Kỹ thuật trồng cây mùi tàu trị bệnh trong chậu

Đặc điểm thực vật học

Tên tiếng Anh của rau mùi tàu là Sawtooth Coriander, tên khoa học: Eryngium foetidum (L). Cây ngò gai có kỹ thuật trồng cây rất dễ. Ưu điểm của cây là chịu râm, có thể bố trí trồng xen canh với các loại cây màu, cây lâu năm khác. Cây ngò gai thuộc cây thân thảo, thấp. Thân đơn độc, chia cành ở ngọn. Cây cao trung bình khoảng 1 5 – 25 cm.

Công dụng

Cây mùi tàu có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản
Cây mùi tàu có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản

Từ xưa đến nay, cây ngò gai được tận dụng làm gia vị, là nguồn dược liệu quý giá. Cây mùi tàu được xem như loại rau dùng để ăn sống hoặc chế biến với những loại thực phẩm khác để kích thích ăn ngon miệng vì mùi thơm nhẹ nhàng của chúng. Ngoài ra, ngò gai còn được dùng để làm thuốc như chữa sổ mũi, đau tức ngực, chữa rối loạn tiêu hoá, viêm ruột…

Kỹ thuật trồng cây

Cây ngò gai ít bị ảnh hưởng của thời tiết, canh tác không theo mùa vụ nên người dân có thể chủ động mùa vụ và trồng được 2 vụ/năm. Trồng ngò gai chủ yếu bằng hạt. Hạt ngò gai dễ mọc nên gieo thẳng trực tiếp trên luống, liếp. Lượng hạt giống từ 3 – 5 kg cho 1.000 m2.

Người dân có thể trồng cây trong chậu để tiết kiệm diện tíchNgười dân có thể trồng cây trong chậu để tiết kiệm diện tích

Khi gieo xong, người trồng nên rải thuốc trừ kiến, dế, mối trong đất và phủ lên trên một lớp rơm mỏng để tạo ẩm độ giúp hạt nẩy mầm nhanh, tưới nước để giữ ẩm độ. Khoảng một tuần sau, hạt sẽ nảy mầm.

Ngò gai là một loại cây tương đối dễ trồng, thích hợp với nhiều loại đất khác nhau nhưng phát triển tốt nhất là đất nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Trước khi gieo hạt, người dân nên cày bừa làm đất thật nhỏ, lên liếp rộng 1 – 1,2m, cao 15 – 20cm, chiều dài liếp tuỳ theo kích thước vườn. Các liếp cách nhau 0,3 – 0,4m.

Rau mùi tàu là gia vị thiết yếu trong nhiều món ăn
Rau mùi tàu là gia vị thiết yếu trong nhiều món ăn

Bón phân (tính cho 1.000m2) gồm bón lót (bón trước khi gieo, ngay sau khi lần làm đất sau cùng, bón 400 – 500kg phân chuồng và 20 – 30kg NPK tỷ lệ 20 : 20 : 15.Sau khi rãi phân xong, người trồng cần xới đất lại lần nữa để trộn phân vào đất) và bón thúc (sau khi gieo hạt khoảng 2 tuần, cây cần được bón 5kg Urê và 10kg super lân, kết hợp với việc tỉa dặm cây. Bà con có thể bón phân bằng cách pha vào nước rồi tưới).

Sau khi tưới phân, người dân nên tưới lại một lần bằng nước lã để rửa sạch phân bám dính trên lá. Do đọt non của cây ngò gai nằm sát với mặt đất, vì thế bà con không được để cho đất cát, bùn bao phủ trên đọt non dễ làm cho đọt bị thối chết.

Người dân có thể trồng cây trong chậ1u3 để tiết kiệm diện tích
Cây mùi tàu có tên gọi khác là ngò gai

Ngò gai dễ sống, ít sâu bệnh hại nên việc chăm sóc chủ yếu là tưới nước và bón phân. Cây ngò gai ưa ẩm ướt vì thế phải thường xuyên tưới nước cho cây, đảm bảo cho đất luôn đủ ẩm, đất bị khô hạn sẽ làm cho cây còi cọc, sinh trưởng phát triển kém.

Thu hoạch

Tùy mục đích sử dụng (dùng ăn sống hoặc làm thuốc). Nếu dùng ngò gai để ăn sống thì sau khi trồng khoảng 2 tháng là có thể nhổ để sử dụng. Thời gian thu hoạch kéo dài từ 4 – 6 tháng. Năng suất từ 3,5 – 4 tấn/công (1.000m2 ).

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Chế phẩm sinh học từ trùn quế

Các nhà khoa học ở Viện Sinh học nhiệt đới đã tạo ra 3 chế phẩm sinh học từ trùn quế để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và phân bón cho cây. Với công nghệ đơn giản, các hộ nông dân nghèo ở các vùng xa xôi có thể áp dụng dễ dàng.

Trong nông nghiệp, trùn quế được coi là loại thức ăn đạm cao cấp cho vật nuôi. Các loài cá, baba, tôm, ếch, lươn, cua biển… đều rất thích ăn trùn. Đối với gia súc, gia cầm, trùn là loại thức ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên, trùn quế tươi chỉ có thể để không quá một ngày ở nhiệt độ thường nên rất khó lưu trữ.

Từ thực tế đó, TS Võ Thị Hạnh cùng các cộng sự thuộc Phòng Vi sinh Viện Sinh học nhiệt đới đã tạo ra 3 chế phẩm sinh học từ trùn quế để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, làm phân bón cho cây… Các chế phẩm này có thể được bảo quản, lưu trữ trong thời gian dài, từ 6-10 tháng.

Một ưu điểm nổi trội của các chế phẩm này là vẫn giữ nguyên mùi trùn tươi, các chất dinh dưỡng không bị mất đi hoặc biến chất theo thời gian. Chế phẩm đầu tiên là BIO-T, dùng làm thức ăn cho tôm sú, cá tra, gà lương phượng và vịt xiêm. Điều đáng nói là nếu sử dụng trùn quế tươi phải cần một lượng nhiều gấp 10 lần so với BIO-T mới có hiệu quả tương tự. BIO-T được sản xuất bằng cách sử dụng trùn quế tươi phối trộn với hỗn hợp vi khuẩn hữu ích và enzyme tiêu hóa dùng trong chăn nuôi, lên men tạo sản phẩm có mùi trùn, giàu dinh dưỡng (đạm protein và amin cao), enzyme tiêu hóa, vi khuẩn hữu ích và các chất kháng sinh…

Chế phẩm thứ hai là BIO-BL, đã được dùng để bón cho cây trà ô long và một số cây hoa màu, cây kiểng… Kết quả sau khi sử dụng cho thấy búp trà tươi, màu sắc đẹp hơn, mùi hương của trà cũng thơm hơn. BIO-BL được tạo thành từ trùn quế tươi phối trộn với hỗn hợp vi sinh vật hữu ích và enzyme dùng trong trồng trọt, lên men tạo sản phẩm có mùi trùn, giàu đạm protein và amin cao, enzyme tiêu hóa có hoạt lực cao, vi khuẩn hữu ích…

Chế phẩm BIO-PT được tạo ra bằng cách dùng phân trùn ủ lên men, sản phẩm làm ra có mùi thơm, độ ẩm 40%, đạm tổng 2%, chất hữu cơ, kháng sinh và hỗn hợp vi khuẩn hữu ích. BIO-PT dùng để gây màu và xử lý nước ao nuôi tôm dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Nhóm tác giả cho biết ưu điểm của phương pháp chế biến trùn quế bằng công nghệ vi sinh là không cần dùng thiết bị đông lạnh hay thiết bị sấy nên không tốn chi phí điện, năng lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với công nghệ đơn giản, các hộ nông dân nghèo ở các vùng xa xôi có thể áp dụng dễ dàng. Việc có thêm các chế phẩm sinh học mới có giá thành rẻ góp phần làm cho ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt phát triển tốt hơn.

 

 

Các hình ảnh về trùn quế và chuồng nuôi trùn quế

Nguồn : Báo NLĐ, được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam