Thương lái ồ ạt thu mua lá nhàu khô ở miền Tây

Sau khi thu hoạch trái, các thương lái ở Cà Mau bắt đầu thu mua lá, nhánh và đọt cây nhàu với giá cao để xuất bán ra nước ngoài.

Nhiều ngày qua, người dân ở xã Tân Lộc, huyện Thới Bình (Cà Mau) đua nhau hái lá, nhánh và đọt cây nhàu tươi bán cho các vựa thu gom ở địa phương với giá trên dưới 4.000 đồng một kg.

Chủ cơ sở thu mua ở xã Tân Lộc cho biết, do thương lái đặt mua nên gia đình thu gom hàng của người dân trong và ngoài địa phương bán lại.

“Một kg lá nhàu khô được bán với giá 120.000 – 150.000 đồng tùy loại. Để có 200 kg lá khô, cơ sở phải thu gom khoảng một tấn lá nhàu tươi”, chủ cơ sở nói và cho biết, không biết các thương lái thu gom lá nhàu khô để làm gì, chỉ biết họ xuất bán lại cho các công ty ở nước ngoài.

Bên cạnh việc nhiều người phấn khởi đi tìm loài cây mọc dại trong tự nhiên này để bán, cũng có nhiều người tỏ ra lo lắng trước tình trạng khai thác vô tội vạ cây nhàu như hiện nay.

Ông Đinh Đức Thiệu, hộ dân trong xã Tân Lộc khẳng định, cây nhàu sau khi bẻ lá, nhánh và đọt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Thới Bình Nguyễn Hoàng Lâm cho biết, trước đây thương lái chỉ thu mua trái nhàu với giá 8.000 – 15.000 đồng mỗi kg, nhưng giờ chuyển sang mua lá.

Theo ông Lâm, cây nhàu vốn sống trong tự nhiên không được trồng như các loại cây khác. Nếu người dân tận dụng đất trống ở bờ vuông tôm trồng nhàu bán trái, nhằm tăng thu nhập thì tốt.

“Chúng tôi chỉ sợ bà con thấy thương lái mua sản phẩm này giá cao mà chặt bỏ các loại cây đang có để trồng nhàu thì rất nguy hại”, ông Lâm nói và cho biết, đã chỉ đạo các địa phương theo dõi việc thu mua của thương lái để có hướng xử lý kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra.

Cây nhàu hay còn gọi cây ngao, nhàu núi, giầu… cao chừng 6 – 8 m, thân nhẵn, thường mọc hoang ở những nơi ẩm thấp, dọc bờ sông, bờ suối, xuất hiện nhiều ở các tỉnh phía Nam.

Theo dân gian, các sản phẩm từ nhàu có tác dụng dễ tiêu, nhuận tràng làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen, đau gân, đái đường; nướng chín ăn để chữa lỵ, chữa nhức mỏi, đau lung…

Nguồn: Tổng hợp, duyệt bởi Farmtech Vietnam

Ưu điểm của dầu Sacha Inchi

Sachi hay Sacha Inchi và tiềm năng kinh tế ở Việt Nam. Sachi là loại cây trồng có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Trong các loài họ đậu trên thế giới thì Sacha inchi là loài có chứa nhiều hàm lượng Omega 3,6,9 trong tinh dầu nhiều nhất.

Dầu từ quả Sacha inchi

Đây là loại nguyên liệu quan trọng để sản xuất các loại thuốc cũng như thực phẩm chức năng phòng, chống ô xi hóa trên cơ thể con người. Trên thế giới thì loài cây này đã được trồng và khai thác nhiều để phục vụ cho các ngành công nghiệp hóa dược nhất là ở Nam Mỹ. Ưu điểm của loại dầu sacha inchi này là có thể sử dụng ngay sau khi ép thủ công (làm thức ăn bổ sung dinh dưỡng cho tất cả mọi người,…) mà không cần qua bất kỳ một khâu chế biến nào khác. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay vẫn rất ít người biết về loại đậu này.

Sacha inchi là loài cây công nghiệp quý giúp nhiều hộ nông dân có thể nâng cao thu nhập trên chính mảnh đất của mình với những đặc điểm sau:

1. Là loại cây dây leo, tốn ít diện tích và công đầu tư.

2. Thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với nhiều loài cây công nghiệp hiện nay ( Sau 12 tháng sinh trưởng cây bắt đầu ra hoa) giúp nhanh có thu nhập hơn.

3. Là loài cây trồng lâu năm, cho thu hoạch nhiều năm liên tiếp nếu được chăm sóc tốt (giảm chi phí làm đất trồng lại vụ mới so với những cây họ đậu khác ở Việt Nam).

4. Hầu như không có sâu bệnh nào gây hại (do đây là loài cây nhập ngoại).

5. Nhu cầu về loài cây này trên thế giới rất lớn nên cây này hứa hẹn sẽ đẩy nhanh giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong tương lai.

Dầu Sacha Inchi được nhiều cơ quan tổ chức Quốc tế chứng nhận về giá trị dinh dưỡng vì nó chứa hàm lượng cao các axit béo không bão hòa và không chứa cholesterol. Đặc biệt, Sacha Inchi còn chứa các chất chống oxy hóa tự nhiên Vitamin A, E, lượng protein rất tốt cho sức khỏe không gây kích ứng như một số loại dầu khác.

1. Ưu điểm nông nghiệp

– Thời gian sản xuất và tuổi thọ cây trồng lâu

– Giá trị sản lượng cao, khoảng hơn 4000 kg/ha

– Có giá trị thu hoạch quanh năm

– Dễ canh tác với một số loại cây nông sản khác, tăng sản lượng kinh tế

2. Ưu điểm công nghiệp

– Hạt Sacha Inchi có hàm lượng dầu cao: 43 – 54%

– Dầu Sacha Inchi được chiết xuất bằng phương pháp ép lạnh, hoàn toàn hữu cơ tự nhiên, không có sự tham gia của các chất hóa học nào khác.

3. Ưu điểm về dinh dưỡng

– Chứa hàm lượng cao các axit béo không no Omega 3-6-9 và protein (96%)

– Bản thân có chứa các chất chống oxy hóa tự nhiên không có sự tham gia của các chất hóa học

– Dầu Sacha Inchi không có các chất độc hại hoặc các độc tố gây hại cho sức khỏe

4. Ưu điểm kinh tế – xã hội

Sacha Inchi được sử dụng nhiều trong các ngành kinh tế về thực phẩm tiêu dùng và làm đẹp, dinh dưỡng sức khỏe.

Quả Sacha inchi chứa nhiều dinh dưỡng

Sachi sau khi trồng 3-5 tháng sẽ ra hoa và có thể bắt đầu thu hoạch từ tháng thứ 6-8. Năm đầu tiên năng suất có thể đạt 1 tấn hạt/ha, năm thứ 2 đạt 3 tấn hạt/ha, từ năm thứ 3 trở đi là 5-7 tấn hạt/ha. Hiệu quả kinh tế đạt 150-350 triệu/ha. Tổng mức đầu tư ban đầu khoảng 100-150 triệu/ha (30.000-40.000đ/kg hạt). Sachi là cây lâu năm nhưng lại cho thu hoạch ngay năm đầu và rải vụ quanh năm nên thời gian thu hồi vốn nhanh (chỉ sau 2 năm đã có thể thu hồi vốn đầu tư ban đầu).

Thị trường tiêu dùng của Sachi hiện nay rất lớn và còn phát triển mạnh trong tương lai, hiệu quả kinh tế khi trồng cây Sachi là rất cao; đồng thời Sachi còn là cây xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người nông dân vùng nông thôn, miền núi.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Trồng vườn sachi chi chít quả, chưa chín đã có khách giành mua

Ông Chữ Văn Xoa (57 tuổi) ở xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) được xem là hộ dân đầu tiên mạnh dạn đưa cây sachi về địa phương trồng thương phẩm. Hiện vườn sachi rộng 3.000 m2 của gia đình ông đang ra trái chi chít, hứa hẹn một vụ bội thu.

Vườn sachi của gia đình ông Chữ Văn Xoa, xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) năm đầu tiên ra bói nhưng quả sai chi chít.

Trước đây, gần như hầu hết các hộ trong thôn Thanh Trì, xã Đông Thanh và gia đình ông Xoa lấy cây cà phê làm kinh tế chủ lực. Trên 1ha đất trồng cà phê, làm lụng quanh năm nhưng vợ chồng ông Xoa cũng chỉ đủ ăn, thậm chí thâm hụt nếu vụ đó cà phê mất mùa. Cách đây 2 năm, gia đình ông Chữ Văn Xoa có một quyết định táo bạo, phá bỏ vườn cà phê đang vào thời kỳ cho ra trái tốt nhất để chuyển sang trồng cây dược liệu.

Ông Xoa chia sẻ, sau khi được dự lớp tập huấn của khuyến nông xã, thấy trồng cây dược liệu cho hiệu quả kinh tế cao hơn cà phê nên ông đã về bàn bạc với vợ, con, chuyển một phần cây cà phê sang trồng sachi. Một năm sau, gia đình ông Xoa phá bỏ hết diện tích cà phê còn lại để trồng cây sâm quy, đan sâm, đương quy.

Hiện nay, toàn bộ diện tích 1ha đất của gia đình ông Xoa đều đã được chuyển sang trồng các loại cây dược liệu. Ông Xoa cho biết, cây sachi rất phù hợp với vùng đất Đông Thanh, từ khi xuống giống tới nay, vợ chồng ông chưa lần nào phải sử dụng thuốc để bơm xịt vì cây hầu như không có bệnh.

Cây sachi được trồng theo hàng như cách trồng chanh dây, cây cũng leo trên giàn. Tổng đầu tư để trồng sachi vào khoảng 40 triệu đồng/sào, bao gồm giàn leo, giống và phân bón (chủ yếu phân chuồng). Loại cây trồng này trồng được 2 năm thì bắt đầu cho ra trái. Nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, cây sachi cho thu hoạt liên tục trong vòng 20 năm mới phải phá bỏ. Năm nay, 3.000 m2 sachi của gia đình ông Chữ Văn Xoa đồng loạt ra quả sai chi chít từ gốc lên ngọn, hứa hẹn một vụ mùa bội thu.

Hiện giá sachi khô trên thị trường là 60.000 đồng/kg và vườn sachi của gia đình ông Xoa đã có người tới đặt mua. Ông Trần Ngọc Huân, cán bộ khuyến nông xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà cho biết, cây sachi là loài thực vật họ thầu dầu xuất xứ từ Nam Mỹ. Axit Omega-3 chứa trong hạt sachi được cho là có 48%-54%, giúp phát triển và nâng cao trí tuệ, giảm cholesterol, điều hòa huyết áp, cân bằng tế bào thần kinh, giảm các nguy cơ đột tử do bệnh tim mạch gây nên…

Hiện tại, trên địa bàn xã Đông Thanh vẫn đang còn rất khiêm tốn. Thời gian gần đây thấy trồng cây sachi cho hiệu quả kinh tế cao nên một số gia đình tại địa phương mới bắt đầu mua giống về trồng. Theo thống kê, trên địa bàn xã Đông Thanh hiện có khoảng 10ha cây dược liệu các loại. Việc đưa các loại cây dược liệu về gieo trồng đã giúp nhiều gia đình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, không còn hoàn toàn phụ thuộc vào cây cà phê và mở rộng triển vọng nâng cao kinh tế gia đình.

Nguồn: Báo Lâm Đồng được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Tác dụng của hạt Sachi là gì?

Tác dụng của hạt sachi. Hạt sachi có những tác dụng gì? công dụng của chúng như thế nào đối với sức khỏe của chúng ta? Sachi được coi như một loài cây đa tác dụng: cây nông nghiệp, lâm nghiệp, cây dược liệu và cây lấy dầu.

Sachi (Sachainchi) – tên khoa học là Plukenetia Volubilis, hay còn gọi là Inca Inchi hoặc Inca Nuts, là một giống cây thuộc họ Euphorbiaceae có nguồn gốc từ vùng rừng rậm nhiệt đới Amazon phân bố từ Bolivia tới Mexico nhưng phổ biến nhất là ở Peru, Ecuador và Colombia…

Hạt Sachi được biết đến là một siêu thực phẩm trên thế giới với giá trị dinh dưỡng vượt trội của mình. Sachi vừa là cây nông nghiệp, cây dược liệu, cây lâm nghiệp, cây lấy dầu… Sachi trồng chủ yếu để lấy hạt. Sản phẩm được chế biến từ hạt Sachi rất đa dạng: dầu ăn, thực phẩm, mỹ phẩm,…

Dầu Sachi 100% tự nhiên nguyên chất là một trong những nguồn giàu dưỡng chất Omega 3 thực vật trên thế giới, là nguồn phong phú tổng hợp các axid béo thiết yếu (EFAs), là nguồn phong phú của các chất chống oxy hóa tự nhiên Vitamin A và E.

Omega 3: Hạt Sacha Inchi giàu Omega 3 nhất trong các loại thực vật. Hàm lượng Omega 3 gấp 17 lần so với cá hồi hoang dã và không có vị tanh. Hạt Sachi chứa bộ 3 hoàn hảo axit béo không bão hòa: Omega 3: 49,16%; Omega 6: 36,99%; Omega 9: 7,66%. Các loại axit béo không no giúp cho não hoạt động một cách tối đa; giúp thị lực vận hành một cách hoàn hảo; giúp phòng chống các bệnh tim mạch; giúp ngăn chặn vết nhăn, giảm quá trình lão hóa…

Protein: Hạt Sacha Inchi cung cấp nguồn Protein thực vật đặc biệt, nhiều hơn so với hầu hết các loại thực vật khác. Hàm lượng protein ở Sachi lên tới 24 – 33%. Có cả hai loại axit amin thiết yếu và không thiết yếu thúc đẩy quá trình tiêu hóa, không gây kích ứng…

Tryptophan: Hạt Sachi có chứa khoảng 29ngam tryptophan trong mỗi gam protein, cao hơn gấp 8 lần so với gà tây nướng. Đây là chất cần thiết cho việc sản xuất các Vitamin cần thiết cho các phản ứng chuyển đổi trong cơ thể. Tăng cường thư giãn, giúp làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng…

Chất chống oxy hóa: Hạt Sachi chứa 8% Vitamin A, E, acid amin và các chất chống oxy hóa tự nhiên giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do.

Gluten – free: Hạt Sachi có thể dành cho tất cả những người không dung nạp gluten, đảm bảo an toàn các vấn đề về tiêu hóa.

Chất xơ: Hạt Sachi cung cấp đủ 20% lượng chất xơ cho cơ thể trong 1 ngày.

Cholesterol – free làm giảm HDL Cholesterol trong máu.

Ngoài ra, Sachi còn chứa một số loại khoáng chất chính: kali (5.563,5ppm), magiê (3210ppm) và canxi (2406ppm).

Hạt Sachi thường được chế biến thành nhiều sản phẩm có các hương vị đa dạng như rang muối, tiêu, tẩm mật ong, bọc socola…

Với tác dụng của hạt Sachi, các sản phẩm từ hạt Sachi được người tiêu dùng trên thế giới rất ưa chuộng và tiêu thụ với số lượng lớn.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Sachi – vua của các loại hạt

Nhờ những dưỡng chất có giá trị dinh dưỡng vô giá mà Sachi đã soán “ngôi vương” của dầu oliu vốn được coi là một loại dầu thực vật cao cấp nhất từ trước đến nay của loài người.

Quả sacha inchi

Quả Sachi

Trong cái nắng như đổ lửa của những ngày nhiệt độ ngoài trời có lúc lên tới 48ºC, khuất lấp trong khu vực thí nghiệm của Khoa Công nghệ Sinh học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam có một thứ cây vẫn kiên gan chống chịu lại sự khắc nghiệt của thời tiết: Sachi. Loài cây đã vượt trùng dương để đến đây từ một lục địa khác.

Sacha Inchi hay còn có tên là Sacha đậu phộng, Inca Inchi, Penut inca… khi đưa giống cây này về Việt Nam để dễ nhớ và phù hợp với mục đích xuất khẩu sản phẩm ra thế giới nên cây được đặt tên là Sachi. Tên khoa học của Sachi là Plukenetia volubilis L là thực vật thuộc họ Euphorbiaceae (thầu dầu). Nó gồm 19 loài, có nguồn gốc từ vùng rừng rậm Amazon phân bố từ Bolivia tới Mexico nhưng phổ biến nhất là ở Peru, Ecuador và Colombia.

Những ngày nhiệt độ ngoài trời có lúc lên tới 48ºC có một thứ cây vẫn kiên gan chống chịu. Lá vẫn xanh biếc, hoa vẫn xòe nở và quả vẫn lấp ló như những ngôi sao năm cánh trên giàn. Đó là vườn thử nghiệm Sachi của Công ty CP Sachi Vina thuộc Tập đoàn Tâm Hoàng Việt kết hợp với các nhà khoa học của Khoa Công nghệ Sinh học thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia.

Sachi có một lịch sử phát hiện rất ly kỳ. Sachi được thổ dân vùng rừng rậm Amazon sử dụng từ 3.000 năm nay để duy trì sức mạnh và tồn tại giữa một tự nhiên khắc nghiệt. Trên bia đá những ngôi mộ cổ của người Inca ở đây còn thấy khắc hình loại quả xòe ra như năm cánh hoa này. Đối với người dân bản địa, Sachi được coi như là “nguồn sức mạnh của lòng can đảm” hay là “cây của sự sống” vì những giá trị dinh dưỡng vô giá mà nó mang lại. Mãi sau này, các nhà khoa học của thế giới hiện đại khi phân tích thành phần dưỡng chất của loại hạt đã khiến cho người Inca tôn sùng ấy và họ đã kinh ngạc.

“Ông vua của các loại hạt”, “Siêu thực phẩm mới”… là những cụm từ thường được dùng để nói về hạt của Sachi bởi tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng và các axit béo không bão hòa đối với con người rất cao, đạt đến 96%. Omega 3 có trong Sachi là 48-54% giúp phát triển và nâng cao trí tuệ, giảm cholesterol, điều hòa huyết áp, cân bằng các tế bào thần kinh, giảm các nguy cơ đột tử do bệnh tim mạch gây nên. Omega 6 chiếm 35-37% đóng vai trò trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch, các bệnh viêm khớp, điều hòa huyết áp, nâng cao trí lực, giảm thoái hóa não, tăng cường thị lực. Omega-9 (6-10%) có tác dụng chống rối loạn tim mạch và cao huyết áp…

So với các loại cây lấy dầu khác Sachi có hàm lượng omega cao nhất, đặc biệt là omega 3 cao gấp 17 lần dầu cá, gần 50 lần dầu oliu. Sachi được phong tặng là “Dầu ăn tốt nhất trên thế giới” tại Paris (Pháp) năm 2007, được các thị trường khó tính nhất như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản săn lùng. Ngoài omega, Sachi còn chứa các chất chống oxy hóa như Vitamin A và Vitamin E, một số loại axit amin thiết yếu và protein. Đây là các thành phần có vai trò quan trọng trong tái tạo và cải thiện da và tóc, phát triển thể chất và trí tuệ, phần nào giúp cho khu vực Nam Mỹ trở thành một trong những cái nôi sản sinh ra các người mẫu, hoa hậu của thế giới.

Chính nhờ những dưỡng chất này mà nó đã soán “ngôi vương” của dầu oliu vốn được coi là một loại dầu thực vật cao cấp nhất từ trước đến nay của loài người. Công nghiệp dinh dưỡng dùng Sachi làm ra các sản phẩm từ hạt, bột dinh dưỡng. Công nghiệp dược phẩm dùng dầu Sachi làm viên nang, dùng lá làm trà thảo dược. Công nghiệp thực phẩm dùng dầu Sachi để trộn các món salad cao cấp, ngọn có thể làm rau. Công nghiệp mỹ phẩm dùng để dưỡng da, tóc, bảo vệ sắc đẹp…

Thấm thoắt mà PGS.TS Nguyễn Thị Phương Thảo – Trưởng Khoa Công nghệ Sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã khảo nghiệm cây Sachi được gần 2 năm (từ tháng 3 năm 2014). Với tỷ lệ sống 99%, bắt đầu ra hoa sau 3-5 tháng trồng, 6-8 tháng là cho thu hoạch quả chứng tỏ loại cây leo bán thân gỗ này (ngọn là dây leo, dưới gốc hóa gỗ) khá hợp với Việt Nam.

Có bốn mật độ được thực hiện. Thứ nhất 1.111 cây/ha (hàng cách hàng 3m, cây cách cây 3m), thứ hai là 2.500 cây/ha (hàng cách hàng 2m, cây cách cây 2m), thứ ba là 3.333 cây/ha (hàng cách hàng 2m, cây cách cây 1,5m), thứ tư là mật độ 4.444 cây/ha (hàng cách hàng 1,5 m, cây cách cây 1,5m). Mật độ nào tốt nhất? Tôi chất vấn và được trả lời: Mật độ 3.333 cây/ha là phù hợp nhất vì bố trí ở mật độ này có thể tận dụng tối đa diện tích đất, năng suất hạt cao. Mật độ 4.444 cây/ha năm đầu cho năng suất cao nhất nhưng từ năm thứ 2 trở đi khi cây phát triển tốt, ngọn quấn vào nhau khiến đi lại, thu hái khó khăn.

Hoa sachi

Cây chịu đựng được cả sương muối, lạnh, nóng (có thí nghiệm khi trồng xong gặp sương muối nhiệt độ xuống 7ºC nhưng cây không bị chết, có khi nhiệt độ ngoài vườn đo được 48ºC cây vẫn ra hoa). Tất cả đều sinh trưởng tốt, ra quả đều (tỷ lệ ra quả đạt 99%). Từ khi trồng chưa phải dùng bất cứ hóa chất nào để phun vì không phát hiện thấy đối tượng sâu bệnh nào đáng kể, chưa tới ngưỡng phòng trừ. Điều này giúp cho có thể phát triển Sachi theo hướng nông nghiệp hữu cơ. Về năng suất, năm đầu 0,7-1 tấn/ha còn năm thứ hai đang theo dõi nhưng chắc chắn sẽ còn hơn rất nhiều.

Đỉnh cao năng suất của Sachi là từ năm thứ 3 trở đi có thể đạt 5-7 tấn/ha tùy theo mật độ trồng cây. Tuổi đời của cây có thể đạt 15-30 năm giúp chu kỳ thu hoạch rất dài. Bước đầu một số nhà khoa học trong nước thấy loại cây mới này thú vị nên tự ra vườn tìm hiểu trong đó có một giáo sư ngành nông nghiệp trước từng học bên Peru. Hầu như tuần nào ông cũng ra thăm, đưa ra góp ý những kỹ thuật chăm sóc thế nào cho phù hợp. Có nguồn gốc cây rừng nên sức sống của Sachi khỏe. Từ lúc trồng đến 5 tháng tuổi không phải bón phân, khi ra hoa chỉ bón một đợt.

Theo nghiên cứu, hàm lượng omega 3, 6, 9 trong hạt Sachi trồng ở Việt Nam khi phân tích tương đương, thậm chí có mẫu còn cao hơn cả hạt được trồng ở Peru. Không chỉ phù hợp với điều kiện đất có hàm lượng hữu cơ cao, tầng canh tác dày loài cây này còn có thể trồng trên nhiều loại đất như đất đỏ bazan, đất xám, đất thịt pha cát, đất phù sa cổ…, thậm chí cây còn có thể phát triển bình thường cả ở đất núi đá bạc màu là khu vực Tam Điệp (Ninh Bình). Cây Sachi có thể được trồng thuần, xen canh, thâm canh hoặc quảng canh. Bước đầu cho thấy, loại cây này có tiềm năng phát triển khá tốt ở Việt Nam. Tất cả các chỉ tiêu như từ khi trồng đến ra hoa, đậu quả, thu hoạch đều tương tự như ở nước bản địa Peru.

Khi trồng Sachi người ta có thể tận dụng tối đa các loại vật liệu địa phương như tre, gỗ, chàm… để đóng cọc, làm giàn. Ngoài trồng bằng hạt, hiện khoa Công nghệ Sinh học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã xây dựng quy trình nhân nhanh Sachi bằng nuôi cấy mô tế bào. Nghiên cứu này bước đầu đã xây dựng được quy trình nhân giống invitro với hiệu quả tạo nguồn vật liệu với hệ số nhân chồi cao, nhanh đạt chuẩn. Tuy nhiên cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình ở giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh, nâng cao tỷ lệ ra rễ cũng như giai đoạn sau nuôi cấy mô…

Nguồn: nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Giấc mơ Sachi – Nỗ lực sau 2 năm triển khai

Đầu năm 2015 nhiều người trong ngành nông nghiệp đặc biệt là bà con nông dân trở nên “sôi sục” bởi thông tin về một giống cây trồng mới được du nhập từ Nam Mỹ – cây SACHA INCHI (hay gọi tắt là Sachi). Vậy bây giờ nó ra sao?

Đối với bất kỳ cây trồng mới nào để tránh các trường hợp đầu tư ồ ạt và nôn nóng đáng tiếc rất cần có những đánh giá nghiêm túc từ các cơ quan chức năng. Sachi cũng vậy. Thời điểm đó có rất nhiều nhà khoa học và các đơn vị như Cục Trồng trọt, Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam… đã vào cuộc để đánh giá giống cũng như trồng thử nghiệm.

Những kết quả đánh giá bước đầu của Sachi cho thấy một cơ hội tiềm năng cho ngành trồng trọt nói riêng và bà con nông dân Việt Nam nói chung. Các cuộc hội thảo, báo cáo khoa học sau đó khi được công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin truyền thông đã tạo niềm tin cho bà con nông dân hi vọng về một hướng đi mới.

Cty CP Sacha Inchi Việt Nam trở thành đơn vị tiên phong đưa cây Sachi về Việt Nam ngay từ năm 2012 và tiếp đó sau khi có đánh giá về giống đã chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cho bà con cùng với cam kết bao tiêu sản phẩm. Cho tới nay, sau hơn 2 năm triển khai dự án, Cty đã đạt được một số kết quả tích cực. Tổng diện tích Sachi ký kết theo hợp đồng trồng lên tới hơn 500 ha trong đó có một số tỉnh phát triển mạnh như Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai…

Quan trọng hơn cả là các sản phẩm đầu ra từ hạt nguyên liệu Sachi sau rất nhiều tìm tòi, Cty đã bắt đầu đạt được những thành công trong chế biến. Lời hứa 2 năm trước đã được phôi thai, thành hình khi viên nang Sachi Omega 369, dầu cao cấp Sachi Omega được phân phối rộng khắp tại các nhà thuốc và các siêu thị dành cho mẹ và bé trên toàn quốc. Sau gần một năm đi vào thị trường, sản phẩm đã được người tiêu dùng lựa chọn và yêu thích.

Những sản phẩm trên là đầu ra của một vùng trồng nguyên liệu theo mô hình hữu cơ với nhiều quy chuẩn trong thu hái và chế biến để đảm bảo quyền lợi cả người tiêu dùng lẫn người trồng. Tới nay, thay vì phải trả chi phí rất cao để mua sản phẩm tốt từ nước ngoài thì người tiêu dùng Việt Nam đã có cơ hội sử dụng sản phẩm Omega thực vật với giá tốt hơn, truy xuất nguồn gốc dễ dàng hơn. Còn đối với bà con nông dân, sản phẩm và thị trường đầu ra sẽ là câu trả lời yên tâm nhất để họ đầu tư công sức, tiền của trên chính mảnh đất của mình.

Trao đổi với NNVN, đại diện Cty Cổ phần Sacha Inchi Việt Nam chia sẻ mong muốn được phát triển bền vững cây trồng mới này. Cty sẽ ký kết hợp đồng trồng với các nhóm nông dân tại các khu vực phía Bắc có diện tích tối thiểu 10 ha và khu vực phía Nam tối thiểu 50 ha.

Cty khuyến cáo sẽ chỉ tiến hành thu mua hạt của bà con nông dân có ký hợp đồng trực tiếp. Điều này để tránh trường hợp rất nhiều nông dân hiện nay mua giống Sachi từ các đơn vị nhỏ lẻ khác về trồng nhưng khi thu hoạch lại liên hệ tới Cty, đề nghị bao tiêu đầu ra.

Bất cứ bà con nào, nếu thấy mình đáp ứng đủ các điều kiện trên cũng như tâm huyết với loại cây trồng mới, trước khi quyết định đầu tư Sachi tốt nhất nên liên hệ trực tiếp tới Cty CP Sacha Inchi Việt Nam theo số điện thoại 1900.636750 để được tư vấn chi tiết.

Nguồn: Nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Đổ xô trồng cây sachi: Canh bạc mạo hiểm

Dù chưa biết sau khi thu hoạch sẽ bán cho ai, nhưng thời gian qua, nhiều hộ dân tại huyện Đak Đoa và Mang Yang đã mạo hiểm đầu tư trồng cây sachi. Thậm chí, có hộ còn chặt bỏ vườn cà phê để trồng loại cây này.

Theo các nguồn tư liệu, cây sachi (hay sacha inchi, peanut inca, inca inchi) là loài thực vật họ thầu dầu xuất xứ từ Nam Mỹ. Tại Việt Nam, sachi được quảng bá là “vua của các loại hạt”, “siêu thực phẩm mới”, “dầu ăn tốt nhất thế giới”… Axit Omega-3 chứa trong hạt sachi được cho là có 48%-54%, giúp phát triển và nâng cao trí tuệ, giảm cholesterol, điều hòa huyết áp, cân bằng tế bào thần kinh, giảm các nguy cơ đột tử do bệnh tim mạch gây nên…

Anh Đinh bên vườn cây sachi đã cho trái

Đổ xô trồng cây sachi

Cây sachi được trồng khảo nghiệm tại Việt Nam từ năm 2014 với diện tích nhỏ ở các vùng miền núi với sự hỗ trợ kỹ thuật của các cơ quan nghiên cứu khoa học cũng như công ty để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Còn tại Gia Lai, từ giữa năm 2016, nhiều hộ dân ở huyện Đak Đoa, Mang Yang sau khi nghe về giá trị của loài cây này đã trồng theo kiểu tự phát dù hoàn toàn mờ mịt về đầu ra.

Qua tìm hiểu của P.V, gia đình anh Kyim (23 tuổi, thôn TLeo, xã Kdang, huyện Đak Đoa) là một trong những hộ đầu tiên trồng cây sachi. Anh cho biết: “Mình nghe người quen ở Bình Phước bảo rằng giống cây này có hiệu quả kinh tế rất cao vì bên đó đã trồng thử rồi. Mình lên mạng tìm hiểu thêm thông tin về giống cây này, sau đó nhờ người quen mua giùm hơn 2 kg giống với giá gần 1,5 triệu đồng về trồng”. Mua hạt giống về, gia đình anh Kyim tiến hành ươm và trồng xen canh trên hơn 1 ha cà phê từ tháng 5-2016. Đến nay, cây đã cho trái và 1 tháng tới có thể thu hoạch. Thế nhưng, khi được hỏi gia đình sẽ bán hạt cây này ở đâu thì anh Kyim lắc đầu: “Mình chỉ nghe nói hạt cây này có giá đến 600 ngàn đồng/kg. Với diện tích của nhà mình thì có thể cho đến hơn 1 tấn hạt, nhưng đến giờ vẫn chưa biết sẽ bán ở đâu cả”.

Ngoài gia đình anh Kyim, trên địa bàn xã Kdang và huyện Mang Yang cũng có nhiều hộ dân mạo hiểm thử nghiệm trồng loại cây này. Ông Trinh (thôn Bép, xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang) cho biết: “Tôi được một người bà con ở Đak Lak bảo cứ trồng loại cây này đi vì nó rất năng suất mà giá lại cao. Nghe vậy nên tôi đem loại cây này về trồng. Sau đó, nhiều bà con trong làng cũng hỏi mua rồi trồng theo. Đến giờ cũng có hàng chục hộ trồng loại cây này rồi”. Đa số các hộ dân trồng cây sachi chỉ bởi thấy người khác làm nên trồng theo. Ngoài ra còn do sachi có thể trồng xen canh với loài cây khác. “Tôi chỉ nghe hạt cây này bán giá cao nên mua về trồng chứ cũng không biết ai mua và họ mua làm gì. Nhà tôi cũng chỉ trồng vài chục cây, giờ cũng có quả rồi. Đến lúc thu hoạch xem họ bán ở đâu thì tôi bán ở đó. Nếu không bán được thì cũng không biết làm gì với loại cây này”-anh Brơc (xã Kdang) chia sẻ.

Đáng lo ngại

Dù không biết rõ hiệu quả kinh tế cũng như đầu ra cho hạt sachi nhưng nhiều người vẫn ồ ạt trồng, thậm chí có hộ chặt bỏ vườn cà phê để thay thế bằng loại cây này như anh Đinh (trú tại thôn TLeo, xã Kdang). Cách đây vài tháng, anh Đinh đã chặt bỏ hơn 1 ha cà phê kinh doanh rồi dùng thân cây cà phê làm trụ leo cho sachi. Anh Đinh nói: “Cây sachi phát triển khá tốt và nếu cứ như thế này chắc sẽ thu được khoảng 2 kg hạt khô/cây, bán với giá 600 ngàn đồng/kg thì lời hơn trồng cà phê nhiều nên mình mạnh dạn bỏ cà phê thử. Nếu không hiệu quả thì phá sachi trồng cà phê lại. Biết là sẽ lỗ rất nhiều nếu không bán được sachi và cây cà phê trồng mới phải đến 3 năm sau mới thu hoạch được nhưng mình làm mình chịu”.

Cũng theo các hộ dân, so với các loại cây đang trồng chủ yếu ở địa phương từ trước tới nay là cà phê và hồ tiêu thì cây sachi dễ chăm sóc hơn. Tuy nhiên, chi phí đầu tư trồng loại cây này không phải là nhỏ. Theo anh Kyim, tính cả tiền giống, tiền phân, công chăm sóc thì 1 ha sachi phải đầu tư ngót nghét gần 50 triệu đồng. “Nếu không có người mua thì số tiền vốn bỏ ra sẽ mất trắng nhưng cứ thử xem thế nào. Nhà tôi trồng xen với cây cà phê nên nếu thấy cây nào hiệu quả hơn thì giữ lại, cây nào không hiệu quả thì chặt phá”-anh Kyim cho biết.

Trong khi đó, ông Trương Duy Lộc-Phó Chủ tịch UBND xã Kdang cho biết: “Hiện chúng tôi mới nắm được thông tin về việc nhiều hộ dân trồng sachi trên địa bàn. Tới đây, chúng tôi sẽ cử cán bộ nông nghiệp thống kê lại diện tích cây này sau đó báo cáo với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện để có phương án chỉ đạo phù hợp. Trước mắt, chúng tôi sẽ khuyến cáo người dân không nên chạy theo phong trào, mở rộng diện tích khi đầu ra chưa đảm bảo, tránh những thiệt hại đáng tiếc”.

Nguồn: Báo Gia Lai được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng Cây Sachi (Sacha inchi)

Sacha Inchi (Plukenetia volubilis L) hay còn được gọi là Peanut Inca, Inca Inchi, Inca nuts là loại thực vật thuộc họ Euphorbiaceae (Thầu dầu) có nguồn gốc từ vùng rừng Amazon gồm 19 loài, phân bố từ Bolivia tới Mexico, phổ biến nhất trong các khu vực Amazon của Peru, Ecuador và Colombia. Trong đó, 12 loài phân bố chủ yếu ở Nam và Trung Mỹ, 7 loài còn lại phân bố ở các khu vực khác trên thế giới.

Hạt giống Sacha inchi (quả sachi)

1. Chuẩn bị cây giống

Trong thí nghiệm tại khoa Công nghệ sinh học- Học viện nông nghiệp Việt Nam, Cây giống được tạo ra theo quy trình nhân giống invitro, sau đó ra bầu cây con được chăm sóc trong nhà lưới. Khi cây được 30-40 ngày tuổi, đạt tiêu chuẩn thì đem đi trồng. Ngoài ra, cây giống có thể gieo bằng hạt nhưng cần chú ý chọn hạt tốt ( vì các hạt có dầu thường sớm mất khả năng nảy mầm). Video giới thiệu cây sachi Vườn ương cây Sacha Inchi giống Vườn ương cây sachi giống

2. Đất trồng và chuẩn bị đất trước khi trồng cây Sachi

Đất trồng: Sachi có thể trồng trên nhiều loại đất như đất đỏ bazan, đất xám, đất thịt pha cát, đất phù sa cổ,… song thích hợp nhất là trồng trên đất đồi có hàm lượng mùn cao, đất phù sa ven sông, pH từ 4,5-6,5, chủ động được tưới tiêu. Đất trước khi trồng phải được làm sạch cỏ dại, xử lý đất trước khi trồng bằng vôi bột, chế phẩm vi sinh. Làm đất tơi xốp, lên luống cao 30cm cho dễ thoát nước

3. Đóng cọc và làm giàn trồng cây Sachi

Cọc hình chữ T có thể làm bằng tre, bê tông, thép, gỗ (đường kính 12-15cm), dài 2m, chôn sâu 40cm, thanh ngang dài 1,2m. Làm giàn: Dùng dây thép mạ kẽm, dây đầu tiên buộc trên đỉnh các cọc, dây thứ 2 mở xuống dưới cách dây đầu 60 cm, dây thứ 3, thứ 4 buộc 2 đầu thanh ngang (chữ T).

4. Phân bón cho cây Sachi

– Bón lót: Phân hữu cơ vi sinh 0,5-1 kg/cây Vôi bột 50 gram/cây Phân lân 0,1-0,2 kg/cây

– Bón thúc: Sau khi trồng tùy vào tình hình sinh trưởng của cây mà ta bổ sung phân hữu cơ vi sinh, phân ủ compost, phân chuồng ủ hoai mục cho cây 1-2 lần/tháng với lượng 0,2-0,5 kg (tùy loại phân).

5. Cách trồng cây Sachi

Tùy điều kiện canh tác, có thể bố trí mật độ khác nhau từ 1800 cây/ha đến 5400 cây/ha. Thông thường trồng mật độ 3300 cây/ha. Bố trí hàng cách hàng 3m (cọc giữa luống), cây cách cây 2m, trên luống trồng 2 hàng cây cách cọc bê tông sang hai bên 40cm ( hoặc bố trí so le).

Cách trồng: Đào hố kích thước 30x30x30cm tại vị trí đã xác định, dùng lớp đất mặt trộn đều lượng phân bón lót, dùng dao sắc rạch bỏ bầu nilon đặt cây giữa hố lấp đất kín mặt bầu tạo vồng cao hơn mặt đất 3-5cm nén nhẹ rồi tưới nước cho cây. 6. Kỹ thuật chăm sóc cho cây Sachi

Trồng dặm: Thường xuyên thăm vườn nếu cây chết trồng bổ sung để đảm bảo mật độ. Cách chăm sóc cây sachi Đưa cây lên giàn: Những ngọn cây không leo lên cọc và giàn thì dùng dây mềm cố định phần ngọn vào cọc và giàn. Thao tác cần nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương cây.

Làm cỏ: Kiểm soát cỏ bằng cách cắt bằng lưỡi hái, nhổ bằng tay hoặc máy cắt cỏ; có thể để lại gốc cỏ tránh xói mòn rửa trôi trên đất dốc, nếu có điều kiện ta nên trồng cỏ lá lạc bên dưới. Tưới nước: Tùy vào điều kiện thời tiết để tưới nước đủ ẩm cho cây. Sau trồng nên tưới 3-4 lần/tuần. Khi cây trưởng thành tưới 1-2 lần/tuần trong suốt mùa khô.

Bón phân: Bổ sung phân hữu cơ vi sinh 1-2 lần/ tháng, lượng bón từ 0,2-2,5 kg/cây.

6. Phòng trừ sâu bệnh hại

Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp để kiểm soát sâu bệnh hại cây trồng. Cắt tỉa, tạo tán: Cây cao 130-150 cm chưa phân cành, tiến hành bấm ngọn, cắt những ngọn dài và nhỏ, cắt những nhánh vô hiệu, cành tăm không cho quả. Hủy bỏ những cành cây bị bệnh. Từ năm thứ hai trở đi tiến hành cắt tỉa vào tháng 5, tháng 11. kỹ thuật trồng cây sachi

7. Thu hoạch và bảo quản Sachi

Thu hoạch: Khi quả chuyển sang màu nâu và tách vỏ ngoài thì tiến hành thu hoạch những quả vẫn còn trên cây. Không hái quả xanh, mốc, quả đã rụng. Có thể phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô tới độ ẩm 10-15%. Không trộn lẫn những quả thu hoạch từ trước với những quả mới thu hoạch. Bảo quản hạt trong bao dứa, để trong kho thoáng khí, tránh ẩm mốc.

Nguồn bài viết: Tiếp Thị Nông Nghiệp được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Tác dụng của cây Lá đắng (lá mật gấu)

Hiện phong trào sử dụng lá cây “Mật gấu” làm thuốc rất phổ biến. Thực chất đây là cây Lá đắng (khi nhai lá có cảm giác đắng nhưng sau đó lại có vị ngọt trong miệng) ở dạng ăn như rau hoặc nấu nước uống.

Cây lá đắng (bitter leaf) có tên khoa học là: Vernonia amygdalina Del. hoặc Gymnanthemum amygdalinum thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây này được sử dụng từ rất lâu trong y học dân gian ở một số nước Châu Phi (Nigeria, Cameroon, Zimbawe) và Châu Á trong đó hiện phổ biến ở các Nước Đông Nam Á.

Tại Tp. HCM, người dân quen gọi cây Lá đắng với các tên: cây Mật gấu, cây Cơm kìa, cây Kim thất tai. Nhưng thực tế, 3 cây kể trên là tên của ba loại cây rất khác nhau về thực vật, thành phần hoá học cũng như tác dụng trị bệnh.

Trong bài viết này chỉ giới thiệu cây Lá đắng (vì hiện được trồng phổ biến và nhiều người sử dụng) về kết quả của các nghiên cứu từ nước ngoài về thành phần hoá học, tác dụng, cách dùng trong trị bệnh cũng như những lưu ý khi sử dụng trong hỗ trợ chữa trị một số bệnh thường gặp.

1. Thành phần hoá học:

Vị đắng của lá do những chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside. Cây chứa các hợp chất có tác dụng sinh học khác như: terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone, anthraquinone, edotide and sesquiterpene (có tác dụng kháng ung thư). Ngoài ra lá còn chứa các chất khoáng: magnesium, chromium, manganese, selenium, sắt, đồng, kẽm, Vitamin A, E, C, B1,B2. protein thô, chất xơ, chất béo, tro, carbohydrate, các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine.

2. Tác dụng dược học:

Những hợp chất trong Lá đắng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh do quá trình viêm mạn tính, lão hoá, bệnh nhiễm giun sán, động vật nguyên sinh (protozoan) và vi khuẩn.
Theo công bố trên Quyển Y – Sinh học thực nghiệm tháng 2 năm 2004 (Experimental Biology and Medicine of February 2004 Edition) cho thấy lá Đắng có tác dụng hạ thấp tỉ lệ nguy cơ bị ung thư vú.

Lá Đắng dùng nấu dạng canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Nhiều thầy thuốc ở Châu Phi khuyên người dân dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá.

Các Polyphenol có tính kháng viêm và anti – oxidant, thải độc, bảo vệ thận, gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Giảm đường huyết, bao vệ tim mạch do giúp ổn định lipid máu.

3. Độc tính:

Sau 6 tuần cho động vật uống dịch chiết lá Đắng với nước, cho thấy không có sự khác biệt giữa động vật được uống và không uống nước lá Đắng về:

Mô học của tim, gan, thận và ruột khi sinh thiết,

Trọng lượng cơ thể,

Số lượng tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

Kết quả này cho thấy dịch chiết lá cây Lá Đắng chưa ghi nhận độc tính trên thực nghiệm, ngay cả khi uống kéo dài.

4. Cây lá đắng dùng trị bệnh gì?

4.1. Dựa trên tác dụng dược học và kinh nghiệm sử dụng trong y học dân gian của các nước. Cây Lá đắng hiện được sử dụng như một chất chống oxy hoá, hỗ trợ điều trị một số loại mạn tính như sau:

Đái tháo đường type 2,

Rối loạn lipid máu,

Tăng huyết áp,

Một số bệnh đường tiêu hoá: viêm đại tràng, rối loạn tiêu hoá…

4.2. Các nhà nghiên cứu cho biết y học dân gian ở nhiều quốc gia đã dùng cây Lá đắng chữa bệnh:

Ấn Độ: dùng lá chữa tiểu đường, dùng cành, rễ hỗ trợ điều trị HIV, hạ sốt, giảm ho, phát ban, cảm cúm, viêm vú.

Congo: dùng lá và vỏ rễ chữa kiết lỵ, viêm dạ dày, ruột, sốt rét, viêm gan, nhiễm giun.

Nam Phi: dùng rễ chữa sán máng (huyết hấp trùng), hiếm muộn, rối loạn kinh nguyệt.

Ở khu vực Tây Phi: dùng lá làm trà lợi tiểu, chữa táo bón, nhiễm trùng da, đái đường, bệnh chuyển hóa liên quan đến gan…

5. Lời khuyên:

Qua quan sát bước đầu ghi nhận nhiều người bệnh bị Tăng huyết áp, Đái tháo đường, rối loạn tiêu hoá,…có sử dụng kèm nấu nước Lá Đắng nhận thấy ổn định đường huyết lúc đói (kết hợp ăn kiêng, sử dụng thuốc hạ đường liều thấp), ổn định chỉ số đo huyết áp, đặc biệt ổn định tình trạng rối loạn đại tiện (tiêu phân nát, đại tiện nhiều lần trong ngày), tăng cảm giác ngon miệng…

Phản ứng ngoại ý: chưa ghi nhận những phản ứng ngoại đáng kể. Tuy nhiên khi sử dụng liều cao (trên 15g) vài người bị táo bón, huyết áp giảm, cảm giác ngọt ở miệng kéo dài.
Mặc dù theo các tài liệu nước ngoài cho thấy Lá Đắng an toàn khi uống. Tuy nhiên, hiện trong nước chưa có công trình nghiên cứu thực nghiệm cũng như lâm sàng được công bố. Nên rất cần được theo dõi và đánh giá thêm.

Trong quá trình sử dụng cần tuân thủ sự kiểm tra của thầy thuốc cũng như nên định kỳ thực hiện các xét nghiệm đánh giá tình trạng bệnh cũng như chức năng gan, thận…
Sử dụng bắt đầu liều thấp, không ngưng đột ngột các thuốc đang điều trị đặc hiệu (thuốc hạ áp, hạ đường…) và theo dõi các biểu hiện bất thường của cơ thể. Liều khuyên dùng khoảng 10g lá tươi (khoảng 3 – 5 lá) và 5 – 8g lá dạng khô.

Nguồn: Bs Trần Văn Năm – Nguyên Phó viện trưởng, Viện Y Dược Học Dân Tộc được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

8 Kỹ thuật cách trồng cây mật gấu đơn giản nhất

Cách trồng cây mật gấu đơn giản nhất là cách giâm cành. Nhiều bạn thí điểm biện pháp này trên cây mật gấu đã thu được các hiệu quả cao.

Chính từ các thời gian làm việc của những người đi trước chỉ cho, các bạn biết đâu là biện pháp lợi nhuận khổng lồ đưa loại cây thảo dược quý này từ những vùng núi cao về với cuộc sống đời thường, giúp ích cho nhiều người đang cần tới sự hỗ trợ của chính nó.

Theo y khoa gia truyền, cây mật gấu có khả năng rất tốt trong trợ giúp chữa trị bệnh về dạ dày, bệnh đường ruột, chứng bệnh đau nhức xương khớp, rối loạn tiêu hoá, tê thấp.


Cây mật gấu còn giúp mát gan, phòng chữa sỏi Mật, thấp khớp, đỡ đau sống lưng, giúp tăng sức khoẻ…Ngoài ra là dòng thảo dược làm tiêu mỡ, trị VĐT, giã rượu, trị bệnh bụ bẫm, bệnh Gút.

Cách trồng cây mật gấu

Chuẩn bị hom giống: thứ nhất chọn lựa những cây mật gấu khỏe mạnh , không mắc sâu bệnh, cắt thành các hom giống.

Sẵn sàng vườn ươm giâm hom: cần khu đất đạt ĐK về độ ẩm ướt tốt nhất, do cây mật gấu là loại cây ưa ẩm. tuy vậy cũng nên bảo đảm khu đất có công dụng thoát úng tốt vì cây mật gấu có thể không sống xót trong môi trường thiên nhiên ngập nước. Quanh vùng ươm giâm hom phải là chỗ mát mẻ.

Nếu chú ý sẽ thấy cây mật gấu chỉ phát triển ở những vùng núi với điều kiện khí hậu lạnh. Đất ở vườn ươm giâm hom nên có tính gần tương đồng so với đất nơi cây mật gấu phát hiện. Nếu tính đất khác biệt quá, thì cây giống có mạnh khỏe cũng không trong lúc này thích nghi với những thay đổi đột ngột môi trường sống.

Cắt và cắm hom: cắt cành giống vào những ngày râm mát, có mưa nhẹ hay buổi sáng, chiều mát. lúc cắt chấm dứt, nên phun nước lã, đặt đứng vô những xô chậu có nước cao 5cm, tiếp đến che đậy lại. mang lại vườm ươm, cắt thành các hom dài khoảng 5 tới 7cm, có từ 2 tới 4 lá. Cắt hom ngừng rồi đem giâm ngay. Hiện tại, các hom xử lý bằng 1 trong những các chất kích thích ra rễ như IBA, NAA tiếp đến đem đi cắm.

Cắm hom vào luống: Từ lúc căm hom vô luống đến khi hom ra rễ nên luôn luôn bảo đảm duy trì độ ẩm ướt tốt trong vườn ươm.

Nên trồng cây mật gấu ở đâu

Cây mật gấu là loại cây thảo dược liệu quý, có tương đối nhiều tác dụng tốt trong giúp sức khám chữa những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa – không ổn định đường hệ tiêu hóa, bệnh đường ruột; có tác dụng mát gan, trị những bệnh về xương khớp ( đau sống lưng, nhức mỏi tay chân,…), trị bệnh Gut, phòng bệnh béo tốt, giúp tăng tốc sức đề kháng cho cơ thể.

Cây mật gấu khác với các loại cây cam thảo dược liệu có môi trường thiên nhiên sống trải rộng, địa phận sinh trưởng & phát triển bỗng nhiên của chính nó chỉ bó hẹp trong địa phận núi cao của một số tỉnh thuộc khoanh vùng miền núi phía Bắc. những Khu Vực này thường là những Quanh Vùng núi cao, có địa hình khá hiểm trở, để có thể đi lại và di chuyển thu hái và đem cây về bên dưới vùng thấp cũng phải mất đến một trong những ngày đường. Chính điểm đó khiến người ta nghĩ đến việc nhân giống cây mật gấu tại các vùng trung du và các vùng có giao thông dễ dãi.

Vậy, để nhân giống thành công cây mật gấu thì phải đưa cây mật gấu trồng nơi nào là hài hòa và hợp lý và cho hiệu quả tối ưu nhất sẽ là vấn đề được gây được sự chú ý nhiều nhất.

Đầu tiên để định vị được cây mật gấu trồng ở đâu thì là hợp lý & lợi nhuận cao thì cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng điều kiện khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và thủy văn nơi cây mọc tự nhiên; kế tiếp đối chiếu xem khu vực nào ở dưới vùng thấp có điều kiện bỗng nhiên tương đương cao nhất với nơi đó. bất kể loại thực vật nào cũng có các nhu cầu nhất định về giới hạn sinh thái, vượt quá giới hạn này cây sẽ không còn lưu hành chứ chưa nói đến vấn đề sinh trưởng và phát triển tốt.

Hướng đến kỹ lưỡng về điều kiện tự nhiên của nơi làm ra cây mật gấu sẽ giúp đỡ cho tất cả những người đang ấp ủ nguyện vọng nhân giống và phát triển thành công cây mật gấu sớm đạt được điều mà mình mong muốn.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.