Tại sao gà đẻ nuôi nhốt trong lồng thường mệt mỏi, còi xương?

Qua quan sát nhiều trang trại chăn nuôi gà đẻ chuồng lồng (ảnh 1), người ta phát hiện thấy một tỷ lệ khá lớn gà đẻ nuôi nhốt trong lồng thường xuyên mệt mỏi, bỏ ăn và có bộ xương yếu ớt gây thiệt hại đáng kể đến năng suất và lợi nhuận của trang trại.

Nếu không nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và khắc phục hiện tượng trên thì ngày qua ngày, trang trại sẽ phải âm thầm gánh chịu 1 khoản lỗ không hề nhỏ.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về đặc điểm nhận dạng, nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng mệt mỏi trên nhằm giúp các trang trại chăn nuôi gà đẻ chủ động hơn trong việc làm chủ tình hình khi trang trại xảy ra vấn đề tương tự.

                                           Gà đẻ nuôi trong chuồng lồng.

Đặc điểm nhận dạng gà đẻ mắc hội chứng mệt mỏi, còi xương.

Nếu trong trang trại của bạn thấy xuất hiện những con gà đẻ có các triệu chứng sau đây thì bạn nên tiếp tục quan tâm tới bài viết này:

– Gà xù lông, ủ rũ.

– Bỏ hoặc giảm ăn.

– Đứng không vững, gà thường chỉ nằm, đi lại khó khăn.

– Bộ xương nhỏ, mềm, giòn, dễ gãy.

– Những triệu chứng trên biểu hiện rõ nhất vào thời kỳ đẻ đỉnh cao của gà.

– Vỏ trứng mỏng.

– Tỷ lệ đẻ giảm; mổ khám thấy buồng trứng teo, không bình thường.

Với gà con thì người ta thường gọi là còi xương nhưng gà lớn thì thường gọi là mềm xương.

Vậy nguyên nhân của việc gà đẻ mệt mỏi, còi xương là gì?

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc gà đẻ mệt mỏi, yếu ớt. Trong thực tế, mỗi trường hợp có thể do một hoặc tổ hợp một số nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp trong thực tế.

– Do thiếu hụt hoặc mất cân bằng tuần hoàn canxi, vitamin D3 hoặc phospho.

– Do chế độ dinh dưỡng của gà đẻ mất cân bằng hoặc thiếu chất.

– Do tác dụng của một số loại thuốc điều trị.

– Do độc tố nấm mốc.

– Do các chất giự trữ của cơ thể giảm sút trong đó có canxi → mệt mỏi.

– Cơ thể không được cung cấp đủ lượng canxi kịp thời do:

  • Lượng canxi huy động để sản xuất trứng tăng cao mà không kịp bổ sung trong khẩu phần ăn dẫn đến thiếu canxi cung cấp cho cơ thể → gà mệt mỏi, ủ rũ, mềm xương.
  • Sự cố trong quá trình trao đổi chất làm suy yếu việc hấp thụ canxi hoặc vôi hóa xương.

Việc quan trọng chúng ta cần làm là chẩn đoán xem có những nguyên nhân nào gây ra tình trạng gà đẻ của trang trại mình mềm xương, mệt mỏi, bỏ ăn,…và xem xét nguyên nhân nào là chính, nguyên nhân nào là phụ. Có như vậy, chúng ta mới có thể điều trị đúng hướng, hiệu quả.

Các hướng khắc phục gà đẻ mệt mỏi, còi xương.

Đối với trường hợp vôi hóa xương bình thường, canxi và phốt pho cần được cung cấp một lượng đủ cho cơ thể gà đẻ duy trì và sản xuất với tỷ lệ bổ sung là 2: 1 (2Ca:1Ph). Nếu một trong hai tỷ lệ canxi hoặc phốt pho vượt quá định mức cũng có thể gây còi xương → không phải cứ bổ sung nhiều là tốt.

Vitamin D3 đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự hấp thu và chuyển hóa canxi. Do đó, ngoài việc đảm bảo rằng chế độ ăn của đàn gà đẻ có tỷ lệ canxi và phốt pho thích hợp, thì chúng còn cần được cung cấp đầy đủ vitamin D3.

Bổ sung khoáng cho xương là một quá trình liên tục, vì vậy việc điều chỉnh các thiếu sót trong chế độ ăn uống mất cân bằng có thể giảm bớt tình trạng thiếu khoáng cho đàn gà đẻ nếu chúng ta điều chỉnh sớm.

Nấm mốc hay độc tố nấm, được gọi là mycotoxin có thể gây ra hàng loạt các tác hại cho gia cầm trong đó có sự can thiệp đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng của gà đẻ. Còi xương gây ra thông qua sự hiện diện của mycotoxin trong chế độ ăn uống có thể được điều trị bằng cách thay thế các thức ăn bị ô nhiễm độc tố và bổ sung thêm vitamin D3 gấp ba hoặc gấp bốn lần mức bình thường.

Tỷ lệ vôi hóa khá cao là vấn đề đang gây đau đầu cho các trang trại chăn nuôi gà đẻ trong chuồng lồng. Điều đó cho thấy vai trò của việc cho gà đẻ vận động là quan trọng nếu không muốn gà bị vôi hóa nhiều nhưng nếu chăn nuôi theo kiểu nhốt lồng như hiện nay thì rất khó có biện pháp khắc phục tình trạng này.

Ngoài các biện pháp vừa nêu trên (Canxi, Phospho, vitamin D3, khoáng, mycotoxin, vận động giảm vôi hóa) thì người chăn nuôi còn cần để ý tới mật độ nhốt gà (bao nhiêu con/1 lồng?) sao cho mỗi con đều có thể dễ dàng thu nhận đủ lượng thức ăn cần thiết.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Cách phòng bệnh giun đũa cho gà

  1. Giới thiệu

Giun đũa là một loại giun tròn thường ký sinh ở ruột non và gây bệnh cho hầu hết các loại gia cầm và thủy cầm.

  1. Nguyên nhân

Giun đũa có tên khoa học là Ascaridia galli thuộc ngành giun tròn Nematheminthes, lớp Nematoda, họ Ascarid loài Ascaridia galli, chúng có kích thước lớn, con đực 2-7cm, cuối đuôi có cánh đuôi vào 10 đôi gai chồi, trước hậu môn có 1 vòi hút tròn, 2 gai giao hợp nhọn bằng nhau, con cái 3- 11cm, lỗ sinh dục ở giữa thân, hậu môn ở cuối thân.

bệnh giun đũa ở gà

Giun đũa gà có màu vàng nhạt, trên thân có vân ngang, quanh miệng có ba môi, trên mỗi môi có răng, con cái trưởng thành đẻ 50- 72.000 trứng mỗi ngày.

  1. Loài gia cầm mắc bệnh

Gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng và hoang cầm.

  1. Tuổi gia cầm mắc bệnh

Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể mắc mắc bệnh, tuy nhiên bệnh nặng thường thấy ở gia cầm chưa trưởng thành, gia cầm còn non, đang trong thời kỳ lớn mạnh nhất- 4 tháng tuổi.

  1. Phương thức truyền lây

Chủ yếu qua đường ăn uống

Giun cái đẻ 50-57.000 trứng theo phân ra ngoài, ở môi trường tự nhiên sau 5- 25 ngày trong trứng đã hình thành ấu trùng cảm nhiễm, gia cầm ăn, uống trứng cảm nhiễm và khi vào đến dạ dày cúng nở ra và di hành xuống ruột non, sau 1-2 ngày chúng chiu vào tuyến gọi là Lieberkhul để phát triển ở trong đó khoảng 19 ngày, rồi quay về loàng ruột hoàn thành vòng đời mất 35- 38 ngày. Tại ruột chúng sống trong ruột non 9- 14 tháng để gây bệnh.

  1. Mùa phát bệnh

Quanh năm

  1. Triệu chứng

7.1. Bệnh nhẹ

Các biểu hiện chung chung, không rõ ràng như: gia cầm vẫn ăn tốt, nhưng gầy, xù lông, chậm lớn, đôi khi tiêu chảy vô cớ.

7.2. Bệnh nặng

Ăn kém, thiếu máu, mào tích mỏ, niêm mạc nhợt nhạt, bước đi không chắc chắn, hay nằm, lười vận động, sã cánh và bị tiêu chảy, xung quanh lỗ huyệt có nhiều phân bám dính, nếu không điều trị ta sẽ thấy các triệu chứng thần kinh, liệt hoặc bán liệt chân cánh, ở gia cầm đẻ thấy sản lượng trứng giảm 10-20% mà không rõ nguyên nhân. Đôi khi một số con chết đột tử hoặc do tắc ruột, thủng ruột.

  1. Mổ khám

– Thể trạng gầy, còi cọc.

– Thiếu máu.

– Có nhiều giun đũa trong ruột non, từ 2-7cm thậm chí 11cm.

– Nếu nhiều giun có thể thấy cả búi giun, kèm viêm xuất huyết ruột non.

  1. Điều trị

Điều trị giun chỉ ở thủy cầm rất dễ bằng một trong các cách sau:

Tiêm thẳng 1ml 1% PVPiodine vào tâm u bướu/ lần ( nếu u bướu tập trung ở hầu và cổ)

Tiêm 1-2ml 5% dung dịch muối NaCl vào tâm u bướu/ lần

Tiêm thuốc tím 0,5%  1-2 ml vào tâm u bướu hoặc dùng Leva-20 (loại tiêm) tiêm dưới da 1ml/kgP/lần, hoặc có thể tiêm thẳng vào u bướu nếu số lượng đó ít và tập trung ở hầu, cổ.

Hoặc ta có thể dùng Leva- 20 loại bột uống cho ăn : 20g/100kgP/lần/ngày và chỉ dùng duy nhất 1 lần.

Hoặc dùng dao mổ đã khử trùng rạch đôi u bướu, sau đó bôi cồn iod 10% PVP iodine, nếu số u bướu ít và to ta có thể bóc tách ra khỏi cơ thể, sát trùng lại bằng cồn 96% hoặc 10% PVP iodine và khâu lại.

  1. Phòng bệnh

– Chủ động quan sát vịt, ngan, ngỗng dưới 2 tháng tuổi để kịp thời phát hiện u bướu, nếu thấy xuất hiện dù chỉ 1 con thì điều trị ngay cho cả đàn bằng uống Leva- 20.

– Giữ gìn vệ sinh chăn nuôi thú y thật tốt.

– Hạn chế thả vịt, ngan, ngỗng ra ngoài đồng có nước tù đọng và có nhiều giáp xác.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Những điều chưa biết về bệnh gà rù, niu-cát-xơn

Bệnh gà rù là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở gà với các biểu hiện đặc trưng của nhiễm trùng huyết, rối loạn tiêu hóa và hệ thần kinh. Trước đây người ta gọi bệnh này là dịch tả gà (Pestis Avium), ngày nay người ta gọi là Niu-cát-xơn (Newcastle disease).

gà mắc phải bệnh gà rù

Nguyên nhân gây bệnh là do virut Myxo gây ra. Gà ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Ở các loài thủy cẩm như ngan vịt không mắc bệnh này nhưng chúng mang theo trùng Niu cát xơn. Bênh có thể bùng phát bất cứ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên mùa đông là mùa cao điểm nhất.

Triệu chứng của Bệnh Gà Rù

Bệnh gà rù có 5 thể biểu hiện: quá cấp tính, cấp, dưới cấp, mãn tính và thể không điển hình. Trong thực tế chúng tôi tạm chia ra 3 thể: thể phát nhanh (thể quá cấp và cấp tính), thể trung bình (dưới cấp) và thể phát chậm (thể mãn tính và thể không điển hình).

1. Thể phát nhanh

– Gà bỏ ăn, ủ rũ, buồn ngủ, mào thâm, rù, tiêu chảy phân xanh hoặc xanh trắng, thở khó, thở khò khè đôi khi sặc khoẹt kèm theo tiếng toóc, nước mũi chảy dàn dụa, nước mắt, nước dãi chảy dài kéo thành sợi, diều chứa thức ăn không tiêu và nhiều hơi khí.

– Ở gà đẻ thấy giảm đẻ, có nhiều trứng non, vỏ mềm, kích thước nhỏ, gà gầy sút nhanh và chết rất nhanh, chết mỗi ngày một tăng, tỷ lệ chết lên đến 100%.

2. Thể phát trung bình.

– Các biểu hiện chủ yếu là ho hen sặc khoẹt, gà rất khó thở, phải rướn dài, rướn cao cổ để hít khí, tiếng toóc thưa thớt.

– Gà đi tiêu chảy phân xanh, phân xanh trắng, ăn uống kém, diều chứa đầy hơi hoặc chất lỏng, gầy rộc, mào thâm, xung quanh lỗ huyệt bẩn do phân xanh trắng bám dính.

– Gà bệnh bị liệt chân, liệt cánh, ngoẹo đầu, ngoẹo cổ khiến gà không ăn uống được, gầy sút nhanh và chết. Gà chết mỗi ngày một tăng, tỷ lệ chết lên đến 60-70%.

3. Thể phát chậm

– Đây là thể bệnh thường xảy ra ở những đàn gà đã được dùng vacxin Lasota hoặc ND-IB thậm chí đã tiêm H1 hoặc Clone 45 để phòng bệnh, nhưng đáp ứng miễn dịch chưa đủ.

– Lúc đầu, gà bệnh xuất hiện lác đác trong đàn với biểu hiện giảm hoặc bỏ ăn, trong khi nhìn tổng thể cả đàn không thấy triệu chứng bệnh, nhưng mỗi ngày số gà ốm cứ tăng dần.

– Các biểu hiện chủ yếu là ho hen sặc khoẹt, loặc xoặc giống như CRD.

– Sau đó, nhiều gà ốm bắt đầu tiêu chảy loãng, phân xanh trắng, xung quanh lỗ huyệt bẩn, chân mỏ khô quắt, lông xơ, chúng đứng lẻ loi, mắt nhắm nghiền rụt cổ hoặc nằm tụm đống vào một góc chuồng, mào thâm hoặc thâm xám.

– Trong đàn phần lớn gà vẫn ăn uống bình thường thì đêm nào cũng có gà chết, chúng chết lác đác, rải rác lúc đầu vào ban đêm, sau tăng dần và chết cả vào ban ngày, xác chết gầy, ướt, thịt thâm, mào thâm tím.

– Đối với gà đẻ, tỷ lệ đẻ giảm nhẹ dần theo thời gian và có nhiều trứng non, kích thước nhỏ, đôi khi gà đẻ ra không có vỏ cứng, dễ rách vỡ.

Mổ khám phát hiện bệnh.

– Bóp mỏ thấy dịch nhầy mũi chảy ra.

– Mào thâm, xác gà gầy, ướt, bẩn, có nhiều phân xanh, xanh trắng bám đầy xung quanh lông lỗ huyệt.

– Viêm khí quản, khí quản chứa nhiều nhầy.

– Diều chứa nhiều hơi, thức ăn không tiêu.

– Viêm xuất huyết dạ dày tuyến, ruột non, van hồi manh tràng, niêm mạc hậu môn.

– Viêm túi khí. Túi khí đục hoặc có nhiều Fibrin bám dính.

– Viêm xuất huyết thoái hóa buồng trứng, ống dẫn trứng.

– Trứng non dập vỡ gây viêm dính phúc mạc.

Điều trị bệnh gà rù

– Thực hiện đồng thời 2 bước sau:

Bước 1: Can thiệp ngay vacxin vào đàn gà bệnh
– Đối với gà dưới 20 ngày tuổi đã có tiếp xúc với nguồn bệnh, chưa được phòng vacxin thì tốt nhất nên tiêu hủy.

– Đối với gà dưới 20 ngày tuổi chưa tiếp xúc với nguồn bệnh: Nhỏ mắt, mũi, mồm vacxin Lasota hoặc ND-IB (sau đó cho uống thuốc ở bước 2) rồi chuyển đến nơi an toàn nuôi tiếp. Sau 10 ngày cho uống lại Lasota hoặc ND-IB lần 2, sau 15 ngày nữa thì tiêm H1.

– Đối với gà từ 20-30 ngày tuổi đã được dùng 1 lần lasota: cho uống lại Lasota hoặc ND-IB. Sau 10 ngày tiêm Newcastle H1 hoặc Clone 45.

– Đối với gà từ 30 ngày tuổi trở lên mới dùng 1-2 lần Lasota hoặc ND-IB, chưa tiêm H1 hoặc đã tiêm H1 thì phải tiêm ngay vacxin Newcastle H1.

Bước 2: Sau khi được dùng vacxin, đàn gà bệnh phải được dùng toa thuốc theo 1 trong các phác đồ sau:
* Phác đồ 1:
– T.Cúm gia súc: 20g
– T.Colivit: 20g
– Super-Vitamin: 20g
Cả 3 loại thuốc trên pha chung vào 15-20 lít nước cho 100kg gà uống trong cả 1 ngày, dùng 4 ngày liên tục.

* Phác đồ 2:
– Anti – Gum: 20g
– T. Avimycin: 20g
– Doxyvit. Thái: 20g

Cả 3 loại thuốc trên pha chung vào 15-20 lít nước cho 100kg gà uống trong cả 1 ngày, dùng 4 ngày liên tục.
* Phác đồ 3
Ta thay T. Colivit bằng một trong các loại thuốc sau: T. Flox.
C, T. Umgiaca, T.I.C; Tydox. TA; Anti-CRD.LA; Flumex.30…

Phòng bệnh gà rù

– Phải nghiêm túc giữ gìn vệ sinh chăn nuôi thú y trong khu chăn nuôi theo quy định chăn nuôi an toàn sinh học.

– Phải nghiêm cấm việc tiếp xúc, thăm nom các cơ sở chăn nuôi khác và ngược lại.– Phải áp dụng sơ đồ, lịch dùng vacxin hiện đại nhất như sau:
+ Nhỏ mắt, mũi, mồm Lasota hoặc ND-IB lần 1 lúc gà 3-4 ngày tuổi.
+ Cho uống Lasota hoặc ND-IB lần 2 lúc gà đạt 18-24 ngày tuổi.
+ Tiêm dưới da Newcastle H1 hoặc Clone 45 lúc gà đạt 35-38 ngày tuổi.
+ Riêng đối với gà nuôi trên 2 tháng phải tiêm lại H1 hoặc Clone 45 lúc 90 ngày tuổi và 15 ngày trước khi gà vào đẻ.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam