Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo (p2)

Phần 2: Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Chạch Lấu

1. Yêu cầu chung

– Nhiệt độ nước thích hợp cho cá chạch lấu đẻ khoảng 28 – 30 độ C.

– Cho cá đẻ trong bể xi măng hoặc composít, có thể thay nước dễ dàng

– Mật độ thả cá trong bể đẻ: 20 – 30 cặp bố mẹ/ bể 20 m2. Mực nước sâu 0,4 – 0,5 m.

2. Chọn Cá chạch lấu bố mẹ cho đẻ

– Cá khỏe mạnh không bị xây xát. Cá cái bụng to, mềm, quan sát bên ngoài có hình buồng trứng rõ ràng nằm dọc 2 bên lườn bụng. Dùng que lấy trứng xem có màu vàng nhạt, đo đường kính trứng, trung bình đạt 1, 96 ± 0,22 mm.

– Cá đực vuốt nhẹ ở lườn bụng đến gần lỗ hậu môn, thấy có sẹ màu trắng đục chảy ra. – Tỷ lệ cá đực/cá cái cho đẻ: 1/1 hoặc 2/1.

3. Kích dục tố sử dụng:

a) Sử dụng kích dục tố và chất kích thích sinh sản:

Hiện nay có 02 loại kích dục tố dùng để kích thích sinh sản nhân tạo cá chạch lấu tốt nhất là: HCG (Human Chorionic Gonadotropin) và LH-RHa (Luteneising Hormone–Releasing Hormone Analogue) kết hợp DOM (Domperidone).

b) Liều lượng kích dục tố và chất kích thích sinh sản:

– Ðối với cá cái:
+ HCG dùng 5.200 UI/1kg cá cái.
+ LH-RHa (Luteotropin Releasing Hormoned Analog kết hợp với DOM (Dompamine): 150 μg
+ 10mg DOM/kg cá cái

– Đối với cá đực: Liều lượng kích dục tố bằng 1/3 tổng liều lượng tiêm cho cá cái.

– Số lần tiêm:
+ HCG: Cá cái được tiêm 3 lần; lượng tiêm lần 1 là 400 UI, lần 2 là 1.200 UI và lần 3 là 3.600 UI HCG/ kg, thời gian tiêm lần 2 cách lần 1 là 24 giờ , lần 3 (quyết định) cách lần 2 từ 6 – 8 giờ. Cá đực tiêm 1 lần cùng với lần tiêm thứ 3 cho cá cái. Liều lượng kích dục tố bằng 1/3 tổng liều lượng tiêm cho cá cái.
+ LH-RHa: tiêm 1 lần cho cả cá đực và cá cái.

– Vị trí tiêm ở gốc vây lưng của cá.

– Thời gian cá đẻ: Trong điều kiện nhiệt độ nước 28 – 30 độ C, thời gian hiệu ứng thuốc sau khi tiêm lần quyết định từ 18 – 24 giờ.

4. Hướng dẫn kỹ thuật gieo tinh nhân tạo

a) Thu sản phẩm sinh dục của cá cái và cá đực:

– Bắt cá cái đặt nhẹ nhàng trong vải mềm, dùng ngón tay cái bịt lỗ sinh dục cá.

– Lấy vải mềm quấn thân cá chỉ để hở lỗ sinh dục, thấm hết nước ở bụng và đuôi cá. Sau đó, giữ đầu cá hướng lên phía trên, mở ngón tay bịt lỗ sinh dục cá rồi vuốt nhẹ vào thành bụng để trứng chảy từ từ vào bát khô sạch đã chuẩn bị sẵn. Ðể thuận tiện theo dõi, trứng của mỗi cá cái cho vào một bát riêng.

– Ngay sau khi vuốt trứng phải vuốt sẹ vào bát đã có trứng. Thao tác giữ cá đực để vuốt sẹ tương tự như đối với vuốt trứng của cá cái.

b) Kỹ thuật gieo tinh:

Dùng lông cánh gia cầm quấy đều trứng và tinh dịch trong khoảng thời gian 2 – 3 phút. Sau đó, cho nước sạch vào tiếp tục quấy khoảng 5 phút rồi rải cho trứng dính đều vào khung lưới (30 x30 cm) và đem đi ấp trong bể composite có nước chảy nhẹ…

5. Kỹ thuật ấp trứng Cá chạch lấu

a) Mật độ trứng ấp:

Trứng được rải đều trên khung lưới ấp, mật độ 1.500 trứng/ khung 30 x 30cm.

b) Phương pháp ấp trứng:

Bể ấp trứng có thể tích 500 – 1.000 lít, có thể ấp được 10 – 12 khung trứng bằng cách treo các khung dựng đứng quanh thành bể. Cho nước chảy nhẹ vào bể kết hợp với sục khí. Nước ấp trứng phải qua lọc bằng vải mịn hoặc lọc cát để hạn chế sinh vật và địch hại lọt vào bể.

c) Thu cá bột sau khi trứng nở:

Ở nhiệt độ nước 28 – 30 độ C, sau khi ấp khoảng 46 – 55 giờ trứng sẽ nở thành cá bột, khi trứng đã nở hết thì ta lấy các khung giá thể ra, tiếp theo hút các trứng hư ra khỏi bể.

Cá bột mới nở rời khỏi khung lưới và bám vào giá thể ngay hoặc nằm ở đáy bể một thời gian và sau đó cũng bám vào giá thể. Trong 4 ngày đầu, cá bột bám vào giá thể và sống bằng noãn hoàng; từ ngày thứ 5, cá bột đã hết noãn hoàng, vẫn bám vào giá thể nhưng di chuyển nhanh nhẹn và tìm bắt thức ăn. Khi cá hết noãn hoàng thì chuyển sang bể ương.

6. Kỹ thuật ương cá bột lên cá giống

a) Điều kiện bể ương:

– Bể ương bằng composit có thể tích 2 m³ (2.000 lít) trở lên, được tẩy rửa sạch sẽ.

– Giá thể cho cá bám vào trong những ngày đầu làm bằng dây nilon bó thành bó, sau 20 ngày dùng ống nhựa có đường kính 2,2 – 3,4 cm làm giá thể.

– Môi trường nước trong quá trình ương nuôi: phải đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng sau đây:
+ Nhiệt độ nước từ 27 – 32 độ C.
+ pH trong khoảng từ 6,5 – 8,5.
+ Hàm lượng oxy hoà tan lớn hơn 5 mg/l.

b) Mật độ ương:

Mật độ ương trong bể composit là 1.000 – 1.500 cá bột/ bể composite 2.000 lít. Sau 30 ngày thì san thưa ra 200 con/bể 2.000 lít ương cho đến ngày thứ 60.

c) Thức ăn dùng để ương:

Lòng đỏ trứng luộc, động vật phù du, trùng chỉ và cá tạp xay nhuyễn, cho cá ăn bằng lòng đỏ trứng luộc cần bóp nhuyễn và lọc qua vải màn hai lớp rồi hoà tan trong nước để rải đều trên mặt bể ương.

Lượng cho ăn như sau:

– Trong 10 ngày đầu, cứ 1.000 – 1.500 cá bột dùng 1/4 lòng đỏ trứng và bổ sung thêm 15 – 20 g Moina mỗi ngày, cho cá ăn ngày 3 lần.

– Trong 10 ngày tiếp theo cứ 1.000 – 1.500 cá bột dùng 1/3 lòng đỏ trứng và bổ sung thêm 20 – 25 g Moina mỗi ngày, cho cá ăn ngày 3 lần.

– Sau 20 ngày tuổi cho cá ăn bằng trùn chỉ bổ sung thêm trứng nước (Moina) 25 g/ngày cho đến ngày 30, từ ngày 40 cho ăn bằng trùn chỉ theo nhu cầu, sau 40 ngày cho ăn trùn chỉ có bổ sung thêm cá tạp xay nhuyễn cho đến ngày 50 – 60 thì chuyển nuôi thịt.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo (p1)

 Phần 1: Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ.

Cá chạch lấu (Mastacembelus favus) là đối tượng nuôi mới tiềm năng và có giá trị kinh tế cao cho ngư dân trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Do đó việc xây dựng “Quy trình kỹ thuật sinh sản cũng như quy trình nuôi” là vấn đề cần được chú trọng giai đoạn hiện tại nhằm bảo tồn đối tượng quý hiếm của bản địa cũng như việc thúc đẩy sự phát triển đối tượng nuôi mới đầy tiềm năng và triển vọng. Vấn đề đặt ra phải xây dựng hoàn chỉnh “Quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Chạch Lấu” thành công để đáp ứng cho sự phát triển.

I. Thời vụ sản xuất giống cá chạch lấu

Ở Đồng bằng Sông Cửu Long mùa vụ sản xuất bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Thời gian nuôi vỗ cá bố mẹ từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 4 năm sau, gồm hai giai đoạn:

– Giai đoạn nuôi vỗ tích cực từ tháng 12 đến đầu tháng 3.

– Giai đoạn nuôi vỗ thành thục từ tháng 3 đến tháng 5.

– Thời gian cho cá đẻ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9.

II. Điều kiện nuôi vỗ cá chạch lấu bố mẹ

 

– Ao nuôi: Ao nuôi vỗ bố mẹ có diện tích 500 – 1000 m2.

– Bể nuôi: Có thể nuôi vỗ cá trong bể xi măng hoặc bể lót bạt để nuôi vỗ cá bố mẹ. Diện tích bể nuôi dao động từ 20 – 25 m2 cao 1,2 m.

– Môi trường nước trong quá trình nuôi vỗ phải đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng sau đây:
+ Nhiệt độ nước từ 27 – 32 độ C.
+ Ðộ pH trong khoảng từ 6,5 – 8,5.
+ Hàm lượng oxy hoà tan lớn hơn 5 mg/l.

III. Kỹ thuật nuôi vỗ cá chạch lấu bố mẹ

1. Tuyển chọn cá bố mẹ

Cá bố mẹ được tuyển chọn đưa vào nuôi vỗ phải khỏe mạnh, không bị sây sxát, không dị hình, có trọng lượng từ 100 gr trở lên và trên 1 năm tuổi.

2. Chuẩn bị ao nuôi vỗ

– Cá chạch lấu có thể nuôi vỗ được ở cả 2 hình thức: Trong ao và trong bể xi-măng.

– Đối với ao cần tát cạn, bón vôi 7 – 10 kg/100 m2, phơi đáy ao 2 – 3 ngày sau đó cấp nước vào ao qua lưới lọc, độ sâu cần đạt 1,2 – 1,5 m. Trong ao tạo giá thể cho cá trú ẩn như thả chà cây hoăc dùng ống nhựa Ø60 mm trở lên xuống đáy ao, chà bó lại thành bó và ống nhựa cắt từng đoạn có chiều dài 0,6 – 0,8 m thả xuống đáy ao, số lượng ống tùy thuộc số cá bố mẹ trong ao và bể, mỗi ống cho 3-5 con.

– Đối với bể xi măng cần phải rửa sạch và chống rò rỉ, cấp nước vào đạt độ sâu 1,0 – 1,2 m và dùng ống nhựa làm chổ trú ẩn cho cá.

– Mật độ nuôi vỗ 5kg cá bố mẹ/100 m2 ao; tỷ lệ cá đực/ cái nuôi vỗ từ 2/1 đến 1/1. Nuôi trong bể xi măng mật độ 0,2 kg/m2.

3. Quản lý và chăm sóc ao nuôi vỗ cá bố mẹ

a) Thức ăn nuôi vỗ : Thức ăn nuôi vỗ gồm các loại như: cá tạp, ốc (bỏ vỏ), trùn chỉ. Khẩu phần cho ăn 5 – 7% khối lượng cá nuôi trong ao. Cho cá ăn đủ nhu cầu.

b) Cách cho cá ăn: Hàng ngày cho cá ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều: buổi sáng cho cá ăn vào lúc 8 giờ; buổi chiều cho cá ăn vào lúc 15 giờ. Thức ăn được cho vào sàn và đặt dưới đáy ao, bể. Đối với các loại cá tạp phải băm hoặc cắt nhỏ cho phù hợp với cỡ miệng của cá.

c) Kiểm tra, quản lý ao nuôi:

Trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ phải tiến hành các nội dung công việc sau đây:

– Hàng ngày, tiến hành kiểm tra ao, bể vào buổi sáng, quan sát hoạt động của cá và màu nước ao nuôi, phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường của cá và môi trường để có biện pháp xử lý thích hợp.

– Ðịnh kỳ hàng tháng kiểm tra một lần để xác định độ béo, tình hình bệnh tật và sự phát dục của cá bố mẹ để điều chỉnh chế độ nuôi vỗ cho phù hợp.

– Nếu có điều kiện, thay nước thường xuyên hoặc thay nước định kỳ giữ cho môi trường ao nuôi trong sạch bằng các biện pháp sau:
+ Đối với nuôi trong ao: Thay nước ít nhất 2 lần/ tháng, mỗi lần thay từ 20 đến 30% lượng nước trong ao.
+ Đối với nuôi trong bể xi măng, thay nước 1 lần/ ngày, mỗi lần thay từ 20 đến 30% lượng nước nước trong bể.
+ Thường xuyên vệ sinh ao nuôi: vớt cỏ rác, thức ăn thừa, đảm bảo ao nuôi vỗ cá không bị nhiễm bẩn.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Mô hình 3 trong 1 nuôi cua đồng cá chạch đồng trong ruộng lúa

Mô hình nuôi cua đồng và chạch đồng trong ruộng lúa đã chứng minh hiệu quả tại nhiều địa phương. Bài xin đề cập một số lưu ý khi nuôi mô hình 3 trong 1 này.

Một số lưu ý khi nuôi cua đồng cá chạch đồng trong ruộng lúa. 

* Ruộng nuôi:

+ Bờ ruộng cần chắc chắn và được che chắn bằng nilon, lưới cước hoặc prô xi măng chôn sâu xuống 30 – 40 cm và cao lên 40 – 50 cm tính từ mặt bờ ruộng đồng thời hơi nghiêng vào trong ruộng một góc 45 độ để tránh khi có sấm chớp hoặc trời mưa, cua, chạch sẽ bò ra khỏi ruộng nuôi.

+ Mặt ruộng cần hơi dốc để thuận tiện cho việc thoát nước và thu hoạch.

+ Đào mương chạy xung quanh ruộng nuôi với kích thước sâu 60 – 80 cm, rộng 0,8 – 1m, cứ cách 50 – 70m đào một hố khoảng 5 – 10 m2, sâu 1m. Mục đích của đào mương để tạo chỗ trú cho cua, chạch sau khi gặt xong và thuận tiện cho chăm sóc và thu hoạch.

+ Trong ruộng nuôi thiết kế các ụ giả kích cỡ 50x20x30 cm để tạo chỗ cho cua đào hang và chui rúc. Ruộng nuôi nên thiết kế theo dạng hình xương cá là lý tưởng nhất.

+ Tại điểm lấy nước vào và tháo nước ra cần có lưới chắn với kích thước mắt lưới nhỏ để tránh cua, chạch thoát ra ngoài ruộng.

* Con giống:

Do nguồn giống cua và chạch đồng chủ yếu phụ thuộc vào giống tự nhiên là chính nên khi thả cần lựa chọn kích cỡ giống đồng đều để tránh chúng ăn thịt lẫn nhau. Không mua con giống khi bị đánh điện hoặc xây xát, gãy càng.

* Mùa thả giống:

Thích hợp là từ tháng 4 – tháng 8 hàng năm, do giai đoạn này mưa nhiều nên dễ kiếm con giống.

* Mật độ thả:

Cua giống

Cá chạch bùn giống

Mật độ thả giống: 30 – 45 con/m2 (trong đó chạch có thể thả từ 20 – 30con/m2, cua thả 10 – 15 con/m2).

* Cho ăn:

+ Thức ăn tự nhiên của cua và chạch chủ yếu là rong tảo, giun cỡ nhỏ, động vật phù du… Thức ăn nhân tạo gồm bột ngô, cám gạo, bột sắn, bột đậu tương hoặc cá tạp xay nhỏ.
+ Lượng cho ăn: cho ăn từ 3 – 5% trọng lượng thân, ngày cho ăn 2 lần. Lưu ý đối với cua khi mới thả giống nên cho nhịn đói 2 – 3 ngày sau đó mới bắt đầu cho ăn.

* Quản lý ruộng nuôi

+ Cua, chạch đều là loài sống chui rúc nên nhu cầu hàm lượng oxy không cần cao. Mực nước trong ruộng nuôi nên duy trì từ 10 – 15cm, tại mương nuôi từ 60 – 70cm. Một tuần đến nửa tháng nên tháo cạn và phơi ruộng cho xe mặt khoảng 2 – 3 ngày sau đó mới cấp nước mới vào. Mục đích giúp cua lột vỏ và phòng bệnh cho chạch không bị các mầm bệnh tấn công.

+ Định kỳ 7 đến 10 ngày dùng 1.5 – 2 kg vôi tạt cho 100m2 mương nuôi.

* Thu hoạch:

– Sau thời gian nuôi 9 – 12 tháng, chạch có thể đạt kích cỡ 100 – 150 con/kg, cua đạt 60 – 70 con/kg và có thể thu tỉa dần.

Do tập tính sống chui dúc sâu dưới bùn và đào hang là chính nên việc thu hoạch sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn các đối tượng nuôi khác.

Đối với chạch đồng: Trước khi thu hoạch cần tháo cạn ruộng nuôi cũng như mương và để từ 3 đến 4 ngày cho mặt ruộng và mương cứng lại. Sau đó sẻ một rãnh dọc ruộng hoặc sẻ theo hình xương cá. Tiếp theo bắt đầu thêm nước mới vào để cho chạch vào rạch theo nước mới từ đó ta chỉ việc tiến hành thu. Trong quá trình thu có thể dùng lưới có mắt lưới tùy theo cỡ chạch cần thu để ta lọc bỏ những con bé hoặc những con đang mang trứng để dùng làm chạch bố mẹ hoặc chạch giống cho vụ sau.

Nguồn: Tepbac.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Mô Hình Nuôi Cá Chạch Ở Ruộng Lúa

Chạch nuôi ở ruộng n­ước là nghề phụ của nhà nông, nghề nuôi cá ruộng nếu có môi tr­ường tốt cũng đem lại hiệu quả khá cao.

Cá chạch ruộng, ngoài việc tăng thêm thư­ơng phẩm còn làm cho đất ruộng thêm tơi xốp, cá ăn các loại sâu, bọ, phân cá đ­ược phân hủy tăng độ màu mỡ cho đất ruộng, lúa tốt, thóc nhiều, năng suất tăng.

Nuôi cá ruộng “nhất cử l­ưỡng tiện” là như­ vậy.

+ Ph­ương pháp nuôi cá ruộng kết hợp với trồng lúa n­ước:

  • Với mục đích nuôi cá ở ruộng để cải tạo, nâng cao độ màu mỡ của đất, nên chọn những nơi đất có độ chua ít, chất đất không thoát n­ước, giữ đ­ược n­ước lâu làm nơi nuôi cá.
  • Sau khi tu sửa lại, đắp bờ ruộng cho vững (chống vỡ bờ) cao hơn mặt nư­ớc 30-50cm, mở ra một rãnh rộng 30-50cm, sâu 30cm, giữa ruộng, bố trí vài hố 4-6m2, sâu 30-50cm (chiếm khoảng 5% diện tích ruộng) làm nơi cho cá ăn, tránh nắng, tập trung cá cao cho dễ bắt.
  • Nếu điều kiện cho phép, tốt nhất tại bờ ruộng nên chặn thêm một miếng ván gỗ hoặc tấm chắn bằng nhựa cứng, phía d­ưới chặn bằng một gò đất cao 30cm làm cửa cho việc cấp, thoát nước (có đặt l­ới, chống cá bơi mất).
  • Th­ường, sau khi gặt xong lúa là phải hoàn chỉnh ruộng nuôi vào thời điểm giao nhau của vụ xuân hè năm sau. Khi cấy xong lúa nước, lúa xanh tốt thì tháo hết n­ước ruộng ra, phơi nắng 3-4 ngày, rải 20-25kg cám gạo với 50kg phân chuồng cho 100m2 ruộng.
  • Theo dõi thấy phân đã hoai (thối rữa hết) thì tháo n­ước vào ruộng, giữ n­ước ở độ sâu 15-30cm, thả 10-15kg cá chạch, thân dài 5cm cho 100m2 ruộng lúa.
  • Ruộng thả cá kết hợp với trồng lúa kiểu này không nên quấy nhiều, tuần đầu ch­a cần cho cá ăn thêm thức ăn.
  • Một tuần lễ sau, cứ cách 3-4 ngày, cho cá ăn thêm ít cám, mạch trộn lẫn với bột nhộng. Đem thức ăn rải đều trên mặt ruộng rồi thu nhỏ vào một chỗ. Từ đó trở đi, chỉ cho thức ăn vào một nơi cố định, tạo thói quen cá tập trung ăn, vào giờ nhất định trong ngày, tới mùa đông thu hoạch dễ bắt.
  • Đồng thời với việc cho cá ăn, cứ cách một tháng, cho thêm vào ruộng 50kg phân chuồng, cho thêm ít lân, canxi, sinh vật phù du nuôi vớt đư­ợc.
  • Cho ăn như­ bình th­ường, chủ yếu dùng thức ăn dễ kiếm, giá thành hạ, cá thích ăn nh­ư cám gạo, bã đậu, giun và thức ăn hỗn hợp, mỗi ngày một lần vào buổi sáng lúc 8-9 giờ, l­ượng thức ăn khoảng 3-5% tổng thể trọng cá đem nuôi. Tới hạ tuần tháng 11, khi trời trở lạnh, ngừng cấp thức ăn cho cá.
  • Ruộng nuôi cá kết hợp với trồng lúa kiểu này th­ường gọi là ruộng tinh dưỡng, không được dùng thuốc trừ sâu và thuốc nông nghiệp khác.
  • Cá chạch nuôi trong ruộng lúa lớn rất nhanh, có thể đánh bắt khi mùa đông tới. Cá thu hoạch th­ường có thể trọng 10g trở lên, cho 30-50kg cá chạch trong 100m2 ruộng lúa.

+ Ph­ương pháp nuôi thô (tạp):

  • Ruộng phục vụ cho ph­ương pháp nuôi thô đơn giản hơn, chỉ cần chú ý khâu không để cá bơi mất, cần làm tốt công tác bảo vệ tại ruộng.
  • Bờ ruộng nên đắp cao, vững chắc, cửa cấp thoát n­ước có vật cản, l­ới chắn.
  • Trong ruộng không đào hố cá, không thả thức ăn cho cá.
  • Khi đ­ưa n­ước vào ruộng, cấy lúa xong, mạ lên xanh tốt, giữ nư­ớc ruộng ở mức 10-20cm, thả khoảng 5kg cá giống cho 100m2 ruộng.
  • Tuy không cho thức ăn vào ruộng nh­ưng vẫn phải cho phân nuôi phù du, sinh vật làm thức ăn cho cá.
  • Qua một vụ lúa, có thể thu đư­ợc 10-15kg cá trên 100m2 ruộng

    Nguồn: 2lua.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

“Phù thuỷ nuôi rắn” đất cảng

Không ít người sửng sốt với sở thích và tài nuôi rắn của anh Nguyễn Văn Thắng ở thôn Lương Câu (xã Tân Viên, huyện An Lão, Hải Phòng). Biết bắt rắn từ bé, nhưng để trở thành “phù thủy nuôi rắn”, anh phải trải qua nhiều năm gian khổ, nếm đủ thất bại cay đắng mới đến được thành công.

Hằng ngày chăm… 1.000 con rắn

Chúng tôi đi theo anh Thắng vào khu trang trại rộng gần 2 mẫu của anh trên cánh đồng thôn Lương Câu. Những dãy hàng lang tối tăm, lành lạnh và sâu hun hút chạy qua những ô chuồng kín mít xây bằng gạch có những ô cửa lưới đóng chặt. Khách thăm ai nấy đều thấy rờn rợn khi biết trong những khoảng tối kia là hang ổ của hàng nghìn con rắn lớn nhỏ đang sinh sống, trong đó có nhưng con hổ mang dài đến 2,5m.

Chủ nhân vội trấn an: “Không sao đâu, chuồng trại chặt chẽ lắm, hơn nữa, rắn sợ người nên thấy có hơi người là chúng lủi sâu trong hang. Khi có người đem thức ăn vào chuồng cũng vậy, chúng trốn mất cho đến khi người ra hẳn, đóng cửa cài then, chuồng yên tĩnh trở lại, chúng mới bò ra ăn”.

Khu nuôi rắn được chủ nhân chia thành 3 dãy chuồng. Dãy ngoài cùng là khu vực ấp nở và nuôi rắn con. Tiếp theo là dãy nuôi rắn hổ mang thịt, gồm 20 ô lớn, mỗi ô là nhà ở của 50 chú hổ mang. Cạnh đó, một dãy có 250 ô nhỏ bằng bê tông, cứ 6 ô một xếp chồng lên nhau. Trong mỗi ô này có một con rắn ráo trâu trong độ tuổi sinh sản.

Rắn nằm trong những chuồng kín mít xây bằng gạch có những ô cửa lưới đóng chặt

Cơ ngơi này mỗi năm cung cấp cho thị trường 500 – 1.000 con rắn thịt (trung bình 1kg/con), 2.000 – 3.000 con rắn giống.

Anh kể: “Hồi nhỏ, tôi cùng trẻ con trong xóm hay đi bắt những loại rắn không độc, đem bán kiếm ít tiền mua sách vở. Tốt nghiệp trường trung cấp xây dựng, tôi đi làm nhiều nơi thấy không hiệu quả lắm và vẫn luôn ấp ủ ý định về quê lập nghiệp với nghề nuôi rắn. Sau ít năm bươn chải bên ngoài, tôi về quê làm trang trại. Mua và thuê thêm được 2 mẫu ruộng, tôi bắt đầu nuôi rắn từ năm 2007”.

Sau đó là 5 năm thất bại liên tiếp với ít nhất 1,5 tỷ đồng. Mới đầu, anh Thắng mua gom rắn của những người bắt được rắn trong tự nhiên, nuôi 2 – 4 tháng, gặp lúc được giá thì bán. Nếu được thì lãi gấp đôi, nhưng rủi ro cao vì rắn dễ bị chết. Những con rắn đang sống trong tự nhiên, bị người bắt tác động bằng nhiều cách, rồi bị nhốt trong môi trường chật hẹp, chúng thường không chịu ăn và chết dần. Không chỉ nuôi rắn, anh nuôi cả ba ba, ếch cũng hỏng do không có kinh nghiệm.

Quyết chí ắt thành công

Anh lại đi làm nghề xây dựng để trả nợ và dành dụm tiền vốn. Chăm chỉ làm lụng, anh vẫn cố gắng dành thời gian để học hỏi nghề nuôi rắn. Không chỉ tìm hiểu trên mạng internet, báo, đài… anh còn cất công đi tham quan các mô hình nuôi rắn trong Nam, ngoài Bắc.

Nhờ ý chí quyết tâm mà a Thắng đạt được thành công 

Khi đã có chút lưng vốn cùng kinh nghiệm học được, năm 2015, anh Thắng quyết định nuôi rắn quy mô lớn, tập trung vào rắn hổ mang và ráo trâu. Mới đầu, anh nhập giống từ Ninh Bình, rồi tự mày mò nghiên cứu, thử nghiệm cho rắn đẻ thành công. Đến nay, không những anh chủ động được giống rắn cho trang trại mà còn cung cấp trứng và rắn con cho thị trường.

Chủ trang trại cho biết, chọn rắn bố mẹ đẹp, khỏe mạnh, đạt 1,5kg/con trở lên để cho chúng giao phối. Hổ mang chỉ “giao hoan” có mùa, vào tháng 3 – 4, tháng 5 thì đẻ. Ráo trâu đẻ quanh năm. Anh thả 20 – 30 con theo tỷ lệ 1 đực 2 cái vào một chuồng cho đến khi thấy bụng những con cái to ra thì bắt từng con cái ra “ở riêng” một ô, chờ đẻ. Chỉ mang thai hơn 20 ngày là chúng đẻ, mỗi lứa 15 – 20 quả trứng, mỗi năm một con cái đẻ một lứa.

Do chăm sóc con giống từ lúc còn trong trứng, thuần hóa rắn từ bé nên anh Thắng nuôi rắn rất thành công, tỷ lệ sống gần 100%. Anh chăm sóc trang trại hằng ngày và không cần thuê thêm người làm vì nuôi rắn rất nhàn. 5 – 6 ngày chúng mới ăn một bữa, thức ăn là cóc, ếch nhái hoặc gà công nghiệp xay nhỏ. Rắn ít bị bệnh tật, chỉ đôi khi mắc tiêu chảy hoặc bệnh phổi. Mỗi bữa, chủ nuôi trộn thuốc phòng bệnh vào thức ăn cho chúng là có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe đàn vật nuôi.

Rắn 1,5 tuổi có thể xuất bán, mỗi con nặng trung bình 1kg. Hiện nhu cầu thịt rắn trong nước cao nhưng thường nhỏ lẻ, không có đầu mối thu mua số lượng lớn nên anh Thắng chọn bán buôn cho bạn hàng Trung Quốc. Vào cuối năm hoặc sau Tết Nguyên đán, anh đánh xe rắn lên tận cửa khẩu. So với nhiều năm trước, năm nay giá rắn cao, tới 700 nghìn đồng/kg.

Bên cạnh rắn là sản phẩm chủ lực, trang trại của anh Thắng còn cung cấp chạch giống. Chạch là loài khó sản xuất giống nhưng anh “thợ xây làm trái ngành” này có tài bắt chạch đẻ không kém tài nuôi rắn.

“Sau nhiều tìm tòi, thử nghiệm, tôi cho chạch đẻ nhân tạo thành công, cứ 100kg cá bố mẹ cho 1 triệu con chạch bột. Mỗi năm, tôi sản xuất được 5 – 7 triệu con cá chạch giống. Hiện, khách hàng cần nhiều mà tôi không có đủ bán”, anh Thắng cho hay.

Theo nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Hiệu quả kinh tế từ nuôi chạch đồng

Hiệu quả kinh tế từ nuôi chạch đồng

Hiện nay chạch đồng trong tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng do đánh bắt tùy tiện, dùng các phương tiện hủy diệt như xung điện, dùng nhiều loại thuốc hóa chất trong nông nghiệp. Vì vậy giá chạnh thương phẩm liên tục tăng và khan hiếm

Để biết thêm về mô hình nuôi chạch đồng, chúng tôi xin hướng dẫn vắn tắt quy trình nuôi chạnh thương phẩm để bà con nghiên cứu áp dụng                                       cá chạch đồng mang lại hiệu quả kinh tế

1. Chuẩn bị ao, bể nuôi chạnh

Bà con có thể nuôi chạnh ở ao đất, bể xi măng, bể lót bạt. Tùy theo điều kiện đầu tư để quyết định diện tích nuôi. Nên thiết kế ao, bể có diện tích vừa phải, từ 5- 10 m2 để dễ chăm sóc, quản lý, thu hoạch. Ao, bể chủ động nước, cống lấy nước vào, tháo ra đối diện nhau là tốt nhất, đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đông.

2. Chuẩn bị giống

Để tránh hao hụt nhiều, bà con nên mua giống cỡ lớn (khoảng 300 con/kg), chọn con giống đều cỡ, màu sắc tươi sáng, khỏe mạnh, không xây xát, không bệnh tật.

3. Quản lý và chăm sóc

Trước khi thả phải tắm chạch giống để phòng bệnh bằng nước muối 3% thời gian từ 10-15 phút, hoặc tắm bằng povidine liều lượng 5ml/m3 nước. Mật độ thả 50-100 con/m2. Chạch dễ nuôi hơn lươn, thức ăn của chạnh đơn giản hơn. Chạnh ăn mùn bã hữu cơ, khi chạnh còn nhỏ cho ăn thức ăn có độ đạm trên 30%, sau đó giảm dần, nuôi 30 ngày sau dùng thức ăn có độ đạm 20 -25%, ngày cho ăn 2 lần (sáng, chiều tối). Trung bình 1,4 kg thức ăn cho 1 kg chạnh thương phẩm. Sau 3 tháng là có thể bán thương phẩm.

4. Phòng bệnh và trị bệnh

– Phòng bệnh: Chạch ít bị bệnh hơn lươn, tuy nhiên nếu để nước ô nhiễm nhiều ngày thì chạch cũng dễ bị bệnh. Chạch có thể bị nấm, đốm đỏ lở loét, bệnh đường ruột… Để phòng bệnh nên trộn thêm vitamin C, men tiêu hóa vào thức ăn cho chạch, định kỳ cho ăn 2 lần/tháng, mỗi lần 3-5 ngày liên tục. Ngoài ra còn phải cho ăn 4 đúng (đúng chất lương, đúng số lương, đúng thời gian, đúng vị trí). Chú ý thay nước định kỳ không để nước ô nhiễm.

– Trị bệnh: Khi phát hiện chạnh bị nấm có thể tắm cho chạnh bằng các loại hóa chất sau: nước muối 3%; hoặc KMn04 liều lượng 20g/m3 nước, thời gian 10-15 phút.

Trộn kháng sinh vào thức ăn cho chạnh ăn.

5. Thu hoạch

Khi chạnh đạt giá trị thương phẩm, trước khi xuất bán không cho chạch ăn trước 1 ngày, không dùng kháng sinh trước khi xuất bán 15 ngày. Đánh bắt cẩn thận không để chạnh xây xát, cho chạch vào thùng xốp, không cho nước, hoặc cho ít nước để chạnh không bị khô da.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam