Những lưu ý trong việc chăm sóc hoa lan

Hoa lan là một trong số những hoa cảnh phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, để trồng và chăm sóc chúng ra hoa không hề dễ. Sau đây là một số những kinh nghiệm được đúc kết của các nghệ nhân được Fman tổng hợp .

1-Những biến đổi về màu sắc hình dáng

Những bông hoa lan không ngừng biến đổi về màu sắc hay hình dáng.Sự biến đổi này là do ảnh hưởng của môi trường sinh sống,điều kiện nuôi trồng,phân bón,nước tưới,nhiễm trùng,nhiễm phấn do thiên nhiên hay nhân tạo.

2-Những rối loạn về sinh lý học

Khi thấy một cây hoa lan có triệu chứng bất thường chớ nghĩ ngay là nó bị bệnh.Sự hiểu biết chu kì sống của cây giúp xác định liệu tình trạng đó có tự nhiên hay không.Ví dụ như cây Malaxis latifolia vào cuối mùa tăng trưởng thường rụng lá,điều này khiến cho người trồng lan tưởng chừng như cây đã chết.

-Tưới nước đúng cách là điều thiết yếu để phát triển sự tăng trưởng.

-Những người trồng lan trên cửa sổ cần lưu ý đảm bảo cho cây phát triển hết tiềm năng.

-Nên xem xét thường xuyên để phát hiện sâu bệnh và có cách phòng bênh đúng cách.

-Nhìn vào lá lan người ta có thể biết tình trạng của cây lan ra sao:

    + Lá xanh đậm và quặt quẹo:đấu hiệu thiếu ánh sáng
+ Lá vàng úa cây còi cọc:quá nhiều ánh sáng,quá nóng
+ Lá cứng và hơi ngả màu vàng:vừa đủ ánh sáng
+ Lá bị đốm thối và loang dần:Bị bệnh thối lá thối đốt
+ Lá bị đốm nhưng không loang:đọng nước và bị lạnh
+ Đầu lá bị cháy:muối đọng trong chậu vì bón quá nhiều hoặc lá già.

Khi thấy lá lan nhăn nheo:thiếu độ ẩm hay thối rễ.

-Tưới nước quá thường xuyên,rễ hoa lan lúc nào cũng ướt dễ sinh ra bệnh thối rễ.Rễ lan ưa tình trạng lúc ẩm lúc khô ,cho nên khi tưới hãy tưới cho thật đẫm,xong rồi nên đợi 2-3 ngày cho rễ khô rồi mới tưới tiếp.

-Rễ có nhiệm vụ hút nước và chất bổ dưỡng để nuôi cây,vậy nên vật liệu nuôi trồng khô ráo sẽ giúp rễ mọc dài ra để tìm nước.

Lan được trồng trên sỏi khô thoáng

-Khi lá bị nhăn nheo hay mềm nhũn chứng tỏ tình trạng rễ bị thối,ta hãy:

    + Rút cây ra khỏi chậu
+ Rửa rễ và cây cho sạch
+ Cắt bỏ rễ thối
+ Phun thuốc sát trùng,diệt nấm
+ Trồng lại với vật liệu mới đã ngâm nước tối thiểu 24h.

3-Để lan mọc rễ tốt và ra hoa quanh năm

– Muốn cho hoa lan mọc rễ tốt cần phải:

    + Để cho khô thì mới tưới,khi rễ chưa mọc ,không tưới hoặc tưới rất ít.
+ Đừng bón phân quá nhiều,cây không rễ thì không bón
+ Đừng để quá lạnh,dưới 10độC rễ sẽ không mọc
+ Đừng để quá nóng,trên 37,8độC rễ lan khó mọc,nên mang cây vào chỗ mát và tăng thêm độ ẩm

– Để có được một chậu hoa lan nở quanh năm chúng ta cần tìm hiểu những yếu tố sau:

    + Lựa chọn giống lan nở vào những mùa nhất định
+ Chọn những giống hoa lâu tàn
+ Nuôi trồng và chăm sóc đúng cách
+ ​chậu lan

4-Cứu cho lan khỏi chết

Để tránh cho hoa lan khỏi chết chúng ta cần:

– Tìm hiểu trước đặc tính của cây lan mà mình muốn nuôi trồng, không mua tùy hứng.

– Nên trồng những cây dễ trước để có kinh nghiệm.

– Tự xét khả năng của mình về sự chăm sóc, trang trại và kỹ thuật.

– Áp dụng đúng những điều học hỏi, kinh nghiệm và hướng dẫn chuyên biệt.

– Không tự ái khi tìm hiểu, học hỏi, trao đổi với những người có kinh nghiệm.

– Giữ vệ sinh trang trại, dụng cụ để tránh lây bệnh, vi trùng, virus.

– Nên tự nhủ chơi lan ngoài thú tiêu khiển; còn là một cách tu tâm,
dưỡng tính, hòa mình với thiên nhiên, tìm thấy cái đẹp trong trời đất.

– Có thích, gắn bó và năng chăm sóc thì cây lan mới phát triển được.

– Nâng cao cách nuôi trồng, thưởng lãm hoa lan lên thành một nghệ thuật.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa phong lan toàn tập

Lan là cây trồng dễ chăm sóc nếu chúng ta đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho lan phát triển. Các yếu tố quan trọng nhất đối với lan là ánh sáng, nước tưới, độ ẩm, chậu hay giá thể và dinh dưỡng.

1. Thiết kế vườn

Nếu trồng lan kinh doanh cần thiết kế khung giàn lan làm bằng sắt chắc chắn, đảm bảo bền, chống gió bão. Giàn che ánh sáng dùng lưới màu xám hay xanh đen. Giàn đặt chậu làm bằng sắt, giàn treo làm bằng tầm vông hay sắt ống nước. Xung quanh vườn cần dựng hàng rào chắn chắc chắn hay rào bằng lưới B40. Thiết kế hàng trồng theo hướng Bắc Nam để vuông góc với đường đi của ánh nắng. Các chậu lan cần chọn cùng cỡ kích thước, cùng giống, cùng độ tuổi, bố trí theo từng khu vực để dễ chăm sóc. Nước tưới phải sạch, có rãnh nước dưới dàn lan để tạo khí hậu mát cho vườn lan. Nếu trồng lan để chơi trên lan can, mái hiên, sân thượng cần chú ý rằng tiểu khí hậu các nơi này thường bị khô nóng do ảnh hưởng của các kết cấu bê tông, mái tole… xung quanh. Cần đặt thêm các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thuỷ, nguyệt quế… để giảm bớt ảnh hưởng của các yếu tố này. Cần che bớt ánh sáng mặt trời, tránh ánh nắng chiếu toàn bộ, nhất là vào buổi chiều.

2. Chọn giống

Loài thích hợp cho trồng lan kinh doanh là Dendrobium, Phalaenopsis, Oncidium, Vanda, Cattleya… đây là những loài ra hoa khoẻ, đẹp và bền cây, cho thu hoạch liên tục. Nếu trồng lan để chơi, giải trí nên trồng Dendrobium, Vũ nữ, Hồ điệp; đây là những loài dễ chăm sóc và ra hoa. Có thể nhân giống bằng nuôi cấy mô hay tách mầm. Điều kiện môi trường nuôi cấy mô phong lan với nhiệt độ 22-27°C, cường độ ánh sáng thích hợp, pH từ 5-5,7. Khử trùng mô bằng Starner 20 WP cấy bằng Clorox hoặc Hipocloritcalci, bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng. Có thể tách mầm từ các chậu lan lớn, mỗi phần để 2-3 nhánh. Dùng dao sắc khử trùng bằng cồn, vết cắt cần gọn, sau cắt bôi vôi vào vết cắt cho nhanh lành sẹo.

3. Chuẩn bị giá thể và chậu

Có thể than gỗ, xơ dừa, vỏ lạc làm giá thể để trồng lan. Than gỗ nung cần chặt khúc, kích thước 1 x 2 x 3cm, than phải ngâm, rửa sạch, phơi khô. Xơ dừa xé cho tơi ngâm khoảng 1 tuần cho bớt tanin và mặn, phơi khô. Mụn dừa cũng cần rửa sạch phơi khô. Vỏ dừa chặt khúc 1 x 2 x 3 cm xử lý bằng nước vôi 5%. Chậu trồng bằng nhựa hay đất nung, kích cỡ tuỳ loại và độ tuổi.

4. Kỹ thuật chuyển chậu

Nếu dùng lan cấy mô thì khi lan mô đạt khoảng 4cm cần chuyển ra ngoài. Cây mô rửa sạch để trên miếng lưới hay rổ kê trên chậu nước để giữ mát cho cây con. Giai đoạn trồng chung trên giàn lấy xơ dừa bó xung quanh cây lan cấy mô, dùng dây thun cuốn lại rồi đặt lên giàn. Sau khi trồng trên giàn được 6-7 tháng thì chuyển sang chậu nhỏ. Khoảng 6 tháng thì chuyển sang chậu lớn. Sau mỗi lần chuyển chậu khoảng 1 tuần mới được bón phân. Việc thay đổi chậu còn tùy kích cỡ của cây, mức độ thối, hư mục rêu bám… Nếu trồng lan để chơi, lan lâu ngày ra hoa ít cần dỡ lan ra khỏi chậu, cắt bớt các rễ già và quá dài, chuyển sang chậu mới, thay giá thể mới, lan sẽ sinh trưởng tốt và ra hoa trở lại.

5. Chăm sóc lan

Lan là cây trồng dễ chăm sóc nếu chúng ta đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho lan phát triển. Các yếu tố quan trọng nhất đối với lan là ánh sáng, nước tưới, độ ẩm, chậu hay giá thể và dinh dưỡng.

– Chiếu sáng: Mật độ chiếu sáng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng, phát triển và ra hoa của lan. Thiếu nắng cây lan vươn cao nhưng nhỏ và ốm yếu, lá màu xanh tối, dễ bị sâu bệnh tấn công, cây ít nảy chồi, khó ra hoa, hoa nhỏ và ngắn màu sắc không tươi, hoa nhanh tàn. Thừa nắng lan thấp cây, lá vàng có vết nhăn và khô, mép lá có xu hướng cụp vào, dễ ra hoa sớm khi cây còn nhỏ nên hoa ngắn, nhỏ, cây kém phát triển. Nếu nắng gắt quá lá sẽ bị cháy, khô dần rồi chết.

Lan có yêu cầu khác nhau về mức độ chiếu sáng tùy theo loài lan và tuổi cây. Lan Hồ điệp (Phalaenopsis) ít chịu nắng nhất, có thể chịu được 30% nắng, lan Cattleya chịu được 50% nắng, lan Dendrobium hay Vanda lá hẹp chịu được 70% nắng, trong khi lan Vanda lá dài và Bò cạp chịu được tới 100% nắng. Lan con từ 0-12 tháng đang trong giai đoạn tăng trưởng thân lá chỉ cần chiếu sáng 50%, lan nhỡ từ 12-18 tháng cần chiếu sáng tới 70% và thời điểm kích thích ra hoa có thể cho chiếu sáng nhiều hơn, thậm chí bỏ dàn che để chiếu sáng tự nhiên. Hướng chiếu sáng cũng rất quan trọng đối với lan. Lan đặt ở hướng Đông nhận ánh nắng buổi sáng sẽ tốt hơn nhiều so với lan đặt ở hướng Tây nhận ánh nắng buổi chiều. Chính vì vậy nếu trồng lan trên sân thượng hay ban công ở phía Tây lan kém phát triển và ít hoa. Khi trồng lan cần bố trí hàng theo hướng Bắc – Nam để cây nhận được ánh sáng phân bố đầy đủ nhất.

– Phân bón: Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với lan. Khi lan đầy đủ dinh dưỡng cây tươi tốt, ra nhiều hoa, hoa to đẹp, bền trong khi thiếu dinh dưỡng lan còi cọc, kém phát triển, không hoặc ít có hoa. Lan cần 13 chất dinh dưỡng khoáng, thuộc các nhóm đa, trung và vi lượng: Dinh dưỡng đa lượng gồm Đạm (N), Lân (P) và Kali (K). Dinh dưỡng trung lượng gồm Lưu huỳnh (S), Magiê (Mg) và Canxi (Ca). Dinh dưỡng vi lượng gồm Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo (B), Molypđen (Mo) và Clo (Cl).

+ Thiếu đạm, cây còi cọc, ít ra lá, ra chồi mới, lá dần chuyển vàng theo qui luật lá già trước, lá non sau, rễ mọc ra nhiều nhưng cằn cỗi, cây khó ra hoa.

+ Thừa đạm, thân lá xanh mướt nhưng mềm yếu, dễ đổ ngã và sâu bệnh, đầu rễ chuyển xám đen, cây khó ra hoa.

+ Thiếu lân, cây còi cọc, lá nhỏ, ngắn, chuyển xanh đậm, rễ không trắng sáng mà chuyển màu xám đen, không ra hoa.

+ Thừa lân cây thấp, lá dày, ra hoa sớm nhưng hoa ngắn, nhỏ và xấu, cây mất sức rất nhanh sau ra hoa và khó phục hồi. Thừa lân thường dẫn đến thiếu Kẽm, Sắt và Mangan.

+ Thiếu kali, cây kém phát triển, lá già vàng dần từ hai mép lá và chóp lá sau lan dần vào trong, lá đôi khi bị xoắn lại, cây mềm yếu dễ bị sâu bệnh tấn công, cây chậm ra hoa, hoa nhỏ, màu không sắc tươi và dễ bị dập nát.

+ Thừa kali, thân lá không mỡ màng, lá nhỏ. Thừa kali dễ dẫn đến thiếu magiê và can xi.

+ Thiếu lưu huỳnh, lá non chuyển vàng nhạt, cây còi cọc, kém phát triển, sinh trưởng của chồi bị hạn chế, số hoa giảm.

+ Thiếu magiê, thân lá èo uột, xuất hiện dải màu vàng ở phần thịt của các lá già trong khi hai bên gân chính vẫn còn xanh do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, cây dễ bị sâu bệnh và khó nở hoa.

+ Thiếu canxi, cây kém phát triển, rễ nhỏ và ngắn, thân mềm, lá nhỏ, cây yếu dễ bị đổ ngã và sâu bệnh tấn công.

+ Thiếu kẽm, xuất hiện các đốm nhỏ rải rác hay các vệt sọc màu vàng nhạt chủ yếu trên các lá đã trưởng thành, các lá non trở nên ngắn, hẹp và mọc sít nhau, các đốt mắt ngọn ngắn lại, cây thấp, rất khó ra hoa.

+ Thiếu đồng, xuất hiện các đốm màu vàng và quăn phiến lá, đầu lá chuyển trắng, số hoa hình thành ít bị hạn chế, cây yếu dễ bị nấm tấn công.

+ Thiếu sắt, các lá non chuyển úa vàng sau trở nên trắng nhợt, cây còi cọc, ít hoa và dễ bị sâu bệnh tấn công.

+ Thiếu mangan, úa vàng giữa các gân của lá non, đặc trưng bởi sự xuất hiện các đốm vàng và hoại tử, các đốm này xuất hiện từ cuống lá non sau lan ra cả lá, cây còi cọc, chậm phát triển.

+ Thiếu bo, lá dày, đôi khi bị cong lên và dòn, cây còi cọc, dễ bị chết khô đỉnh sinh trưởng, rễ còi cọc số nụ ít, hoa dễ bị bị rụng, không thơm và nhanh tàn.

+ Thiếu molypden, xuất hiện đốm vàng ở giữa các gân của những lá dưới, nếu thiếu nặng, các đốm này lan rộng và khô, mép lá cũng khô dần, cây kém phát triển.

+ Thiếu clo, xuất hiện các vệt úa vàng trên các lá trưởng thành sau chuyển màu đồng thau, cây còi cọc, kém phát triển.

Lan rất cần phân bón nhưng không chịu được nồng độ dinh dưỡng cao, vì vậy bón phân cho lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất là bằng cách phun qua lá. Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với thành phần và tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Nguyên tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần đạm cao, lân và kali thấp, trước khi ra hoa cần lân và kali cao, đạm thấp trong khi lan nở hoa cần kali cao, lân và đạm thấp hơn.

Phân bón thích hợp cho các thời kỳ này là Đầu Trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng. Nồng độ và liều lượng phun tùy thuộc tuổi và thời kỳ phát triển như sau:

– Lan mới trồng 0-6 tháng hoặc lan mới ra chồi non sau cắt hoa: Phun phân bón lá Đầu Trâu 501 (30-15-10) nồng độ 500 ppm (0,5 g/lít). Giai đoạn trước 3 tháng phun định kỳ 3 ngày/lần, từ 3-6 tháng định kỳ 7 ngày/lần.

– Lan mới trồng 6-12 tháng hay lan cũ có chồi mới đang phát triển mạnh: Phun phân bón lá Đầu Trâu 501 (30-15-10) nồng độ 2.000 ppm (2g/lít), định kỳ 7 ngày/lần.

– Lan mới trồng 12-18 tháng hay lan cũ có chồi đã thành thục chuẩn bị ra hoa: Phun phân bón lá Đầu Trâu 701 (10-30-20) nồng độ 3.000 ppm (3g/lít), định kỳ 7 ngày/lần. Giai đoạn này cần giảm nước tưới và bỏ bớt mật độ giàn che để năng mức độ chiếu sáng nhằm kích thích ra hoa.

– Khi vòi hoa xuất hiện: Phun phân bón lá Đầu Trâu 901 (15-20-25) nồng độ 2.000 ppm (2g/lít) nhằm thúc hoa nở to, đẹp, giữ hoa lâu tàn.

– Tưới nước: Lan rất cần nước cho quá trình sinh trưởng phát triển. Nếu thiếu nước cây sẽ khô héo, giả hành teo lại, lá rụng nhưng không chết, nụ có thể trước khi nở hoa. Thừa nước, cây dễ bị thối đọt nhất là với các giống lan có lá đứng mọc sít nhau. Quá nhiều nước rễ có rong rêu và nấm bệnh phát triển mạnh. Nước tưới cho lan không quá mặn, phèn và clor dưới ngưỡng cho phép, pH 5,6. Chỉ tưới nước đủ ẩm, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.

– Phòng trừ sâu bệnh: Lan là cây cũng dễ bị sâu bệnh, nhất là trong điều kiện chăm sóc kém, điều kiện môi trường không thuận lợi. Tùy theo từng loại sâu bệnh mà dùng các loại thuốc thích hợp. Liều lượng và nồng độ phun cần theo đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Nếu lan bị các loại sâu hại thân lá có thể dùng các thuốc chứa hoạt chất Fenitrothion, Trichlorfon như Ofatox 400EC, hoạt chất Cartap như Patox 95SP hay Captafon, Captan hoặc Actara 25WG. Lan bị rệp sáp, rệp trắng, rầy mềm dùng Supracid 40ED/ND, Suprathion 40EC, Bitox 40EC hay Ofatox 400EC. Lan bị nấm, vi khuẩn hay virus gây nên tình trạng cháy lá từng đám, vết cháy lan tròn dần, bệnh thối rễ dùng Zinep, Starner 20 WP hay Benomyl.

6. Thu hoạch và bảo quản

Hoa cắt cánh ngâm trong dung dịch giúp hoa lâu héo khoảng 15 phút, sau đó bọc lại bằng giấy báo.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Hoa nội ‘đẩy lùi’ hoa ngoại

Lan hồ điệp nhập tiểu ngạch từ Trung Quốc thường bị “mù” nụ hoa đầu cành, độ bền của cành hoa chỉ bằng 2/3 hoa cùng loại sản xuất trong nước, giá bán cũng đắt hơn đáng kể.

Trong nhiều năm qua, Trung tâm Nghiên cứu & phát triển hoa – cây cảnh (Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện Khoa học nông nghiệp VN) luôn là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển hoa cây cảnh phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Ngoài nghiên cứu quy trình công nghệ SX và chọn tạo giống hoa cây cảnh mới, trung tâm còn đóng vai trò nòng cốt trong chuyển giao TBKT vào SX hoa cây cảnh cho các địa phương…


Nhân giống lan hồ điệp bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào tại Viện Nghiên cứu Rau quả

PGS.TS Đặng Văn Đông, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả cho biết: Trong các loại hoa phổ biến trên thị trường hiện nay, thì lan hồ điệp được coi là hoa cao cấp cho hiệu quả SX lớn nhất (thu nhập có thể đạt 25 tỷ đồng/ha canh tác/năm). Hiện SX trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nội địa, còn lại phải nhập khẩu khoảng 1 triệu cây hoa/năm (năm 2017). Tuy nhiên SX hoa lan hồ điệp cần vốn đầu tư khá lớn, yêu cầu kỹ thuật chăm sóc khắt khe, cây giống phải trồng trên giá thể, trong nhà kính/nhà màng, có thiết bị điều khiển nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng chủ động, cây lan mới có thể ra hoa được.

Sớm nắm bắt được các yêu cầu thực tế đặt ra, ngay từ những năm 2005 – 2008 Trung tâm Nghiên cứu & phát triển hoa – cây cảnh đã nghiên cứu xây dựng thành công quy trình SX hoa lan hồ điệp quy mô công nghiệp. Quy trình đã được tặng cúp Vàng hội chợ Asean + 3 và giải thưởng Bông lúa vàng. Được các địa phương trong nước áp dụng phổ biến trong SX.

Theo thống kê, năm 2017 toàn miền Bắc đã xây dựng được 88.300m2 nhà màng hiện đại, SX được gần 1.300.000 cành lan hồ điệp thương phẩm (tăng 87.100m2 nhà màng và 1.248.000 cành lan hồ điệp so với năm 2005). Đáp ứng được hơn 50% nhu cầu hoa lan hồ điệp cho thị trường nội địa. Cơ bản “đẩy lùi” được hoa ngoại nhập vào nước ta qua con đường tiểu ngạch.

Nhà màng trồng lan hồ điệp của Viện Nghiên cứu Rau quả

Đặc biệt từ năm 2011 đến nay, trung tâm còn lai tạo thành công một số giống lan hồ điệp chất lượng cao, phù hợp điều kiện khí hậu miền Bắc. Đồng thời xây dựng được quy trình kỹ thuật nhân giống lan hồ điệp bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào. Đã đảm bảo được 20,3% nhu cầu cây giống lan hồ điệp cho các nhà vườn trồng lan miền Bắc. Đây là những kết quả rất quan trọng để trong thời gian tới, nước ta hoàn toàn tự chủ được nhu cầu cây giống cho SX hoa trong nước, tiến tới xuất khẩu lan hồ điệp sang thị trường các quốc gia khu vực.

Ông Lê Quý Đôn, Chủ tịch UBND xã Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên) cho biết, trên địa bàn xã có một số nhà vườn, mỗi năm nhập khẩu tiểu ngạch hàng chục nghìn cành lan hồ điệp từ Trung Quốc để xuất bán ra thị trường khu vực. Do hoa Trung Quốc hình thức khá bắt mắt nên dễ bán được giá cao, nhưng sau sử dụng các nụ hoa đầu cành thường bị mù (không nở), độ bền của cành hoa cũng chỉ bằng 2/3 hoa cùng loại SX trong nước.

Trước thực trạng đó, UBND xã Xuân Quan đã phối hợp với Sở KH – CN Hưng Yên và Trung tâm Nghiên cứu & phát triển hoa – cây cảnh xây dựng phòng nuôi cấy mô để ứng dụng các TBKT nhân giống một số loại lan quý hiếm. Bước đầu đã tạo cho ra hàng ngàn cây giống lan đai châu, địa lan, hồ điệp đáp ứng cho nhu cầu phát triển SX tại chỗ.

PGS.TS Đặng Văn Đông cho biết thêm: Tiềm năng SX hoa – cây cảnh nói chung, hoa lan hồ điệp nói riêng ở nước ta còn rất lớn. Vì chúng ta có thị trường tiêu thụ nội địa lớn, có nguồn lao động rẻ, người dân có ý chí vươn lên làm giàu, cán bộ khoa học có trình độ cao, và có một số vùng khí hậu ôn đới như Mộc Châu, Sa Pa rất phù hợp cho cây lan hồ điệp phân hóa mầm hoa tự nhiên.

Trước những thuận lợi trên Viện Nghiên cứu Rau quả đã và đang tập trung đầu tư lai tạo các giống hoa mới, nâng cao quy trình công nghệ SX hoa thương phẩm, hình thành một số cơ sở nhân giống lan hồ điệp công nghiệp, đảm bảo đủ nguồn giống tốt, giá thành hạ cho nhu cầu SX hoa quanh năm trong nước. Xúc tiến thành lập Câu lạc bộ Hoa lan hồ điệp Việt Nam, là cầu nối cho sự liên kết “4 nhà”, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao trình độ cho cán bộ nghiên cứu và cán bộ kỹ thuật.

Sản xuất lan hồ điệp tại Viện Nghiên cứu Rau quả

Nguồn: Nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Trang trại hoa lan trên vùng đất nắng

Anh Phan Thanh Sang – 30 tuổi; chủ trang trại hoa lan ở TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng – đã mạnh dạn đầu tư hơn 10 tỉ đồng để trồng các giống hoa lan nhiệt đới theo công nghệ cao ở tỉnh Ninh Thuận.

Đầu năm 2015, sau nhiều lần xuôi ngược khảo sát ở các tỉnh miền Trung, anh Sang quyết định trồng thử nghiệm 1 ha một số giống lan nhiệt đới như hồ điệp, dendro, mokara, ngọc điểm tại xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Sau gần một năm theo dõi khả năng sinh trưởng, anh nhận thấy vùng đất Lâm Sơn thích hợp với hầu hết giống lan nhiệt đới. Từ đó, năm 2016, anh đầu tư 15 tỉ đồng để mở rộng quy mô lên 5 ha với khoảng 200.000 chậu hồ điệp, hơn 31.000 cây mokara, 3.000 cây ngọc điểm, 3.000 cây lan trầm.

Anh Sang đã đặt tên trang trại hoa lan là YSA Orchid Lâm Sơn. Tại trang trại này, hoa lan được trồng trong nhà kính, có hệ thống quạt thông gió, điều chỉnh ánh sáng, nước tưới, bón phân, đồng hồ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm.

Anh Sang cho rằng vùng đất Lâm Sơn có nhiệt độ ban đêm 21-24 độ C, ban ngày hơn 30 độ C, rất phù hợp để lan nhiệt đới phát triển. “Cây con sau khi trồng khoảng 15-18 tháng sẽ được đưa lên Đà Lạt tiếp tục dưỡng thêm 4-5 tháng thì cho hoa, xuất bán” – anh Sang nói.

Trang trại hoa lan YSA Orchid Lâm Sơn

Với niềm đam mê hoa lan từ nhỏ, anh Sang đang là chủ 3 trang trại. Trang trại tại TP Đà Lạt chuyên trồng các loại địa lan. Hai trang trại ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng và huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận trồng các giống hoa lan nhiệt đới. Một số giống địa lan, hồ điệp, mokara được anh tự nhân giống bằng công nghệ cao nuôi cấy mô.

Hiện nhiều hoa lan của trang trại YSA Orchid đã xuất bán cho các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng và cả Campuchia với doanh thu hàng chục tỉ đồng mỗi năm.

Không chỉ làm giàu cho gia đình từ nghề trồng lan, ông chủ Phan Thanh Sang còn tạo việc làm ổn định cho hơn 20 lao động địa phương với mức thu nhập 3 – 4 triệu đồng/tháng.

Sau thành công của trang trại lan nhiệt đới trên vùng đất nắng Lâm Sơn, anh Sang đang sưu tầm, nghiên cứu nhân giống một số loài lan rừng ở Ninh Thuận nhằm bảo tồn các giống lan đặc hữu đang có nguy cơ tuyệt chủng. “Nếu bà con trong tỉnh muốn đầu tư trang trại trồng hoa lan, tôi sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật trồng và liên kết sản xuất theo mô hình tổ hợp tác để cùng phát triển” – anh Sang bộc bạch.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Hưỡng dẫn kỹ thuật trồng lan hồ điệp

Loài hoa của rừng núi

Thực chất, loài hoa hoang dã này có kỹ thuật trồng cây và chăm sóc không quá khó như nhiều người vẫn nghĩ. Lan hồ điệp (tên khoa học là Phalaenopsis) thuộc họ lớn nhất trong vương quốc các loài cây, họ lan Orchid Orchidaceae, có nguồn gốc từ Đông Nam Á, Philippines và Australia. Những loài cây này thường bám chặt vào cây ở trong rừng sâu hoặc bám vào đá. Chúng có lá to, rộng, mọng nước và cuống hoa uốn cong mang nhiều hoa. Thông thường, một câysẽ có từ 5 đến 10 lá và nhiều rễ màu trắng.

Kỹ thuật trồng cây hoa lan hồ điệp không quá khó như nhiều người nghĩKỹ thuật trồng cây hoa lan hồ điệp không quá khó như nhiều người nghĩ

Một số loài có cuống hoa mang những hoa tròn to. Những loài có cuống hoa ngắn và hoa có màu sặc sỡ gồm màu trắng, hồng, vàng hoặc cánh hoa có sự pha trộn các sọc, viền hay đốm. Ngoài những loài này, một số lớn giống lai có khả năng thích nghi trong điều kiện nhân tạo hơn so với môi trường tự nhiên. Một yếu tố quan trọng của lan hồ điệp là: trong điều kiện nhân tạo, thời gian hoa tàn là 3 tháng. Một số loài khác và giống lai có thời gian tươi kéo dài hơn. Một số giống có thể ra hoa quanh năm. Mùa lan bắt đầu nở hoa từ tháng 12 đến cuối tháng 5.

Lan hồ điệp có nhiều hình dáng và kích cỡ. Người trồng có thể đặt cây vào chậu riêng hoặc bỏ nhiều cây chung vào một chậu. Chậu thông thường có thể chứa được nhiều cây và cây có thể ra hoa trong vòng hai năm nếu được chăm sóc hợp lý.

Yêu cầu về ánh sáng và nhiệt độ

Lan hồ điệp cần ánh sáng để phát triển tốt. Trong nhà, loài cây này nên đặt ở vị trí gần cửa sổ có ánh sáng nhưng nên tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Người chơi hoa có thể cho đèn chiếu sáng nhân tạo. Các đèn chiếu sáng nên đặt ở phía trên của cây và nên chiếu ít nhất 12 đến 16 giờ hàng ngày. Trường hợp ở trong nhà kính, cây nên được che bằng tấm vải, nhất là trong mùa hè.

Để có chậu cây đẹp như mong muốn và lâu tàn, người trồng cần chú ý một số kỹ thuật trồng cây cơ bảnĐể có chậu cây đẹp như mong muốn và lâu tàn, người trồng cần chú ý một số kỹ thuật trồng cây cơ bản

Loài lan này cần nhiệt độ ban ngày là 18-29 độ C và nhiệt độ ban đêm là 13-18 độC. Trong suốt mùa thu, nhiệt độ nên duy trì dưới 16 độ C liên tục trong 3 tuần khi cụm hoa bắt đầu xuất hiện. Thông thường, sự thay đổi bất thường về nhiệt độ và độ ẩm có thể là nguyên nhân làm rụng nụ.

Đảm bảo độ ẩm và tưới nước cho cây

Lan hồ điệp cần độ ẩm từ 50-80% . Nếu độ ở môi trường có độ ẩm thấp hơn, người trồng có thể dùng màn che để hạn chế cây thoát hơi nước. Một biện pháp đề phòng khác là giữ cây ở trong chậu có chứa sỏi hay đá cuội và nước. Người chơi hoa phải đảm bảo cây phải luôn ở trên sỏi, đá cuội và không chạm vào nước. Việc tưới nước cho loài cây này rất quan trọng và người chăm cây nên thực hiện một cách cẩn thận.

Lan hồ điệp có nhiều màu sắc đa dạngLan hồ điệp có nhiều màu sắc đa dạng

Vào mùa hè, cây cần được tưới khoảng 2-3 ngày một lần, ngược lại vào mùa đông, người chơi hoa chỉ cần tưới khoảng 10 ngày một lần Thời gian tốt nhất để tưới nước là buổi trưa vì lá sẽ khô cho tới tối. Nước dính lại có thể khiến cho lá bị thối, vì thế., cách tốt nhất là người trồng nên tưới nước cho cây phù hợp với từng mùa, đồng thời cũng xem xét nhu cầu nước và giá thể sử dụng (giá thể thường được sử dụng là vỏ cây, đá trân châu, vỏ cây dương xỉ, than củi).

Phân bón và thuốc trừ sâu

Việc bón phân cho cây nên được tiến hành thường xuyên hơn vào mùa hè và khi cây đang trong giai đoạn tăng trưởng. Trong mùa đông, cây sẽ sử dụng chất hữu cơ ít hơn. Người chăm cây cần luôn tưới nước cho cây đầy đủ trước khi bón phân. Loại phân bón với công thức ổn định như NPK 14-14-14 là tốt nhất cho cây. Cây đang ra hoa cần được sử dụng phân công thức có hàm lượng photpho cao hơn. (10-30-20%).

Người chơi hoa có thể điều chỉnh thời gian ra hoa theo ý muốnNgười chơi hoa có thể điều chỉnh thời gian ra hoa theo ý muốn

Lan hồ điệp rất thu hút sâu hại như: sâu đục nụ, nhện, rệp, ốc sên. Những loài sâu hại bám vào lá cần được loại bỏ bằng nước xà phòng hoặc thuốc trừ sâu sau đó người chơi hoa nên rửa sạch lại lá bằng một miếng vải mềm.

Kích thích ra hoa

Hoa lan hồ điệp thường sẽ tàn sau khi nở 3 tháng. Sau khi hoa tàn, người trồng có thể điều khiển cho cây ra hoa lại bằng cách cắt bỏ toàn bộ cuống hoa, phương pháp này rất tốt nếu cuống hoa đã già và có màu nâu. Tuy nhiên, nếu cuống hoa còn màu xanh, người chơi hoa chỉ nên cắt một đốt trên cuống hoa. Đoạn cành được cắt bỏ nên có độ dài khoảng 10-12cm, điều này có thể giúp cây hình thành một cành mới trong vòng 2-3 tuần sau.

Thay chậu

Lan hồ điệp có thời gian sống rất dài, vì vậy người chăm cây cần thay chậu cho cây. Có hai lý do mà cây cần được thay chậu, một là cây không sinh trưởng được trong chậu đang trồng, hai là giá thể bị phân hủy và không đủ không khí để duy trì cho rễ cây phát triển tốt. Việc thay chậu có thể thực hiện một lần trong một năm hoặc hai năm, mùa thích hợp nhất để thay chậu là mùa xuân.

Rễ cây phát triển lan ra sẽ phủ lên chậu và giá thể ở trong chậu làm bịt kín các khe hở giữa các rễ, không có khoảng trống giữa giá thể và rễ cây. Điểm bắt đầu của thân cây nên được giữ một đoạn ngắn ở dưới giá thể. Sau khi thay chậu, người chăm nên giữ cây trong bóng mát và tưới nước sau 3 ngày.

Phương pháp chăm sóc lan hồ điệp sau Tết

Sau Tết, khi đa phần hoa trên các cần lan đã tàn, muốn cho cây sống sót và nhanh phục hồi, ta nên dỡ chậu lan ra thành từng cây một để trồng và chăm sóc.

Các cây lan hồ điệp trưng bày ngày Tết thường ghép vào các chậu lớn tạo nên những giò lan rực rỡ. Tuy nhiên, sau Tết, do các gia đình bận rộn nên thường quên hoặc chăm sóc lan không chu đáo, vì thế phần lớn lan bị chết hoặc không thể phát triển, hoặc lụi dần do người chơi không mấy quan tâm đến hoặc chưa biết chăm sóc nó ra sao sau khi tàn hoa.

Chăm sóc lan hồ điệp sau tết

Dùng kéo cắt bỏ ngồng hoa, cách mắt ngủ cuối cùng trên cần hoa khoảng 3 cm. Không nên cắt sát cần cuống, dễ làm dập gãy lá và dễ bị thối lan vào thân cây. Chỗ mắt ngủ còn lại trên cần hoa có khả năng cho ra cây con, dùng bông y tế chấm ít thuốc atonic đặt vào chỗ mắt ngủ khoảng một tuần rồi mở ra, sau 1-2 tháng có khả năng ra cây con.

  • Đối với các lá bị bệnh ít, tỷ lệ vàng úa chưa quá 1/3 lá thì ta cố gắng giữ lá đó bằng cách dùng dao lam hoặc dao thật sắc khoét bỏ phần bị lá bị hỏng.
  • Đối với các lá bị bệnh nhiều, mặt sau lá có dấu hiệu nấm, nhện loang rộng nên cắt bỏ hoàn toàn.

Tiếp theo, xử lý phần gốc và rễ: Người trồng nên quan sát rễ cây. Đa phần các cây hồ điệp trồng công nghiệp bằng rêu nước, dịp Tết do người nhà vườn hoặc người chơi tưới nước nhiều, do vận chuyển, cắm que sắt uốn hoa làm cho rễ cây bị thối rất nhiều. Ta cần rút bỏ bầu nhựa.

  • Nếu thấy rễ cây vẫn còn tươi xanh, thối ít thì ta cố gắng giữ nguyên cả bầu của cây, dùng kéo sạch cắt bỏ tất cả các rễ thối, để nguyên các rễ vẫn còn tươi xanh. Bôi vôi, hoặc sơn móng tay, hoặc thuốc làm liền da cây, hoặc keo 502 vào tất cả các vết cắt đặt nguyên bầu cây vào chậu, dùng dây cố định chặt gốc cây lan không cho lung lay. Đổ dớn cọng đã xử lý nấm vào xung quanh chậu vỗ nhẹ cho hơi chặt, không phủ kín lên gốc để quan sát sự phát triển của rễ cây.
  • Nếu rễ cây bị hỏng nhiều, gỡ bỏ toàn bộ phần rêu nước trong bầu cây để cắt rễ thối, cắt bỏ toàn bộ các rễ bị thối hoặc dập gãy. Bôi vôi, keo vào vết cắt, bỏ ít xốp vào đáy chậu.

Cây bị cắt gần như hết rễ nên rất khó đứng vững trong chậu. Dùng một thỏi xốp hình chữ nhật, đặt vào chính giữa gốc cây, cho cây lên cục xốp đó. Buộc dây vào gốc và buộc cố định chắc chắn sang hai bên không cho cây bị lung lay khi cầm chậu.

  • Để cây vào chỗ mát, tránh mưa tuyệt đối, để khô khoảng ba ngày sau thì tưới đẫm toàn bộ chậu 1 lần.
  • Pha phân bón B1 hoặc thuốc kích thích tăng trưởng như Atonic, K/H …thật loãng, tỉ lệ 1/2 thìa cà phê cho 20 lít nước phun sương ẩm hàng ngày.
  • Khoảng 1-2 tuần sau, các rễ mới nhú ra, đợi khi rễ non cắm vào giá thể thì đổ thêm một lớp đất vào.
  • Sau 1-2 tháng cây phát triển ổn định trở lại, bón phân, tưới nước bình thường.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam