Hướng dẫn trồng và chăm sóc cà tím trong thùng xốp cho quả sai

Cà tím (cà dái dê) là loại quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Nó được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ngoài ra, cà tím còn được coi là thần dược chữa rất nhiều các loại bệnh khác nhau như phòng ngừa ung thư, tốt cho tim mạch, kiểm soát tiểu đường…

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và hạt giống

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng thau, chậu, khay hoặc thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cà tím. Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước. Tuy nhiên, chậu hoặc thùng xốp phải cao từ 20-25cm, rộng ít nhất 30cm.

Đất trồng

Cà tím thích hợp trồng trên tơi xốp, giàu mùn, dễ thoát nước và có độ pH khoảng 6. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa…

Hạt giống

Hạt giống bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán đồ nông sản gần nhà hoặc siêu thị.

2. Ngâm ủ, gieo hạt và cấy cây

Hạt cà tím có vỏ khá cứng và dày nên trước khi gieo bạn phải ngâm nước lạnh từ 24-30 giờ. Sau đó vớt ra ngâm ở nước ấm có nhiệt độ khoảng 50 độ C trong vòng 1 tiếng. Công đoạn này vừa giúp làm mềm vỏ hạt để kích thích nảy mầm vừa giúp diệt trừ nấm bệnh. Ủ hạt giống trong vải ẩm cho nứt ra rồi mới đem đi gieo.

Cà tím được trồng trong thùng xốp

Đem hạt đã ủ gieo từ 2-3 hạt vào một ô ở giá gieo hạt hoặc bầu. Sau đó lấp 1 lớp đất mỏng và tưới nước bằng vòi phun nhẹ.

Khi cây con trồng trong bầu có từ 5 đến 6 lá thật và cao khoảng 6-8cm thì chọn ra những cây khỏe mạnh nhất rồi đem trồng ra chậu hoặc thùng xốp. Sau khi cấy xong tưới nước cho cây và che phủ trong vòng 1 tuần.

3. Chăm sóc

Cà tím là loại cây ưa nước, do đó trong thời gian đầu bạn cần phải tưới nước hàng ngày. Lưu ý: Tưới đủ độ ẩm cần thiết cho cây con sinh trưởng phát triển tốt. Đặc biệt trong thời kỳ ra hoa và nuôi quả bạn không được để mặt chậu bị khô hoặc thiếu nước thì cây cà sẽ ra hoa kém dẫn đến giảm năng suất và trái không được to.

Sau khi cấy cây con được 1 tuần, tiến hành bón lót bằng phân bò, phân trùn quế, phân gà, phân dê hoặc phân hữu cơ. Cứ 10-12 ngày bón thúc lần.

4. Thu hoạch

Sau 60-70 ngày trồng là cà tím có thể thu hoạch đợt đầu tiên. Không nên thu hoạch lúc quả quá già bởi ăn sẽ không ngon. Thời gian thu hoạch tùy thuộc vào việc chăm sóc cây.

Thành quả sau thu hoạch

Bạn cũng có thể chọn những quả to, dài, đẹp, không sâu bệnh để già làm giống cho vụ sau.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Quy trình trồng cà tím an toàn

1. Các điều kiện đảm bảo sản xuất cà tím an toàn vệ sinh thực phẩm

Ruộng trồng cà tím phải đảm bảo cách xa bệnh viện, khu nghĩa địa, bãi rác thải sinh hoạt, đường quốc lộ và khu công nghiệp trên 500m.

Phải có nguồn nước tưới sạch (không nhiễm kim loại nặng và các vi sinh vật gây bệnh).

Hạt giống phải sạch, không sâu bệnh, tỷ lệ nảy mầm đạt trên 90%.

Người gieo trồng phải nắm vững qui trình kỹ thuật sản xuất cà tím an toàn.

2. Thời vụ

Cà tím có thể trồng quanh năm trừ, chỉ tránh các tháng giá rét (tháng 11; 12; 1) và nóng nắng gắt (tháng 5; 6). Sau trồng khoảng 2 tháng sẽ cho thu hoạch.

3. Giống trồng

Nên sử dụng các giống địa phương có năng suất cao ổn định, có khả năng chống chịu điều kiện bất thuận tốt.

Có thể sử dụng một số giống nhập nội như: LN11, Violet King 252, Cà tím 2 mũi tên đỏ.

4. Làm vườn gieo ươm cây giống

Chọn chân ruộng đất tơi xốp, giàu mùn. Rải 20 – 30 vôi bột/sào (360m2). Cày lật đất. Phơi ải, làm nhỏ đất và dọn sạch cỏ.

Lên luống rộng 1,2m, cao 25 – 30cm, rãnh rộng 30 – 35cm.

Phân lót/1m2: 1kg tro bếp + 3-4 kg phân hữu cơ hoai mục. Trộn đều phân trong lớp đất mặt luống, tiến hành gieo hạt.

Cần căn cứ diện tích trồng để tính lượng hạt giống gieo trên vườn ươm (gieo 14 – 17g hạt giống trong vườn ươm sẽ đủ lượng cây giống trồng cho 1 sào).

Ngâm giống trong nước sạch 24 – 30 giờ. Vớt hạt ngâm trở lại trong nước ấm 54 độ C (2 sôi 3 lạnh) trong 1 giờ để xử lý nấm bệnh.

Có thể dùng thuốc BVTV Ridomil hoặc Anvil để xử lý nấm bệnh cho hạt giống (sử dụng thuốc theo hướng dẫn trên bao gói).

Hạt giống sau xử lý nấm bệnh, vớt để ráo ủ trong trong khăn vải ẩm tới nứt nanh thì đem gieo.

Trộn hạt trong đất bột để gieo cho đều, khoảng cách gieo 4 – 5cm/1 hạt.

Giữ ẩm thường xuyên cho vườn ươm. Tỉa bỏ sớm các cây sâu bệnh, cây gầy yếu, cây gieo quá dày.

Yêu cầu, cây giống trước khi xuất vườn phải mập, khỏe, sạch sâu bệnh, cao 6 -8cm và có 5 – 6 lá thật.

5. Trồng cây con ra ruộng sản xuất

Ruộng sản xuất cà tím cũng cần xử lý vôi bột trước khi cày lật đất như ruộng ươm cây giống.

Làm luống, khơi rãnh thoát nước, bổ hốc trồng 2 hàng so le nanh sấu trên luống. Mật độ trồng cây cách cây 60 – 70cn, hàng cách hàng 50 – 60cm.

Lượng phân bón/1 sào là, phân chuồng mục: 400 – 500kg hoặc phân hữu cơ vi sinh 100 – 120kg, Đạm urê 9 – 10kg, Lân supe 13 – 15kg, Kali Clorua 4 – 5kg.

Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân + 2-3 Kali Clorua.

Bón thúc: Lần 1 (sau trồng 10 – 12 ngày): 2 – 3kg Đạm urê; lần 2 (khi cây ra hoa rộ): 3 – 4 Đạm urê + 2-3kg Kali Clorua; lần 3 (sau cây ra quả đợt đầu) bón nốt số phân còn lại.

Sau trồng tưới đẫm nước hoặc trồng đến đâu tưới đến đó. Có thể tưới trực tiếp quanh gốc cây hoặc tới rãnh. Nếu ngày hôm sau còn nước ở rãnh cần tháo kiệt. Độ ẩm đất cho cây suốt thời gian sinh trưởng là 80%.

Xới xáo, làm cỏ, vun gốc, bắt sâu sau khi bón thúc phân.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Một số đối tượng sâu bệnh chính hại cà tím là: sâu đục quả, rầy xanh, rầy trắng, bọ trĩ, sâu đo xanh, sâu khoang, các bệnh lở cổ rễ, héo xanh, phấn trắng, sương mai… gây thối quả.

Cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như: Vệ sinh đồng ruộng. Sử dụng giống kháng bệnh. Mật độ gieo trồng hợp lý. Bón phân cân đối. Gieo trồng trong nhà lưới ngăn côn trùng. Bấm ngọn, tỉa cành, ngắt bỏ lá già, lá sâu bệnh kịp thời để ruộng cà luôn thông thoáng. Không luân canh cà tím với các cây trồng cùng họ cà như: cà chua, thuốc lá, ớt, cà pháo…

Theo dõi sự xuất hiện của một số sâu bệnh hại chính. Chỉ phun thuốc khi thật cần thiết và phải ngừng phun thuốc trước thu quả 7 – 10 ngày.

Một số thuốc BVTV có thể phun trừ sâu bệnh cho sản xuất cà tím an toàn là:

Sâu xám, Tuyến trùng: Xử lý đất trước khi trồng bằng Sagosuper 3G, Diaphos 10H, Sincosin lên gốc cây gieo hoặc rải quanh gốc sau trồng.

Sâu xanh: Delfin, Sumicidin, Cypermethin.

Bọ trĩ, rầy xanh, nhện: Actara, Sagosuper, Sherzol.

Sâu vẽ bùa: Ofunack, Triggard.

Bệnh chết cây: Coe 85, Topsin, Polygam, Vanicide, Hexin, Luster.

7. Thu hoạch

Khi quả cà bắt đầu chuyển màu tím, hạt còn non. Ngắt cả cuống quả, tránh làm gẫy nhánh. Cách 2 – 3 ngày thu 1 lần. Các lứa cà ra rộ cần thu quả hàng ngày. Nếu chăm sóc tốt năng suất quả sẽ đạt 25 – 30 tấn/ha. Thời gian thu hoạch có thể kéo dài trên 2 tháng.

Thu hoạch cà tím

Theo nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Những hình ảnh cho thấy chúng ta đã ăn ngô, dưa hấu biến đổi gen từ cả nghìn năm nay

Trước khi có thuyết tiến hóa của Darwin thì người nông dân đã biết lựa chọn những đặc tính riêng để lai tạo ra những giống mới mà mình mong muốn.

Bạn có bao giờ thắc mắc về tổ tiên của chúng trước đây như thế nào không? Những hình ảnh sau chắc chắn sẽ khiến bạn không khỏi ngạc nhiên và thích thú.

Dưa hấu

2.000 năm TCN, dưa hấu được phát hiện ra ở vùng đông bắc Châu Phi sau đó lan dần sang Địa Trung Hải. Theo các sách cổ miêu tả lại: Lúc chín, ruột dưa có màu vàng cam, sau đó bằng cách lai giống chọn lọc, kết hợp gen màu đỏ và gen quyết định lượng đường mà mà ruột dưa đã dần chuyển sang màu đỏ như ngày nay.

Chuối

Lịch sử của chuối có thể từ 7.000 đến 10.000 năm trước đây tại khu vực Đông Nam Á. Chuối ngày nay có nguồn gốc từ chuối rừng và chuối hột , quả ngắn và hạt to cứng hơn bây giờ.

Cà rốt

Cà rốt được tìm thấy lần đầu tiên ở Ba Tư và Tiểu Á vào thế kỷ 10. Lúc đầu, nó được cho là có màu tím hoặc trắng với gốc nhỏ, bị tách đôi. Dần dần nó mất sắc tố và chuyển thành màu vàng, củ phình to, mọng nước hơn.

Cà tím

Cà tím ngày nay có tổ tiên là những quả tròn màu vàng, xanh, trắng, tím và có gai. Chúng được trồng rất sớm bởi những người Trung Quốc và hiện nay phiên bản cà tím đã hoàn toàn khác xa với tổ tiên chúng.

Bắp ngô

Tiền thân là cây teosinte hầu như không ăn được nhưng nhờ lai tạo được bởi những người Bắc Mỹ 7.000 năm TCN.

Kích thước ngô ngày nay gấp 1.000 lần và dễ dàng bóc hạt hơn, ngoài ra nó cũng chứa 6.6% lượng đường, cao hơn hẳn so với ngô tự nhiên chỉ có 1.9%.

Hình dáng cây cũng khác nhau

Bắp cải, súp lơ, su hào có nguồn gốc từ cây mù tạt dại

Trước khi có thuyết tiến hóa của Darwin thì người nông dân đã biết lựa chọn những đặc tính riêng để lai tạo ra những giống mới mà mình mong muốn.

Do vậy, từ một cây mù tạt hoang dã, họ đã cho ra thành công các loại súp lơ, cải xoăn, cải bắp và su hào như hiện nay.

Nguồn: tổng hợp bởi Farmtech VietNam

Cách trồng cây cà tím cho năng suất, chất lượng cao

Cà tím là một loại rau quả thông dụng có kĩ thuật trồng khá đơn giản, được trồng để lấy quả lớn có màu tím hay trắng, mọc rủ xuống. Cây cà tím (tên khoa học: Solanum melongena) là một loài cây thuộc họ Cà với quả cùng tên gọi, ở Việt Nam, chúng được sử dụng làm một loại rau trong ẩm thực. Loài thực vật này có quan hệ họ hàng gần gũi với cà chua, khoai tây, cà dừa, cà pháo và có nguồn gốc ở miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka.

trồng cà tím trong thùng xốp

Thời vụ trồng chủ yếu là vụ đông xuân, người dân có thể trồng từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Vụ hè thu từ tháng 4 – 7, bà con nên tránh trồng cà vào tháng 5, 6 vì thường bị sâu đục quả gây hại nặng. Vụ đông xuân, người trồng không nên gieo trồng vào tháng 12 và tháng 1 vì cũng rất dễ bị sâu đục quả gây hại khi thu hoạch.

Yêu cầu khi làm đất

Đất trồng cà tím đòi hỏi phải tơi xốp, nhiều mùn và dễ thoát nước. Người dân nên phơi ải đất vài tuần trước khi trồng. Đất cần được xử lý bằng vôi và tro bếp với lượng 50kg vôi + 60kg tro bếp cho 1.000m2.

Liếp ươm cũng như liếp trồng cần được vun cao 20 – 25cm, tuy nhiên, vụ đông xuân không cần lên liếp. Bà con không nên trồng liên tục nhiều vụ cà tím trên cùng một nền đất và không được trồng trên đất đã trồng các loại cây như: ớt, cà chua, thuốc lá…, nên luân canh với các loại cây họ khác.

Khoảng cách trồng

Trên liếp ươm, người trồng nên gieo hàng với khoảng cách 4 x 4cm; ở liếp trồng 2 hàng cách nhau 79-80cm, cây cách cây 60cm. Mùa mưa, bà con có thể trồng thưa hơn hoặc trồng xen với tỏi hoặc các loại rau khác họ ngắn ngày vào giữa 2 hàng cà tím.

Bón phân (lượng bón cho 1.000m2) bao gồm bón lót (hỗn hợp phân chuồng hoai mục 3-4 tấn, super lân 35-40kg, bổ sung thêm urê 5-6kg, clorua kali (KCl) 3-4kg, bánh dầu 12-13kg) và bón thúc ( lần 1nên được tiến hành từ 7-8 ngày sau khi trồng: phân urê 5-6kg, KCl 3-4kg, bánh dầu 20 – 25kg; lần 2 vào khoảng 25-30 ngày sau khi trồng: urê 7 – 8kg, KCl 4-5kg; lần 3 diễn ra từ 45-50 ngày sau khi trồng: urê 8-10kg, KCl 5-6kg, bánh dầu 25-30kg). Người dân nên bón thúc thêm vào sau thu hoạch đợt quả đầu tiên: urê 5kg, KCl 5kg và bánh dầu.

Phòng trừ sâu bệnh

Cà tím thường bị các loại sâu bệnh hại chính sau đây: sâu đục trái, rầy xanh, rầy trắng, bọ trĩ, sâu đo xanh, bệnh héo xanh, phấn trắng, thối trái… Người trồng cần áp dụngmột số  biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, luân canh với cây trồng khác họ cà.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam