Kỹ thuật trồng cây mùi tàu trị bệnh trong chậu

Đặc điểm thực vật học

Tên tiếng Anh của rau mùi tàu là Sawtooth Coriander, tên khoa học: Eryngium foetidum (L). Cây ngò gai có kỹ thuật trồng cây rất dễ. Ưu điểm của cây là chịu râm, có thể bố trí trồng xen canh với các loại cây màu, cây lâu năm khác. Cây ngò gai thuộc cây thân thảo, thấp. Thân đơn độc, chia cành ở ngọn. Cây cao trung bình khoảng 1 5 – 25 cm.

Công dụng

Cây mùi tàu có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản
Cây mùi tàu có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản

Từ xưa đến nay, cây ngò gai được tận dụng làm gia vị, là nguồn dược liệu quý giá. Cây mùi tàu được xem như loại rau dùng để ăn sống hoặc chế biến với những loại thực phẩm khác để kích thích ăn ngon miệng vì mùi thơm nhẹ nhàng của chúng. Ngoài ra, ngò gai còn được dùng để làm thuốc như chữa sổ mũi, đau tức ngực, chữa rối loạn tiêu hoá, viêm ruột…

Kỹ thuật trồng cây

Cây ngò gai ít bị ảnh hưởng của thời tiết, canh tác không theo mùa vụ nên người dân có thể chủ động mùa vụ và trồng được 2 vụ/năm. Trồng ngò gai chủ yếu bằng hạt. Hạt ngò gai dễ mọc nên gieo thẳng trực tiếp trên luống, liếp. Lượng hạt giống từ 3 – 5 kg cho 1.000 m2.

Người dân có thể trồng cây trong chậu để tiết kiệm diện tíchNgười dân có thể trồng cây trong chậu để tiết kiệm diện tích

Khi gieo xong, người trồng nên rải thuốc trừ kiến, dế, mối trong đất và phủ lên trên một lớp rơm mỏng để tạo ẩm độ giúp hạt nẩy mầm nhanh, tưới nước để giữ ẩm độ. Khoảng một tuần sau, hạt sẽ nảy mầm.

Ngò gai là một loại cây tương đối dễ trồng, thích hợp với nhiều loại đất khác nhau nhưng phát triển tốt nhất là đất nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Trước khi gieo hạt, người dân nên cày bừa làm đất thật nhỏ, lên liếp rộng 1 – 1,2m, cao 15 – 20cm, chiều dài liếp tuỳ theo kích thước vườn. Các liếp cách nhau 0,3 – 0,4m.

Rau mùi tàu là gia vị thiết yếu trong nhiều món ăn
Rau mùi tàu là gia vị thiết yếu trong nhiều món ăn

Bón phân (tính cho 1.000m2) gồm bón lót (bón trước khi gieo, ngay sau khi lần làm đất sau cùng, bón 400 – 500kg phân chuồng và 20 – 30kg NPK tỷ lệ 20 : 20 : 15.Sau khi rãi phân xong, người trồng cần xới đất lại lần nữa để trộn phân vào đất) và bón thúc (sau khi gieo hạt khoảng 2 tuần, cây cần được bón 5kg Urê và 10kg super lân, kết hợp với việc tỉa dặm cây. Bà con có thể bón phân bằng cách pha vào nước rồi tưới).

Sau khi tưới phân, người dân nên tưới lại một lần bằng nước lã để rửa sạch phân bám dính trên lá. Do đọt non của cây ngò gai nằm sát với mặt đất, vì thế bà con không được để cho đất cát, bùn bao phủ trên đọt non dễ làm cho đọt bị thối chết.

Người dân có thể trồng cây trong chậ1u3 để tiết kiệm diện tích
Cây mùi tàu có tên gọi khác là ngò gai

Ngò gai dễ sống, ít sâu bệnh hại nên việc chăm sóc chủ yếu là tưới nước và bón phân. Cây ngò gai ưa ẩm ướt vì thế phải thường xuyên tưới nước cho cây, đảm bảo cho đất luôn đủ ẩm, đất bị khô hạn sẽ làm cho cây còi cọc, sinh trưởng phát triển kém.

Thu hoạch

Tùy mục đích sử dụng (dùng ăn sống hoặc làm thuốc). Nếu dùng ngò gai để ăn sống thì sau khi trồng khoảng 2 tháng là có thể nhổ để sử dụng. Thời gian thu hoạch kéo dài từ 4 – 6 tháng. Năng suất từ 3,5 – 4 tấn/công (1.000m2 ).

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của nha đam

Tác dụng chữa bệnh của nha đam

  1. Thanh nhiệt: Nha đam là liều thuốc tự nhiên để giải độc cho cơ thể. Nếu lịch học và làm việc khiến bạn phải kết thân một cách bất đắc dĩ với những hàng quán bán thức ăn ngoài đường hay những tiệm fast food thì bạn nên bổ sung nước hoặc chè nha đam đậu xanh vào thực đơn hàng tuần của bạn.
  2. Hỗ trợ tiêu hóa: Một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh phải đảm bảo nhiệm vụ hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng từ các món ăn mà teen măm vào mỗi ngày.

Nha đam nấu chung với đậu xanh sẽ là món chè giải nhiệt hoàn hảo, giúp thải độc tố trong cơ thể, đồng thời làm mát và dịu da. Bạn có thể dùng món chè này như một phương thuốc làm đẹp da vừa công hiệu lại cực kì…ngon!

  1. Tăng cường sức đề kháng:Uống nước nha đam thường xuyên sẽ giúp bạn duy trì mức cân nặng khoẻ mạnh, đồng thời cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Nha đam không hề làm bạn béo lên mà lại giúp bạn duy trì nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động. Chăm sóc da:Chất nhầy trong gel (phần thịt) của nha đam có khả năng thấm ướt, tạo độ ẩm cho da, giúp da dễ đàn hồi và giảm các nếp nhăn. Gel của chúng còn có tác dụng kích thích sự tổng hợp các collagen và sợi elastin, giúp ngăn chặn sự hủy hoại của da khi bị lão hóa. Trong quá trình chăm sóc da, chất gel này có tác dụng se lỗ chân lông, giảm mụn một cách hiệu quả.

Trong dân gian, nha đam là phương thuốc làm lành da tự nhiên rất hữu hiệu. Khi thoa một lớp gel lên da, các vết thương do bị bỏng, phồng rộp, côn trùng cắn và mẩn ngứa sẽ nhanh chóng được hồi phục.

Nếu bạn phải thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng, da sẽ trở nên bỏng rát, khó chịu. Chỉ với một chút dịch của lô hội sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại cảm giác mát mẻ cho làn da.

  1. Chống mỏi mắt: Nếu mắt của bạn mỏi, có quầng thâm, mi mắt nặng, hãy sử dụng lô hội để chữa trị. Rất đơn giản, dùng một nhánh lô hội, gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài rồi đắp phần thịt lên mắt, nằm thư giãn trong vòng 15 phút.

Dịch trong lá của lô hội có tác dụng làm mắt dịu mát, dễ chịu. Sau một thời gian, vùng thâm quanh mắt sẽ giảm hẳn. Bạn nên sử dụng chất gel này mỗi tối trước khi đi ngủ để chống mệt mỏi cho vùng mắt.

  1. Tác dụng kháng khuẩn:Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh gel nha đam có tính sát khuẩn và gây tê. Dùng để sát trùng, thanh nhiệt, thông tiểu. Làm êm dịu vết thương khi bị phỏng nhẹ, khi bị côn trùng châm chích. Nhũ dịch được bào chế từ nha đam dùng để chế các loại thuốc trị Eczema hay các mụn chốc lở, làm mau kéo da non ở vết thương. Dịch tươi nha đam có tính kháng khuẩn lao (in vitro).
  2. Tác dụng xổ, nhuận trường:Thời xa xưa. Từ Hypocrate đến Hải Thượng Lãn Ông đã biết đến đặc tính nhuận trường, nhuận gan, điều kinh của Nha đam.
    – Liều thấp: 20-50mg nhựa Aloe khô có tính bổ đắng, kiện tỳ vị, nhuận gan.
    – Liều vừa: 100mg (3-5 lá tươi): Sát trùng đường ruột, điều kinh, nhuận trường, xổ.
    – Liều cao: 200-500mg (10-20 lá): xổ mạnh.
  3.  Trị viêm loét dạ dày:Uống gel tươi của lá nha đam. Cứ vài giờ uống một muỗng canh gel tươi lúc bụng không có thức ăn sẽ làm lành vết viêm loét dạ dày (không được quá 400mg gel tươi/ngày).
  4.  Trị bệnh ngoài da: Dịch nha đam tươi có tác dụng làm săn da, làm nhỏ lỗ chân lông. Bôi gel tươi hàng ngày lên mặt có tác dụng ngừa nám, làm mịn da, ngừa mụn…
  5.  Phòng ngừa sỏi niệu: Các Anthraquinon sẽ kết hợp các ion Calcium trong đường tiểu thành hợp chất tan được để tống ra ngoài theo nước tiểu         Công dụng tuyệt vời cuả nha đam

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Đặc điểm của cây chè dây dùng trị viêm loét dạ dày

Đặc điểm của cây chè Dây dùng trị viêm loét dạ dày

Chè dây hay bạch liễm là loại cây 2 lá mầm trong họ nho. Chè Dây sinh trưởng tự nhiên trên các triền núi. Thoạt nhìn chè dây có màu trắng như màu mốc, màu như vậy là do nhựa chè dây tiết ra với kinh nghiệm các nhà khoa học thì lá chè dây càng màu trắng thì chứng tỏ nhiều nhựa và rất tốt. Kết quả phân tích thành phần của chè dây cho thấy, đó là một loại dược liệu giàu chất flavoroid toàn phần chiếm 18.15 +_ 0.36% trong đó myricetin chiếm 5.32+_ 0.04% và tanin (10.82 -13.30%); chứa hai loại đường Glucase và Rhamnese.

chè Dây dùng trị viêm loét dạ dày

Kết quả nghiên cứu về tính an toàn cho thấy, thành phần hóa học của chè dây không có những nhóm chất thường có độc như: alcaloid, saponin…

Chè dây có tác dụng diệt vi trùng, vi khuẩn, giảm độ axit tại dạ dày, giúp cho bệnh viêm dạ dày tá tràng dễ liền sẹo; cắt cơn đau do viêm loét hành tá tràng đạt 93,4%, với Alusi (loại thuốc chuyên trị bệnh viêm loét hành tá tràng hiện nay) là 89%, thời gian cắt cơn đau trung bình của chè Dây từ 8 đến 9 ngày, và Alusi là 17 ngày.

Theo kinh nghiệm dân gian chè dây có giá trị về mặt dược liệu rất quý; giúp tiêu hoá tốt, dễ ngủ, những người bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, uống một thời gian dài thấy bệnh đỡ dần và hết đau.

Cao chè dây không gây ngộ độc cấp tính, không ảnh hưởng tới các chỉ tiêu hóa sinh, huyết học, cổ truyền và sinh sản khi dùng thuốc trong thời gian dài. Các nghiên cứu trên lâm sàng cũng đều cho thấy chè dây không thấy có các tác dụng phụ như đầy bụng, nôn mửa hoặc khó chịu, mệt mỏi, nhức đầu hoặc các biểu hiện dị ứng.

Chè dây thường hái toàn thân cả lá vào lúc cây chưa có hoa quả đem về rửa sạch cắt nhỏ, phơi khô, sao qua rỗi hãm với nước đun sôi như pha chè uống thay nước. Phơi khô có mùi thơm nhẹ. Sau khi sao mùi thơm càng rỡ hơn. Nước chè dây có vị hơi ngọt, uống rất dễ chịu…

Chè dây thuộc loại thuốc “hàn lương” (mát lạnh) nên khi sử dụng bạn nên chia theo đợt: Hàng ngày lấy 30-50g uống thay nước. Mỗi đợt uống liên tục từ 15-20 ngày

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam