Phòng trừ sâu bệnh hại quất cảnh

Giới thiệu một số loài sâu bệnh chính gây hại trên cây quất và biện pháp phòng trừ: sâu bướm phượng, ngài chích hút, các loài rệp, bệnh ghẻ, bệnh thối gốc và rễ

Quất là một loại cây cảnh được nhiều người ưu thích, nhất là vào dịp Tết. Nhưng để có một cây quất đẹp, ngoài kỹ thuật chăm sóc, tạo tán, thúc và hãm cho hoa nở để có quả chín đúng vào dịp Tết thì biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây quất đóng một vai trò quan trọng quyết định tới vẻ đẹp của chậu quất.

Sau đây chúng tôi giấy thiệu một số loài sâu bệnh hại chính trên cây quất và biện pháp phòng trừ.

1. Sâu bướm phượng

Trưởng thành của sâu là một loài bướm hoạt động vào ban ngày. Trưởng thành đẻ trứng rải rác trên các chồi non của cây. Sâu non nở ra ăn khuyết các lá non, búp non, nụ hoa làm cho cây sinh trưởng chậm, các lá bị ăn khuyết nham nhở làm mất vẻ đẹp tự nhiên của cây quất.

Phòng trừ: Thường xuyên kiểm tra các chậu quất và vườn quất cảnh, khi mật độ sâu thấp có thể bắt và diệt bằng tay vì loài sâu này nhìn thấy rõ bằng mắt thường. Khi mật độ sâu cao có thể dùng một trong các loại thuốc thông dụng để phun trừ như: Ofatox 400EC, Bassa 50EC, Karate 2,5EC… nồng độ từ 0,1 – 0,2% để phun trừ.

2. Ngài chích hút

Trưởng thành là một loài bướm nhỏ hoạt động vào ban đêm, chúng dùng vòi chích hút những quả bước vào giai đoạn chín (khi vỏ quả chuyển sang mầu vàng). Tác hại của ngài chích hút làm cho quả quất bị thối và rụng, làm giảm tỷ lệ quả chín trên cây, từ đó làm giảm vẻ đẹp của chậu quất.

Phòng trừ: Đối với vườn quất hoặc cây quất đã trồng vào chậu cần kiểm tra thường xuyên để vợt bắt và tiêu diệt ngài chích hút kịp thời. Khi có quả chín có thể soi đèn để bắt ngài vào ban đêm. Có thể dùng bẫy bả chua ngọt gồm nước đường pha dấm và thuốc trừ sâu Padan nồng độ từ 0,1 – 0,2%, sau đó cho vào các đĩa đặt trong vườn quất để thu hút ngài đến tiêu diệt (có thể thay nước đường dấm bằng nước ép hoa quả).

3. Các loài rệp

Rệp hại quất cảnh có nhiều loài như rệp muội, rệp vẩy ốc… Rệp thường sống thành từng ổ trên các búp non, quả non và chùm hoa. Rệp chích hút dịch cây làm cho lá, quả non phát triển dị dạng làm mất vẻ đẹp của chậu quất cảnh. Ngoài ra, chất bài tiết của rệp tạo điều kiện cho nấm mồ hóng (nấm muội đen) phát triển trên lá và quả non làm giảm giá trị của chậu quất.

Phòng trừ: Cần theo dõi vườn quất và chậu quất thường xuyên để có biện pháp phòng trừ rệp kịp thời. Nếu số lượng rệp ít có thể ngắt ổ rệp tiêu hủy để tránh lây lan. Khi mật độ rệp cao có thể dùng một trong các loại thuốc để phun trừ như: Bassa 50EC, Trebon 10EC… nồng độ từ 0,1 – 0,2 %. Chú ý phun ướt đều các quả và búp non.

4. Bệnh ghẻ (còn gọi là bệnh sẹo)

Bệnh do một loài nấm gây lên. Bào tử của nấm thường tồn tại trên các lá non. Bào tử xâm nhập và gây hại chủ yếu trên các bộ phận non của cây như lá, cành và quả non. Những lá bị hại thường phát triển cong về một phía. Vết bệnh trên lá và quả tạo thành các đốm mầu gỉ sắt, nhiều vết bệnh đan xen nhau tạo thành các đám sần sùi trên lá và quả làm giảm giá trị và vẻ đẹp của chậu quất.

Phòng trừ: Cần quan sát và theo dõi thường xuyên trên chậu và vườn quất, kết hợp với chăm sóc và tạo tán để cắt tỉa kịp thời các lá và quả bị bệnh tiêu hủy tránh lây lan. Khi bệnh có chiều hướng tăng, có thể dùng một trong các loại thuốc sau để phun trừ: Daconil 75WP, Anvil 5EC, Tilt sunper 300ND… nồng độ từ 0,15 – 0,2%. Chú ý phun ướt đều các bộ phận của cây.

5. Bệnh thối gốc và rễ

Bệnh làm cho rễ và phần thân cây sát mặt đất bị chết từ đó làm chết cả cây. Ngoài ra, bệnh còn gây hại trên thân, làm cho thân cây bị nứt vỏ và chảy nhựa có mầu nâu. Sau đó phần vỏ và thân cây chỗ vết bệnh bị chết. Khi cây bị bệnh nặng làm lá cây biến vàng, rụng và chết toàn bộ cây.

Phòng trừ: Cần giữ cho vườn và chậu quất thông thoáng, nên giữ ẩm độ đất trong chậu vừa phải, không nên tưới phun quá đậm. Cần sử lý đất trong vườn và chậu trước khi trồng bằng vôi bột hoặc thuốc Boocdo 1% nhằm tiêu diệt nguồn nấm có sẵn trong đất.
Ngoài các đối tượng sâu bệnh chủ yếu trên cần chú ý sâu vẽ bùa và bệnh phấn trắng gây hại các lá non.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây Quất cảnh quanh năm

Bệnh thường làm cho rễ và phần gốc sát mặt đất bị thối và chết. Ngoài ra, bệnh còn gây hại trên thân, làm nứt vỏ cây, chảy nhựa màu nâu, dẫn đến chết thân cành.

I-Kỹ thuật nhân giống cây quất cảnh

Cây quất thường được nhân giống theo phương pháp vô tính. Trong các phương pháp nhân giống vô tính thì chiết cành là phương pháp tối ưu nhất đối với cây Quất cảnh bởi cây nhanh cho thu hoạch, lại giữ được đặc tính tốt từ thế hệ bố mẹ.

1.1 Thời vụ chiết cành: vào khoảng tháng 2, cắt cành chiết vào khoảng tháng 4 âm lịch hàng năm.

1.2 Chọn cây mẹ: Cây khỏe, đẹp sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh, tán lá phát triển đều, rộng…

1.3 Chọn cành chiết: Chọn cành khỏe, không sâu bệnh, cành có đường kính to bằng cây đũa ăn, dài khoảng 30 cm là được

1.4 Chuẩn bị giá thể chiết cành: Giá thể chiết cành bao gồm đất phù sa nhẹ hoặc đất bùn ao phơi khô nghiền nhỏ phối trộn với rơm rạ mục, rễ bèo…theo tỷ lệ như sau: (Rơm rạ, rễ bèo)/đất bột bùn = 1/2. Hỗn hợp trên được phối trộn với chất kích thích ra rễ nhằm hỗ trợ quá trình ra rễ của cành chiết.

1.5 Kỹ thuật chăm sóc cây con Vườn ươm: Sau khi chiết, sau 60-65 ngày cành chiết phát triển triển cho ra bộ rễ hoàn chỉnh, lúc đó cắt cành và đưa ra vườn ươm cây và chăm sóc cây con năm thứ nhất: như bón phân, tưới nước, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh, cắt tỉa tạo tán…Đối với cây Quất cảnh thì từ lúc chiết cành đến ươm cây đến cho thu hoach mất khoảng 3 năm:

*Năm 1: Thời gian ươm cây khoảng 10 tháng từ lúc cắt cành chiết (tháng 4) đến tháng 2 năm sau tiến hành đảo cây ra trồng ở nơi khác để chuẩn bị bước sang năm thứ 2. lưu ý khoảng cách trồng cây vườn ươm là 60×60 cm.

*Chăm sóc cây quất Năm 2:

– Khoảng cách: 1-1,2m/cây

– Bón phân hóa học: 5-7 kg NPK tổng hợp/tháng/lần

– Làm cỏ, tuới nước theo nhu cầu của cây và theo mùa vụ

– Phòng trừ sâu bệnh: thường thì 20-25 ngày phun thuốc BVTV 1 lần

– Bổ sung dinh dưỡng bằng đậu tương nghiền nhỏ hoặc đậu tương nguyên hạt bón xung quanh gốc cây(đậu tương chưa rất nhiều dinh dưỡng như acid amin 19 loại, các chất khoáng đa lượng đặc biệt là vi lượng Ca, Fe, Mg, Na, S; các vitamin A, B1, B2, D, E, F; các enzyme…): cách bón như sau: Đối với cây năm 2 sử dụng đậu tương nghiền nhỏ bón mỗi gốc 200g, bón 3 đợt trong năm.

– Cắt tỉa tạo tán vào 3-4 tháng/lần vào các tháng 5-8-12

*Chăm sóc quất năm 3: về cơ bản như năm 2 tuy nhiên đây là năm cho hoa, quả để thu hoặch nên các kỹ thuật bón phân, tưới nước được chú ý hơn năm thứ 3 công việc cắt tỉa hạn chế vì tán đã đi vào ổn định:

– Đảo quất vào tháng đầu 5 âm lịch trồng lại sao cho khoảng cách tán cách tán khoảng 40cm là được. Mục đích đảo quất nhằm điều chỉnh tỷ lệ hormon Cytokinin(hormon trẻ hóa cây) làm cho cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh sản cây sẽ cho ra hoa và trung tuần tháng 6, lưu ý với nhưng năm mưa nhiều, độ ẩm cao cây có thể cho ra hoa sơm cần phải vặt bỏ hoa để đảm bảo thời vụ cho quả đúng dịp tết nguyên đán.

– Bón phân: NPK tương tự như năm 2, bổ sung đậu tương như năm 2 vào các tháng 5 và 8. Cách bón đậu tương: rắc bột đậu tương xung quanh mép ngoài của bầu(đỉnh rễ), không cần lấp đất.

1.6 Cải tạo đất sau mỗi vụ thu hoạch: cần bổ sung thêm đất phù sa, bón thêm vôi nếu đất chua 20-25kg/sào Bắc bộ.

II-Phòng trừ sâu bệnh

Sâu bướm phượng

Sâu bướm phượng thường đẻ trứng rải rác trên các chồi non của cây. Sâu non nở ra ăn lá non và búp, làm cây sinh trưởng chậm, lá bị khuyết nham nhở làm mất vẻ đẹp tự nhiên của cây.

Phòng trừ: Thường xuyên kiểm tra các chậu quất, khi mật độ sâu thấp có thể bắt và diệt bằng tay. Khi mật độ sâu cao, dùng một trong các loại thuốc để phun như Ofatox 400 EC, Bassa 50 EC, Karate 2,5 EC…, nồng độ từ 0,1- 0,15%.

Rệp

Rệp hại quất cảnh thường sống thành từng ổ trên các búp non, chùm hoa và quả non. Rệp chích hút dịch làm lá, búp và quả non phát triển dị dạng.

Phòng trừ: Nếu số lượng rệp ít có thể ngắt ổ rệp tiêu huỷ để tránh lây lan. Khi mật độ rệp cao có thể dùng một trong các loại thuốc để phun trừ như Bassa 50 EC, Betox 5 EC, Karate 2,5 EC…, nồng độ từ 0,1- 0,15%.

Bệnh ghẻ (bệnh sẹo)

Bào tử nấm thường tồn tại trên lá non, chúng xâm nhập và gây hại chủ yếu trên các phần non của cây như lá, cành và quả. Những lá bị hại phát triển cong về một phía.

Phòng trừ: Cắt tỉa các lá và quả bị bệnh. Khi bệnh nặng có thể dùng các loại thuốc để phun trừ như Daconil 75 WP, Anvil 5 EC, Tilt sunper 300 EC…

Bệnh thối gốc và rễ

Bệnh thường làm cho rễ và phần gốc sát mặt đất bị thối và chết. Ngoài ra, bệnh còn gây hại trên thân, làm nứt vỏ cây, chảy nhựa màu nâu, dẫn đến chết thân cành.

Phòng trừ: Cần giữ vườn và chậu quất thông thoáng, giữ độ ẩm trong chậu vừa phải, không nên tưới quá đậm.

Kỹ thuật trồng quất

Cây quất (miền Nam gọi là cây tắc) thường được chọn làm cây cảnh trong những ngày Tết. Do vậy, ngoài việc trồng bình thường, phải biết xử lý để cây cho trái và chín vào đúng dịp Tết, vừa để trưng Tết vừa bán được giá.

Thời vụ trồng

Quất được trồng quanh năm nhưng muốn trồng mới (chiết cành) tốt nhất nên thực hiện vào đầu mùa mưa.

Đất trồng

Thường trồng trên đất vườn, đất có pha cát, sét bảo đảm được độ thông thoáng và đủ độ ẩm. Độ pH thích hợp là 5-6.

Cách trồng

Có thể trồng quất trực tiếp trên đất, nhưng cũng có thể trồng vào giỏ, chậu… Trước hết nên trồng quất ngoài đất vườn rồi sau đó mới đưa vào chậu.

– Đất trồng cần lên liếp cao, thiết kế mương nước xung quanh, líp rộng 4-6m, mương khoảng 1-1,5m. Mặt líp phải cao hơn mương nước từ 20-30cm, tránh để nước ngập, quất sẽ ngừng phát triển và có thể chết.

– Quất cần nhiều ánh sáng, chịu ẩm ướt, nhiệt độ thích hợp từ 20-24oC. Vào mùa khô cần tưới nước đầy đủ, tránh để đất khô, quất sẽ không phát triển và bị vàng lá rồi rụng dần.

– Quất không trồng bằng hạt vì dễ biến dị, cây chậm ra quả, do vậy, trồng mới nên áp dụng phương pháp chiết cành.

Cách chiết

Cũng giống như cam, quýt, cần chọn cành khoẻ, mọc xiên, tiến hành khoanh vỏ, để khô 4-5 ngày, quấn rơm đã nhào với đất bùn ướt, bên ngoài cần bao một lớp nilon có đục lỗ thoát nước. Nên tiến hành chiết vào tháng 3-4, những tháng đầu mùa mưa.

Bón phân

Cần bón phân cân đối cho quất, bón lót, bón thúc cho hợp lý cây mới phát triển tốt và cho bông trái nhiều.

– Bón lót trung bình một gốc cần 20-25kg phân chuồng hoai, rác mục.

– Bón thúc dùng phân NPK (16-16-8), trung bình 0,3-0,5kg/gốc/năm, chia 2 lần, bón cách nhau 40 ngày. Khi cây chuẩn bị ra hoa cần bón thêm phân KCl 100g/gốc để tăng cường đậu trái và trái ít bị rụng. Để cây phát triển mạnh, cành lá xanh mướt cần phun thêm phân bón lá, 15 ngày phun 1 lần.

Phòng trừ sâu bệnh

Nên chọn cành chiết từ cây mẹ khoẻ mạnh, không có biểu hiện bệnh để đảm bảo cho cây con sau này khoẻ mạnh, khả năng phát triển tốt, đậu quả nhiều.

Quất thường dễ bị bệnh trong trường hợp thiếu phân, nước, ánh sáng và pH không phù hợp…

Thường xuyên thăm vườn để phát hiện và loại bỏ cây bị bệnh vàng lá để tránh lây lan sang cây khác.

Nếu trồng quất cảnh phải phun ngừa bệnh theo định kỳ, cứ 7-15 ngày phun thuốc trừ bệnh Aliette, Benlate C, Sunfat đồng để ngừa các bệnh về nấm. Đối với các loại sâu, côn trùng phá hoại như vẽ bùa, rệp mềm, rệp sáp, sâu đục thân… cần sử dụng các loại thuốc Sevin, Padan, Tribon, Bi58… để phòng trị. Tuỳ vào mức độ phá hoại của côn trùng mà phun định kỳ từ 7-10 ngày/lần theo liều lượng ghi trên nhãn bao thuốc.

Xử lý cho trái chín đúng dịp Tết

Quất ra trái quanh năm, nên phải điều chỉnh sao cho trái chín vào đúng dịp Tết. Cách làm như sau:

– Đến khoảng tháng 6-7 âm lịch bắt đầu thăm chừng thường xuyên vườn quất, phát hiện cây nào có trái phát triển mạnh thì đào bứng cây lên, rồi phơi nắng nhẹ độ 10 ngày, sau đó tỉa bỏ bớt cành lá cho cây gọn nhẹ rồi đem trồng lại (đảo quất, đánh quất). Nếu trồng trong giỏ, chậu, chỉ cần vặt hết trái, giảm tưới nước tối đa.

– Đến giữa hoặc cuối tháng 8 âm lịch, chuẩn bị cho cây ra hoa, kết trái và làm sao cho trái chín vàng vào dịp Tết Nguyên đán. Giai đoạn này cần cung cấp cho quất đầy đủ phân bón, nước, cây sẽ xanh tốt, cho trái nhiều và đảm bảo trái sẽ chín vàng vào đúng Tết.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Chăm sóc quất sau thời gian chơi Tết

Chăm sóc quất trong thời gian chơi Tết

Mỗi ngày dùng bình bơm nhỏ, loại có dung tích 0,5-1,5 lít phun hoặc dùng tay rẩy nước sạch lên tán lá 1-2 lần, tưới đủ ẩm cho gốc quất, đảm bảo lá vẫn tươi và rụng ít sau đợt chơi tết.

Chăm sóc sau khi chơi Tết

Trước khi trồng lại 10 ngày

Dùng sản phẩm siêu ra rễ phun ướt đẫm tán lá, tưới ướt đẫm gốc cây. Sau 10 ngày xử lý, bộ rễ cây quất đã được phát động, các rễ mới được hình thành. Dùng tay vặt 1/2 đến 2/3 số lá trên cây, tiến hành trồng, tưới ẩm như những cây quất giống bình thường.

Quất thường trồng trên đất vườn, đất có pha cát, sét bảo đảm được độ thông thoáng và đủ độ ẩm. Độ pH thích hợp đối với đất trồng cây quất là 5 – 6.

Chăm sóc cây quất sau mùa Tết

Hố trồng cần bón 1 – 2kg phân vi sinh hoặc 3 – 5kg phân chuồng hoai mục để bón lót. Đất trồng cần lên líp cao, thiết kế mương nước xung quanh, líp rộng từ 4 – 6m, mương khoảng từ 20 – 30cm, tránh để nước ngập, quất sẽ ngừng phát triển và thậm chí có thể chết.

Chăm sóc

Khoảng 5 – 7 ngày, người trồng cần xới xáo quanh gốc (cách gốc 30cm) cho đất tơi xốp và tưới hoặc bón phân khoáng (mỗi gốc bón 0,5-1kg NPK (12:5:10) cách gốc 30cm cho quất nhanh phát triển cành lá, có thể tưới, bón thêm nước hoặc phân chuồng hoai mục cho quất tốt bền và giảm sâu, bệnh hại.

Dùng phân hữu cơ vi lượng bón thay phân chuồng kết hợp với nước tăng trưởng vườn sinh thái phun lướt qua (nồng độ 5ml/15 lít nước khi lá non nhiều và 5ml/10 lít nước khi lá già, lá bánh tẻ) khoảng 15 – 20 ngày/lần, lá quất dày, xanh, quả to, mập chín màu sắc tươi đẹp lâu rụng, cây quất khoẻ mạnh chống lại sâu, bệnh hại tốt.

Tạo tán, tạo thế

Có thể tạo thế mới hay duy trì thế sẵn có đã tạo từ năm trước. Người tạo tán, tạo thế phải tìm hiểu qua tài liệu, thực tế sản xuất, nắm được hình dạng cơ bản của từng loại thế thì mới thành công.

Khi cắt tỉa tạo thế chú ý phải dùng dao, kéo sắc chuyên dùng, tiến hành công việc vào những ngày nắng ráo. Việc tạo thế cần làm định kỳ 7 – 10 ngày/lần.

Tạo tán, tạo thế cho cây quất

Tạo quả, lộc cho cuối năm

Cần đảo quất vào trung tới hạ tuần tháng 5 dương lịch. Trước khi đảo quất, tưới đủ ẩm, dùng đầm sắt hay gỗ đầm xung quanh gốc (cách gốc 20 – 30cm) cho phần đất đó liên kết với nhau, hạn chế nứt, vỡ bầu khi đào, đánh.

Bầu to hay nhỏ phụ thuộc vào cây, vào đường kính tán, đường kính chậu định bứng trồng sau này. Đầu tiên dùng cuốc, thuổng moi đất xa cách gốc 60 – 100cm, đào rãnh sâu 40cm, rộng 20cm, sau đó tỉa bỏ bớt đất đến đường kính bầu đã định, trong quá trình bỏ bớt đất, ta chặt bỏ các rễ quá to (đường kính > 1cm) không quấn quanh bầu được, còn các loại rễ nhỏ, mềm dài đem quấn quanh bầu, dùng dây nilon buộc chặt rễ qua gốc.

– Nếu định để trên tán chỉ có một loại quả chín: Để cây vừa đánh bầu vào nơi râm mát, tránh mưa to làm rã hỏng bầu, trong 10-20 ngày, khi nào các lá héo rụng gần hết (80-90% lá rụng) đem trồng lại và chăm sóc bình thường, cây sẽ ra hoa kết quả đồng loạt vào tháng 7 – 8, chín vào tháng 1 – 2 dịp Tết Nguyên đán.

– Muốn có tán vừa có quả chín, quả xanh, vừa có lộc hoa, sau khi đánh bầu đảo quất: Cần để trong bóng mát 7 – 10 ngày sao cho tán cây héo rụng bớt 1/2 lá, đem trồng lại. Khi cây kết quả ở lứa hoa đầu và lứa hoa thứ hai (tháng 6 – 8), ta vặt bớt 1/2 lượng quả, cắt ngọn non, vặt 1/2 số lá bánh tẻ, bón thúc phân đạm + kali hoặc nước tăng trưởng vườn sinh thái cây lại tiếp tục ra hoa, kết quả, phát lộc những lứa sau, cuối năm sẽ được cây trên tán vừa có quả chín, quả xanh, vừa có hoa và lộc non như ý muốn.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

 

Kỹ thuật xử lý quất cảnh chín đúng dịp Tết

Cây quất (miền Nam gọi là cây tắc) thường được chọn làm cây cảnh trong những ngày Tết. Do vậy, ngoài việc trồng bình thường, phải biết xử lý để cây cho trái và chín vào đúng dịp Tết, vừa để trưng Tết vừa bán được giá.

Thời vụ trồng:

Quất được trồng quanh năm nhưng muốn trồng mới (chiết cành) tốt nhất nên thực hiện vào đầu mùa mưa.

Đất trồng:

Thường trồng trên đất vườn, đất có pha cát, sét bảo đảm được độ thông thoáng và đủ độ ẩm. Độ pH thích hợp là 5-6.

Cách trồng:

Có thể trồng quất trực tiếp trên đất, nhưng cũng có thể trồng vào giỏ, chậu… Trước hết nên trồng quất ngoài đất vườn rồi sau đó mới đưa vào chậu.

– Đất trồng cần lên liếp cao, thiết kế mương nước xung quanh, líp rộng 4-6m, mương khoảng 1-1,5m. Mặt líp phải cao hơn mương nước từ 20-30cm, tránh để nước ngập, quất sẽ ngừng phát triển và có thể chết.

– Quất cần nhiều ánh sáng, chịu ẩm ướt, nhiệt độ thích hợp từ 20-24oC. Vào mùa khô cần tưới nước đầy đủ, tránh để đất khô, quất sẽ không phát triển và bị vàng lá rồi rụng dần.

– Quất không trồng bằng hạt vì dễ biến dị, cây chậm ra quả, do vậy, trồng mới nên áp dụng phương pháp chiết cành.

Cách chiết:

Cũng giống như cam, quýt, cần chọn cành khoẻ, mọc xiên, tiến hành khoanh vỏ, để khô 4-5 ngày, quấn rơm đã nhào với đất bùn ướt, bên ngoài cần bao một lớp nilon có đục lỗ thoát nước. Nên tiến hành chiết vào tháng 3-4, những tháng đầu mùa mưa.

Bón phân:

Cần bón phân cân đối cho quất, bón lót, bón thúc cho hợp lý cây mới phát triển tốt và cho bông trái nhiều.

– Bón lót trung bình một gốc cần 20-25kg phân chuồng hoai, rác mục.

– Bón thúc dùng phân NPK (16-16-8), trung bình 0,3-0,5kg/gốc/năm, chia 2 lần, bón cách nhau 40 ngày. Khi cây chuẩn bị ra hoa cần bón thêm phân KCl 100g/gốc để tăng cường đậu trái và trái ít bị rụng. Để cây phát triển mạnh, cành lá xanh mướt cần phun thêm phân bón lá, 15 ngày phun 1 lần.

Phòng trừ sâu bệnh:

Nên chọn cành chiết từ cây mẹ khoẻ mạnh, không có biểu hiện bệnh để đảm bảo cho cây con sau này khoẻ mạnh, khả năng phát triển tốt, đậu quả nhiều.

Quất thường dễ bị bệnh trong trường hợp thiếu phân, nước, ánh sáng và pH không phù hợp…

Thường xuyên thăm vườn để phát hiện và loại bỏ cây bị bệnh vàng lá để tránh lây lan sang cây khác.

Nếu trồng quất cảnh phải phun ngừa bệnh theo định kỳ, cứ 7-15 ngày phun thuốc trừ bệnh Aliette, Benlate C, Sunfat đồng để ngừa các bệnh về nấm. Đối với các loại sâu, côn trùng phá hoại như vẽ bùa, rệp mềm, rệp sáp, sâu đục thân… cần sử dụng các loại thuốc Sevin, Padan, Tribon, Bi58… để phòng trị. Tuỳ vào mức độ phá hoại của côn trùng mà phun định kỳ từ 7-10 ngày/lần theo liều lượng ghi trên nhãn bao thuốc.

Xử lý cho trái chín đúng dịp Tết:

Quất ra trái quanh năm, nên phải điều chỉnh sao cho trái chín vào đúng dịp Tết. Cách làm như sau:

– Đến khoảng tháng 6-7 âm lịch bắt đầu thăm chừng thường xuyên vườn quất, phát hiện cây nào có trái phát triển mạnh thì đào bứng cây lên, rồi phơi nắng nhẹ độ 10 ngày, sau đó tỉa bỏ bớt cành lá cho cây gọn nhẹ rồi đem trồng lại (đảo quất, đánh quất). Nếu trồng trong giỏ, chậu, chỉ cần vặt hết trái, giảm tưới nước tối đa.

– Đến giữa hoặc cuối tháng 8 âm lịch, chuẩn bị cho cây ra hoa, kết trái và làm sao cho trái chín vàng vào dịp Tết Nguyên đán. Giai đoạn này cần cung cấp cho quất đầy đủ phân bón, nước, cây sẽ xanh tốt, cho trái nhiều và đảm bảo trái sẽ chín vàng vào đúng Tết.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam