Trồng sen kết hợp nuôi cá

Trồng sen kết hợp nuôi cá ở Thừa Thiên Huế

Mô hình trồng sen kết hợp nuôi cá ở huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế không chỉ cho hiệu quả kinh tế cao, mà còn giúp cải thiện môi trường. Ở huyện Phong Điền đã hình thành được một số vùng chuyên canh trồng sen kết hợp nuôi cá như ở các xã Phong An, Phong Thu và thị trấn Phong Điền với khoảng gần 70 ha. Người dân địa phương thường tận dụng ao, hồ, bàu, đầm… hoang hóa để trồng sen kết hợp nuôi cá rô phi, cá chép…

trồng sen kết hợp nuôi cá

Từ việc chuyển đổi được trên 20 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen, Chủ tịch UBND xã Phong An, Hồ Đôn cho biết, địa phương khuyến khích người dân khai phá ao, đầm hoang hóa hoặc ruộng lúa chỉ sản xuất được một vụ chuyển đổi sang trồng sen kết hợp nuôi cá. Mỗi năm, 1 ha sen cho thu nhập khoảng 50 – 60 triệu đồng, chưa kể khoản thu nhập từ bán giống, ngó, hoa, lá sen và cá. Qua những mô hình trồng sen, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo thêm việc làm giúp nhiều hộ thoát nghèo vừa giúp cải thiện môi trường.

Tại thành phố Huế sen trắng được trồng tập trung ở các hồ: Tịnh Tâm, Mân, Tàng Thơ… Ở huyện Quảng Điền, sen trồng nhiều ở các xã vùng thấp trũng như: Quảng An, Quảng Thọ… Những ngày này dọc các tuyến đường ở thành phố Huế như: Đinh Tiên Hoàng đoạn qua hồ Tịnh Tâm, Trần Hưng Đạo, Huỳnh Thúc Kháng hay ở các chợ Đông Ba, An Cựu đều có thể mua được nhiều sản phẩm từ sen. Tính theo giá bình quân hạt sen tươi chưa bóc vỏ trên 50.000 đồng/kg; sen bóc vỏ gần 200.000 đồng/kg; sen đã bóc vỏ, phơi khô từ 400.000 đồng/kg trở lên; Hoa sen 15.000 – 20.000/bó gồm 10 cành; ngó sen 7.000/kg.

Theo kinh nghiệm của những người trồng sen, đầu tháng Hai âm lịch, khi thời tiết ấm dần lên là thời điểm thích hợp để xuống giống sen. Nếu chăm sóc tốt, chỉ khoảng hơn một tháng sen sẽ ra hoa. Sen rất dễ trồng, ít công chăm sóc,chi phí phân bón thấp. Một thuận lợi với người trồng sen ở Thừa Thiên – Huế là đầu ra rất ổn định. Thương hiệu “sen Huế” cũng được nhiều người biết đến.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Nuôi cá ven sông bồ giúp phát triền kinh tế quảng phú, quảng điền, thừa thiên huế

Nuôi cá ven sông Bồ giúp phát triền kinh tế Quảng Phú, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế

Người dân Quảng Phú ngoài công việc đồng áng với mía thì nuôi cá lồng là nghề cho thu nhập chính. Bởi những gia đình này sống ven sông Bồ và có kinh nghiệm sông nước nên có điều kiện để phát triển nghề nuôi cá lồng. Nhà ít thì có 1 lồng, còn nhà nhiều thì 2 – 3 lồng cá.

nuôi cá lồng ven sông Bồ

Anh Ngô Quang Phú ở thôn Hạ Lang  cho biết, những loài cá được nhiều hộ dân nuôi tại sông Bồ là trắm cỏ, rô phi… Đây là những loài cá phát triển rất nhanh, chỉ trong 4 – 6 tháng có thể thu hoạch, lại bán được giá. Giống cá trắm cỏ ăn tạp, sau 1 năm nuôi, cá đạt trọng lượng khoảng 3,5 – 5 kg/con.

“Nuôi cá trắm cỏ trong lồng không khó, có thể nuôi theo hình thức thâm canh. Điều quan trọng là phải chọn được con giống chất lượng. Trong quá trình nuôi nên tránh tình trạng thiếu ôxy cục bộ, lúc thời tiết thay đổi cần bổ sung thêm vitamin C cho cá, nên nuôi với mật độ thưa vào mùa mưa. Thức ăn chủ yếu của cá là cỏ nên rất dễ kiếm” – anh Phú chia sẻ.

Hiện tại, nuôi cá trắm cỏ trong lồng, năng suất bình quân 5-7 tạ/lồng/năm. với giá bán từ 55.000 – 60.000 đồng/kg người dân có thể mang lại thu nhập từ 25 đến 30 triệu đồng/ 1 lồng/ 1 năm.

Bên cạnh đó thức ăn để nuôi cá cũng được người nông dân tận dụng từ lá mía, lá chuối sau khi lột bỏ. Với tốc độ phát triển nuôi cá ven sông hiện nay, một số hộ nông dân ở thôn Vạn Hạ Lang còn phát triển thêm ươm cá giống, cung cấp thức ăn, thuốc trị bệnh cho bà con nuôi trồng.

Hiện tại, nuôi cá trắm cỏ trong lồng, năng suất bình quân 5-7 tạ/lồng/năm. với giá bán từ 55.000 – 60.000 đồng/kg người dân có thể mang lại thu nhập từ 25 đến 30 triệu đồng/ 1 lồng/ 1 năm.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam