Cách trồng và chăm sóc cây bưởi Diễn

Khi có dịp ghé qua Từ Liêm Hà Nội bạn không thể không nếm thử loại đặc sản bưởi Diễn nơi đây. Hương vị thơm ngon thanh mát cùng mùi hương thơm dễ chịu khiến ai ăn thử một lần đều không thể quên được.

Bưởi Diễn là giống cây bưởi có nguồn gốc từ loại bưởi Đoan Hùng-Phú Thọ đã được người dân mang về trồng tại xã Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội. Do hợp với thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây mà loại cây này ra trái rất nhiều và có vị ngon đặc biệt hơn hẳn bất cứ nơi đâu. Thời xưa đây được coi là loại cống phẩm thượng hạng để tiến vua. Cho đến nay mỗi dịp tết đến hầu như trên bàn thờ nhà ai cũng có một quả bưởi Diễn để cúng tổ tiên.

Đặc điểm của giống bưởi Diễn

Không chỉ hấp dẫn bởi lớp vỏ mỏng vàng ươm. Những tép bưởi bên trong mọng nước và khi ăn có vị ngọt thanh mát rất đặc trưng. Điểm đặc biệt phải kể đến về giống bưởi này là hương thơm của chúng lan tỏa ra khiến ai gửi đều dễ chịu và thoải mái. Chỉ cần trong nhà bạn có 2 quả bưởi diễm xếp góc nhà thôi là cả căn phòng sẽ tràn ngập mùi bưởi.

Quả bưởi Diễn tròn cầm chắc tay và da bưởi trơn

Bưởi Diễn chính hiệu thường có trái vừa không quá to. Qủa tròn khi cầm chắc tay và da bưởi trơn không sần. Trung bình một quả khi chín nặng từ 0,8-1kg. Múi bưởi Diễn dễ tách rời, mọng nước và có tỷ lệ dinh dưỡng khá cao.

Về kinh tế thì đây là giống bưởi cho năng suất kinh tế cao. Một vụ 1 cây cho thu hoạch từ 60-70 quả. Chất lượng quả cao và ổn định không thấy thường như những giống khác.

Cách trồng và nhân giống bưởi Diễn

Chọn lựa giống : để cho ra được được những cây giống khỏe mạnh cho năng suất cao thì khâu chọn lựa cây giống là rất cần thiết. Cần chọn cây con giống tại những nơi uy tín để đảm bảo chất lượng giống tốt nhất đem trồng. Cây giống tốt cần là những cây con to khỏe cao trên 30cm trở lên. Bộ rễ phát triển và không có mầm bệnh.

Chọn cây giống chất lượng tốt

Đất trồng bưởi Diễn

Loại đất thích hợp để trồng bưởi Diễn là đất cát pha giàu dinh dưỡng và tơi xốp. Độ pH phù hợp từ 5,5-6,5. Đất trồng cần cao ráo sạch sẽ và nên ở những nơi không quá nhiều gió vì sẽ làm quả bị rụng.

Mật độ trồng bưởi Diễn

Tùy theo từng điều kiện Diện tích à điều chỉnh mật độ trồng bưởi Diễn phù hợp. Khoảng cách trung bình từ 3 đến 3,5m là thích hợp để cây phát triển.

Chuẩn bị hố trồng bưởi Diễn

Bạn cần chuẩn bị hố trồng trước 1 tháng. Cần đào hố và bón lót xuống đáy một lượng phân bón rồi lấp đất trên mặt cao so với hố 15cm. Sau giai đoạn này 1 tháng ta tiến hành trồng cây giống. Vét một hố nhỏ bằng bầu đất rồi đặt bầu vào rồi nén chặt phần gốc cây. Bạn có thể cắm thêm cọc giữ cho cây không bị đổ hay nghiêng gây chết cây.

Tưới nước để cây phát triển tốt

Chăm sóc sau khi trồng

Sau khi trồng xong cây con giống bạn tiến hành tưới nước ngay cho cây. Tưới vào sát gốc ngày 1 lần cho đến khi cây bén rễ vào đất mới sau đó giảm dần 3 ngày tưới nước 1 lần.

Cắt tia cành và tạo tán bưởi Diễn

Trong khâu chăm sóc cây bưởi Diễn thì khâu cắt tỉa và tạo tán cho cay cũng khá quan trọng. Việc cắt tỉa cành tạo tán cho cây định kì sẽ giúp cây thông thoáng hơn. Bạn tỉa bỏ các cành bị sâu bệnh, cành héo giữ lại những cành khỏe mạnh và thường xuyên vun xới cỏ dại xung quanh gốc cây giúp đất thông thoáng hơn.

Bón phân cho cây

Cây bưởi Diễn muốn phát triển tốt và cho năng suất trái cao thì bạn cần định kì bón phân giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây phát triển lá và trổ hoa tạo quả. Nếu như trước khi trồng bạn đã bón lót vào đất trồng cây thì giai đoạn ra hoa tạo quả và sau thu hoạch lứa đầu tiên bạn cần bón thêm cho cây một lượng phân chuồng hoai mục và NPK theo tỷ lệ 10:3.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây bưởi Diễn

Nếu muốn cây khỏe mạnh phát triển tốt thì việc phòng ngừa sâu bệnh hại là điều tối quan trọng trong khâu chăm sóc. Bằng việc thường xuyên kiểm tra cây bưởi Diễn để kịp thời phát hiện những dấu hiệu sâu bệnh hại ngay thời gian đầu.

Nếu phát hiện sâu bệnh hại bạn có thể loại bỏ bằng tay, cắt tỉa những cành bị sâu bệnh tấn công hoặc có thể sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thuốc hoá học ít độc để phun cho cây.

Bón phân và trừ sâu định kì để cây bưởi phát triển tốt

Thu hoạch và bảo quản

Với việc trồng đúng kĩ thuật bạn sẽ thu hoạch được những loại quả bưởi Diễn chất lượng cao, mọng nước. Nhớ thu hái quả vào lúc trời râm mát, khô ráo. Bảo quản trong nơi râm mát để quả giữ được độ tươi ngon. Sau khi thu hoạch xong bạn vệ sinh xung quanh gốc cây, cắt tỉa đi những cành già, héo và cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc như ban đầu.

 

 

 

 

 

Trồng cây ăn quả có múi ở Hưng Yên thu 100 tỷ đồng/năm

Từ năm 2015 đến nay các nhà nông xã Đồng Thanh luôn có nguồn thu ổn định 100 tỷ đồng/năm từ cây có múi.
Xã Đồng Thanh được coi là “mỏ” cây ăn quả có múi mới nổi của huyện Kim Động, Hưng Yên. Hiện địa phương có 205ha cây có múi đang ở thời kỳ khai thác kinh doanh. Sản lượng quả thu hoạch mỗi năm ước đạt 6.000 tấn, trong đó có 3.200 tấn cam đường, 1.800 tấn cam Vinh, hơn 300 tấn bưởi Diễn. Tổng giá trị sản lượng thu được khoảng 100 tỷ đồng/năm, lợi nhuận đạt 70 – 80 tỷ đồng.

Cam trồng trên đất chuyển đổi ở Đồng Thanh

Các cơ sở thôn thường xuyên thu được sản lượng quả có múi lớn là Thanh Sầm và Bùi Xá. Trung bình mỗi hộ dân ở đây thu được 2 – 3 tấn quả có múi. Nhiều gia đình thu từ 10 – 15 tấn. Một số hộ thuê nhượng được thêm đất trồng cam ở các huyện miền núi tỉnh Hòa Bình có thu trên 100 tấn quả.
Anh Lê Văn Phú là một trong số chủ hộ ở xã Đồng Thanh trồng cây múi từ năm 2000 đến nay. Ban đầu gia đình anh chỉ trồng thử nghiệm 1 – 2 sào cam Vinh. Sau khi thấy cây cam phù hợp với đồng đất địa phương, hiệu quả thu nhập đạt gấp 5 – 6 lần so với cấy lúa cùng diện tích, anh Phú đã quyết định chuyển đổi toàn bộ hơn 1 mẫu đất chuyên lúa sang trồng các cây có múi (cam Vinh, cam Canh, bưởi Diễn).
Toàn bộ tiền lãi thu được hàng năm anh Phú đều dành cho thuê nhượng đất canh tác để mở rộng diện tích trồng cây có múi. Kết quả sau 17 năm chuyên cần SX, anh Phú có được gần 1,5ha cam, bưởi ở quê nhà và 2,5ha cam Canh tại huyện Tân Lạc, Hòa Bình. Tổng giá trị lợi nhuận năm 2016 thu được gần 2 tỷ đồng. Dự kiến năm 2017 gia đình anh Phú sẽ có thu hoạch trên 100 tấn cam Canh, 35 tấn cam Vinh và 18.000 quả bưởi Diễn, ước doanh thu 3,5 tỷ đồng, lợi nhuận 2,3 tỷ.
Biết gia đình anh Phú trồng cây có múi thu được lợi nhuận cao, ngay từ năm 2010 các hộ dân ở xã Đồng Thanh đã đua nhau chuyển đổi đất lúa sang trồng cây ăn quả các loại. Các thôn Bùi Xá và Thanh Sầm, đến hết tháng 9/2017 đã chuyển đổi được lần lượt là 87% và 73% diện tích đất chuyên lúa sang trồng cây có múi. Các thôn khác cũng đang dấy lên phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng năng suất, chất lượng, gia tăng giá trị. Hiệu quả thu được đều cao gấp 4 – 6 lần so với cấy lúa cùng chân ruộng.
Ông Nguyễn Văn Bắc, trưởng thôn Bùi Xá cho biết, hầu hết nhà nông ở đây chỉ giữ lại một ít diện tích cấy lúa lấy gạo đủ ăn cho gia đình trong năm, còn lại đều chuyển đổi sang trồng cây ăn quả hoặc rau các loại.

Nông dân chăm sóc cam

Ông Bắc so sánh, cam Vinh là cây dễ cho quả nhất, chỉ sau 3 năm trồng, chăm sóc tốt sẽ cho thu 1,2 – 1,4 tấn quả/sào, với giá bán buôn tại vườn hiện nay 25.000 đồng/kg, thì 1 sào cam Vinh đã cho thu hoạch 30 – 35 triệu đồng, trừ hết mọi khoản chi phí đầu tư (khoảng 3 – 4 triệu đồng), lãi thuần vẫn đạt trên 30 triệu đồng/sào canh tác, cao gấp 6 lần cấy lúa. Đây chính là đòn bẩy thúc đẩy các gia đình chuyển đổi mạnh mẽ sang trồng các cây có múi.
Cũng theo ông Bắc, để các cánh đồng quả cho thu nhập bền vững, nhà nông cần tránh lạm dụng phân bón hoá học và hoá chất BVTV. Gia tăng phân bón hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh. Phòng trừ kịp thời các đối tượng dịch hại đặc biệt là rầy chổng cánh (môi giới truyền bệnh vàng lá gân xanh). Khai thác lượng quả hợp lý tuỳ khả năng sinh trưởng của từng cây…
Qua tìm hiểu thực tế chúng tôi thấy, phong trào trồng cây có múi ở xã Đồng Thanh đã góp phần đẩy lùi căn bản các loại cam Trung Quốc chất lượng thấp, chưa kiểm soát dịch bệnh, nhập vào thị trường Hưng Yên qua đường tiểu ngạch.

Nguồn : Nông nghiệp VN, được kiểm duyệt bới Farmtech Vietnam

Kỹ thuật trồng bưởi diễn.

Bưởi (Danh pháp: Citrus maxima, hay Citrus grandis, là một loại quả thuộc chi cam chanh, thường có màu xanh lục nhạt cho tới vàng khi chín, có múi dày, tép xốp, có vị ngọt hoặc chua ngọt tùy loại.


Bưởi diễn là loại cây ăn quả lâu năm có giá trị kinh tế cao, để có một mùa vụ bội thu, bưởi trái to, thơm ngon thì cần lưu ý một số kỹ thuật.

Một số công dụng của bưởi.

Lá bưởi thường được dùng nấu với các lá thơm khác để xông chữa cảm cúm, nhức đầu.

Vỏ quả bưởi chữa ăn uống không tiêu, đau bụng, hoặc để nấu chè bưởi.

Vỏ hạt bưởi có thể trích lấy pectin làm thuốc cầm máu và dùng như gell chải tóc.

Dịch ép múi bưởi làm thuốc chữa tiêu khát, thiếu vitamin C.

Bột than hạt bưởi có thể dùng chữa chốc đầu ở trẻ em.

Chọn giống.

Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống vậy yếu tố cây giống là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua.

Cây có nguồn gốc từ Đoan Hùng – Phú Thọ được trồng lâu đời (trên 100 năm) tại Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội. Là giống đặc sản địa phương, cây sinh trưởng khỏe, phân cành mạnh. Quả chín vàng tươi, tép ráo, ăn ngon, nhiều nước. Trọng lượng khoảng 1-1,5 kg/quả. Thời vụ: Vụ Xuân trồng tháng 2-4, vụ Thu trồng tháng 8-10. Thu hoạch tháng 11 đến tháng 2.

Đất trồng.

Đất trồng Bưởi Diễn có tầng dầy từ 1m trở lên, kết cấu xốp để giữ màu, giữ mùn, các chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Độ PH thích hợp từ 5,5 – 6,5. Không nên trồng nơi đất trống nhiều gió sẽ bị ảnh hưởng làm quả dễ bị rơi rụng, đối với các trang trại riêng lẻ ngoài cánh đồng trống nên trồng xen các loại cây cản gió.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc.

Kỹ thuật trồng.

Tuỳ theo từng vùng đất xấu hay tốt và bố trí mật độ khác nhau. Đất xấu: Khoảng cách trung bình (5 m x 6m), mật độ 12 cây/sào Bắc Bộ.  Đất tốt, điều kiện thâm canh cao có thể trồng dày. Khoảng cách (3 x 3,5 m), mật độ 35 cây/sào Bắc Bộ. Khoảng cách 3x3m, mật độ 40 cây/sào Bắc Bộ.

Chuẩn bị hố trồng: Trộn đều toàn bộ lượng phân bón lót với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 10-15cm. Hố cần phải được chuẩn bị trước khi trồng ít nhất 1 tháng. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây.

Chăm sóc. 

Sau khi trồng xong cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn tưới 1lần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới (đặc biệt chú ý trong 30 ngày đầu tiên sau trồng).

Cắt tỉa cành tạo tán cho cây thông thoáng, bỏ các cành bị sâu bệnh, thường xuyên sới cỏ dại xung quanh cây. Bón phân thường xuyên trong năm vào thời kỳ sau thu hoạch. Lượng phân bón tỷ lệ cân đối : 10 phân chuồng + 10 phân lân + 3 đạm + 3 Kali tuỳ theo cây to, nhỏ và khả năng hiện có. Khi bón, cuốc rãnh rộng 25-30cm, sâu 30cm (từ mép tán lá chiếu xuống đất) và lấp kín.

Phòng trừ sâu bệnh.

Thường xuyên kiểm tra vườn cây, phát hiện sâu bệnh kịp thời. Sử dụng các biện pháp canh tác (xén tỉa cành lá sâu bệnh…) sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thuốc hoá học ít độc, không dùng thuốc cấm và chú ý sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và chú ý một số loại sâu bệnh.

Thu hoạch, bảo quản.

Khi quả già, vỏ quả hơi vàng màu đặc trưng của giống thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại. Nếu vận chuyển đi xa khi đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả). Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

 

Các giống bưởi ngon ở Việt Nam.

Một giống bưởi tốt phải đạt được những yêu cầu là năng suất cao, ổn định, ít nhiễm các sâu bệnh quan trọng. Dạng quả hình quả lê hoặc hình cầu, vỏ trái sáng đẹp, vỏ dày trung bình, vách múi dễ tróc, con tép bó chặt, ngon, ngọt, không xơ, không the đắng, nước quả nhiều, ráo, không hoặc ít hột. Dưới đây là các giống bưởi ngon nổi tiếng ở nước ta :

Bưởi Năm Roi:

Bưởi Năm Roi

Được trồng khá tập trung ở huyện Bình Minh (Vĩnh Long) và khá nhiều ở các tỉnh Cần Thơ (cũ), Tiền Giang, Bến Tre … Trong quá trình chọn lọc, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã tuyển chọn được một số cá thể bưởi Năm Roi tốt, có các đặc điểm như : Dạng trái hình quả lê đẹp, vỏ vàng khi chín, con tép tróc khỏi vách múi và bó chặt nhau, nước quả khá, hương vị thơm ngon, không the đắng và đặc biệt là không hạt.

Bưởi da xanh:

Bưởi da xanh

Có nguồn gốc ở Bến Tre được trồng khá nhiều ở xã Mỹ Thạch An, thị xã Bến Tre, hiện đang được trồng nhiều ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long… Quả có dạng cầu, vỏ vẫn giữ màu xanh khi chín, con tép tróc khỏi vách múi tốt, tép múi màu đỏ hồng, nước quả khá ngọt, vị ngọt không the đắng, nhược điểm của giống này là có nhiều hạt.

Bưởi đường lá cam:

Bưởi đường lá cam

Được trồng nhiều ở huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) và Tân Uyên (Bình Dương). Dạng quả khá đẹp, phẩm chất ngon được thị trường trong và ngòai nước ưa chuộng. Quả có trọng lượng trung bình từ 0,8-1,2 kg/quả. Dạng quả có hình quả lê thấp, vỏ quả khi chín có màu vàng xanh, láng, nhẵn và tróc rất tốt. Các con tép bó chặt, vị ngọt rất ngon. Nhưng lại có nhược điểm là có khá nhiều hạt.

Bưởi Phúc Trạch:

Bưởi Phúc Trạch

Có nguồn gốc ở xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Hiện tại được trồng ở hầu khắp 28 xã trong huyện và các vùng lân cận. Bưởi Phúc Trạch được nhiều người xếp vào hàng một trong những giống bưởi ngon nhất nước ta hiện nay. Trái hình cầu hơi dẹt, vỏ trái mầu vàng xanh. Trọng lượng trung bình từ 1-1,2kg/trái. Mầu sắc thịt trái và tép múi phớt hồng, vách múi giòn dễ tách rời, thịt trái mịn, đồng nhất, vị ngọt hơi chua. Độ Brix từ 12-14 (độ Brix càng cao trái cây càng ngọt). Thời gian thu họach vào khỏang tháng 9 hàng năm.

Bưởi Đoan Hùng:

Bưởi Đoan Hùng

Hiện được trồng nhiều ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, trên đất phù sa ven sông Lô và sông Chảy. Có hai giống được coi là tốt nhất, đó là bưởi Tộc Sửu (xã Chí Đàm) và bưởi Bằng Luân (xã Bằng Luân).Bưởi Bằng Luân trái hình cầu hơi dẹt, trọng lượng trung bình 0,7-0,8 kg/trái, vỏ trái mầu vàng hơi xám nâu, tép múi mầu trắng xanh, mọng nước, thịt trái hơi nhão. Vị hơi lạt, độ Brix từ 9-11. Được thu họach vào tháng 10, tháng 11, có thể để được lâu sau khi thu hái. Bưởi Tộc Sửu trái lớn hơn, trọng lượng trung bình từ 1-1,2 kg/trái. Thịt trái nhão ít hơn giống bưởi Bằng Luân, vị ngọt lạt và có màu trắng xanh. Thu họach sớm hơn bưởi Bằng Luân khoảng nửa tháng.

Bưởi Diễn:

Bưởi Diễn

Được trồng nhiều ở Phú Diễn, Phú Minh (Từ Liêm, Hà Nội). Bưởi Diễn có thể là một biến dị của bưởi Đoan Hùng. Trái tròn, vỏ trái nhẵn khi chín mầu vàng cam. Trọng lượng trung bình từ 0,8-1 kg/trái. Múi và vách múi dễ tách rời nhau. Thịt trái mầu vàng xanh, ăn giòn, ngọt. Độ Brix từ 12-14. Thời gian thu hoạch muộn hơn bưởi Đoan Hùng, thường trước Tết Nguyên Đán khoảng nửa tháng.

Nguồn : NNVN, được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam