng trọng trong chăn nuôi cần áp dụng những biện pháp sau:

– Con giống: chọn giống nuôi tốt được bắt từ các trại an toàn dịch bệnh.

– Quản lý chuồng trại: Chuồng trại và khu vực chăn nuôi cần quy hoạch xây dựng phù hợp; xây dựng nơi cao ráo, thoát nước tốt, không bị mưa tạt gió lùa, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp về mùa đông, diện tích và mật độ nuôi phù hợp với từng giai đoạn nuôi dưỡng. Chuồng trại có tường rào bao quanh nhằm đảm bảo kiểm soát được người ra vào, ngăn chặn động vật truyền bệnh (chuột, chim…) từ ngoài xâm nhập vào khu vực chăn nuôi.

– Nuôi heo an toàn sinh học: nhằm giảm thiểu mầm bệnh xâm nhập chuồng nuôi, ngăn ngừa sự phát tán của bệnh dịch, ngăn ngừa phát sinh dịch bệnh bằng sát trùng toàn bộ chuồng nuôi định kỳ, vệ sinh thiết bị chăn nuôi, áp dụng quy tắc cùng vào cùng ra, kiểm soát các loại động vật vào trại,…

– Vaccin: tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin do ngành Thú y quy định.

– Dinh dưỡng: chọn nguyên liệu thức ăn có chất lượng tốt, thức ăn cung cấp đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng cho thú nuôi, đặc biệt là acid amin, vitamin và chất khoáng để vật nuôi có thể trạng tốt.

– Dùng các chế phẩm sinh học để ức chế vi khuẩn có hại, tạo điều kiện vi khuẩn có lợi phát triển từ đó nâng cao sức tăng trưởng của heo.

– Axit hóa khẩu phần thức ăn bằng cách dùng các loại axit hữu cơ như: Lactic, Butyric, Propionic, Acetic,…

– Sử dụng Enzymes cải thiện sự tiêu hóa thức ăn, ảnh hưởng tốt cho bộ máy tiêu hóa vật nuôi.

– Dùng thảo dược (như tỏi, gừng,cỏ nhọ nồi, xuyên tâm liên,…) ức chế vi khuẩn có hại phòng bệnh cho vật nuôi.

Theo nhanong.com.vn được tổng hợp lại bởi Farmtech Vietnam.

Bổ sung Betaine cải thiện năng suất ở lợn

Trong chăn nuôi lợn, đặc biệt là lợn con, hợp chất này hoạt động như một osmolyte và như một chất cho methyl. Betaine tốt nhất có thể được mô tả như là một dẫn xuất trimethyl của glycine axit amin xảy ra một cách tự nhiên với số lượng tương đối lớn ở động vật thuỷ sinh và củ cải đường. Làm thế nào để các phương thức hoạt động của các dạng betaine tự nhiên được chiết xuất từ mật củ cải đường và bã rượu, mang lại lợi ích đặc biệt ở các giai đoạn sản xuất chính? Và làm thế nào dạng betaine tự nhiên bổ sung được thêm nhiều giá trị hơn so với dạng tổng hợp của nó?

Dạng kép của betaine

Hoạt động bổ sung giá trị từ lúc thụ thai, mang thai và cho con bú qua các giai đoạn phát triển-vỗ béo của lợn. Trong thời gian cai sữa, hiện tượng mất nước gây ra bởi stress sinh lý là một thách thức lớn cho các nhà sản xuất. Thông qua chế độ hoạt động như một osmolyte, betaine tự nhiên giúp tăng cường giữ nước/hấp thu và giảm chi phí năng lượng thông qua các tác động tích cực của nó tới cân bằng nước và ion trong tế bào. Là một osmolyte, nó cũng đặc biệt hiệu quả trong việc thúc đẩy năng lượng trong những tháng hè nóng bức khi khả năng sinh sản ở lợn nái có thể bị suy giảm.

Betaine có ở động vật thuỷ sinh và củ cải đường

Tác dụng của việc bổ sung betaine

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc bổ sung betaine tự nhiên có thể dẫn đến những cải thiện sức khỏe đường ruột – nơi có thể bị suy yếu bởi những trở ngại như stress nhiệt. Khi nhiệt độ môi trường tăng, lưu thông máu sẽ ưu tiên cho da để giải phóng nhiệt. Điều này làm giảm lưu lượng máu đến dạ dày và ruột, do đó dẫn đến suy giảm tiêu hóa và làm giảm khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng.

Căng thẳng có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc ruột của lợn đang trong giai đoạn phát triển, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của ruột nếu không được kiểm soát. Bổ sung betaine tự nhiên có tác dụng tích cực tới cấu trúc đường ruột và hệ thống miễn dịch của con vật. Lợi ích cho đường ruột có thể giúp bảo vệ vật nuôi chống lại điều kiện khử nước liên quan đến các tình trạng chẳng hạn như bệnh cầu trùng hoặc sự gia tăng của vi sinh vật không mong muốn khác trong ruột, có thể góp phần làm giảm hiệu suất.

Một lợi ích bổ sung cho sản xuất trong tăng cường sức khỏe đường ruột là giảm hiện tượng nứt ruột và khả năng rò rỉ đường tiêu hóa vào thịt trong quá trình chế biến ở các lò mổ khi lấy ruột ra.

Ngoài ra, đóng góp của betaine cho những yêu cầu methyl hóa cũng làm tăng đáng kể giá trị sản xuất. Bổ sung cho lợn nái có thể giúp giảm tổn hại đến thai, nâng cao hiệu suất sinh sản và tăng quy mô lứa đẻ. Nó cũng giúp dự trữ năng lượng duy trì cho lợn ở mọi lứa tuổi, để lại nhiều năng lượng chuyển hóa hơn cho tạo nạc và cải thiện sức sống của vật nuôi. Lợi ích này là đặc biệt quan trọng trong quá trình cai sữa khi nhu cầu năng lượng duy trì là cao hơn.

Bổ sung betaine nâng cao hiệu suất sinh sản và tăng quy mô lứa đẻ

Tác động tích cực của betaine tự nhiên tới hiệu suất khiến cho nó rất có giá trị ở các thị trường như Mỹ – nơi dự trữ lợn đã bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát dịch tiêu chảy do vi rút ở lợn (PED). Tăng trưởng nhanh, sớm là có giá trị kinh tế – mỗi kg tăng thêm trong giai đoạn cai sữa cũng sẽ làm giảm 4-5 ngày cho chu kỳ sản xuất.

Các nhà dinh dưỡng cũng nên xem xét sự sẵn có của các công cụ hỗ trợ nhằm đảm bảo rằng định lượng betaine hỗ trợ thay thế chính xác và an toàn cho methionine và choline tốn kém để tiết kiệm được tiền bạc trong khi lại cải thiện được hiệu suất.

Như vậy có nhiều bằng chứng về vai trò quan trọng của betaine trong khẩu phần ăn của lợn. Nghiên cứu cũng cho thấy những lợi ích của việc sử dụng betaine tự nhiên so với dạng tổng hợp.

Cải thiện thành phần thịt, tốc độ tạo nạc, giảm nhu cầu về năng lượng duy trì, cải thiện khả năng chịu stress nhiệt và hỗ trợ cấu trúc đường ruột là một số trong những lợi ích chính đã được thể hiện trong các thử nghiệm betaine tự nhiên. Thực tế là những lợi ích này đã được chứng minh ở lợn nái, lợn con và lợn nuôi vỗ béo cho thấy một ứng dụng rộng rãi trên đàn lợn và chỉ có rất ít nghi ngại về sử dụng betaine tự nhiên có thể giúp cải thiện hiệu suất và giảm chi phí sản xuất trong chăn nuôi lợn.

Theo nhanong.com.vn được tổng hợp lại bởi Farmtech Vietnam.

Heo chết liên tục tại Khánh Hoà

2 đàn heo của hộ gia đình ông Nguyễn Tiến Dự và ông Nguyễn Văn Dũng (thôn Phước Lộc, Phước Đồng, TP Nha Trang, Khánh Hòa) liên tục chết không rõ nguyên nhân. Mỗi hộ gia đình đã có trên 20 con heo lớn nhỏ chết gây thiệt hại gần 100 triệu đồng và tình trạng này vẫn còn tiếp diễn.

Theo phản ánh của ông Dự thì vừa qua gia đình ông thả nuôi 42 con heo lớn nhỏ. Đàn heo này phát triển bình thường thì bất ngờ xảy ra tình trạng heo chết bất thường.

“Hầu như ngày nào trong chuồng nuôi của tôi cũng có heo chết, ngày ít thì 2 con, ngày nhiều 4 – 5 con. Đến nay đã hơn 1 tuần rồi, tính tổng cộng chết hết 21 con cả lớn cả nhỏ. Những con còn lại trong chuồng cũng đang có hiện tượng đau bệnh, nằm la liệt chắc sẽ chết trong nay mai”, ông Dự cho biết.

Heo chết hàng loạt bệnh đóng dấu lợn

Tương tự như gia đình ông Dự, đàn heo 40 con của ông Dũng cũng xảy ra tình trạng heo chết liên tục trong nhiều ngày liền. Ông Dũng cho biết: “Hiện tại nhà tôi chỉ còn 23 con heo còn sống nhưng cũng không trông mong gì vì hiện tượng heo chết vẫn chưa dừng lại. Heo của tôi chết đều là những con có trọng lượng từ 50 – 90 kg. Tôi dùng đủ loại thuốc trị bệnh nhưng vẫn không có tác dụng gì. Tính tất cả các chi phí từ giống, thuốc men, thức ăn thì tình trạng heo chết khiến nhà tôi mất gần cả 100 triệu rồi”.

Ông Hoàng Văn Khoa, thú y xã Phước Đồng cho biết, khi nhận được thông tin về tình trạng heo chết, ông đã báo lên Trạm thú y TP Nha Trang. Bước đầu, trạm đã hướng dẫn cho các hộ dân có heo nhiễm bệnh thực hiện các biện pháp tiêu hủy số heo chết; tiêu độc, khử trùng chuồng trại và tiêm các loại thuốc kháng sinh cho những con có biểu hiện mắc bệnh.

Theo TS Tân, bệnh đóng dấu lợn những năm qua rất ít xuất hiện, nhất là tại các tỉnh phía Nam nhưng thời gian gần đây đã xuất hiện trở lại. Bệnh đóng dấu lợn là một trong bốn bệnh đỏ gây nguy hiểm cho lợn và rất dễ bị lây lan nếu không phát hiện kịp thời. Cách điều trị loại dịch bệnh này là dùng kháng sinh nhưng tốt nhất để ngăn ngừa thì tiêm vắc xin phòng bệnh.

Việc đóng dấu lợn gây ra xuất huyết cho lợn

Nguồn: Internet

Hiện Phân viện Thú y miền Trung đã sản xuất được loại vắc xin kép: Tụ huyết trùng – đóng dấu lợn, đã được nhiều nơi sử dụng mang lại hiệu quả trong phòng chữa bệnh đóng dấu lợn.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Ra đời thịt heo đạt chuẩn GlobalG.A.P.

Sự ra đời của thịt heo đạt chuẩn GlobalG.A.P. trong thời điểm hiện nay không chỉ là niềm vui lớn đối với người tiêu dùng trong nước mà còn mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu thịt heo cho ngành chăn nuôi VN.

Nếu như thịt heo VietGAP đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng ở phạm vi trong nước thì thịt heo GlobalG.A.P. đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt, chứng nhận GlobalG.A.P. chỉ có giá trị trong vòng một năm từ ngày được cấp giấy chứng nhận, và phải được đánh giá lại mỗi năm thông qua các đợt thanh tra định kỳ, đột xuất.

Ông Tôn Văn Tân, Tổng giám đốc Công ty CP Anova Farm – đơn vị cho ra đời heo thịt đạt chuẩn GlobalG.A.P. đã khẳng định giá của công ty sẽ không cao hơn nhiều so với giá heo trên thị trường hiện nay, dù các tiêu chí, yêu cầu của tiêu chuẩn GlobalG.A.P. khắt khe hơn nhiều so với VietGAP. Cụ thể, theo tiêu chuẩn GlobalG.A.P. dành cho trang trại, đơn vị tham gia phải đạt 100% của 143 tiêu chí xếp loại Major Must (tiêu chuẩn cần thiết chính), 95% của 69 tiêu chí xếp loại Minor Must (tiêu chuẩn cần thiết phụ) và 36 Recommendation (tiêu chuẩn khuyến nghị), qua nhiều bước tự đánh giá và thanh tra – kiểm tra từ Tổ chức Chứng nhận quốc tế ControlUnion. Cho nên, sản phẩm heo thịt thương phẩm từ trang trại đạt chuẩn GlobalG.A.P. luôn được kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không chứa chất cấm hay dư lượng kháng sinh, thuốc an thần, đảm bảo chất lượng dinh dưỡng trong thịt cao và có thể truy xuất nguồn gốc.

Tổng giám đốc Anova Farm nhận chứng nhận thịt heo đạt chuẩn GlobalG.A.P. từ Tổ chức Chứng nhận quốc tế ControlUnion

Đại diện một hệ thống siêu thị lớn tại TP.HCM cũng cho biết: “Chúng tôi sẽ dành vị trí đặc biệt đẹp và to cho thịt heo đạt chuẩn GlobalG.A.P. vì chúng tôi muốn khách hàng của mình được ăn thịt heo ngon và đạt độ an toàn vệ sinh thực phẩm cao như ở các nước châu Âu.

Thịt heo đạt chuẩn GlobalG.A.P.

Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, hoan nghênh và đánh giá rất cao sự xuất hiện thịt heo đạt chuẩn GlobalG.A.P. của Anova Farm. Đây không chỉ là tin vui với người tiêu dùng mà còn là niềm tự hào đối với ngành chăn nuôi cả nước.
Hiện Anova Farm có hai trang trại tại tỉnh Bình Thuận và Bà Rịa-Vũng Tàu với quy mô 2.400 heo nái và 12.000 heo thương phẩm. Hằng năm, ngoài cung cấp thị trường hơn 55.000 con heo thịt, Anova Farm còn cung cấp hơn 5.000 heo hậu bị đực và cái. Tất cả các loại heo của Anova Farm đều được các chuyên gia đánh giá cao, bởi quá trình sản xuất của Anova Farm khép kín từ nguồn heo giống nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, sử dụng nguồn thức ăn đạt chuẩn GlobalG.A.P. từ Nhà máy Anova Feed, nguồn vắc xin nhập khẩu đạt chuẩn WHO-GMP bởi Anova BioTech, nguồn thuốc thú y sản xuất theo chuẩn WHO-GMP của các công ty thuộc Tập đoàn Anova; đảm bảo heo được chăn nuôi đúng chuẩn quốc tế, được áp dụng quy trình kiểm soát nghiêm ngặt bằng phần mềm quản lý chăn nuôi từ Hà Lan, đúng như cam kết của ông Tôn Văn Tân, Tổng giám đốc Anova Farm: “Anova không chỉ luôn đem đến cho người tiêu dùng nguồn heo an toàn và chất lượng, truy xuất nguồn gốc rõ ràng mà còn hướng đến xây dựng mô hình chăn nuôi và sản xuất bền vững, nâng cao tiêu chuẩn của ngành chăn nuôi và thực phẩm, góp phần củng cố nền nông nghiệp công nghệ cao tại VN”.
Theo thanhnien.vn được tổng hợp lại bởi Farmtech Vietnam.

Cải thiện năng lượng trong trang trại chăn nuôi

Trong cơ cấu ngành Nông nghiệp, chăn nuôi là khu vực tiêu thụ năng lượng với quy mô lớn hơn nhiều so với trồng trọt, lâm nghiệp và thủy sản. Điều này khiến không ít chủ trang trại chăn nuôi tỏ ra lo lắng trước hóa đơn tiền điện hàng tháng trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao. Tuy vậy, cũng có không ít cách giải quyết vấn đề này. Dưới đây là 5 biện pháp đơn giản có thể đem lại những lợi ích thiết thực về hiệu quả năng lượng cho các chủ hộ chăn nuôi.

1. Hệ thống thông gió chuồng trại:

Chuồng của các loại vật nuôi khác nhau có những yêu cầu về thông gió rất khác biệt. Một hệ thống thông gió có thiết kế hợp lý và hoạt động ổn định là điều cần thiết để nâng cao hiệu quả năng lượng.

– Trước hết, cần lựa chọn những loại quạt có hiệu suất cao, dựa trên tỷ lệ giữa thể tích không gian có gió với lượng tiêu thụ điện năng trong cùng một điều kiện áp suất. Mặt khác, thay vì phải huy động một số lượng lớn quạt ở mọi vị trí trong chuồng trại, việc sắp xếp vị trí quạt theo kiểu dây chuyền sẽ giúp các chủ trang trại tận dụng được sức gió ở vị trí này cho vị trí khác. Điều này sẽ giúp giảm bớt chi phí dành cho việc mua quá nhiều quạt một cách không cần thiết, mở rộng không gian chuồng trại và quan trọng nhất là tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh đó, việc bổ sung một số quạt có bệ đỡ xung quanh trang trại cũng đem lại những hiệu quả nhất định. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến việc thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng quạt.

– Thứ hai, cần nhận thức được rằng, thông gió tự nhiên vẫn là cách hiệu quả nhất để tối thiểu hóa chi phí điện năng hàng tháng. Các chủ trang trại cần tận dụng tối đa lợi thế từ quy hoạch của mình, tránh những tốn kém cho việc lắp đặt sau này, ví dụ như quan tâm hơn đến độ dày và vật liệu xây tường, vị trí các mái hắt, cửa sổ, cửa ra vào,… Các đường ống thông gió cũng cần được làm sạch thường xuyên. Ngoài ra, đối với những khu chuồng có thiết kế mở (không đủ 4 bức tường), phần không có tường cần hướng về phía mặt trời để quá trình thông gió được diễn ra dễ dàng, đồng thời ánh sáng mặt trời sẽ giúp loại bỏ nhiều vi khuẩn có hại cho vật nuôi.

– Cuối cùng, các chủ hộ cũng có thể thiết kế thêm hệ thống thông gió trên mái nhằm giảm bớt chi phí năng lượng, đặc biệt là ở những vùng có khí hậu nóng ẩm.

2. Hệ thống chiếu sáng:

Tương tự như hệ thống thông gió, đối với hệ thống chiếu sáng, việc lựa chọn các loại đèn có hiệu suất cao, ví trí lắp đặt hợp lý và kế hoạch sử dụng tối ưu là điều vô cùng quan trọng. Về loại đèn, LED là lựa chọn lý tưởng khi tiết kiệm 40-70% so với các loại đèn khác. Trong khi đó, một kế hoạch sử dụng tối ưu có thể được tạo ra thông qua việc kết hợp giữa pin quang điện, công-tơ thông minh và một số thiết bị điều khiển khác. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng việc sử dụng đèn điện chỉ diễn ra khi thực sự cần thiết. Ngoài ra, việc sử dụng linh hoạt công tắc tổng và công tắc riêng cho từng khu vực của trang trại cũng góp phần không nhỏ vào công tác giảm thiểu tiêu thụ năng lượng.

3. Lò sưởi hồng ngoại:

Lò sưởi hồng ngoại là một thiết bị hữu dụng để cung cấp nhiệt tự động đến những nơi có nhu cầu (theo thiết lập của người sử dụng) thay vì phải cung cấp nhiệt liên tục cho toàn bộ hệ thống. Bên cạnh đó, việc lắp đặt thêm các bộ điều nhiệt sẽ giúp hiệu quả năng lượng của trang trại được nâng cao.

4. Hệ thống nước:

Ở một số nước xứ lạnh, hệ thống nước không chỉ có tác dụng làm sạch chuồng trại mà còn kiêm luôn việc cản trở hiện tượng đóng băng mùa Đông gây trở ngại cho vật nuôi. Hiện tượng này là nguyên nhân khiến một lượng lớn điện năng bị lãng phí dành cho việc bơm nước và có thể là cả đun nóng. Các phương thức đơn giản để hạn chế hiện tượng này bao gồm tăng độ dày tường hoặc bổ sung thêm lớp cách nhiệt vào mùa Đông, sơn đen toàn bộ tường và các thiết bị để cải thiện mức độ hấp thụ nhiệt, sử dụng các đường ống có kích thước lớn để giảm áp suất nước do hiện tượng đóng băng, thường xuyên kiểm tra tình trạng đường ống nhằm hạn chế rò rỉ,… Riêng đối với các trang trại có dây chuyền sản xuất sữa, chủ hộ có thể tận dụng ngay nguồn nước ấm thu được sau quá trình làm lạnh sữa để hạn chế tình trạng kết băng chuồng trại.

5. Hệ thống xử lý chất thải vật nuôi:

Chủ hộ cần tính toán chính xác quy mô trang trại của mình, về kích thước cũng như số lượng vật nuôi tối đa để lắp đặt hệ thống xử lý chất thải có kích thước phù hợp. Mặt khác, trong bối cảnh các hệ thống xử lý hiện nay chủ yếu dùng sức nước để xả sạch chuồng trại, việc tích hợp với hệ thống nước và cài đặt nhiệt độ, tốc độ nước thích hợp là rất cần thiết. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ năng lượng sạch còn cho phép các chủ trang trại tận dụng nguồn chất thải hữu cơ phong phú từ vật nuôi làm nhiên liệu cho sản xuất điện năng. Chỉ với quá trình phân hủy yếm khí đơn giản, họ có thể thu được một hỗn hợp khí chứa tới 60% mê-tan – một loại nhiên liệu sạch và không gây ô nhiễm môi trường.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Phòng trị lở mồm long móng cho gia súc

Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho nhiều loài gia súc và một số loài thú hoang, có thể lây từ súc vật sang người. Ở nước ta, hàng năm bệnh thường xảy ra ở một số tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền núi biên giới Việt – Trung, Việt – Lào và Việt – Campuchia, gây nhiều thiệt hại kinh tế cho chăn nuôi trâu bò. Bệnh do virut LMLM gây ra và lây qua đường hô hấp, đường tiêu hóa.


1. Triệu chứng:
Thời gian ủ bệnh từ 2 – 7 ngày. Bò bệnh có triệu chứng:
– Sốt cao 41 – 42 độ C trong 2 – 3 ngày, chảy nước mắt nước mũi khi sốt.
– Nước rãi trắng như bọt xà phòng, chảy liên tục thành sợi từ miệng bò xuống đất.
– Niêm mạc mũi, miệng, lợi răng, trên mặt lưỡi mọc các đám mụn đỏ, sau mọng nước, trắng ra và vỡ loét, để lại các vết sẹo nhiều màu: đỏ, vàng, xám… làm cho súc vật bị bệnh đau đớn, khó ăn uống.
– Quanh các móng chân súc vật cũng mọc mụn loét giống ở miệng, vỡ loét ra, có thể bị nhiễm trùng và bong móng chân làm cho súc vật đi lại rất khó khăn và chỉ nằm một chỗ.
– Một số trường hợp bò bệnh có biến chứng viêm ruột, ỉa chảy, phân có máu và chết nhanh.
– Súc vật non có thể có biến chứng viêm cơ tim cũng chết rất nhanh.
– Bò cái bị bệnh thường có mụn loét ở núm vú, bầu vú giống như ở miệng.
– Bò cái mang thai khi bị bệnh thường sẩy thai.
– Bò trưởng thành bị bệnh chết với tỷ lệ 3 – 5%. Bê non bị bệnh chết với tỷ lệ cao hơn.
2. Điều trị:
Bệnh LMLM hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, người chăn nuôi vẫn dùng các dung dịch thuốc sát trùng như Xanh Methylen 5‰, Lodin 1‰, các dịch lá chát (lá ổi, lá sim) bôi vào các ổ lở loét ở miệng và chân móng, sau 10 – 12 ngày, trâu bò có thể khỏi bệnh về lâm sàng. Nhưng trâu bò này vẫn có thể mang và thải virut sau một thời gian, làm lây nhiễm bệnh sang đàn gia súc khỏe.

– Ở miệng: Dùng chất sát trùng nhẹ như thuốc tím với liều lượng 0,1% hoặc nước quả chua (chanh, khế…) bóp lấy nước xoa vào niêm mạc miệng. Cho gia súc ăn thức ăn mềm, dễ tiêu.

– Móng: Rửa sạch, dùng các loại kháng sinh mỡ, cồn iốt, thuốc nam như lá bàng, lá phèn đen, thanh xoan, lá trầu không… chống nhiễm trùng, kích thích lên da non, chống ruồi muỗi.

– Ở vú: Thường xuyên vắt cạn sữa, sát trùng mụn loét bằng dung dịch sát trùng, nếu bị nặng dùng thêm các kháng sinh Penicillin, Streptomyxin… để tiêm.

Triệu chứng trên heo

3. Phòng bệnh:
* Khi chưa có dịch: Tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh LMLM cho đàn trâu bò ở các ổ dịch cũ và vùng có nguy cơ phát dịch theo định kỳ 12 tháng/lần. Mỗi lần trâu bò phải tiêm 2 mũi, mũi đầu cách mũi thứ 2 từ 4 – 6 tuần tuổi.
– Cách sử dụng vắc xin:
+ Nếu trâu bò có miễn dịch từ mẹ truyền cho thì tiêm mũi đầu vào 3 – 4 tháng tuổi; tiêm nhắc lại lần 1 vào 4 – 6 tuần sau khi tiêm mũi đầu; tiêm nhắc lại lần 2 vào 4 – 6 tháng sau khi tiêm nhắc lại lần 1.
+ Nếu trâu bò không có miễn dịch từ mẹ truyền cho thì tiêm mũi đầu vào 2 – 3 tháng tuổi; tiêm nhắc lại lần 1 vào 4 – 6 tuần sau khi tiêm mũi đầu; tiêm nhắc lại lần 2 vào 4 – 6 tháng sau khi tiêm nhắc lại lần 1.
+ Liều tiêm: 2 ml/trâu, bò. Miễn dịch kéo dài 12 tháng.
– Thực hiện vệ sinh chuồng trại hàng ngày và phun thuốc sát trùng theo định kỳ 2 tuần/lần.
– Nuôi dưỡng chăm sóc tốt đàn trâu bò để nâng cao sức đề kháng với bệnh, đảm bảo khẩu phần ăn đủ chất dinh dưỡng và đủ nguồn nước sạch cho trâu bò.
– Thực hiện kiểm dịch nghiêm ngặt khi phải xuất nhập trâu bò.
* Khi có dịch: Súc vật ốm và chết trong ổ dịch phải tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn sâu giữa 2 lớp vôi bột theo hướng dẫn của thú y; đồng thời kê khai đúng thiệt hại của chủ gia súc để nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước.
– Thực hiện vệ sinh, tiêu độc triệt để chuồng trại và khu vực có súc vật ốm chết: quét dọn, thu gom rác thải xử lý như đối với súc vật chết; phun thuốc sát trùng mạnh (Lodin 1%, Clorin 3%) 2 – 3 lần/tuần; phun liên tục 3 – 4 tuần.
– Không vận chuyển, giết mổ, phân phối thịt súc vật trong khu vực có dịch theo đúng Pháp lệnh Thú y 2004.
– Tổ chức tiêm vắc xin bổ sung phòng bệnh LMLM ở xung quanh khu vực có dịch và vùng bị dịch uy hiếp; không tiêm vắc xin vào thẳng ổ dịch.
– Chuồng trại đã có súc vật chết dịch phải để trống trong 1 – 2 tháng và nuôi lại trâu bò khi có lệnh công bố hết dịch.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

9 bí quyết nuôi heo nái sinh nhiều, tỷ lệ sống cao

Tình hình chung hiện nay của các hộ chăn nuôi heo nái là sinh ít con, số lứa trên năm thấp, tỉ lệ sống đến lẻ bầy không cao. Để giúp người chăn nuôi giảm bớt khó khăn trên, Fman xin chia sẻ 9 bí quyết nuôi heo nái sinh nhiều, cho tỷ lệ sống cao.

1. Không cho phối lại: Tỉ lệ phối lần đầu thành công lên tới 96%, đạt năng suất rất cao. Khi đưa hậu bị lên phối, nếu phối lần đầu bị thất bại thì có thể đào thải không cần quan tâm đến sẽ giảm hiệu quả kinh tế.

2. Phối lúc sáng sớm: Phối rất sớm (lúc 5 giờ). Lúc đó trại rất yên tĩnh. Hệ thống cho ăn tự động 7 giờ mới làm việc lúc đó tỉ lệ đậu thai cũng cao so với những nái phối thời điểm khác.

Nái sau khi chịu đực 24 giờ thì bắt đầu cho phối. Nái ở “trạng thái chịu đực” là khi đã hội tụ đủ đồng thời 3 đặc điểm: hoa (âm hộ lợn cái) đã chuyển sang trạng thái thâm và nhăn; dịch đã chuyển sang trạng thái đặc và dính, nái đang ở trạng thái “mê ì”. Cần dựa vào đó chúng ta mới xác định thời điểm phối giống thích hợp.

Còn đực trước khi phối cho ăn sẽ kích thích mạnh hơn.

Lấy tinh heo đực chuẩn bị phối

Đưa tinh vào heo nái

Nái sau khi cai sữa 4, 5, 6 ngày thì bắt đầu đưa vào phối. Mặt khác, nái hậu bị nếu lên giống sẽ đưa vào phối. Khi phối nái phải được giám sát kỹ lưỡng, mỗi lần chỉ phối 1 con. Sau khi cai sữa đến trước khi phối phải cung cấp thức ăn đầy đủ 3 lần / ngày. Một ngày sau khi phối, lượng thức ăn cho nái ăn giảm xuống còn 1,8 kg trong vòng 84 ngày đầu. dựa vào thể trạng của heo mà điều chỉnh lượng thức ăn cho thích hợp. Nếu heo có thể trạng bình thường (không liên quan tuổi heo) điều chỉnh tăng từ 2,0 kg trở lên tùy thể trạng, từ ngày thứ 85 đến trước đẻ 1 tuần cho ăn 2,8- 3,0 kg/ngày, trước đẻ 1 tuần giảm lượng thức ăn như lúc heo mới phối giống

3. Chuyển nái: Trong trang trại sau khi phối từ 10 đến 35 ngày tuyệt đối không được chuyển heo. Bởi vì đây là thời kỳ hình thành thai nhi, ảnh hưởng đến việc đẻ nhiều, hay ít con

Nái đang mang thai

4. Vệ sinh và ánh sáng: Phải quan tâm đến vấn đề vệ sinh trong chuồng trại, phải vệ sinh định kỳ. Không có thức ăn rơi vãi ở khu vực máng. Cần phải vệ sinh cào phân mỗi ngày để tránh nhiễm khuẩn phần âm hộ khi nái nằm xuống. Mỗi tuần phải dành 40 tiếng cho việc vệ sinh sát trùng. Các thiết bị trước khi sát trùng phải tiêu độc và phơi khô trước 24 tiếng.

Đèn huỳnh quang và các trang thiết bị không để cho bám bụi vì heo rất dễ không lên giống. Chiếu sáng mỗi ngày 18 giờ từ 4 giờ sáng tới 10 giờ đêm để mỗi khi nái thức dậy có thể lên giống dễ dàng.

5. Duy trì chất lượng thức ăn: Trại tuân theo hướng dẫn các nhà cung cấp thức ăn cho nái mang thai và nái chờ phối. Cho ăn sau khi phối tới khi sắp đẻ, rồi đổi loại  khác. Heo hậu bị có thể ăn thức ăn heo giống (ta hay gọi là thức ăn kích dục) từ lúc heo đạt 100 kg. Mọi loại thức ăn dành cho nái rạ, để đề phòng táo bón đều được bổ sung chất xơ vào thức ăn. Trang trại kiểm tra lượng dinh dưỡng và độc tố nấm mốc. Luôn luôn cung cấp thức ăn tốt cho nái, bảo quản thức ăn nơi khô mát… thức ăn phải còn hạn sử dụng

6. Sử dụng heo đực lai: Sử dụng đực giống tốt để đàn heo con có phẩm chất tốt về sau như tỷ lệ nạc, tiêu tốn thức ăn, ít bệnh tật… nên sử dụng các giống như Yorshire, Landrac, Duroc…Con của những con đực này khỏe mạnh, tỉ lệ chết trước cai sữa không quá 4%. Trang trại tự thiết kế các chuồng nái đẻ để bảo vệ nái và con không bị đè tổn thương. Bề rộng của chuồng nái là 1,83 m để khi đẻ nái có thể đứng dậy. Theo quy cách này thì phần heo con 2 bên rộng 46 cm/1 bên để dự trù trường hợp heo bị mẹ đè và số lượng heo con đẻ ra nhiều.

7. Bấm răng: Việc bấm răng heo con giúp nó không cắn vú mẹ và không làm tổn thương các con khác. Việc này phải được thực hiện hết sức chính xác hiện nay cắt răng sau đẻ 24 giờ. Dụng cụ cắt thay ba tuần một lần. Để hạn chế chảy máu phải cắt sát chân răng.

Heo con mới sinh được bấm răng

Cắt đuôi heo con nhằm tránh những vấn đề tiềm ẩn phát sinh về sau do heo cắn đuôi nhau.

Để chống nhiễm trùng và viêm khớp dùng kềm nhiệt để cắt đuôi

8. Hệ thống bú sữa: Theo kinh nghiệm của trại đẻ nếu nái đẻ trên 11 con thì sử dụng hệ thống bú bổ sung rất tốt. Nếu bú bổ sung nái sẽ đỡ mất sức bởi vì nái nuôi càng nhiều con thì phải sản xuất ra càng nhiều sữa. Hệ thống này còn được sử dụng khi có nhiều heo con trọng lượng nhỏ. Cần phải vệ sinh trang thiết bị thường xuyên.

9.An toàn dịch bệnh: Khách khi tham quan trại phải có sự đồng ý trước của người quản lý trại. Đa số khách vào được giới hạn tại khu vực xung quanh văn phòng, hạn chế cho xuống trại. Mọi cửa trại phải được khóa kỹ. Khi xuống trại phải sát trùng ủng. Mọi người làm trong trang trại khi tiếp xúc với heo phải sử dụng găng tay. Một số trường hợp cần phải sử dụng mặt nạ phòng bụi. Kiểm tra huyết thanh bầy heo. Mỗi tháng kiểm tra định kỳ một lần xem có bị PRRS hay Mycoplasma không.

Với những biện pháp như trên, nghề chăn nuôi heo nái sinh sản mang lại hiệu quả thiết thực như: ít dịch bệnh, heo nái chậm loại thải, thời gian đẻ 2,2-2,4 lứa/ năm, heo con sinh ra nhiều trên lứa, tỉ lệ heo con sống đến cai sữa cao, trọng lượng cai sữa lớn. Tăng thu nhập cho các hộ chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giúp ngành chăn nuôi dần dần theo hướng an toàn trong chăn nuôi và sản xuất thịt sạch…

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam

Vì sao xuất hiện “Heo lai”?

Từ xưa đến nay, lai giống luôn được xem là một phương pháp nhân giống trong chăn nuôi, nhằm kết hợp những đặc trưng, đặc tính của bố mẹ vào cơ thể mới; nhằm để tái tổ hợp các kiểu gen của bố mẹ với mục đích tạo ra tổ hợp mới, từ đó chọn lựa, bồi dưỡng để tạo ra giống mới. Trong đó, heo lai là một trong những vật nuôi được lai giống từ nguồn nội địa và ngoại nhập tạo được ưu thế lai có giá trị kinh tế cao đáng kể.

Thị trường giống khan hiếm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tăng giá lợn giống như hiện nay, như: Giá thịt lợn đang tăng, nhu cầu tái đàn, thiếu lượng lợn giống… và khả năng có cả yếu tố “làm giá”.  Khi nguồn nhu cầu thị trường tăng cao, yêu cầu sản xuất cải tiến heo lai càng đòi hỏi tăng theo. Vào thời điểm khủng hoảng giá, giá lợn giống loại 8 – 9kg/con tụt xuống thảm hại và chỉ còn 150.000 – 200.000 đồng/con, bằng 30% giá lợn giống so với giữa năm 2016 nhưng cũng khó tìm được người mua. Nhiều hộ nuôi heo nái vì thua lỗ nhiều đã bán đổ bán tháo đàn heo nái với giá rẻ mạt. Tại các trang trại chuyên sản xuất heo giống, đầu ra cũng bị ứ đọng số lượng lớn.

Ông Nguyễn Đức Thuận (xã Đá Bạc, huyện Châu Đức) cho biết, mấy tuần nay ông phải ra tận Bình Định để tìm nhập giống nhưng đều không có. Ông Thuận cho biết, lấy giống từ các tỉnh khác mức chi phí sẽ cao hơn 30%, tỷ lệ rủi ro cũng nhiều hơn so với lấy giống heo trong tỉnh nhưng vì nguồn cung không đáp ứng đủ cầu nên ông vẫn phải đi mua từ nơi khác.

Chăm sóc lợn nuôi

Các giống heo (lợn) lai nổi trội

Nhằm giúp người chăn nuôi lợn lựa chọn được giống heo tốt, phù hợp với hướng phát triển chăn nuôi gia trại, trang trại, xin giới thiệu một số loài heo lai nổi trội sau:

Lợn Ba Xuyên

Lợn Ba Xuyên hay heo bông là giống lợn đen đốm trắng xuất phát vùng Ba Xuyên nay thuộc tỉnh Sóc Trăng. Giống lợn này được hình thành từ các giống lợn địa phương lai với lợn Hải Nam, lợn Craonnaise và lợn Berkshire. Lợn Ba Xuyên có khối lượng trưởng thành đạt 120–150 kg, đẻ bình quân 8-9 con/lứa, nuôi con khéo. Mỡ nhiều, tỷ lệ nạc chỉ đạt 39-40%. Lợn Ba Xuyên thường được dùng làm nái nền để lai với đực ngoại tạo con lai nuôi thịt thương phẩm.

Lợn Ba Xuyên

Lợn Thuộc Nhiêu

Đây là con lai giữa lợn Bồ Xụ và lợn Yorkshire ở vùng Thuộc Nhiêu, huyện Châu Thành và Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Lợn Thuộc Nhiêu có lông màu trắng, có thể có vài đốm đen nhỏ. Giống lợn này chịu đựng được nhiều điều kiện chăn nuôi kham khổ, có khả năng sử dụng tốt thức ăn nghèo protein, nuôi con khéo, chống chịu bệnh tốt, phù hợp với chăn nuôi gia đình. Mỡ nhiều, tỷ lệ nạc đạt 40-42%. Hiện nay giống lợn này chỉ còn ở vùng sâu, vùng xa, các vùng khác được cải tiến bằng cách lai pha máu với lợn Yorkshire.

Lợn Thuộc Nhiêu

Ưu điểm nổi trội của heo lai

Như vậy câu hỏi đặt ra là: Heo lai có gì nổi trội hơn heo thuần chủng nội địa hoặc nhập ngoại ?

Một xu hướng không thể tránh khỏi là các giống heo nội đang dần được thay thế bởi các heo ngoại cao sản, đặc biệt ở nhiều trại quy mô lớn có trình độ chăn nuôi thâm canh và đầu tư cao. Tuy nhiên, trong điều kiện sản xuất nông hộ ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, đại đa số nông dân nuôi con lai giữa nái địa phương và đực ngoại, với các ưu điểm:

  • Khối lượng tăng cao hơn
  • Tỷ lệ phần trăm nạc trong thịt nhiều hơn
  • Chịu đựng được điều kiện nuôi khắc nghiệt
  • Có khả năng sử dụng tốt thức ăn nghèo protein, đặc biệt phù hợp với các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn trên toàn quốc.
  • Nuôi con khéo, chống chọi lại bệnh tật tốt, phù hợp với chăn nuôi gia đình
  • Thường dùng để tạo con lai nuôi thịt thương phẩm.

Như vậy, Các giống heo nái nội có tầm vóc nhỏ bé, nhiều mỡ, ít nạc, nhưng có nhiều đặc tính ưu việt: Chịu kham khổ, dễ nuôi dưỡng, tận dụng tốt nguồn thức ăn địa phương, mắn đẻ, nuôi con khéo, đề kháng cao với bệnh tật và đặc biệt thích nghi với môi trường khí hậu nước ta. Trong khi đó các giống ngoại lớn nhanh cho nhiều nạc. Lai tạo giữa các giống heo nội với các giống heo ngoại sẽ kết hợp bổ sung những đặc tính tốt của cả 2 giống. Con lai có tầm vóc cải thiện, tăng trọng cao và giữ được năng suất sinh sản tốt.

Vì thế, chúng ta cần phải bảo tồn nguồn gen các giống gia súc, gia cầm địa phương nói chung và các giống heo nội nói riêng và cải thiện tiềm năng di truyền để lai tạo với các giống nhập nội cung cấp con lai phù hợp với điều kiện sản xuất nông hộ trong từng vùng đất nước.

Tổng hợp từ Farm tech Viet Nam

Ngăn chăn bệnh tiêu chảy ở heo con.

Với hệ đường ruột còn non yếu. Các bệnh đường ruột như heo đi phân lỏng, tiêu chảy cấp tính ở heo con… có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân.

  Các nguyên nhân làm heo con bị tiêu chảy thường gặp. 

Do nguồn lây nhiễm chéo từ heo bệnh sang heo lành qua phân, virus, từ ruồi bọ, chuồng trại, máng ăn, lớp độn chuồng hay do nguồn nước nhiễm bẩn làm vi khuẩn gây tiêu chảy xâm nhập hệ tiêu hóa của heo.

Do hàm lượng đạm thô cao hoặc có quá nhiều chất béo trong khẩu phần ăn, làm cho bộ máy tiêu hóa của heo con quá tải.

Cho heo ăn quá nhiều lần, số lượng ăn quá nhiều làm đường ruột xử lý kém hiệu quả.

Do một số loại độc tố nấm mốc như Fumonisin B1, DON… có trong nguyên liệu thức ăn hay máng ăn không được vệ sinh sạch sẽ.

Do chất lượng nước: nước cứng, nước chứa nhiều sắt, nước nhiễm phèn chứa hàm lượng sunfat cao.

  Ngăn ngừa tiêu chảy và cải thiện sức khỏe đường ruột ở heo con.

Để ngăn ngừa tiêu chảy hiệu quả, điều cơ bản là người chăn nuôi cần nâng cao quản lý chăn nuôi bằng các biện pháp an toàn sinh học, giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Ngoài ra việc cải thiện sức khỏe đường ruột cho heo con cần phải được đặt làm trọng tâm, nhất là giai đoạn nuôi con cai sữa và bước đầu tập làm quen với thức ăn.

Một số phụ gia thường được sử dụng giúp nâng cao sức khỏe đường ruột, giảm bệnh tiêu chảy khi nuôi nuôi con một cách tự nhiên là:

Chất chống oxy hóa: Bảo vệ tính toàn vẹn, gia tăng chức năng của đường ruột, nâng đỡ nhung mao ruột còn non nớt của heo con trước những tác động làm hao mòn nhung mao.

Chất hấp phụ độc tố nấm mốc: Giúp ngăn ngừa, ức chế tác hại của độc tố nấm mốc gây ảnh hưởng đến thành ruột và khả năng tiêu hóa của heo con.

Hỗn hợp Axit hữu cơ: Cân bằng vi khuẩn đường ruột, ổn định pH nhằm ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn gây hại, kích thích hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Hỗn hợp tinh dầu thiết yếu: Có tác dụng kìm khuẩn và diệt khuẩn rất tốt, tăng cường chuyển hóa chất dinh dưỡng và giảm rối loạn tiêu hóa thông qua kích thích tiết enzyme nội sinh.

  quản lý chăm sóc.

Quản lý tốt nguyên liệu,nắm rõ thành phần dinh dưỡng trong từng loại, từng đợt nguyên liệu, phòng ngừa nguyên liệu kém chất lượng làm các chất dinh dưỡng bị biến chất, hoặc nhiễm độc tố nấm mốc gây hại cho đường ruột của heo con. Hiện tại, nhiều loại máy móc và phương pháp tiên tiến như NIR, HPLC, Quick scan… cho phép người thu mua và người làm công thức ngày nay có thể nắm rõ thành phần, truy xuất nguồn gốc nguyên liệu, thiết kế những công thức cám heo con hữu hiệu và tối ưu nhất về chi phí, lại ngăn ngừa được những rủi ro gây ảnh hưởng sức khỏe đường ruột của heo con.

Khẩu phần cám heo con là loại có nhiều rủi ro khi thực  hiện việc tổ hợp công thức do hệ tiêu hóa của heo con rất nhạy cảm. Bên cạnh cân bằng thành phần các nguyên liệu thô làm cơ sở cho việc cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho chúng, vai trò của các thành phần bổ trợ như axit béo, vitamin, khoáng, men tiêu hóa… là không thể thiếu.

 

 

Nguồn: Tổng hợp lại bởi Farmtech VietNam.

 

Kỹ thuật chăn nuôi heo thịt quy mô công nghiệp.

Hiện nay chăn nuôi heo thịt theo quy mô công nghiệp đang được bà con chăn nuôi áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình nuôi heo công nghiệp

Hiện nay, phong trào chăn nuôi lợn công nghiệp đang ngày càng phát triển ở nước ta. Để tạo ra năng suất vật nuôi, hiệu quả kinh tế thì phải xác định được phương hướng, hình thức chăn nuôi, quy mô, cách chế biến thức ăn, cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả. Vậy kỹ thuật chăn nuôi heo công nghiệp là như thế nào?

  Xây dựng chuồng trại chăn nuôi.

Khi xây dựng chuồng trại nên chọn khu đất cao, khô ráo. Chuồng trại phải đủ độ ấm vào mùa đông, độ thoáng mát vào mùa hè.

Chọn hướng chuồng thích hợp, không nên chọn hướng ánh nắng trực tiếp mặt trời, hướng gió lùa mưa tạt.

Thiết kế chuồng cho heo công nghiệp thuận tiện trong việc cung cấp thức ăn, nước uống để không làm mất thời gian, lãng phí nguồn chất dinh dưỡng.

Chuồng trại phải đảm bảo an toàn vệ sinh khử trùng sạch sẽ. Không nên nhốt lợn vào chuồng đã chăn nuôi heo có bệnh để tránh tình trạng lây nhiễm các dịch bệnh.

  Con giống.

Chọn con giống có năng suất và chất lượng cao, phù hợp điều kiện chăn nuôi, có lý lịch rõ ràng, khỏe mạnh, có ngoại hình đặc trưng của giống. Ngoài ra:

Heo đực: Bụng thon, gọn, chân sau thẳng, cứng. Hai tinh hoàn to đều, treo không quá cao hoặc quá thấp, da tinh hoàn trơn láng, không nhăn nheo. Người chăn nuôi thường chọn giống heo Duroc, Pietrain.

Heo nái hậu bị: Bụng tròn,  gọn, mông nở, mình thon, không quá béo hay quá gầy. Có số vú từ 12 – 16 vú, các vú to đều, khoảng cách các vú đều nhau, nên chọn hậu bị có hàng vú từ 1 tầng đến 2 tầng. Âm môn hình quả đào, to, mẩy…

Xu hướng chăn nuôi hiện nay thường chọn các giống nái siêu nạc như: Heo Yorkshire, heo Landrace.

  Cách chăm sóc nuôi dưỡng. 

Heo mang về nuôi thì để tránh việc xô xát nên cho tách riêng heo cũ. Tắm rửa cho heo sạch sẽ, thời gian đầu cho heo ăn lượng thức ăn ½ với nhu cầu hàng ngày, khi nuôi heo được 3 ngày tuổi thì cho heo ăn no. Sử dụng cùng một loại thức ăn. có 2 phương pháp phổ biến cho heo thịt siêu nạc ăn.

Cung cấp đầy đủ lượng thức ăn hàng ngày đáp ứng cho nhu cầu phát triển, sinh trưởng của heo tốt nhất. Chính vì vậy mà lượng thức ăn hàng ngày cao với khẩu phần chia thành nhiều bữa.

Kết hợp giữa nguồn thức ăn công nghiệp và nguồn thức ăn tự chế biến như các loại bột cám, ngô, khoai, các loại rau như khoai, muống..các loại củ quả..để heo tăng tỷ trọng cao.

Vệ sinh sạch sẽ nguồn thức ăn cung cấp cũng như nguồn nước sạch cho heo.

Để mọi hoạt động của heo không bị xáo trộn cũng như ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, sức khỏe của đàn heo cần vệ sinh chuồng trại, các vật dụng chăn nuôi cũng như khu vực xung quanh sạch sẽ, đảm bảo độ thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, oxy cho heo.

Quan sát, kiểm tra định kỳ mọi hoạt động diễn biến bất thường của từng con heo để có biện pháp phòng chống kịp thời. Kiểm tra tất cả số lượng đầu vào, đầu ra, thành phần, hàm lượng thức ăn…để có sự điều chỉnh thích hợp.

Nguồn chất dinh dưỡng trước khi cho heo sử dụng cần kiểm tra đầy đủ đảm bảo tiêu chuẩn.

  Phòng điều trị bệnh. 

Để đảm bảo heo phát triển khỏe mạnh việc đầu tiên chính là phải vệ sinh sạch sẽ mọi vật dụng chăn nuôi, khu vực chăn nuôi và chuồng trại.

Nguồn thức ăn nước uống cũng cần được đảm bảo. Không nên cho những thức ăn ôi thiu, bị mốc hoặc quá hạn sử dụng để tránh tình trạng dịch tả.

Nên theo dõi định kỳ, ghi chép sổ sách về số lượng heo đầu vào, đầu ra, tỷ trọng heo tăng trưởng theo chu kỳ, số lượng thành phần thức ăn cũng như các loại vacxin tiêm phòng.

Quan sát nếu có biến chứng khác thường để đưa ra biện pháp phòng tránh kịp thời. Theo chu kỳ tiêm đầy đủ các loại vacxin phòng chống bệnh dịch tả, giun sán, lở mồm, long móng, thương hàn…đảm bảo cho đàn heo khỏe mạnh, năng suất cao.

 

 

Nguồn: Tổng hợp lại bởi Farmtech VietNam.