Mẹo trồng cà rốt trong thùng xốp cho năng suất cao

Ngoài việc dùng để chiến biến những món ăn ngon, cà rốt còn có tác dụng chữa bệnh như chống lão hóa, phòng chống các bệnh tim mạch, tốt cho gan, răng miệng, ngăn ngừa nhiễm trùng…

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng bao nilon, bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cà rốt. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước. Chiều cao tối thiểu của dụng cụ trồng khoảng 20-25cm.
Đất trồng
Cà rốt ưa các loại đất có tầng canh tác dày, thoát nước tốt, thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa…
Hạt giống
Hạt giống bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán đồ nông sản hoặc siêu thị gần nhà. Nên chọn những giống cà rốt cao sản để thu hoạch đạt được năng suất cao nhất.
Trồng cà rốt tại nhà khá đơn giản

2. Ngâm ủ và gieo hạt

Hạt cà rốt có vỏ và lông khá cứng nên trước khi gieo bạn cần vò hạt cho lông cứng gãy hết. Sau đó trộn hạt giống với mùn theo tỷ lệ 1:1, tưới nước giữ ẩm khoảng 2-3 ngày rồi đem gieo.
Mỗi hốc gieo từ 2-3 hạt, khoảng cách giữa các hốc từ 7-10cm.
Sau khi gieo hạt xong, phủ lên 1 lớp đất mỏng hoặc rơm rạ cắt nhỏ. Tưới nước giữ ẩm hàng ngày vào buổi sáng sớm.

3. Chăm sóc

Ngày tưới nước 1 lần bằng vòi phun nhẹ vào sáng sớm cho cà rốt.
Khi cà rốt cao khoảng 5-7cm thì tiến hành cắt bỏ những cây còi cọc, ốm yếu, giữ lại những cây mập mạp, khỏe mạnh (mỗi hốc để chừng 1-2 cây). Nên dùng kéo cắt bỏ những cây nhỏ bởi nhổ sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ của cây giữ lại.
Khi cà rốt được 15 ngày tuổi thì tiến hành bót lót đợt đầu tiên bằng phân hữu cơ, phân bò, phân gà, phân dê, phân trùn quế… cho cây. Cứ 15-20 ngày lại bón đợt tiếp theo. Mỗi đợt bót phân kết hợp xới đất và nhổ cỏ.
Nếu củ cà rốt hở ra ngoài thì bạn phải lấy đất lấp lại để tránh củ bị xanh.

4. Thu hoạch

Cà rốt cho thu hoạch sau khoảng 100-130 ngày trồng. Khi các lá dưới chuyển màu vàng, các lá non ngừng sinh trưởng, vai củ tròn đều thì cần thu hoạch ngay để đạt chất lượng cao.
Cà rốt – thực phẩm quý giá cho sức khỏe con người
Thu hoạch vào những ngày khô nắng. Nhổ củ, làm sạch đất, rửa bằng nước sạch và cắt bớt phần lá, chỉ để lại đoạn cuống dài 15-20cm.
Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Sâu bệnh hại cà rốt và cách phòng trừ (P2)

3. Bệnh thối hạch (Sclerotinia libertiana Fuckl)

3.1.Triệu chứng

– Bệnh chủ yếu gây hại trên củ cà rốt thời kỳ gần thu hoạch.

– Vết bệnh lúc đầu là những đốm nhỏ màu nâu, hơi mềm xuất hiện rải rác khắp bề mặt vỏ củ. Dần dần các đốm bệnh loang rộng, lớn dần lên bao quanh khắp củ và ăn sâu vào trong lõi củ.

– Trên mặt vỏ củ, nơi có vết bệnh, dần hình thành lớp mốc màu trắng, xốp như­ những sợi bông làm phần thịt củ bên trong bị thối mềm làm mất giá trị dinh dư­ỡng.

– Khi phần thịt củ bị phá hủy hoàn toàn, trên bề mặt lớp mốc trắng.

3.2. Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh

– Bệnh do nấm Sclerotinia libertiana Fuckl gây hại

– Điều kiện môi trư­ờng xung quanh quá ẩm ­ướt, bón nhiều phân đạm.

3.3. Biện pháp phòng trừ

– Chọn đất phù hợp để trồng cà rốt nh­ư đất thịt nhẹ, dễ thoát nư­ớc.

– Bón phân đầy đủ, cân đối.

– Biện pháp hóa học: do chưa có thuốc đăng ký trong danh mục để phòng trừ, vì vậy có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất sau: Carbendazim Trichoderma sp.

4. Bệnh thối đen (Alternaria radicirima)

4.1. Triệu chứng

Bệnh gây hại trên lá, trên thân và trên củ cà rốt:

– Trên lá: Bệnh gây hại từ khi cây còn nhỏ. Lá bị bệnh xuất hiện vết bệnh hình tròn hoặc hình bất định, màu xám nâu hoặc xám đen. Vết bệnh thường lan từ mép lá, chót lá vào trong phiến lá, xung quanh có quầng vàng rộng. Gặp thời tiết ẩm ướt, trên mô bệnh có lớp nấm mốc màu đen, lá bị thối, dễ rụng.

– Trên củ: bệnh gây hại nặng vào thời kỳ gần thu hoạch. Vết bệnh không có hình dạng nhất định màu nâu đen lõm vào phần thịt củ, phần cuống củ sát mặt đất bị thối đen.

4.2. Nguyên nhân và điều kiện phát sinh phát triển của bệnh

– Bệnh do nấm Alternaria radicirima gây ra.

– Bệnh phát sinh và gây hại mạnh trên những ruộng gieo trồng quá dầy và bón nhiều đạm.

4.3. Biện pháp phòng trừ:

– Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây bị bệnh sau khi thu hoạch.

– Bón phân cân đối, tăng cường bón phân hữu cơ

– Biện pháp hóa học: Do chưa có thuốc đăng ký trong danh mục để phòng trừ bệnh, do đó có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất: Trichoderma sp, Cytokinin, Streptomycin sulfateCarbendazim.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Sâu bệnh hại cà rốt và cách phòng trừ (P1)

Giới thiệu đặc điểm hình thái, đặc tính sinh sống và gây hại, biện pháp phòng trừ một số loại sâu hại, bệnh hại trên cây cà rốt: sâu xám, tuyến trùng, bệnh thối hạch, bệnh thối đen,…

1. Sâu xám (Agrotis ypsilon )

1.1. Đặc điểm hình thái

– Trưởng thành là loài bướm có thân dài 20-25mm. Cánh trước có màu xám đen, gần phía góc mép ngoài có 3 vệt đen nhỏ hình tam giác. Cánh sau màu trắng, mép ngoài màu nâu xám nhạt. Cơ thể có nhiều lông màu xám.

– Trứng có hình cầu hơi dẹt, có sọc nổi, đường kính khoảng 0.5mm, lúc đầu có màu nhạt sau chuyển sang màu đen đến nâu.

– Sâu non màu đen nâu, có đường xẻ màu nâu nhạt ở giữa và hai sọc hai bên. Đầu rất đen, có hai điểm trắng.

– Nhộng có màu nâu cánh gián, cuối bụng có một đôi gai ngắn.

1.2. Tập quán sinh sống và gây hại

– Bướm hoạt động giao phối và đẻ trứng ban đêm, thích mùi chua ngọt. Đẻ trứng rời rạc thành từng quả trên mặt đất, một bướm cái có thể đẻ khoảng 800-1000 trứng.

– Sâu non mới nở gặm biểu bì lá cây, sâu lớn tuổi sống dưới đất, ban đêm bò lên cắn đứt gốc cây. Sâu đẫy sức hoá nhộng trong đất.

– Sâu xám phát sinh trong điều kiện thời tiết lạnh, ẩm độ cao, trong điều kiện thời tiết tại Lâm Đồng sâu sám gây hại quanh năm, chủ yếu phá hại khi cây còn nhỏ.

– Vòng đời trung bình 50-60 ngày, trong đó giai đoạn sâu non 30-35 ngày.

1.3. Biện pháp phòng trừ

– Vệ sinh đồng ruộng trước khi trồng.

 – Biện pháp hóa học: Do chưa có thuốc đăng ký trong danh mục để phòng trừ sâu xám hại cà rốt, do đó có thể sử dụng một số loại thuốc có các hoạt chất: Abamectin; Emamectin benzoat; Cypermethrin.

2. Tuyến trùng

2.1. Triệu chứng

Tuyến trùng gây hại trên củ cà rốt, làm củ biến dạng như sau:

– Củ chỉa: Do điểm sinh trưởng của chóp rễ chính bị tổn thương mà tác nhân gây hại chính là tuyến trùng tấn công bộ rễ làm cho củ phát triển có nhiều nhánh phụ chẻ đôi, ba…, màu sắc củ không bình thường.

– Củ mọc lông: Trên trục của củ xuất hiện nhiều rễ phụ dài, bất thường xếp thành hàng hoặc mọc dài tạo thành búi.

– Củ sần sùi, u sưng: Củ phát triển không bình thường, trên củ xuất hiện nhiều u sưng với các kích thước khác nhau từ nhỏ đến lớn hoặc trên trục của củ phát triển không đều, nhiều chỗ lồi lên làm củ trở nên sần sùi, màu sắc nhạt và tối hơn.

– Củ nứt: Các vết nứt có thể xuất hiện ngay ở phần tiếp giáp với gốc cây và kéo dài theo trục  của củ đến tận chóp củ để lộ ra phần lõi củ, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như chất lượng củ cà rốt.

– Củ có dạng hạt đeo trên rễ: Trên củ xuất hiện nhiều rễ phụ dài, trên các rễ phụ có các hạt nhỏ tròn với đường kính khác nhau từ 0.5 – 1.5mm tùy theo số lượng tuyến trùng kí sinh. Các rễ phụ mọc nhiều, mật độ tuyến trùng ký sinh lớn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tốc độ phát triển của củ.

– Sự thiệt hại do hiện tượng biến dạng củ cà rốt:

+ Làm giảm năng suất, tăng chi phí sản xuất, giảm hiệu quả kinh tế

+ Làm giảm chất lượng sản phẩm: vị ngon, màu sắc, hàm lượng các axitamin, bột, đường, thời gian lưu trữ ngắn.

+ Làm giảm giá trị của đất, phải luân canh lâu dài.

2.2. Tác nhân gây biến dạng và điều kiện phát sinh phát triển của bệnh

– Tuyến trùng Meloidogyne sp. là loại tuyến trùng nội ký sinh không di động, chúng đào những đường vào trong rễ để hút dinh dưỡng và không di chuyển ra khỏi rễ, sau khi xâm nhập vào rễ, con cái trưởng thành phát triển mạnh to phồng lên, đẻ hàng loạt trứng ngay bên ngoài rễ hoặc dưới rễ. Đây là loài tuyến trùng gây các triệu chứng hạt nhỏ đeo trên rễ, triệu chứng u sưng.

– Tuyến trùng Pratylenchus sp.là loài tuyến trùng nội kí sinh di động. Trước khi xâm nhập tuyến trùng thường tập trung ở bề mặt rễ và dùng kim hút tấn công các tế bào của rễ nhỏ sau đó tiết men  tiêu hóa hòa tan các chất trong tế bào để dinh dưỡng. Sau khi xâm nhập vào trong rễ chúng có thể sinh sản nhanh và tăng số lượng kí sinh lên rất lớn. Tất cả các dạng ấu trùng và trưởng thành đều có khả năng xâm nhập vào trong rễ. Chúng có thể đi ra khỏi mô thực vật vào bất kỳ lúc nào, sống một thời gian trong đất và tìm đến vật chủ mới.

Tuyến trùng cái trong mùa sinh sản thường đẻ mỗi ngày 1 trứng. Vòng đời thường kéo dài từ 6-8 tuần.Pratylenchus sp.thích nghi với đất cát pha, ở đất có độ ẩm thấp một vài loài có thể tồn tại trong thời gian trên 1 năm. Loài tuyến trùng này thường gây các triệu chứng củ chỉa, củ nứt trên cà rốt.

– Tàn dư cây bệnh không được nông dân tập trung tiêu hủy là nguồn bệnh lây lan.

– Trồng cà rốt liên tục qua nhiều vụ.

– Lây lan theo dụng cụ lao động như máy cày, máy nông cụ, giày, ủng trong quá trình lao động, do gia súc.

– Phạm vi ký chủ của tuyến trùng rộng. Ngoài cà rốt, tuyến trùng còn xuất hiện nhiều trên đất trồng cây họ thập tự, cây cà chua, ớt …

2.3. Biện pháp phòng trừ tổng hợp

– Xử lý hạt giống bằng nước nóng 3 sôi 2 lạnh ngâm trong vòng 45 phút sau đó vớt ra hong khô và đem gieo.

– Chọn đất có cấu tượng nhẹ, thoát nước tốt.

– Triệt để vệ sinh đồng ruộng: Thu gom toàn bộ tàn dư cây bệnh trên vườn đem tiêu hủy trước khi làm đất. Vệ sinh dụng cụ lao động khi chuyển từ vườn này qua vườn khác.

– Luân canh cây trồng: Đất trồng cà rốt có thể luân canh với một số cây trồng ít nhiễm tuyến trùng như dền.

– Thực hiện chế độ làm đất kỹ: Việc cày xới đất kỹ nhất là trong điều kiện thời tiết khô hanh sẽ làm cho trứng và ấu trùng dễ bị tiêu diệt do đó làm giảm mật độ tuyến trùng trong đất.

– Xử lý đất trước khi trồng bằng hoạt chất sinh học Paecilomyces lilacinus (Palila 500WP),  có thể trộn đều với đất mịn để rải sau khi lên luống và dùng cào trộn đều thuốc vào đất sau đó tưới nhẹ cho đất đủ ẩm.

– Sử dụng các loại thuốc: Cytokinin(Etobon0.56SL),Chitosan(Stop 5SL,15WP), Copper citrate (Heroga 6.4SL) để phòng trừ.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Cách trồng cà rốt 1 lần ăn mãi không cần hạt giống

Cà rốt là thực phẩm phổ biến và rẻ tiền nhưng lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mọi người có thể ăn sống, nấu chín, làm nước ép cà rốt hay thái vài lát trang trí cho bữa cơm gia đình. Chính vì vậy, nhiều người mệnh danh cà rốt là “thực phẩm vàng” trong nhà.

Trong quá trình chế biến, phần đầu gốc thường bị bỏ đi. Lần sau, bạn hãy tận dụng phần này để trồng cà rốt thủy canh. Rễ cây cà rốt mới được nuôi dưỡng trong nước sẽ mọc lại và cho ra cây mới.

Thời vụ

Có thể trồng cà rốt từ tháng 7 đến tháng 2 năm sau.

Vụ sớm: Gieo tháng 7 – 8, thu hoạch vào tháng 10 – 11.

Chính vụ: Gieo tháng 9 – 10, thu hoạch tháng 12 – tháng 1 năm sau.

Vụ muộn: Gieo tháng 1 – 2, thu hoạch tháng 4 – 5.

Chuẩn bị

Đất trồng: Cây cà rốt có thể trồng trên nhiều loại đất, tuy nhiên rất cần đất tơi xốp để phát triển củ, thoát nước tốt. Lưu ý khi chọn đất là nếu trồng trên đất nhẹ, cát và các hạt thô nhiều thì hình thù của củ sẽ biến dạng, méo mó. Nếu trồng trên đất quá nặng (hàm lượng sét quá cao) thì có chiều hướng cây ra nhiều lá, khó ra củ.

Làm đất: Cây cà rốt có rễ và củ đều nằm dưới đất, do vậy trước khi trồng cà rốt bạn nên làm đất tơi xốp và lên luống.

Chậu trồng: Bạn chọn chậu có chiều cao tối thiểu từ 20-25cm để đảm bảo củ được phát triển tốt nhất.

Phân bón: Bón phân trùn quế kết hợp phân NPK để cho năng suất tốt nhất

Nhiệt độ: Cà sốt sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 16 – 27 độ C. Ở nhiệt độ thích hợp củ cà rốt phát triển to, nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá thì củ bé, màu đỏ nhạt.

Các bước trồng cà rốt bằng đầu củ

Bước 1: Dùng phần đầu cà rốt (còn cuống) khoảng 3-4cm sau khi đã dùng phần thân củ ngâm vào một khay nước.

Cắt bỏ lấy phần đầu của củ cà rốt

Bước 2: Đặt khay nước ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời như cửa sổ, ngoài hiên,… Thay nước hàng ngày để tránh các loại rêu tảo phát triển.

Đặt khay nước nơi có nhiều ánh sáng

Bước 3: Sau khoảng 1 tuần khi cà rốt bắt đầu ra rễ thì mang cà rốt ra trồng xuống đất hoặc trồng trong chậu.

Mang cà rốt đi trồng trong chậu

Chăm sóc

Tưới nước: Cần thường xuyên tưới nước giữ ẩm, thông thường chỉ cần 2-3 ngày tưới 1 lần tuỳ thời vụ. Ở giai đoạn hình thành củ, cây cà rốt cần được cung cấp đủ nước cho sự sinh trưởng và phát triển của củ vì thế bạn nên tưới hàng ngày.

Chăm sóc để cà rốt có chất lượng tốt nhất

Tỉa cây: Khi cây cà rốt đã mọc cao 5-7cm bạn nên tỉa bớt cây xấu mọc chen chúc, chỉ giữ lại khoảng cách cây cách nhau 5-7cm là vừa.

Xới đất: Khi cây cà rốt bắt đầu phát triển củ, dùng dụng cụ làm vườn vét đất ở rãnh luống phủ lên mặt luống sao cho lấp kín củ giúp cho củ không bị xanh đầu do bị tiếp xúc với ánh sáng.

Thu Hoạch

Sau khi trồng khoảng, bạn thấy lá chuyển màu vàng, lá non ngừng phát triển thì cây đã đến thời điểm thu hoạch để củ cho chất lượng ngon ngọt nhất.

Thành quả sau thu hoạch

Ban nên thu hoạch vào những ngày khô nắng, cách thu hoạch như sau: nhổ củ, làm sạch đất, rửa bằng nước sạch và cắt bớt phần lá, chỉ để lại đoạn cuống dài 15-20 cm.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Những hình ảnh cho thấy chúng ta đã ăn ngô, dưa hấu biến đổi gen từ cả nghìn năm nay

Trước khi có thuyết tiến hóa của Darwin thì người nông dân đã biết lựa chọn những đặc tính riêng để lai tạo ra những giống mới mà mình mong muốn.

Bạn có bao giờ thắc mắc về tổ tiên của chúng trước đây như thế nào không? Những hình ảnh sau chắc chắn sẽ khiến bạn không khỏi ngạc nhiên và thích thú.

Dưa hấu

2.000 năm TCN, dưa hấu được phát hiện ra ở vùng đông bắc Châu Phi sau đó lan dần sang Địa Trung Hải. Theo các sách cổ miêu tả lại: Lúc chín, ruột dưa có màu vàng cam, sau đó bằng cách lai giống chọn lọc, kết hợp gen màu đỏ và gen quyết định lượng đường mà mà ruột dưa đã dần chuyển sang màu đỏ như ngày nay.

Chuối

Lịch sử của chuối có thể từ 7.000 đến 10.000 năm trước đây tại khu vực Đông Nam Á. Chuối ngày nay có nguồn gốc từ chuối rừng và chuối hột , quả ngắn và hạt to cứng hơn bây giờ.

Cà rốt

Cà rốt được tìm thấy lần đầu tiên ở Ba Tư và Tiểu Á vào thế kỷ 10. Lúc đầu, nó được cho là có màu tím hoặc trắng với gốc nhỏ, bị tách đôi. Dần dần nó mất sắc tố và chuyển thành màu vàng, củ phình to, mọng nước hơn.

Cà tím

Cà tím ngày nay có tổ tiên là những quả tròn màu vàng, xanh, trắng, tím và có gai. Chúng được trồng rất sớm bởi những người Trung Quốc và hiện nay phiên bản cà tím đã hoàn toàn khác xa với tổ tiên chúng.

Bắp ngô

Tiền thân là cây teosinte hầu như không ăn được nhưng nhờ lai tạo được bởi những người Bắc Mỹ 7.000 năm TCN.

Kích thước ngô ngày nay gấp 1.000 lần và dễ dàng bóc hạt hơn, ngoài ra nó cũng chứa 6.6% lượng đường, cao hơn hẳn so với ngô tự nhiên chỉ có 1.9%.

Hình dáng cây cũng khác nhau

Bắp cải, súp lơ, su hào có nguồn gốc từ cây mù tạt dại

Trước khi có thuyết tiến hóa của Darwin thì người nông dân đã biết lựa chọn những đặc tính riêng để lai tạo ra những giống mới mà mình mong muốn.

Do vậy, từ một cây mù tạt hoang dã, họ đã cho ra thành công các loại súp lơ, cải xoăn, cải bắp và su hào như hiện nay.

Nguồn: tổng hợp bởi Farmtech VietNam