Mô hình 3 trong 1 nuôi cua đồng cá chạch đồng trong ruộng lúa

Mô hình nuôi cua đồng và chạch đồng trong ruộng lúa đã chứng minh hiệu quả tại nhiều địa phương. Bài xin đề cập một số lưu ý khi nuôi mô hình 3 trong 1 này.

Một số lưu ý khi nuôi cua đồng cá chạch đồng trong ruộng lúa. 

* Ruộng nuôi:

+ Bờ ruộng cần chắc chắn và được che chắn bằng nilon, lưới cước hoặc prô xi măng chôn sâu xuống 30 – 40 cm và cao lên 40 – 50 cm tính từ mặt bờ ruộng đồng thời hơi nghiêng vào trong ruộng một góc 45 độ để tránh khi có sấm chớp hoặc trời mưa, cua, chạch sẽ bò ra khỏi ruộng nuôi.

+ Mặt ruộng cần hơi dốc để thuận tiện cho việc thoát nước và thu hoạch.

+ Đào mương chạy xung quanh ruộng nuôi với kích thước sâu 60 – 80 cm, rộng 0,8 – 1m, cứ cách 50 – 70m đào một hố khoảng 5 – 10 m2, sâu 1m. Mục đích của đào mương để tạo chỗ trú cho cua, chạch sau khi gặt xong và thuận tiện cho chăm sóc và thu hoạch.

+ Trong ruộng nuôi thiết kế các ụ giả kích cỡ 50x20x30 cm để tạo chỗ cho cua đào hang và chui rúc. Ruộng nuôi nên thiết kế theo dạng hình xương cá là lý tưởng nhất.

+ Tại điểm lấy nước vào và tháo nước ra cần có lưới chắn với kích thước mắt lưới nhỏ để tránh cua, chạch thoát ra ngoài ruộng.

* Con giống:

Do nguồn giống cua và chạch đồng chủ yếu phụ thuộc vào giống tự nhiên là chính nên khi thả cần lựa chọn kích cỡ giống đồng đều để tránh chúng ăn thịt lẫn nhau. Không mua con giống khi bị đánh điện hoặc xây xát, gãy càng.

* Mùa thả giống:

Thích hợp là từ tháng 4 – tháng 8 hàng năm, do giai đoạn này mưa nhiều nên dễ kiếm con giống.

* Mật độ thả:

Cua giống

Cá chạch bùn giống

Mật độ thả giống: 30 – 45 con/m2 (trong đó chạch có thể thả từ 20 – 30con/m2, cua thả 10 – 15 con/m2).

* Cho ăn:

+ Thức ăn tự nhiên của cua và chạch chủ yếu là rong tảo, giun cỡ nhỏ, động vật phù du… Thức ăn nhân tạo gồm bột ngô, cám gạo, bột sắn, bột đậu tương hoặc cá tạp xay nhỏ.
+ Lượng cho ăn: cho ăn từ 3 – 5% trọng lượng thân, ngày cho ăn 2 lần. Lưu ý đối với cua khi mới thả giống nên cho nhịn đói 2 – 3 ngày sau đó mới bắt đầu cho ăn.

* Quản lý ruộng nuôi

+ Cua, chạch đều là loài sống chui rúc nên nhu cầu hàm lượng oxy không cần cao. Mực nước trong ruộng nuôi nên duy trì từ 10 – 15cm, tại mương nuôi từ 60 – 70cm. Một tuần đến nửa tháng nên tháo cạn và phơi ruộng cho xe mặt khoảng 2 – 3 ngày sau đó mới cấp nước mới vào. Mục đích giúp cua lột vỏ và phòng bệnh cho chạch không bị các mầm bệnh tấn công.

+ Định kỳ 7 đến 10 ngày dùng 1.5 – 2 kg vôi tạt cho 100m2 mương nuôi.

* Thu hoạch:

– Sau thời gian nuôi 9 – 12 tháng, chạch có thể đạt kích cỡ 100 – 150 con/kg, cua đạt 60 – 70 con/kg và có thể thu tỉa dần.

Do tập tính sống chui dúc sâu dưới bùn và đào hang là chính nên việc thu hoạch sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn các đối tượng nuôi khác.

Đối với chạch đồng: Trước khi thu hoạch cần tháo cạn ruộng nuôi cũng như mương và để từ 3 đến 4 ngày cho mặt ruộng và mương cứng lại. Sau đó sẻ một rãnh dọc ruộng hoặc sẻ theo hình xương cá. Tiếp theo bắt đầu thêm nước mới vào để cho chạch vào rạch theo nước mới từ đó ta chỉ việc tiến hành thu. Trong quá trình thu có thể dùng lưới có mắt lưới tùy theo cỡ chạch cần thu để ta lọc bỏ những con bé hoặc những con đang mang trứng để dùng làm chạch bố mẹ hoặc chạch giống cho vụ sau.

Nguồn: Tepbac.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Mô Hình Nuôi Cá Chạch Ở Ruộng Lúa

Chạch nuôi ở ruộng n­ước là nghề phụ của nhà nông, nghề nuôi cá ruộng nếu có môi tr­ường tốt cũng đem lại hiệu quả khá cao.

Cá chạch ruộng, ngoài việc tăng thêm thư­ơng phẩm còn làm cho đất ruộng thêm tơi xốp, cá ăn các loại sâu, bọ, phân cá đ­ược phân hủy tăng độ màu mỡ cho đất ruộng, lúa tốt, thóc nhiều, năng suất tăng.

Nuôi cá ruộng “nhất cử l­ưỡng tiện” là như­ vậy.

+ Ph­ương pháp nuôi cá ruộng kết hợp với trồng lúa n­ước:

  • Với mục đích nuôi cá ở ruộng để cải tạo, nâng cao độ màu mỡ của đất, nên chọn những nơi đất có độ chua ít, chất đất không thoát n­ước, giữ đ­ược n­ước lâu làm nơi nuôi cá.
  • Sau khi tu sửa lại, đắp bờ ruộng cho vững (chống vỡ bờ) cao hơn mặt nư­ớc 30-50cm, mở ra một rãnh rộng 30-50cm, sâu 30cm, giữa ruộng, bố trí vài hố 4-6m2, sâu 30-50cm (chiếm khoảng 5% diện tích ruộng) làm nơi cho cá ăn, tránh nắng, tập trung cá cao cho dễ bắt.
  • Nếu điều kiện cho phép, tốt nhất tại bờ ruộng nên chặn thêm một miếng ván gỗ hoặc tấm chắn bằng nhựa cứng, phía d­ưới chặn bằng một gò đất cao 30cm làm cửa cho việc cấp, thoát nước (có đặt l­ới, chống cá bơi mất).
  • Th­ường, sau khi gặt xong lúa là phải hoàn chỉnh ruộng nuôi vào thời điểm giao nhau của vụ xuân hè năm sau. Khi cấy xong lúa nước, lúa xanh tốt thì tháo hết n­ước ruộng ra, phơi nắng 3-4 ngày, rải 20-25kg cám gạo với 50kg phân chuồng cho 100m2 ruộng.
  • Theo dõi thấy phân đã hoai (thối rữa hết) thì tháo n­ước vào ruộng, giữ n­ước ở độ sâu 15-30cm, thả 10-15kg cá chạch, thân dài 5cm cho 100m2 ruộng lúa.
  • Ruộng thả cá kết hợp với trồng lúa kiểu này không nên quấy nhiều, tuần đầu ch­a cần cho cá ăn thêm thức ăn.
  • Một tuần lễ sau, cứ cách 3-4 ngày, cho cá ăn thêm ít cám, mạch trộn lẫn với bột nhộng. Đem thức ăn rải đều trên mặt ruộng rồi thu nhỏ vào một chỗ. Từ đó trở đi, chỉ cho thức ăn vào một nơi cố định, tạo thói quen cá tập trung ăn, vào giờ nhất định trong ngày, tới mùa đông thu hoạch dễ bắt.
  • Đồng thời với việc cho cá ăn, cứ cách một tháng, cho thêm vào ruộng 50kg phân chuồng, cho thêm ít lân, canxi, sinh vật phù du nuôi vớt đư­ợc.
  • Cho ăn như­ bình th­ường, chủ yếu dùng thức ăn dễ kiếm, giá thành hạ, cá thích ăn nh­ư cám gạo, bã đậu, giun và thức ăn hỗn hợp, mỗi ngày một lần vào buổi sáng lúc 8-9 giờ, l­ượng thức ăn khoảng 3-5% tổng thể trọng cá đem nuôi. Tới hạ tuần tháng 11, khi trời trở lạnh, ngừng cấp thức ăn cho cá.
  • Ruộng nuôi cá kết hợp với trồng lúa kiểu này th­ường gọi là ruộng tinh dưỡng, không được dùng thuốc trừ sâu và thuốc nông nghiệp khác.
  • Cá chạch nuôi trong ruộng lúa lớn rất nhanh, có thể đánh bắt khi mùa đông tới. Cá thu hoạch th­ường có thể trọng 10g trở lên, cho 30-50kg cá chạch trong 100m2 ruộng lúa.

+ Ph­ương pháp nuôi thô (tạp):

  • Ruộng phục vụ cho ph­ương pháp nuôi thô đơn giản hơn, chỉ cần chú ý khâu không để cá bơi mất, cần làm tốt công tác bảo vệ tại ruộng.
  • Bờ ruộng nên đắp cao, vững chắc, cửa cấp thoát n­ước có vật cản, l­ới chắn.
  • Trong ruộng không đào hố cá, không thả thức ăn cho cá.
  • Khi đ­ưa n­ước vào ruộng, cấy lúa xong, mạ lên xanh tốt, giữ nư­ớc ruộng ở mức 10-20cm, thả khoảng 5kg cá giống cho 100m2 ruộng.
  • Tuy không cho thức ăn vào ruộng nh­ưng vẫn phải cho phân nuôi phù du, sinh vật làm thức ăn cho cá.
  • Qua một vụ lúa, có thể thu đư­ợc 10-15kg cá trên 100m2 ruộng

    Nguồn: 2lua.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Tôm, cá VietGAP phục vụ tết

Nhiều nông dân nuôi tôm, cá tại tỉnh Kiên Giang rất phấn khởi khi sản phẩm do họ nuôi trồng được cơ quan chức năng cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, kịp đưa ra thị trường phục vụ dịp cuối năm.

Cá tôm nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP sẵn sàng phục vụ tết 2017. 

Bà Đặng Khánh Hồng, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho biết, từ các nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông (TTKN) Quốc gia, TTKN tỉnh và Tổ chức GIZ thuộc Chương trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICMP), đơn vị đã hỗ trợ hàng chục hộ nông dân nuôi tôm – lúa, tôm thâm canh và cá chạch bùn… xây dựng quy trình nuôi VietGAP. Sau khi nuôi, các hộ được cơ quan chức năng thẩm định, cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Cụ thể, tại tổ hợp tác nuôi tôm sú – lúa ấp Thạnh Hòa, xã Đông Thạnh (An Minh), có 4 hộ nuôi trên diện tích 9,6 ha, sản lượng tôm thu 1.660 kg, được Cty TNHH Công nghệ NhoNho chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Ông Nguyễn Văn Trường, tổ viên có 2,6 ha mô hình cho biết, nuôi tôm – lúa theo VietGAP đòi hỏi người nuôi phải được tập huấn, nắm vững quy trình kỹ thuật, ghi chép sổ sách cẩn thận, tuyệt đối không dung chất cấm, hóa chất ngoài danh mục.

Vì vậy, sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Là người làm ra tôm sạch, không chỉ đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng, mà cả cho chính người SX, môi trường nuôi được bền vững, nên người nuôi rất yên tâm. Một khi thị trường tiêu thụ tốt thì thu nhập của họ cũng tăng lên theo.

Trước đó, tổ hợp tác nuôi tôm – lúa tại ấp Thái Hòa, xã Nam Thái A (An Biên) được TTKN Kiên Giang phối hợp với Cty TNHH Công nghệ NhoNho trao chứng nhận VietGAP cho sản phẩm tôm sú, kinh phí do Tổ chức GIZ tài trợ. Tổ hợp tác có 4 hộ nông dân cùng nuôi, sản lượng tôm sú 8 tấn/năm. Ông Nguyễn Văn Ngọc, một hộ nông dân tham gia mô hình chia sẻ: “Năm nay, tôi thu trên 1.000 kg tôm/2ha, bán được trên 500 triệu đồng, trừ chi phí lãi một nửa”.

Theo ông Ngọc, để thực hiện mô hình, nông dân phải có từ 2ha trở lên, vì phải thiết kế lại vuông nuôi thành ao lắng, ao vèo, ao nuôi… Môi trường phải được xử lý kỹ như xới mặt ruộng, xả bỏ nước, rải vôi bột cả trên bờ lẫn mặt ruộng (khoảng 500 kg/ha), diệt khuẩn bằng Iodine… Khi thấy nước đạt chất lượng mới cấp vào vèo và ao nuôi. Tôm nuôi 2 giai đoạn, và trong quá trình nuôi, bổ sung thức ăn cho tôm theo quy trình, đảm bảo tôm phát triển tốt.

Sau khi kết thúc vụ tôm, các hộ dân tổ hợp tác nuôi tôm – lúa tại ấp Thái Hòa được hỗ trợ làm lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, hiện lúa đã chuẩn bị cho thu hoạch. “Chúng tôi đang có kế hoạch hỗ trợ, thu mua chế biến, đóng gói gạo VietGAP để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân”, bà Đặng Khánh Hồng cho biết thêm.

Ngoài mô hình tôm – lúa, có 6 cơ sở tại huyện Kiên Lương và TX Hà Tiên đăng ký liên kết SX tôm thẻ chân trắng thâm canh theo quy trình VietGAP. Qua đánh giá, có 5 cơ sở được Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 5 (Cục Quản lý Chất lượng Nông, lâm sản và Thủy sản) cấp chứng nhận sản phẩm thủy sản SX đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Ông Đào Thọ Quí, có 70.000 m2 nuôi tôm tại phường Đông Hồ, TX Hà Tiên, phấn khởi nói: “Mỗi năm, cơ sở của tôi cung ứng ra thị trường 70 tấn tôm thương phẩm. Với quy trình nuôi đạt chứng nhận VietGAP, sản phẩm dễ dàng vào hệ thống siêu thị, các đơn vị thu mua chế biến cũng rất an tâm về chất lượng, ATTP”.

Bên cạnh con tôm nước lợ, TTKN Kiên Giang còn hỗ trợ nông dân 2 huyện Châu Thành, Giồng Riềng nuôi cá chạch bùn thương phẩm trong ao dùng thức ăn công nghiệp theo VietGAP, đã được Cty CP Chứng nhận và Giám định VINACERT cấp chứng nhận. Nông dân tham gia được hỗ trợ 60% chi phí con giống, 30% giá trị vật tư và được tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi.

Ông Hà Văn Bòn Ba, nông dân ở xã Giục Tượng (Châu Thành), người tham gia mô hình nhận xét: “Cá chạch bùn là đối tượng dễ nuôi, thích nghi rộng với môi trường, quy trình nuôi đơn giản, cá ăn thức ăn công nghiệp nên chủ động và tiết kiệm thời gian chăm sóc, môi trường nuôi ít bị ô nhiễm, hiệu quả kinh tế mang lại khá cao, trung bình lãi 18 triệu đồng/300 m2/vụ nuôi (khoảng 4 tháng)”.

Cá chạch bùn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP được tiêu thụ tốt tại các nhà hàng ở TP Rạch Giá

Nguồn: Tepbac.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Liều dùng và vai trò của Vitamin C trên cá

Một nghiên cứu đầu tiên từ trước đến nay về hàm lượng Vitamin C (Ascorbic acid) bổ sung vào thức ăn cá chạch bùn giúp nâng cao hiệu suất tăng trưởng, hệ thống miễn dịch và hoạt tính enzyme chống oxy hóa.

Vitamin C với động vật thủy sản

Động vật thủy sản thường phải chịu sự căng thẳng từ các yếu tố vượt quá khả năng của chúng về sự chịu đựng, chẳng hạn như mật độ nuôi cao, chất lượng nước kém, nhiệt độ cao và sự xâm nhập của vi khuẩn và virus. Tất cả những yếu tố bất lợi này có thể gây ra phản ứng sốc cho cá, dẫn đến năng suất thấp.

Đối với nuôi trồng thủy sản, để giảm phản ứng căng thẳng nhiều tác đã bổ sung vào thức ăn các chất chống oxy hóa (ví dụ như vitamin C và vitamin E), probiotic, prebiotic, B-glucans và các chất kích thích miễn dịch khác, có thể giúp cá giảm sự nhạy cảm đối với những yếu tố gây căng thẳng.

Vitamin C (acid L-ascorbic, ASA) đóng một vai trò quan trọng trong các chức năng sinh lý bình thường và kích thích phản ứng miễn dịch của cá (Lim & Lovell 1978), và nó là một chất chống oxy hóa tan trong nước quan trọng. Vitamin C cũng tăng cường hiệu ứng trên hoạt tính diệt khuẩn ở huyết thanh (Ren, Koshio & Uyan 2008), hoạt động thực bào (Misra, Das & Mukherjee 2007), nồng độ kháng thể (Misra et al. 2007) và chất nhầy trong phản ứng miễn dịch (Roosta, Hajimoradloo & Ghorbani 2014).

Trong nuôi trồng thủy sản, vitamin C thường được sử dụng với mức độ cao khi bổ sung vào thức ăn. Tuy nhiên, những ảnh hưởng ở liều cao của việc bổ sung vitamin C  vào thức ăn trên cá vẫn chưa được xác định chắc chắn.

Nghiên cứu liều lượng bổ sung Vitamin C vào cá chạch bùn

Cá chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus) là một cá sống tầng đáy phân bố rộng rãi ở Châu Á. Trong những năm gần đây, giá trị của chúng trên thị trường đã tăng lên bởi vì giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao được công nhận bởi người tiêu dùng (Wang, Hu & Wang 2010;. Gao et al 2012). Cho đến nay, không có nghiên cứu nào về nhu cầu vitamin C trên cá chạch bùn được thực hiện. Do đó, nghiên cứu này được tiến hành để làm rõ những ảnh hưởng của chế độ ăn khác nhau có bổ sung vitamin C đối với về hiệu suất tăng trưởng, đáp ứng miễn dịch từ chất nhầy, hoạt tính của enzyme chống oxy hóa và biểu hiện gen chống oxy hóa trên cá chạch bùn.

Một thử nghiệm cho ăn trong 60 ngày đã được tiến hành để xác định những ảnh hưởng của vitamin C ở chế độ ăn khác nhau về hiệu suất tăng trưởng, đáp ứng miễn dịch và khả năng chống oxy hóa của cá chạch bùn.

Sáu mức độ Vitamin C bổ sung vào thức: 0 mg/kg (VC0), 100mg/kg (VC100), 200mg/kg (VC200), 500mg/kg (VC500), 1000mg/kg (VC1000) và 5000 mg/kg (VC5000) của VC (35% acid ascorbic) với ba lần lặp lại. Kết quả cho thấy cá ăn với mức độ  VC200 cho sự tăng trưởng tối ưu và có tác dụng ngăn ngừa sự oxy hóa cao (cụ thể là hơn 207,4 mg/kg), đồng thời hệ miễn dịch của cá chạch bùn hoạt động mạnh mẽ hơn rất nhiều. Hơn nữa, liều cao của việc bổ sung VC không cho thấy bất kỳ tác động bất lợi đến hiệu suất tăng trưởng của cá chạch bùn.

Do đó, thí nghiệm của nhóm nghiên cứu gợi ý rằng bổ sung từ 200 mg/kg Vitamin C là điều cần thiết để gia tăng sự tăng trưởng và miễn dịch của cá chạch bùn, mức độ này cao hơn nhiều so với hầu hết các loài cá khác, ví dụ 47,6 mg/kg đối với cá chẽm Nhật Bản – Lateolabrax japonicus (Ai, Mai, Zhang, Xu, Duan & Tân 2004), 23,8 mg/kg  cho cá đù vàng lớn – Pseudosciaena crocea (Ái, Mai, Tân, Xu, Zhang, Ma & Liufu 2006) và 35,7 mg/kg đối với cá Cirrhinus mrigala (Zehra & Khan năm 2012). Điều này có thể gợi ý rằng các chạch bùn là loài nhạy cảm hơn nhiều với các yếu tố stress so với các loài cá khác.

Lưu ý khi sử dụng Vitamin C

Mặc dù Vitamin C là một chất chống oxy hóa, nó có thể tạo điều kiện cho quá trình oxy hóa trong điều kiện nhất định (Hininger et al. 2005). Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng Vitamin C gây độc với một số loại tế bào (Bhat, Azmi, Hanif & Hadi 2006; Ullah, Khan & Zubair 2011). Thêm vào đó, Vitamin C ở mức cao sẽ ức chế mạnh mẽ của sự hấp thụ Đồng hoặc các enzym phụ thuộc vào Đồng và dễ bị ngộ độc sắt (Prasad 1978). Vì thế khi bổ sung Vitamin C vào thức ăn cá chạch bùn cần phải cân nhắc ở mức hợp lý.

Nguồn: Tepbac.com được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.