Vì sao cam Cao Phong chưa từng phải nhờ đến cộng đồng “giải cứu”?

Đã từng có thời kỳ, để tiêu thụ được sản phẩm cam Cao Phong (huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình), người trồng cam đã phải “mượn” tên cam Vinh, thậm chí xuất cam sang Trung Quốc, dán nhãn cam Trung Quốc rồi nhập trở lại Việt Nam.

Cam Cao Phong

Đó là thực tế đã diễn ra đối với người trồng cam Cao Phong trong quá khứ, khi những vườn cam chín khắp các triền đồi nhưng không có người mua. Thế nhưng, điều kỳ diệu đã xảy ra vào năm 2014, khi Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp Chứng nhận Chỉ dẫn địa lý cho cam Cao Phong. Từ đó, giá cam Cao Phong mua tại vườn đang từ mức giá 5.000 – 7.000 đồng/kg đã tăng lên từ 25.000 – 40.000 đồng, thậm chí đến thời điểm này cam Cao Phong mua tại vườn đang có mức giá lên đến 80.000 đồng/kg. Mức giá này là không tưởng so với trước đây khi chưa có Chỉ dẫn địa lý.

Câu chuyện về cam Cao Phong nói trên được bà Hà Nguyệt Thu, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo, Cục Sở hữu trí tuệ đưa ra để làm dẫn chứng về tầm quan trọng của Chỉ dẫn địa lý, như một gợi ý cho bài toán nông sản liên tục rơi vào cảnh được mùa – mất giá, thậm chí phải nhờ đến các chiến dịch “giải cứu” của cộng đồng.

Đúng là Chỉ dẫn địa lý mang lại giá trị cho quả cam Cao Phong, vậy Chỉ dẫn địa lý thuộc quyền của ai? Theo bà Hà Nguyệt Thu, đó là quyền sở hữu của nhà nước và nhà nước cho phép các tổ chức, cá nhân nhất định được thay mặt nhà nước thực hiện quyền đăng ký Chỉ dẫn địa lý, và khi thực hiện quyền đăng ký không đồng nghĩa với việc họ trở thành chủ sở hữu. Họ chỉ được quyền quản lý đối với Chỉ dẫn địa lý đó mà thôi.

Cam Cao Phong cuối vụ có giá lên đến 80.000 đồng/kg

“Chỉ những thương hiệu nào đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý thì lúc đó mới được coi là Chỉ dẫn địa lý, hoặc thời hạn bảo hộ cho Chỉ dẫn địa lý nhà nước quy định là được bảo hộ vô thời hạn, nhưng vẫn có điều kiện là khi nào các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính, đặc thù của sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý đó vẫn còn được duy trì thì hiệu lực của Chỉ dẫn địa lý vẫn còn. Trường hợp các yếu tố trên bị thay đổi, hiệu lực của Chỉ dẫn địa lý cũng sẽ chấm dứt”.

“Bài học không bao giờ là cũ đối với người Việt khi thương hiệu Cà phê Buôn Mê Thuột của Việt Nam bị rơi vào tay người Trung Quốc. Sau đó chúng ta đã phải áp dụng rất nhiều nỗ lực, bao gồm cả nỗ lực ngoại giao và các chi phí kinh tế, cùng sự vào cuộc của nhiều luật sư, chúng ta mới có thể thực hiện được thủ tục đăng ký Chỉ dẫn địa lý cho Cà phê Buôn Mê Thuột. Tuy nhiên, thực tế chúng ta cũng may mắn khi hệ thống pháp luật của Trung Quốc cho phép chúng ta có thể thực hiện việc hủy bỏ đăng ký nhãn hiệu Cà phê Buôn Mê Thuột tại Trung Quốc. Giả sử trong hệ thống pháp luật của quốc gia khác không thể có cơ chế thực hiện quyền hủy bỏ hiệu lực của một Chỉ dẫn địa lý đã bị một chủ thể khác ở nước ngoài đăng ký tại lãnh thổ quốc gia họ, chúng ta đã không thể đòi được quyền của mình,” bà Hà Nguyệt Thu lấy ví dụ.

Câu chuyện trên cho thấy đây là bài học để các địa phương, người sản xuất luôn nhớ quyền với các tài sản sở hữu trí tuệ, trong trường hợp này là quyền đối với Chỉ dẫn địa lý.

Tại Cao Phong hiện nay, bên cạnh việc bán cam, các hộ dân còn phát triển sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc địa phương, du khách có thể tận hưởng dịch vụ homestay và tự mình hái cam.

Tuy nhiên, để có được thành công như cam Cao Phong, người dân phải đảm bảo ổn định chất lượng sản phẩm, họ cũng không tăng diện tích trồng cam một cách ồ ạt dẫn đến dư thừa nguồn cung.

Quyền SHTT thực chất chỉ là một công cụ góp phần vào thành công của doanh nghiệp. Để tạo sự thành công cho mình, doanh nghiệp cần giữ cho mình được chất lượng sản phẩm cũng như tất cả những thứ làm nên thương hiệu cho mình, nếu chỉ trông chờ duy nhất vào quyền SHTT cũng khó có thể làm nên thành công cho một thương hiệu.

Theo cafef.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Cách phân biệt cam Cao Phong

Để tránh mua phải cam Trung Quốc trà trộn cam Cao Phong và đánh giá đúng chất lượng cam của địa phương, người tiêu dùng cần biết cách phân biệt cam Cao Phong “xịn” và “dởm”.

Phân biệt cam Cao Phong và cam Trung Quốc

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cam được gắn mác là cam Cao Phong và được bày bán tràn lan tại giỏ hàng của những người bán rong, thậm chí là ở cửa hàng lớn mà giá chỉ vào khoảng 25.000 – 30.000 đồng/kg. Nhưng trên thực tế thì không phải vậy, người tiêu dùng đang bị đánh lừa bởi phần lớn là cam Trung Quốc được lấy từ chợ Long Biên (Hà Nội) mang đi bán.

Phần lớn cam ở chợ Long Biên là cam Trung Quốc với giá thành rẻ chỉ 15.000 đến 17.000 đồng/kg. Rẻ hơn rất nhiều so với cam Cao Phong. Không những thế, một số cửa hàng còn lấy tem cam Cao Phong để gán mác bên ngoài trái cam Trung Quốc rồi bán với giá thành rẻ từ 30.000 đến 35.000 đồng/kg, mà người tiêu dùng không hề hay biết.

Do đó, để nhận biết được cam Cao Phong chuẩn và cam Trung Quốc trá hình, PV đã có cuộc trao đổi với chị Nguyễn Thị Thủy, chủ của hàng hoa quả sạch trên đường Láng, chị cho biết đa phần người mua đều không thể phân biệt được cam Cao phong chuẩn hay là hàng Trung Quốc vì mẫu mã khá giống nhau.

“Hai loại cam nhìn khá giống nhau, người mua cũng khó nhận ra được, tuy nhiên nếu mọi người chịu khó quan sát, để ý kĩ từ hình dáng cho đến chất lượng bên trong của quả là có thể nhận ra ngay đâu là cam chuẩn chính hiệu Cao Phong.

Khi chọn cam, bạn lưu ý nên chọn quả to, quả càng to chứng tỏ cam càng già. Vỏ cam lúc già cũng mỏng và bóng hơn các quả khác. Còn về màu sắc, có màu vàng nhạt, nếu thấy cam có màu vàng tươi, sậm, óng ả thì không nên mua vì rất có thể đó là cam Trung Quốc hoặc cũng có thể là một loại cam khác, người bán không có thông tin, giới thiệu không trung thực về nó.

Đây là đặc trưng rất quan trọng để phân biệt giữa giống cam được trồng ở Việt Nam và cam Trung Quốc. Ngoài ra, cam Cao Phong khi cắt có lá kèm theo thường bị héo sau vài tiếng. Riêng lá kèm theo quả cam Trung Quốc, sau mấy ngày liền lá vẫn cứ tươi như ở trên cây, vì được tẩm chất bảo quản”.

Ngoài cách trên mọi người có thể nhận biết cam Cao Phong chuẩn bằng cách nhìn kích cỡ và chất lượng bên trong quả cam.

“Về kích cỡ, cam Trung Quốc quả rất đều nhau, trọng lượng giữa các quả gần như tương đương nhau. Cam Cao Phong quả không đồng đều, có quả to, quả nhỏ.

Cam Cao Phong, khi thu hoạch vỏ dày, khi bổ ra có màu vàng đậm, có hạt, mùi thơm nồng, tỏa ra một mùi thơm rất hấp dẫn, đặc biệt không loại cam nào có được. Trong lòng quả có nhiều các gân trắng chia đều các múi. Cam Trung Quốc thường không có hạt, màu vạng nhạt, bổ ra không có mùi thơm đặc trưng”, chị Thủy nói.

Cam Cao phong vị đậm, ngọt, thanh mát

Cách chọn cam Cao Phong ngon, chuẩn

Mọi người hãy kiểm tra vỏ cam là biết ngay có phải cam Cao Phong không và có phải cam Cao Phong ngon không. Chỉ cần lấy móng tay bấm vào vỏ cam, thấy sụt nhẹ và tỏa ra mùi thơm phức thì đó chính là cam Cao Phong ngon. Lưu ý nếu thấy móng tay sụt sâu là cam còn non, không nên mua. Hoặc khi bấm móng tay vào không có mùi thơm – ban đầu là sực, hơi hắc, sau đó thì thơm nhẹ hơn – thì đó cũng chưa phải là cam chín, ăn cam lúc này sẽ bị chua hơn và không thơm.

Cam Cao Phong thơm ngon đúng chuẩn

Khi mua cam Cao Phong, cần đến các cửa hàng uy tín, có giấy phép bán hàng chuẩn, không ham rẻ, hãy là người tiêu dùng thông minh khi chọn thực phẩm cho cả gia đình.

Vùng đất Cao Phong – Hòa Bình, nhờ chất lượng ổn định mà hiện nay cam Cao Phong đã tạo được một chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng Việt Nam. Do vậy, người tiêu dùng cần nắm rõ kiến thức để nhận biết được cam Cao Phong chuẩn, nhằm bảo vệ được những loại quả quý của Việt Nam.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Một số điều chú ý để trồng lựu ra trái to

Ngày nay vào dịp tết ngoài đào, mai, quất thì người ta còn có những chậu phật thủ vàng ươm hay chậu thạch lựu có hoa, trái đỏ rực. Để lựu ra nhiều hoa và trái to cần kỹ thuật gì? Dưới đây là những điều chú ý cho những người trồng lựu cảnh chơi tết.

Quả lựu

Cây Lựu, là giống cây nhỏ, thường được ở nơi thoáng mát và khô ráo. Cây lựu có khi phát triển tốt thường có chiều cao từ ba đến bốn mét. Ở Việt Nam có hai giống lựu phổ biến là lựu cho quả đỏ và quả trắng, hay còn gọi là lựu đỏ và bạch lựu. Ngoài hai giống lựu cho quả ra thì còn giống lựu chỉ cho hoa đỏ, mà một số nhà trồng làm cảnh. Quả lựu mọng hình cầu có vỏ dày, đầu quả còn 4 – 5 lá đài tồn tại; vỏ quả dày, khi chín màu vàng, đỏ. Trong quả có vách ngang chia thành 2 ngăn chứa nhiều hạt 5 cạnh, có vỏ hạt mọng, sắc hồng trắng.

Công dụng của trái lựu:

Quả lựu là một trái cây có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Nước ép quả lựu rất giàu polyphenol và chất chống oxy hóa cùng với chất xơ và các hợp chất có giá trị khác có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim.Thúc đẩy lưu lượng máu lưu thông tốt hơn: Giảm nguy cơ bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim.

Lựu là một trong những loại cây thích ứng tốt với hoàn cảnh và môi trường nên chúng dễ sinh trưởng và phát triển tại nhiều vùng đất.

Kỹ thuật trồng lựu:

Cây lựu có thể trồng bằng hạt hoặc bằng cách chiết nhánh. Tuy nhiên, trồng bằng cách chiết nhánh phổ biến và được ưa chuộng hơn vì cây lựu rất nhanh ra rễ. Ngoài ra, cây còn có thể trồng bằng cách chiết con, vì cây lựu nảy rất nhiều con. Bằng cách trồng này, tốt nhất nên thực hiện vào mùa mưa cây sẽ đạt hiệu quả cao.

Cây Lựu dễ trồng và chăm sóc lại cho hiệu suất cao, để cây mọc tốt nên chọn nơi có nhiều nắng, cây lựu không chịu nước nên trồng nơi đất thoát nước, phòng ngập úng.

Lựu là loại cây cần chăm sóc thường xuyên, tuy nhiên lại không được bón quá nhiều phân. Chỉ tập trung bón vào đợt cây trổ hoa, loại phân nên bón là phân hữu cơ, vi sinh. Chu kỳ từ 15-20 ngày một lần bổ sung mùn cưa hay các loại phân hút nước để chống úng nước. Hơn nữa dịp cây ra hoa nên bón thêm NPK , chọn loại P và K cao để thúc đẩy sự kết trái, cho năng suất cao hơn.

Ánh sáng phải đầy đủ:

Cây lựu là loài cây ưa ánh sáng và nhiệt độ cao nhưng không chịu úng nước nên cần chú ý độ ẩm đất. Trong kỳ hoa nở cần khống chế lượng nước tưới, nếu thấy đất trong chậu quá khô cần phải tưới ngay.

Bón phân hợp lý:

Cây lựu ưa phân bón, tuy nhiên với cây lựu trồng trong chậu không nên bón nhiều phân đạm , làm cho cành mọc dài, cây không ra hoa kết quả. Trong mùa sinh trưởng ta nên bón bổ sung cho cây, các loại phân có nguồn gốc hữu cơ, phân trùn quế, phân dơi.. rất tốt để bón cây lựu .Trước khi cây ra nụ ta chọn phân NPK có tỉ lệ P và K cao để xúc tiến việc hoa nở và đậu trái.

Những quả lựu non trông rất đẹp mắt

Tỉa cành vừa phải:

Cần tỉa bớt những cành dày, yếu, để tập trung dinh dưỡng vào cành khỏe, làm cây có dáng đẹp. Đến kỳ ra hoa, cần áp dụng biện pháp thúc chồi bằng cách tỉa cành hoặc vặt bỏ chồi ngọn .

Để lựu ra trái to không nên để quá nhiều trái vì chất dinh dưỡng sẽ không được tập chung, và cần chăm sóc cẩn thận bạn sẽ được cây lựu ra trá ưng ý.

Chúc bạn thành công!

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Cách diệt sâu đục cành Hồng xiêm

Sâu đục cành là đối tượng thường gây hại nhiều và rất khó phòng trị vì chúng nằm sâu bên trong cành, trong thân cây, thuốc hóa học không thể thấm được vào bên trong cành, trong cây mỗi khi phun thuốc.

Sapô (hồng xiêm) là loại cây ăn trái được trồng khá nhiều ở nước ta, nhất là các tỉnh Nam Bộ.

Bên cạnh những loại sâu bệnh thường gặp như bệnh thối trái, rệp sáp thì sâu đục cành là đối tượng thường gây hại nhiều và rất khó phòng trị vì chúng nằm sâu bên trong cành, trong thân cây, thuốc hóa học không thể thấm được vào bên trong cành, trong cây mỗi khi phun thuốc.

Sâu đục từ trên ngọn xuống, khi còn nhỏ chúng chỉ đục ở lớp vỏ ngoài của cây, càng lớn chúng càng đục ăn sâu hơn vào phần gỗ, làm cho cành bị suy yếu, lá bị vàng, còi cọc, ít trái, trái bị rụng nhiều… Nếu không diệt trừ kịp thời, để sâu đục vào đến tim cành thì cành sẽ bị chết, đặc biệt, nếu sâu đục xuống đến gốc thì sẽ bị chết cả cây.

Theo kinh nghiệm của anh Năm Tươi, nhà vườn có nhiều kinh nghiệm trồng sapô ở xã Trung An (TP.Mỹ Tho-Tiền Giang):

Thường xuyên kiểm tra vườn (3-5 ngày/lần) để phát hiện sớm khi sâu còn nhỏ tuổi (thông qua lớp phân của sâu nhìn giống như mùn cưa đùn từ trong cây ra ngoài dính trên cành, rớt xuống đất), gây hại chưa đáng kể (vì sâu mới đục được một đoạn ngắn ở lớp vỏ ngoài của cây).

Do đặc điểm của loại sâu này là trên đường đục từ ngọn xuống cứ cách vài phân là chúng lại đục một lỗ thông ra phía ngoài để đùn phân ra và có lẽ cũng là để làm lỗ cho sâu thở, tìm trên cành xem lỗ đục nào ở vị trí thấp nhất trên đoạn cành bị đục (con sâu bao giờ cũng nằm kế chỗ lỗ đục đó). Sau khi tìm được lỗ đục chỉ việc lấy mũi dao nhọn, khơi tách nhẹ một đoạn ngắn vỏ ở phía dưới chỗ có lỗ đục một chút là bắt được con sâu chứ không cần phải đào bới hết lớp vỏ dọc theo chiều dài đường đục của sâu.

Làm như vậy không những diệt sớm sâu khi sâu chưa kịp đục sâu vào bên trong cành, trong thân gây hại nhiều cho cây, mà chỗ bóc tách lớp vỏ cây để tìm sâu cũng rất ngắn, cây đỡ mất sức, chỗ bị tách mất lớp vỏ cũng nhanh liền da hơn. Với cách làm này, vườn sapô của gia đình anh Tươi luôn xanh tốt, ít bị sâu đục cành hơn so với các vườn khác.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật chiết cành Hồng xiêm

Hồng xiêm chiết cho cây con có những ưu điểm giống cây mẹ và rút ngắn thời gian ra trái nên rất được bà con nông dân hưởng ứng.

Để giúp các nhà vườn chiết cành hồng xiêm đạt hiệu quả cao nhất, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phổ biến phương pháp sau: Chọn những cây cho năng suất cao, quả ngọt và chọn cành không quá già, đường kính 1,5-3cm. Dùng dao sắc khoanh bỏ vỏ thân cành một đoạn 3-5cm, cạo sạch lớp vỏ đến tận gỗ, phơi từ 3-7 ngày, sau đó bọc bầu chiết.

Trước khi bọc bầu nên dùng các chất kích thích sinh trưởng NAA hay IBA pha sẵn quét lên thành mép khoanh vỏ để tăng cường khả năng ra rễ cho cành chiết. Bầu chiết dùng phân chuồng hoai mục trộn với đất bùn ao phơi khô giã nhỏ, tỷ lệ mỗi loại vật liệu là 50%, một bầu từ 150-300g, sau đó cuốn theo hình quả trám, đường kính từ 6-8cm, dài 10-12cm, dùng túi nilon buộc kín 2 đầu và tưới nước ẩm.

Khi nào thấy rễ cành chiết dày đặc có màu nâu vàng thì dùng cưa sắc cắt xuống, bóc bỏ lớp vỏ nilon rồi dùng rơm bện bùn ao quấn thay thế vào bầu chiết rồi phủ cát lên trên, đặt vào nơi râm mát có giàn che và tưới ẩm, giữ thêm khoảng hơn 1 tháng cho bộ rễ phát triển hoàn chỉnh và đủ độ già mới đem đi trồng thì tỷ lệ sống sẽ rất cao.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Trồng Hồng xiêm chiết mau ra quả

Hồng xiêm chiết cần phải đúng vụ, đúng kỹ thuật mới phát triển tốt, nhanh ra quả cho năng suất cao.

Theo chuyên gia, khi chiết hồng xiêm nên chọn giống tốt, cành chiết không quá già. Thời vụ chiết tốt ở miền Bắc là trước khi cây ra lộc xuân, nhưng tốt nhất nên chọn vào mùa khô để kịp trồng trong mùa mưa.

Là phương pháp phổ biến đối với hồng xiêm, dễ làm song nhược điểm là hệ số nhân giống không cao. Khi chiết nên chọn cây giống tốt, cho năng suất cao, quả ăn ngon và cành chiết không quá già, đường kính 1,5 – 3,0 cm. Chọn cành chiết tốt, chiết đúng thời vụ và kỹ thuật chiết tốt cành chiết sẽ ra rễ sau 3 – 4 tháng.

Cần có cách trồng, chăm sóc hồng xiêm đúng kỹ thuật mới cho năng suất tốt
Thời vụ chiết tốt ở miền Bắc là trước khi cây ra lộc xuân và ra hoa (khoảng tháng 3 – 4) và có thể kéo dài quanh năm, nhưng tốt nhất người ta chọn vào đầu mùa khô để kịp trồng trong mùa mưa. Sau khi chọn cành dùng dao sắc khoanh bỏ lớp vỏ thân 1 đoạn dài 3 – 5 cm, cạo sạch lớp vỏ đến tận gỗ, để phơi trong 3 – 7 ngày sau đó bọc bầu chiết.

Vật liệu bó bầu: phân chuồng hoai trộn với đất ải (tỷ lệ mỗi thứ 50%) hoặc có thể dùng rơm, bột xơ dừa (loại mịn), tro trấu để làm chất độn. Sau đó dùng nước tưới ẩm và dùng giấy nilông buộc kín 2 đầu bầu chiết. Tuỳ theo độ lớn cành mà bầu chiết có thể lớn hoặc bé.

Thường bầu chiết có đường kính 6 – 8 cm, chiều cao bầu chiết 10 – 12 cm, lượng đất và phân cho 1 bầu chiết là 150 – 300g.Để tăng cường khả năng ra rễ của cành chiết người ta dùng các chất kích thích sinh trưởng đã pha sẵn, quét lên thành mép khoanh vỏ phía trên của cây chiết khi khoanh vỏ. Chất kích thích sinh trưởng là NAA hay IBA, dùng riêng rẽ hay tốt nhất là phối hợp IBA + NAA. Khi nhìn qua túi bầu thấy rễ cành chiết đã dầy đặc và có màu vàng nâu là có thể cưa xuống.

Không đem trồng ngay mà dùng bùn rơm quấn thêm ngoài bầu một lớp mỏng (sau khi đã bóc lớp vỏ bọc bằng giấy nilông) đặt cành chiết dưới giàn che, phủ cát kín bầu chiết và tưới ẩm, giữ thêm khoảng 1 – 1,5 tháng cho bộ rễ phát triển hoàn chỉnh và đủ độ già mới đem đi trồng, như vậy tỷ lệ cây sống sẽ khá hơn là cắt xuống đem trồng ngay. Nếu phải đem đi xa nên tỉa bớt lá cho đỡ cồng kềnh và giảm bớt sự thoát hơi nước.

Hồng xiêm ra quả quanh năm nên có nhu cầu phân bón cao. Khi cây còn nhỏ tưới nước phân chuồng hoặc phân ngâm ủ pha loãng theo tỷ lệ tăng dần 1/10 – 1/13. Khi cây lớn cho nhiều quả có thể bón 50-100 kg phân chuồng, 0,6-1,0 kg urê, 0,1-1,0 kg supe lân và 0,6-1,0 kg sulfat kali cho một cây. Đào rãnh theo hình chiếu của tán cây bón phân và lấp kín rãnh.

Thời gian bón tháng 2-3 và tháng 6-7. Hồng xiêm được xem là cây ăn quả ít sâu bệnh, nhưng để bảo đảm cho cây sinh trưởng tốt, ra hoa đậu quả được nhiều cần chú ý các loại sâu bệnh sau:

– Rệp hại hồng xiêm: Phòng trừ, nếu ít thì dùng tay bắt giết, nếu nhiều có thể sử dụng Supraci (0,2%), Sherpa (0,2%) để phun.

– Ruồi hại quả : Thu nhặt quả bị hại trộn với vôi đem chôn. Dùng bẫy bả, dùng 1-2 giọt Methyleugenol (mêtiongiênol) + vài giọt Dipterex 5%, đĩa đặt bả đặt trên giá treo cách mặt đất khoảng 1 m trong tán cây nơi râm mát. Vườn 1 ha đặt 1-2 bả, bảy ngày thay bả một lần.

– Ngài hại lá, hại hoa: Xuất hiện và gây hại quanh năm, nhưng hoạt động mạnh vào lúc hồng xiêm có cành non. Phòng trừ: dùng Sherpa (0,2%), Polytrin (0,2%), Sumicidin (0,2%) phun vào trước lúc hoa nở. – Bệnh đốm trên thân và cành lớn: Phòng trừ bằng cách dùng các loại thuốc gốc đồng (hỗn hợp Boocđô, oxit clorua đồng, Copper-zinc để phun hoặc có thể dùng vôi quét lên thân cây và các cành lớn để phòng ngừa. – Bệnh đốm lá cây gây hại trên lá và quả, phòng trừ bằng cách phun Copper-zinc 0,3% chế phẩm hay Mancozeb 0,25% chế phẩm.

Nguồn:VietQ.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Hồng Xiêm

Cây Hồng xiêm là một loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao vì được nhiều người ưa chuộng. Để trồng cây hồng xiêm, cần lưu ý những kỹ thuật sau:

1. Thời vụ trồng:

Hồng xiêm có thể trồng quanh năm, tuy nhiên thuận lợi nhất là vào tháng 2-3 hoặc tháng 8-9.

2. Kỹ thuật trồng

*Đào hố trồng: Đào hố rộng 60cm, sâu 30-40cm. Đào hố trước khi trồng 30 ngày. Mật độ trồng(mật độ đào hố): 7x7m hoặc 8x8m.

*Bón phân lót: Bón 10-15kg phân chuồng hoai mục + 1-1,5 kg supe lân + 0,1-0,15kg Ure + 0,1kg Kali. Hoặc bón 2-2,5kg NPK cho mỗi hố. Phân bón lót trộn đều với đất bột, có thể thêm tro trấu, tro bếp. Bón phân lót trước khi trồng 20-30 ngày.

Lưu ý: Phân chuồng cần được ủ hoai mục từ 2-3 tháng.

*Cách trồng: Đặt cây vào giữa hố sao cho mặt bầu ngang mặt hố, lấp kín chủ động tưới ẩm cho cây đặc biệt trong 2-3 tháng đầu.

3.Chăm sóc

Chống gió bão cho cây: Rễ hồng xiêm ăn nông, nên hằng năm cần đắp thêm bùn ao vào gốc để tầng rễ phát triển dày và cây cứng cáp. Mùa mưa bão cần cố định các cành chính và thân chính, tỉa bớt cành dày và cành ngoài tán.

4.Bón phân cho hồng xiêm

*Nguyên tắc bón phân: Rễ cây hồng xiêm thường ăn nông, tập trung ở tầng đất mặt nên rễ thường phân bố cách gốc khoảng 1/2 tán cây. Vì vậy bón phân cho hồng xiêm không nên bón xa gốc và bón quá sâu.

*Kỹ thuật bón phân cho Hồng xiêm như sau:

+ Khi cây còn nhỏ tưới nước phân chuồng hoặc phân ngâm ủ pha loãng theo tỷ lệ tăng dần 1/15 – 1/10.

+ Ngoài ra có thể kết hợp với sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái để phun bổ sung cho cây trong giai đoạn đầu với mục đích tăng cường khả năng sinh trưởng cho cây, tăng sức đề kháng cho cây, giúp cây chống chịu tốt với sâu bệnh, với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh như: chống hạn, chống úng.. đồng thời giúp cây nhanh khép tán, nhanh bước vào thời kỳ kinh doanh(cho quả).

4.1 Bón phân cho cây Hồng Xiêm thời kỳ Kiến thiết cơ bản

Bón phân hóa học cho hồng xiêm:

  • Lượng phân bón hóa học cho một cây/năm là: 100-150g urê + 100-150g DAP + 50-100g KCl. Lượng phân trên được chia thành 3-4 lần bón vào các tháng 2,6,10. Kết hợp với tưới nước cho cây.
  • Hoặc có thể dùng phân NPK 16-16-8 thay thế cho các loại phân đơn trên: mỗi cây bón 1,5-2kg NPK chia làm 3-4 lần bón trong năm.
  • Đào rãnh theo hình chiếu của tán cây bón phân và lấp kín rãnh.

    Sử dụng chế phẩm sinh học VST cho Hồng Xiêm:

  • Dùng chế phẩm VST để phun lên tán lá cây: sau khi trồng được 10-15 ngày dùng 100ml chế phẩm VST pha với 200-240 lít nước sạch phun lên tán lá của cây(dùng 5ml chế phẩm VST pha với 10-12 lít nước). Phun 4-6 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày. Sau khi trồng 3-4 tháng thì 25-30 ngày phun 1 lần. Lưu ý: Khi phun chế phẩm VST chỉ nên phun lướt và phun đều 2 mặt lá của cây.
  • Dùng chế phẩm VST để tưới gốc: có tác dụng cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây để phát triển bộ rễ còn non yếu đồng thời cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp hơn, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho cây. Dùng 100ml chế phẩm VST pha với 80-100 lít nước, mỗi gốc tưới 1-2 lít, cứ 1-1,5 tháng tưới 1 lần.

4.2 Bón phân cho cây Hồng Xiêm thời kỳ Kinh doanh

Bón phân hữu cơ: khi cây bước vào thời kỳ kinh doanh cho nhiều quả có thể sử dụng 40-80kg phân hữu cơ/cây/năm. Bón vào thời điểm sau khi thu hoạch hoặc vào đầu vụ

 Bón phân hóa học:

  • Lượng phân bón được tăng dần qua các năm trong phạm vi lượng phân nêu dưới đây và tăng trong thời gian cây đến 10 tuổi, sau đó ổn định ở mức cao nhất. Lượng phân bón cho một cây 1 năm là : urê là 0,5-2 kg; DAP là 0,5-1,5 kg; KCl là 0,3-0,5 kg. Nếu bón phân NPK (16:16:8) thì dùng 1,5-4,5kg/cây/năm.
  • Lượng phân trên được chia thành 2-4 lần để bón vào các tháng 2,5,7,10.
  • Khi bón phân cuốc thành rãnh 1/2 vòng tròn hoặc đào từng hố nhỏ vòng quanh tán. Rải phân xong, lấp đất lại. Năm sau lại bón phân vào 1/2 tán bên kia.

Sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái cho cây Hồng Xiêm qua các thời kỳ:

+ Thời kỳ sau thu hoạch: Phun 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày
+ Thời kỳ trước khi ra hóa 30 ngày: Phun 1 lần
+ Thời kỳ đậu quả – quả nhỏ: Phun 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày
+ Thời kỳ nuôi quả(phát triển quả): 25-30 ngày phun 1 lần cho đến khi quả già-chín(cách thời điểm thu hoạch khoảng 25-30 ngày).

Liều lượng pha: 1ml chế phẩm sinh học VST + 2-3 lít nước, phun đều 2 mặt lá.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Hồng xiêm được xem là cây ăn quả ít sâu bệnh, nhưng để bảo đảm cho cây sinh trưởng tốt, ra hoa đậu quả được nhiều cần chú ý các loại sâu bệnh sau:

– Rệp hại hồng xiêm: Phòng trừ, nếu ít thì dùng tay bắt giết, nếu nhiều có thể sử dụng Supraci (0,2%), Sherpa (0,2%) để phun.

– Ruồi hại quả : Thu nhặt quả bị hại trộn với vôi đem chôn. Dùng bẫy bả, dùng 1-2 giọt Methyleugenol (mêtiongiênol) + vài giọt Dipterex 5%, đĩa đặt bả đặt trên giá treo cách mặt đất khoảng 1 m trong tán cây nơi râm mát. Vườn 1 ha đặt 1-2 bả, bảy ngày thay bả một lần.

– Ngài hại lá, hại hoa: Xuất hiện và gây hại quanh năm, nhưng hoạt động mạnh vào lúc hồng xiêm có cành non. Phòng trừ: dùng Sherpa (0,2%), Polytrin (0,2%), Sumicidin (0,2%) phun vào trước lúc hoa nở.

– Bệnh đốm trên thân và cành lớn: Phòng trừ bằng cách dùng các loại thuốc gốc đồng (hỗn hợp Boocđô, oxit clorua đồng, Copper-zinc để phun hoặc có thể dùng vôi quét lên thân cây và các cành lớn để phòng ngừa.

– Bệnh đốm lá cây gây hại trên lá và quả, phòng trừ bằng cách phun Copper-zinc 0,3% chế phẩm hay Mancozeb 0,25% chế phẩm.

Nguồn: vuonsinhthaitrungviet.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng ổi trong chậu cho nhiều trái, ít tốn công chăm sóc

Ổi là loại quả không chỉ ngon mà nó còn có nhiều tác dụng chữa bệnh và làm đẹp hữu hiệu mà nhiều người chưa biết tới. Ổi giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm đẹp da, chống lão hóa, cải thiện các chức năng nội tiết, giảm cân…

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng ổi. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước. Dụng cụ trồng phải có đường kính từ 40cm trở lên và cao trên 40cm (chậu càng to cây càng phát triển mạnh).

Đất trồng

Ổi không quá kén đất, tuy nhiên cây sẽ phát triển tốt nhất khi trồng ở đất tơi xốp và dễ thoát nước.

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Ổi giống

Nên chọn giống cây ổi Đài Loan, ổi nữ hoàng hoặc ổi lê để trồng chậu hoặc thùng xốp do các giống này có sức sinh trưởng khá mạnh và dễ chăm sóc bón phân. Bạn có thể chiết cành hoặc mua giống ở các vựa giống. Tuy nhiên, phương pháp chiết cành không được khuyến khích bởi tuổi thọ của nó không được lâu.

2. Trồng cây

Cho đất trồng cây vào 2/3 chậu, sau đó nhớ tháo bỏ lớp nilon bao rễ, trồng cây ổi giống vào, dùng tay chèn nén chặt quanh cổ cây không cho cây lung lay khi tưới. Tưới nước bằng vòi phun nhẹ.

3. Chăm sóc

Hàng ngày, tưới nước đều 2 lần và sáng sớm và chiều tối.

Khoảng 15 – 20 ngày là cây ổi vừa trồng trong chậu sẽ ra rễ và đâm lá mới. Khi thấy lá non đã già thì bắt đầu bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân dê, phân gà… Cứ khoảng 20 ngày bón phân 1 đợt.

Để cây ổi tập trung dinh dưỡng nuôi trái thì cần thiết phải ngắt bỏ bớt khi quả vừa tượng hình, chỉ chừa lại một quả trên một nhánh (ưu tiên để trái gần thân chính nhất). Nếu cây ổi đã lớn có gốc to thì có thể để nhiều trái xung quanh thân chính hoặc cành lớn.

Cây ổi trồng chậu được một năm thì bắt đầu tỉa cành tạo tán cho cây khỏe. Để cây ổi ra nhiều quả thì phải tỉa cành tạo tán cho cây khỏe có nhiều nhánh nhất, lúc đó cây ổi đủ sức mang nhiều trái.

Khi thấy cây ổi bắt đầu ra trái nhỏ thành từng cặp thì tỉa bỏ bớt trái để dưỡng cho trái ổi còn lại mau lớn, mỗi cành chỉ để 1 – 2 trái phía trong gần thân chính, ngắt bỏ trái phía ngoài ngọn.

Trái ổi con

Cắt bỏ những cành khô sâu bệnh, cành yếu nằm phía trong không có ánh sáng để làm thông thoáng tán cây và đảm bảo các cành lá đều có đầy đủ nắng để quang hợp.

Sau mỗi đợt thu hoach trái thì tiến hành bón phân gốc và tỉa cành thu gọn tán cây ổi, không cắt vào phân cành cấp 2, chỉ bấm phân cành cấp 3.

4. Thu hoạch

Nếu chăm sóc tốt, sau khoảng 4 – 6 tháng là ổi bắt đầu cho thu hoạch lứa đầu tiên. Quả chín thì màu xanh nhạt đi, sau chuyển vàng, vỏ quả nhẵn, dùng ngón tay bấm vào là có thể thu hoạch.

Những chậu ổi sai nặng trĩu khi được chăm sóc tốt

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Kỹ thuật trồng cây lựu cho trái to

Cây Lựu, là giống cây nhỏ, thường được ở nơi thoáng mát và khô ráo. Cây lựu có khi phát triển tốt thường có chiều cao từ ba đến bốn mét. Ở Việt Nam có hai giống lựu phổ biến là lựu cho quả đỏ và quả trắng, hay còn gọi là lựu đỏ và bạch lựu.

Ngoài hai giống lựu cho quả ra thì còn giống lựu chỉ cho hoa đỏ, mà một số nhà trồng làm cảnh. Quả lựu mọng hình cầu có vỏ dày, đầu quả còn 4 – 5 lá đài tồn tại; vỏ quả dày, khi chín màu vàng, đỏ. Trong quả có vách ngang chia thành 2 ngăn chứa nhiều hạt 5 cạnh, có vỏ hạt mọng, sắc hồng trắng.

Công dụng của trái lựu:

Quả lựu là một trái cây có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Nước ép quả lựu rất giàu polyphenol và chất chống oxy hóa cùng với chất xơ và các hợp chất có giá trị khác có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim.Thúc đẩy lưu lượng máu lưu thông tốt hơn: Giảm nguy cơ bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim.

Lựu là một trong những loại cây thích ứng tốt với hoàn cảnh và môi trường nên chúng dễ sinh trưởng và phát triển tại nhiều vùng đất.

Kỹ thuật trồng lựu:

Cây lựu có thể trồng bằng hạt hoặc bằng cách chiết nhánh. Tuy nhiên, trồng bằng cách chiết nhánh phổ biến và được ưa chuộng hơn vì cây lựu rất nhanh ra rễ. Ngoài ra, cây còn có thể trồng bằng cách chiết con, vì cây lựu nảy rất nhiều con. Bằng cách trồng này, tốt nhất nên thực hiện vào mùa mưa cây sẽ đạt hiệu quả cao.

Cây Lựu dễ trồng và chăm sóc lại cho hiệu suất cao, để cây mọc tốt nên chọn nơi có nhiều nắng, cây lựu không chịu nước nên trồng nơi đất thoát nước, phòng ngập úng.

Lựu là loại cây cần chăm sóc thường xuyên, tuy nhiên lại không được bón quá nhiều phân. Chỉ tập trung bón vào đợt cây trổ hoa, loại phân nên bón là phân hữu cơ, vi sinh. Chu kỳ từ 15-20 ngày một lần bổ sung mùn cưa hay các loại phân hút nước để chống úng nước. Hơn nữa dịp cây ra hoa nên bón thêm NPK , chọn loại P và K cao để thúc đẩy sự kết trái, cho năng suất cao hơn.

Trồng lựu ra trái cần chú ý:

Ánh sáng phải đầy đủ: Cây lựu là loài cây ưa ánh sáng và nhiệt độ cao nhưng không chịu úng nước nên cần chú ý độ ẩm đất. Trong kỳ hoa nở cần khống chế lượng nước tưới, nếu thấy đất trong chậu quá khô cần phải tưới ngay.

Bón phân hợp lý: Cây lựu ưa phân bón, tuy nhiên với cây lựu trồng trong chậu không nên bón nhiều phân đạm , làm cho cành mọc dài, cây không ra hoa kết quả. Trong mùa sinh trưởng ta nên bón bổ sung cho cây, các loại phân có nguồn gốc hữu cơ, phân trùn quế, phân dơi.. rất tốt để bón cây lựu .Trước khi cây ra nụ ta chọn phân NPK có tỉ lệ P và K cao để xúc tiến việc hoa nở và đậu trái.

Tỉa cành vừa phải: Cần tỉa bớt những cành dày, yếu, để tập trung dinh dưỡng vào cành khỏe, làm cây có dáng đẹp. Đến kỳ ra hoa, cần áp dụng biện pháp thúc chồi bằng cách tỉa cành hoặc vặt bỏ chồi ngọn .

Để lựu ra trái to không nên để quá nhiều trái vì chất dinh dưỡng sẽ không được tập chung, và cần chăm sóc cẩn thận bạn sẽ được cây lựu ra trá ưng ý.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật chiết cành cây Lựu

Cây Lựu được trồng để làm cảnh, làm thuốc và lấy quả ăn với nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất…Riêng tại khu vực TPHCM thì người ta thường trồng cây Lựu trong chậu hay trong bồn trước cửa nhà với mong muốn gia đình sẽ gặp nhiều may mắn và có tài lộc vào nhà. Chậu lựu kiểng với những chùm hoa đỏ, hoa cam rực rỡ mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, vận xui, rước niềm vui, hân hoan, tài lộc, may mắn vào nhà, được nhiều người dân yêu thích mua về trang trí nhà cửa dịp xuân về. Cùng tìm hiểu các kỹ thuật trồng cây nhân giống và biện pháp chăm sóc để cây ra nhiều hoa, trĩu quả.

Cây lựu có thể trồng bằng hạt hoặc bằng cách chiết nhánh. Nếu trồng bằng hạt cây sẽ mất 2 năm mới có thể ra hoa quả được. Đồng thời cách chọn giống này không làm đồng đều cho vườn lựu. Trồng bằng cách chiết nhánh phổ biến và được ưa chuộng hơn vì cây lựu rất nhanh ra rễ. Ngoài ra, cây còn có thể trồng bằng cách chiết con, vì cây lựu nảy rất nhiều con. Sau đay nghề nông xin chia sẻ đến mọi người kĩ thuật chiết cành lựu đem lại hiệu quả cao cho cây trồng.

1. Đặc tính của cây lựu

Lựu là loại cây ăn quả, dạng thân gỗ nhỏ có chiều cao 5-8m. Thân cây già màu xám có tiết diện tròn, thân non màu xám hơi đỏ, tiết diện vuông có 4 cạnh. Thân có ít gai và ngọn cành thường biến đổi thành gai. Cây phân cành nhánh từ gốc thành bụi dày, cành non thường vươn dài, lá xanh bóng mượt mọc đối xứng.

Lá dạng đơn, mọc đối, mép nguyên hình thuôn dài hơi uốn lượn, ngọn lá nhọn, gốc lá hình chót buồm, có cuống ngắn, hai mặt lá nhẵn màu xanh, mặt trên bóng hơn mặt dưới. Gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ mặt dưới có màu đỏ. Cuống lá cũng màu đỏ, hình lòng máng có cánh ở 2 bên, dài 0,5-0,7cm.

Hoa thuộc dạng lưỡng tính, có thể mọc đơn độc hoặc tụ họp thành cụm 3-4 bông ở ngọn cành hay nách lá. Hoa to có 5-6 cánh màu đỏ tươi hoặc màu đỏ tía, đều nhau, 5-6 lá đài hợp ở gốc, rất nhiều nhị bầu, nhiều ô chứa nhiều noãn xếp chồng lên nhau.

Quả mọng to có hình cầu với đường kính 8-10cm, đầu quả có 4 – 5 lá đài, vỏ dày và cứng có màu xanh loang đỏ, khi chín chuyển sang màu vàng hoặc đỏ tía. Trong quả có vách ngăn chia thành 2 ngăn chứa nhiều hạt hình khối đa giác, vỏ hạt mọng, sắc hồng trắng hoặc màu hồng ăn rất ngon.

Lựu là loại cây ưa ánh sáng và nhiệt độ cao, chịu úng nước. Vì vậy, cần chú ý trồng cây ở những có đầy đủ ánh nắng (nắng buổi sáng là tốt nhất). Nhiệt độ dưới 15oC thì cây lựu sẽ chết, do đó, không trồng được ở những nơi khí hậu lạnh. Là cây chịu úng, sợ đất khô khan nên cần chú ý độ ẩm của đất và thường xuyên cung ứng nước tưới cho cây.

2. Chuẩn bị dụng cụ

Dao chiết cành cây

3. Thời vụ chiết cành lựu

Thời vụ chiết cành lựu tốt nhất nên thực hiện vào mùa mưa cây sẽ đạt hiệu quả cao, nhanh ra rễ.

4. Kỹ thuật chiết cành lựu

– Chọn ly nhựa. Dùng kéo xẻ dọc ly nhựa và khoét 1 lỗ ( kích thước gần bằng đường kính cành muốn chiết) chính giữa của đáy ly.

– Đục hai lỗ ngang bằng với nhau ở hai bên của đường cắt phía dưới và phía trên. tổng cộng 4 lỗ

– Chọn cành chiết

– Đất trồng dùng để bỏ vào ly. Thành phần gồm pumice( đá núi lửa trắng nhỏ), vỏ cây thông xay nhỏ, peat moss với tỉ lệ 1:4:1

– Dùng dao thật sắc để lấy đi một khoanh vỏ, với chiều dài bằng 1,5 với đường kính của cành được chiết. Chú ý phải dùng dao thật sắc để cắt cho ngọt thì rễ mới dễ dàng ra được.

Cắt gọt theo hình VVVV để cho tăng chiều dài của phần cắt này đến rễ dễ dàng ra và ra nhiều hơn là nếu chỉ cắt thẳng hàng. dùng dao để làm sần xùi lên chỗ phần cành đã được lóc vỏ. Mục đích là để làm cắt đường dẫn từ hệ thống rễ lên phần cành phía ngọn của nơi chiết . Đường cắt phía dưới chỗ chiết thì không cần cắt gọt theo hình VVV vì rễ sẽ không mọc ra từ đây.

– Ly nhựa đã cho vào vị trí. Khi cho ly vào, để ý sao cho phần bị lột vỏ sẽ nằm khoảng giữa của chiều sâu tính từu đáy ly lên đến mặt của chất trồng. Dây đồng nhỏ đã được luồn qua 4 cái lỗ nhỏ để giữ thành ly hai bên đường cắt lại với nhau.
Chất trồng đã được đổ vào gần đầy tới miệng ly

– Hình tổng quan sau khi kết thúc chiết cành

5. Chú ý

Khuyến khích nên dùng ly nhựa hơn là bao nilon như các cây khác vì

+ Thời gian hoàn tất thao tác nhanh hơn là dùng bao nylon.

+ Có thể tưới nước vào bầu chiết một cách dễ dàng khi nhận thấy bầu chiết kho. Trong trường hợp dùng bao nylon thì phải mất thời gian tìm một ống chích, phải mở dây cột miệng phía trên của bầu chiết mà cho nước vào việc này khá tốn thời gian

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.