Công dụng mới của Xuyên tâm liên phòng bệnh cho cá

Một nghiên cứu về một loài thực vật được sử dụng trong y học cổ truyền từ rất lâu đời là cây Xuyên tâm liên có khả năng ức chế sự bộc phát cũng như gây hại của liên cầu khuẩn Streptococcus trên cá rô phi.

Cá rô phi, cá điêu hồng được nuôi rộng rãi ở các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ của Việt Nam tuy nhiên dịch bệnh phổ biến xảy ra trên cá chủ yếu do vi khuẩn Streptococcus spp, Bệnh xuất hiện làm tỷ lệ chết lên tới 60 – 100% gây tổn thất lớn và nặng nề cho người nuôi cá.

Khi cá mắc bệnh có các biểu hiện: yếu, thân sẫm màu, bơi trên tầng mặt, mắt lồi, xuất huyết ở mắt và gốc vây, hậu môn và một số nơi trên cơ thể, có những nốt đỏ ở vùng da, xuất huyết đối xứng 2 bên vây lưng, tuột vảy. Trong cơ quan nội tạng: xoang bụng chướng có dịch đặc, túi mật sưng sẫm, lá lách sưng xuất huyết, gan tái, thận sưng viêm. Khi bệnh ghép với nấm làm cho bệnh nặng thêm.

Các hoạt chất kháng khuẩn từ thực vật được nghiên cứu mạnh mẽ, bao gồm những loài cây có khả năng chống lại bệnh xuất huyết lồi mắt trên cá rô phi. Trong đó phải kể đến cây Xuyên tâm liên. Một loài cây thảo thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), có nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka. Trong toàn cây xuyên tâm liên có 14 chất glucozit và flavon, với hoạt chất chính là andrographolide. Những chất có công dụng dược học rất mạnh mẽ. Phân tích cho thấy cây Xuyên tâm liên là một loài thực vật có những hoạt tính kháng khuẩn rất mạnh, vì vậy cần có những liều lượng thích hợp khi bổ sung vào thức ăn của cá. Nghiên cứu trước đây của C.Balasundaram và R.Harikrishnan, 2009 từng công bố cho thấy lá cây xuyên tâm liên nghiền nhỏ trộn vào thức ăn cá với liều 0.2% giúp cá chống lại xuất huyết.

Khi cá mắc bệnh có các biểu hiện: yếu, thân sẫm màu, bơi trên tầng mặt, mắt lồi, xuất huyết ở mắt và gốc vây, hậu môn và một số nơi trên cơ thể, có những nốt đỏ ở vùng da, xuất huyết đối xứng 2 bên vây lưng, tuột vảy. Trong cơ quan nội tạng: xoang bụng chướng có dịch đặc, túi mật sưng sẫm, lá lách sưng xuất huyết, gan tái, thận sưng viêm. Khi bệnh ghép với nấm làm cho bệnh nặng thêm.

Các hoạt chất kháng khuẩn từ thực vật được nghiên cứu mạnh mẽ, bao gồm những loài cây có khả năng chống lại bệnh xuất huyết lồi mắt trên cá rô phi. Trong đó phải kể đến cây Xuyên tâm liên. Một loài cây thảo thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), có nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka. Trong toàn cây xuyên tâm liên có 14 chất glucozit và flavon, với hoạt chất chính là andrographolide. Những chất có công dụng dược học rất mạnh mẽ. Phân tích cho thấy cây Xuyên tâm liên là một loài thực vật có những hoạt tính kháng khuẩn rất mạnh, vì vậy cần có những liều lượng thích hợp khi bổ sung vào thức ăn của cá. Nghiên cứu trước đây của C.Balasundaram và R.Harikrishnan, 2009 từng công bố cho thấy lá cây xuyên tâm liên nghiền nhỏ trộn vào thức ăn cá với liều 0.2% giúp cá chống lại xuất huyết.

Kháng Streptococcus từ chiết xuất lá Xuyên tâm liên
Trong nghiên cứu này, sáu loại thảo mộc đã được đánh giá về hoạt tính kháng khuẩn của chúng đối với liên cầu khuẩn Streptococcus agalactiae, một tác nhân gây bệnh chính gây bệnh Streptococcosis. Mỗi loại thảo mộc được chiết xuất với 3 dung môi: nước, 95% ethanol và methanol.

Sử dụng các xét nghiệm đĩa giấy tăm bông, các chất chiết xuất từ Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata) và tỏi Allium sativum tạo ra các vùng ức chế lớn nhất (27,5 mm) và nhỏ nhất (10,3 mm), tương ứng. Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của chất chiết xuất từ thảo dược đối với S. agalactiae cho thấy chiết xuất từ cây Xuyên tâm liên A. paniculata có giá trị MIC thấp nhất (31,25 μg / mL). Chiết xuất của tỏi A. sativum là chiết xuất thảo dược duy nhất có MIC> 500 μg / mL.

Dựa trên tỷ lệ chết của cá trong 2 tuần sau khi tiêm S. agalactiae màng bụng, liều gây chết trung bình (LD50) của S. agalactiae đối với cá rô phi (Oreochromis niloticus) là 3,79 × 105 CFU / mL.

Các thí nghiệm in vivo cho thấy thức ăn cho cá bổ sung với bột lá Xuyên tâm liên A. paniculata hoặc chất khô chiết xuất từ lá Xuyên tâm liên làm giảm tỷ lệ tử vong của cá rô phi sau khi nhiễm S. agalactiae một cách rõ rệt. Ngoài ra, không có cá thể chết được tìm thấy trong nhóm cá nhận chất bổ sung xuyên tâm liên. Một dấu hiệu rất tốt và đáng ghi nhận.

Trong 2 tuần cho ăn bằng thức ăn bổ sung chiết xuất từ Xuyên tâm liên A. paniculata, không thấy ảnh hưởng xấu đến hình dạng, hoạt động hoặc phản ứng khi ăn của cá. Điều này chứng tỏ chúng an toàn đối với sức khỏe cá.

Qua đánh giá gây bệnh thực nghiệm trên cá rô phi cũng cho thấy khi bổ sung chiết xuất là Xuyên tâm liên với liều 0.3%, khả năng đề kháng của cá đối với liên cầu khuẩn Sreptococcus được tăng lên đáng kể. Nghiên cứu đã khẳng định vai trò phòng chống bệnh xuất huyết lồi mắt trên cá của một loài cây phổ biến tại Đông Nam Á. Qua đó giúp người dân hạn chế được rủi ro do loài vi khuẩn nguy hiển này gây ra.

Nguồn Trị Thủy đã được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Nghệ An: Trồng cà pháo phủ ni lông thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha

Bà con nông dân xã Chi Khê, huyện Con Cuông đang thu hoạch cà pháo. Bằng phương pháp trồng phủ nilong, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên cà pháo cho năng suất bình quân 8 tấn/sào, thu nhập 40 triệu đồng/sào/vụ.

Bà con xã Chi Khuê cùng nhau trồng cà phủ nilong

Nguồn: baonghean.vn

Xã Chi Khê, huyện Con Cuông hiện có 15 ha trồng cà pháo, tập trung ở 2 thôn Tiến Thành và Quyết Tiến. Trong đó, hơn 8 ha ở thôn Tiến Thành được trồng theo phương pháp phủ nilong.

Theo các hộ dân ở đây, trồng cà bằng phương pháp phủ nilong mặc dù chi phí đầu tư lớn hơn so với phương pháp thường nhưng có ưu điểm vượt trội là duy trì được độ ẩm cho đất nên không phải tưới nước, sạch cỏ, khả năng chống chịu sâu bệnh cao, vì thế cà cho năng suất cao hơn và chất lượng quả đẹp hơn so với phương pháp thường.

Gia đình chị Trần Thị Xanh, thôn Tiến Thành, xã Chi Khê trồng 2,1 sào cà pháo, chị đã đầu tư gần 500 nghìn đồng để mua nilong phủ, cộng với phân bón, giống… tổng chi phí gần 2 triệu đồng.

 Với phương pháp trồng bằng phủ nilong như thế này gia đình chị không phải mất nhiều thời gian chăm sóc. Cà pháo cho thu hoạch quay vòng trong khoảng thời gian 6 tháng, mỗi tháng hái 4- 5 lần. Với giá bán trung bình 5.000 đồng/kg thì với diện tích cà này gia đình chị thu nhập trên 70 triệu đồng/vụ.

Bình quân mỗi sào cà pháo trồng bằng phương pháp thường cho năng suất 4 – 5 tấn/sào. Nay trồng bằng phương pháp phủ nilong cho năng suất cao gần gấp đôi, từ 7-8 tấn/sào, trừ chi phí mỗi sào cũng cho thu nhập gần 40 triệu đồng.

Thu hoạch cà pháo giòn tan, chất lượng

Cà pháo được thương lái tại địa phương và vùng lân cận đến thu mua tận chân ruộng nên người dân không lo về đầu ra của sản phẩm.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Trồng cà pháo giòn tan, 1 tuần thu về lời 1 triệu

Năm nào ông Nguyễn Văn Lâm, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) cũng dành 1 sào đất để trồng cà pháo. Chỉ tay về ruộng cà trĩu quả, ông Lâm cho hay, một tháng nay cà cho thu hoạch rộ. “Cứ 1 tuần tôi thuê người hái cà một lần, được trên dưới 2 tạ, với giá bán hiện tại là 6.500 – 7.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lời khoảng 1 triệu đồng…”.

Trồng cà pháo ăn giòn tan, lãi 1 triệu đồng

Nhiều năm nay, thay vì bám vào các cây trồng kém hiệu quả, người dân ở xã Bình Hòa và Bình Hải, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã chuyển sang mô hình trồng cà pháo. Cà pháo dễ trồng, cho thu nhập cao, là loại cây trồng có đầu ra ổn định nhất trong các loại rau quả.

Mấy năm nay, người dân ở xóm Hải An, thôn Vạn Tường, xã Bình Hải đã dành một phần diện tích đất đồi trồng keo để trồng cây cà pháo. Hiện nông dân đang bước vào thu hoạch rộ cà pháo. Thôn Hải An cũng được gọi là “thủ phủ cà pháo” bởi có diện tích trồng cà pháo lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi.

Len lỏi trong rừng keo bạt ngàn, ruộng cà nhà ông Nguyễn Văn Lâm đang rộ quả, bốn chị em phụ nữ mỗi người mang theo một cái giỏ đi chợ đang lúi húi hái cà để chủ hộ kịp xuất bán cho thương lái. Gia đình ông Lâm có thâm niên trồng cà khoảng 10 năm nay.

Năm nào ông Lâm cũng dành 1 sào đất để trồng cà pháo. Bà con mua hạt về ươm giống và xuống giống khoảng tháng 11 âm lịch, 3 tháng sau, cà bắt đầu ra hoa, kết trái và cho thu hoạch lứa đầu tiên. Cà pháo cho thu hoạch liên tục trong khoảng thời gian 6 – 7 tháng.

Chỉ tay về ruộng cà trĩu quả, ông Lâm cho hay, một tháng nay cà cho thu hoạch rộ, cứ một tuần tôi thuê người hái cà một lần, được trên dưới 2 tạ, với giá bán hiện tại là 6.500 – 7.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lại khoảng 1 triệu đồng. Sau mỗi lần thu hoạch chỉ cần tưới nước, bón phân, trái sẽ lớn nhanh một tuần sau lại tiếp tục thu hoạch.

Một sào cà chi phí đầu tư vài trăm nghìn đồng, nhưng lãi 7 – 8 triệu đồng. Nếu cất công chăm sóc tốt lợi nhuận có thể lên đến 10 triệu đồng hoặc gấp đôi nếu gặp năm cà được giá.

Ông Lâm nhẩm tính: Một sào bắp đặng mùa được 4 tạ, với giá bán 6.000 đồng/kg, cao lắm cũng lời chưa được 2 triệu đồng, còn cà pháo, mất mùa cũng được 2 tấn, gấp 4 – 5 lần, 1 vốn 10 lời. Có năm, giá cà lên đến 14.000 – 15.000 đồng/kg. So với cây ớt, dưa gặp thời điểm được giá vượt trội thì cà pháo không sánh bằng, nhưng nó là cây trồng có giá cả, đầu ra ổn định nhất.

Với ưu thế nổi trội của cây cà pháo, 2 năm nay, gia đình nông dân Phạm Văn Thuần, ở thôn 4, xã Bình Hòa cũng chuyển 2 sào đất chuyên trồng dưa sang trồng cà pháo.

“Cây cà ưa nắng, nó cần ánh sáng mạnh để ra hoa và cần nước để nuôi thân và trái. Thân cây càng cao lớn là lúc cà đạt năng suất cao nhất. Năm nay, thời tiết thường xuyên có mưa nên cà cho năng suất cao”- ông Thuần cho biết.

Theo ông Thuần, trồng dưa, ớt phập phồng, năm được năm mất, còn cà pháo giá cả ổn định, dễ trồng, ít sâu bệnh, dễ chăm sóc, ít tốn công, thỉnh thoáng cũng gặp bệnh quả cà vàng như cà kiểng nhưng không nhiều.

Bà con nông dân chia sẻ cách chăm sóc để cà pháo cho năng suất cao là từ lúc trồng đến lúc ra hoa, cà rất cần giữ độ ẩm nên bà con phải tưới nước thường xuyên. Lúc cà có quả non thì tưới nhiều hơn và xới đất để đất không đóng váng, tăng độ ẩm cho đất, thúc cho bộ rễ phát triển, chống đổ ngã cho cây.

Thời gian sinh trưởng cây cà mọc nhiều là xum xuê, là bị thiếu ánh sáng, vì vậy, cần tỉa lá để thoáng ánh sáng và gió, giúp cà ra nhiều quả. Vì chúng cho thu hoạch kéo dài trong thời gian 6 – 7 tháng nên tốn nhiều phân bón để nuôi cây, đặc biệt là phân chuồng.

Theo bà con nông dân, cà pháo có đầu ra ổn định nhất trong cây trồng hiện nay. Họ thu hoạch xong chở đến điểm thu mua, cân và nhận tiền liền, không phải lo đầu ra vì không phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc như dưa và ớt.

Thị trường tiêu thụ của cà pháo khắp nơi, mạnh nhất là các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và các tỉnh phía Bắc. Cà pháo được thu mua về, các thương lái sẽ bán cho các cơ sở chế biến cà muối.

Cà pháo là cây truyền thống, trước đây, nông dân thường chỉ trồng với diện tích ít ỏi để sử dụng trong gia đình. Nhưng vài năm trở lại đây, nhận thấy hiệu quả kinh tế từ loại cây trồng này, nhiều hộ nông dân ở xã Bình Hải, Bình Hòa đã chuyển từ trồng bắp, mì luân canh với cây keo trên đồi để trồng cà pháo. Đây là mô hình canh tác lấy ngắn nuôi dài hiệu quả, mang lại thu nhập không nhỏ cho người nông dân…

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn nặng

Nước nhiễm phèn khiến tôm, cá còi cọc, chậm lớn, tỷ lệ sống thấp, gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất cũng như chất lượng đầu ra của vật nuôi. Chính vì vậy, việc xử lý phèn trong ao nuôi là vấn đề cấp thiết.

Tác hại của nước nhiễm phèn

Ao nuôi nhiễm phèn nặng thường đi kèm với pH thấp, lượng canxi rất ít làm mất cân bằng áp suất thẩm thấu giữa vật nuôi và môi trường nước, khiến tôm khó lột vỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tạo vỏ, khiến tôm mềm vỏ hoặc lột vỏ không hoàn toàn, bị dính vỏ, tỷ lệ sống không cao.

Nước ao nhiễm phèn nặng còn làm giảm khả năng gắn kết giữa ôxy và hợp chất HP (Hemoglobin) trong máu, quá trình hô hấp tăng cao làm cho tôm cá và vi sinh vật mất nhiều năng lượng hơn từ đó giảm khả năng sinh trưởng, sinh sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất nuôi. Hợp chất phèn lơ lửng trong nước sẽ bám vào mang, cản trở quá trình hô hấp của tôm, đặc biệt khi tôm còn nhỏ. Nồng độ pH thấp làm cho lượng khí H2S trở nên độc hơn gây ức chế cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa ôxy của tôm nuôi làm cho tôm nuôi chậm lớn, màu sắc kém, mất giá.

Ngoài ra, ao nuôi bị nhiễm phèn còn làm cho tảo chậm phát triển, từ đó rất khó gây màu nước ao nuôi tôm, cá. Thông thường ao nuôi bị nhiễm phèn màu nước sẽ thay đổi thường xuyên do sự biến động của tảo.

Nguyên nhân nước nhiễm phèn

Nước nhiễm phèn là do đất tại vùng đào ao có chứa hàm lượng sulfat cao, cùng với điều kiện yếm khí và hoạt động của vi sinh vật nên sulfat bị khử, từ đó gốc lưu huỳnh sẽ kết hợp với hàm lượng sắt (Fe) có trong trầm tích tạo thành chất FeS2.

Dấu hiệu cho biết vùng đất nhiễm phèn thường có màu xám đen, vùng có chứa hàm lượng FeS2cao, khi phơi khô đất thường có phấn trắng, khi đào ao nuôi tôm ở vùng này thì việc xử lý phèn sẽ rất vất vả.

Biểu hiện ao nuôi nhiễm phèn

Sau những trận mưa, ao có những biểu hiện nhiễm phèn như nước ao trong hơn hoặc chuyển màu trà nhạt, có váng vàng nhạt nổi trên mặt nước, kiểm tra không có tảo phát triển.

Đối với ao nuôi cá, khi độ phèn cao, da cá chuyển màu đen, cá gầy đi và chậm lớn, nếu pH xuống quá thấp cá có hiện tượng chết hàng loạt mà không rõ nguyên nhân.

Đối với ao nuôi tôm, quan sát thấy toàn bộ thân tôm chuyển từ màu sáng trong sang màu vàng nhạt đến vàng đậm, màu nước trà, sờ vào vỏ tôm có cảm giác cứng hơn bình thường, đồng thời, mang tôm chuyển sang màu vàng và sơ cứng lại. Tôm khó lột xác và bắt đầu bỏ ăn sau những trận mưa kéo dài, nếu ao bị phèn nặng tôm sẽ dạt bờ và chết rải rác, do ngạt thở bởi phèn bám nhiều vào mang tôm cản trở quá trình hô hấp của tôm.

Cách xử lý ao nhiễm phèn

Khi cải tạo ao, người nuôi không nên phơi đáy vì khi phơi hợp chất Pyrit sắt sẽ bị ôxy hóa tạo nên hydroxit sắt Fe(OH)2, giải phóng ion H+ làm pH giảm. Do vậy, cần cải tạo ướt như cày ướt ngâm nước và thau chua liên tục 3 – 4 lần. Sau khi thau chua, nếu nước vẫn có màu đỏ thì cần bón phân lân (photpho) với liều lượng 2 – 3 kg/100 m2 để giảm sắt.

Bón vôi nông nghiệp (CaO) để khử trùng, tăng pH và hệ đệm trong ao, liều lượng 15 – 20 kg/100 m2, vôi được rải đều xuống đáy và bờ ao. Dùng máy đo hoặc quỳ tím để đo pH đáy; nếu pH vẫn thấp thì nên bón thêm vôi, điều chỉnh pH từ 7,5 trở lên. Nếu người nuôi có khả năng về kinh tế thì có thể đầu tư trải bạt toàn bộ nền đáy và bờ ao để ngăn xì phèn là tốt nhất.

Đối với ao đất phèn, nên tăng công suất của dàn quạt nước từ 25 lên 30 hp/ha (mã lực) và thay dàn quạt cánh bằng quạt lông nhím nhằm cung cấp đủ dưỡng khí cho tôm.

Lấy nước vào ao 1,2 – 1,5 m, khử trùng và bật quạt nước, đo lại pH; nếu chỉ số này vẫn thấp thì có thể lấy vôi nông nghiệp và vôi đen (dolomite) hòa loãng lấy nước tạt vào buổi đêm liều lượng 2 – 4 kg/100 m2, nếu nước bị đục và có váng phèn thì có thể dùng  EDTA hoặc AQUAZEX (0,5 – 0,7 kg/100 m3 nước) để keo tụ váng phèn.

Sau khi xử lý nước có thể bón cám ủ, bột cá để gây màu nước trong ao đồng thời bổ sung chất khoáng để giữ màu nước được bền, lâu.

Khi ao lên màu nước, kiểm tra độ trong của nước đạt 35 – 40 cm là được, cần kiểm tra các yếu tố môi trường như độ mặn, pH, H2S lần cuối trước khi thả tôm.

Cần lưu ý, sau mỗi trận mưa, nước mưa có chứa axit và lượng xì phèn trên bờ có thể trôi xuống ao làm giảm pH. Do đó, cần dùng Zeolite để keo tụ chất vẩn, sau đó sử dụng chế phẩm sinh học để khoáng hóa đáy ao, đồng thời dùng vôi dolomite hòa vào nước ngọt 24 giờ; sau đó tạt đều xuống ao lúc 8 – 10 giờ đêm, liều lượng 1,7 kg/100 m3 nước. Nên rải vôi nông nghiệp quanh bờ ao trước khi trời mưa; khi mưa to, mực nước ao nuôi lên cao, cần xả bớt nước mặt để tránh giảm độ mặn đột ngột và tràn bờ, vỡ bọng, cống, kết hợp quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng nước.

Trời sắp mưa, cần giảm lượng thức ăn hoặc thậm chí ngừng cho ăn, chờ đến khi ngớt mưa, cho ăn với số lượng giảm 30 – 50% lượng thức ăn bình thường. Nếu dư thức ăn sẽ làm cho tảo lục phát triển mạnh, pH nước ao dao động, tôm sẽ bị đóng rong.

Để bảo đảm sức đề kháng và tránh cho tôm bị mềm vỏ, có thể trộn men vi sinh, khoáng chất và Vitamin C vào bữa chính cho tôm ăn mỗi ngày. Từ tháng nuôi thứ 2 trở đi, cần vận hành quạt khí liên tục để cung cấp đủ dưỡng khí cho tôm nuôi, ổn định pH trong ao bằng vôi nông nghiệp và dolomite. Sau 2 tháng, có thể xi phông chất thải dưới đáy ao do quạt nước gom tụ lại, tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phát triển tốt.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Nên ăn hải sản nuôi hay tự nhiên?

Có nhiều tranh cãi giữa việc ăn hải sản đánh bắt tự nhiên tốt hơn so với hải sản được nuôi. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng ăn cá nuôi tốt hơn. Dưới đây là sự phân tích những nhận định so sánh giữa tôm cá nuôi và đánh bắt tự nhiên.

1. Ăn hải sản nuôi không tốt cho sức khỏe?

Thực tế cho thấy ăn hải sản nuôi tốt cho sức khỏe hơn đánh bắt từ tự nhiên. Thức ăn thủy sản phải đảm bảo tôm cá nuôi phải an toàn và tốt cho sức khỏe người dùng. Thức ăn thủy sản phải đảm bảo sản xuất chất lượng tôm cá ngon, an toàn cho người sử dụng, và bảo vệ môi trường. Nhiều nghiên cứu cho thấy hàm lượng acid béo omega-3 giữa cá nuôi và cá tự nhiên không khác nhau. Omega-3 bao gồm alpha-linolenic acid (ALA), docosahexaenoic acid (DHA), và eicosapentaenoic acid (EPA), là những acid béo không no tốt cho sức khỏe, giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp, và tốt cho sự phát triển của não. Những nghiên cứu gần đây cho thấy omega-3 còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư vú và tim mạch.

ALA có nhiều trong dầu thực vật, DHA và EPA có nhiều trong hải sản đặc biệt trong những loài cá ở xứ lạnh như cá hồi, cá thu, cá ngừ, ….Trong tự nhiên, cá sản sinh ra các omega-3 nhờ vào ăn các loài cá nhỏ hơn. Trong khi đó, cá nuôi được cho ăn thức ăn với hàm lượng protein cao cùng với hàm lượng omega-3 tương đương với cá tự nhiên.

Do đó, cá nuôi thường có hàm lượng DHA cùng với EPA cao hơn cá được đánh bắt ngoài tự nhiên và các mức độ chính xác phụ thuộc vào thành phần thức ăn.

2. Môi trường cá nuôi dơ và mật độ cao?

Cá luôn sống theo bầy đàn, ngay cả trong tự nhiên cá luôn sống theo bầy. Do đó, so với cá nuôi với mật độ dày thì cá ngoài tự nhiên sống theo bầy đàn thì điều kiện môi trường nuôi gần như là như nhau.

3. Dịch bệnh cùng với sự bùng phát của ký sinh trùng?

Dịch bệnh và ký sinh trùng bùng phát thường xuyên xuất hiện trong tự nhiên, do tập tính sống theo bầy đàn của cá và cá luôn di chuyển, điều này làm cho dịch bệnh lây lan từ nơi này đến nơi khác. Trong nuôi trồng thủy sản, người nuôi luôn kiểm soát môi trường nước nuôi nhằm hạn chế tối đa sự bùng phát của dịch bệnh cũng như sự phát triển của các ký sinh trùng gây bệnh.

4. Ảnh hưởng bởi việc sử dụng kháng sinh?

Ngày nay để đáp ứng cho ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản, cùng với việc hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc kháng sinh, nên nhiều loại vaccine được sử dụng thành công trên cá. Bên cạnh đó nhiều thực phẩm bổ sung được sử dụng trong công thức thức ăn nhằm tăng cường sức khỏe cùng với tăng cường hệ miễn dịch của cá. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã có nhiều mô hình nuôi hoàn toàn không sử dụng kháng sinh, với sự kiểm soát môi trường nước nuôi, qua đó tạo ra sản phẩm thủy sản sạch.

5. Cá nuôi chứa các chất tạo màu ảnh hưởng đến sức khỏe?

Thực tế nghiên cứu màu trên cá hay thịt cá như cá hồi hay cá tráp là do ăn cá thức ăn trong tự nhiên có chứa chất tạo sắc tố gọi là carotenoids. Các carotenoids phổ biến là astaxanthin và canthaxanthin, các chất này được xem là những chất chống oxy hóa, giàu vitamin A cho cá trong tự nhiên. Trong sản xuất thức ăn cho cá, khẩu phần thức ăn có bổ sung thêm astaxanthin tự nhiên hay tổng hợp nhằm tăng sắc tố tự nhiên của cá.

Do đó, việc bổ sung vào astaxanthin vào thức ăn cho cá giống với điều kiện ngoài tự nhiên và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Nguồn:  Aquaculturealliance.org được tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Phương pháp mới ngăn ngừa tuyến sinh dục cá phát triển

Các nhà khoa học Hoa Kỳ mới đây đã tìm ra một phương pháp mới gây bất dục trên cá bằng cách ngăn cản sự phát triển của tế bào mầm mà không dùng kỹ thuật gây đột biến hay chuyển gen. Mở ra một triển vọng nhằm nâng cao năng suất thịt cá và an toàn cho người tiêu dùng.

Lợi ích của việc gây bất dục trên cá

Việc gây bất dục cá nuôi cung cấp cho ngành nuôi trồng thuỷ sản một số lợi ích đáng kể. Đối với nông dân, nó có thể ngăn chặn cá thành thục sinh dục sớm hơn mong muốn vì sự trưởng thành sớm sẽ làm giảm chất lượng thịt và làm cho cá dễ bị bệnh hơn.

Việc gây bất dục cũng có thể hạn chế tác động môi trường của chúng trong việc phòng ngừa các mầm bệnh, vốn thường không tối ưu trong cuộc sống ngoài tự nhiên.

Phương pháp làm bất dục cá

Trình tự của sự làm bất dục theo phương pháp mới này là: Trứng được tiếp xúc với áp suất cao hoặc nhiệt độ cao, phá vỡ chuyển động của nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào. Các trứng được xử lý sẽ giữ lại nhiều nhiễm sắc thể hơn bình thường – ba thay vì chỉ hai – làm cho động vật không có khả năng sinh sản sau này.

Biện pháp này cũng đã được sử dụng trong các hệ thống nông nghiệp trên cạn. Hầu hết các loại chuối và dưa hấu không hạt mà chúng ta ăn chẳng hạn. Cũng có thể gây bất dục cho từng cá thể – chẳng hạn như làm bất dục bằng thủ công nhưng cần có nhiều thao tác hơn – và thực sự chỉ thích hợp cho việc xử lý một số lượng nhỏ cá cùng một lúc.

Các bước của phương pháp tạo ra cá bất dục cho nuôi trồng thuỷ sản. Các hợp chất gây bất dục được điều khiển bởi ngâm tắm, phá vỡ sự phát triển của tế bào mầm ở giai đoạn rất sớm, dẫn đến sản xuất cá bất dục

Tiến sĩ Ten-Tsao Wong (Đại học Maryland, Quận Baltimore)cho biết các quy định khác nhau của các quốc gia cũng là một trở ngại đáng kể. Ngay cả khi có sự chấp thuận của chính quyền, vẫn còn một trở ngại nữa để vượt qua – đó là sự lựa chọn của người tiêu dùng, cho đến nay đã có sự phản đối đáng kể đối với cá biến đổi gen. Do đó nếu mọi việc suôn sẻ, quá trình này có thể mang lại nhiều lợi thế hơn: Nó không đòi hỏi phải có một giống cá mới biến đổi gen; Phương pháp tắm có thể dễ dàng kết hợp vào các phương pháp canh tác hiện đang được sử dụng; Và quá trình này có thể gây bất dục một số lượng lớn trứng trong một lần.

Wong, tác giả của nó được hỗ trợ bởi Chương trình Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản  Hoa Kỳ và Chương trình Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản NOAA, cũng đã xem xét việc phá vỡ sự phát triển tế bào mầm nguyên thủy bằng kỹ thuật ngâm chứ không phải là sự biến đổi di truyền. Ông đã phát triển một bồn tắm đặc biệt bao gồm một phân tử tổng hợp được thiết kế để phá vỡ biểu hiện gen, và một chất mang để đưa phân tử vào trứng. Việc xử lý ngăn ngừa tuyến sinh dục phát triển tạo ra cá bất dục. Wong hy vọng rằng trong vài năm tới, ông sẽ có thể đánh giá hiệu quả của cá được xử lý bằng phương pháp ngâm và so sánh chúng với cá tam bội.

Sự khác biệt giữa cá tam bội và cá lưỡng bội

Cá hồi Đại Tây Dương cá Triploid (tam bội) có nhu cầu về phốt pho cao hơn cá nheo – đặc biệt là những con non và trải qua sự tăng trưởng nhanh. Nghiên cứu của Tiến sĩ Per Gunnar Fjelldal (Viện Nghiên cứu Hàng hải, Na Uy) đã cho thấy rằng nếu không có đủ phốt pho – cá thậm chí cũng có thể tử vong. Điều này có nghĩa là triploid (3n) không nên chỉ đơn giản được cho ăn cùng một chế độ ăn như các đối tượng lưỡng bội (2n), như thường xảy ra. Chính xác bao nhiêu phốt-pho nên được thêm vào chế độ ăn của chúng để thực hiện tối ưu là một vấn đề cần điều tra nghiên cứu.

Cũng đã có kết luận rõ ràng rằng cá hồi tam bội nhạy cảm hơn với nhiệt độ và sự giảm ôxy (oxy thấp) hơn cá lưỡng bội bình thường. Theo Tiến sĩ Florian Sambraus (Viện Nghiên cứu Hàng hải, Nauy), có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, lượng thức ăn ăn được và tỷ lệ tử vong. Trong các thí nghiệm của mình, cá tam bội cho thấy lượng thức ăn ăn được cao hơn đáng kể so với cá lưỡng bội khi nhiệt độ trong khoảng từ 3° C đến 9°C, với lượng ăn vào đạt đến đỉnh điểm ở 12°C. Nguồn cung cấp thức ăn của lưỡng bội, đạt đỉnh điểm lúc 15°C, chỉ vượt qua cá tam bội một khi nhiệt độ vượt quá 12°C.

Khi họ xử lý cho các điều kiện thiếu oxy, cá triploid (3n) thực sự phải rất khó khăn: lượng thức ăn ăn vào giảm và ở nhiệt độ 18°C đã trở thành một vấn đề khó khăn đáng kể đối với chúng. Nghiên cứu cung cấp lời khuyên cho các nhà nuôi trồng thuỷ sản cá hồi: Chỉ nên nuôi cá hồi ta bội ở những nơi có tình trạng giảm ôxy hiếm khi xảy ra – và ở những nơi nhiệt độ nước không cao hơn 15°C. Nếu điều kiện thay đổi nhiều hơn nơi trang trại của bạn, cá lưỡng bội có thể là đối tượng an toàn nhất.

Kết luận: Phương pháp xử lý ngăn ngừa tuyến sinh dục phát triển để tạo ra cá bất dục bằng việc ngâm là một hứa hẹn trong tương lai bởi tốc độ tăng trưởng cũng như an toàn cho người tiêu dùng.

Nguồn: TheFishSite được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.

Nuôi cá công nghiệp trên vùng biển Phú Quốc

Nuôi cá trên biển theo hướng công nghiệp được Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Trấn Phú (Công ty Trấn Phú) triển khai trên vùng biển xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc, Kiên Giang. Mô hình này bước đầu đạt được những thành công nhất định, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi cá biển ở huyện đảo này.

Nuôi cá lồng bè ở Phú Quốc

Để khai thác tiềm năng kinh tế biển, cuối năm 2016, sau khi UBND tỉnh Kiên Giang cho chủ trương, Công ty Trấn Phú quyết định đầu tư thực hiện mô hình nuôi cá biển theo quy mô công nghiệp trên vùng biển xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc. Giai đoạn I, Công ty Trấn Phú triển khai đầu tư quy mô 3ha mặt biển với 4 lồng tròn nuôi cá thương phẩm theo công nghệ Na Uy. Kinh phí đầu tư cho mỗi lồng nuôi là gần 650 triệu đồng. Toàn bộ quy trình nuôi, chăm sóc và kiểm soát dịch bệnh do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 chuyển giao.

Trong giai đoạn I, Công ty Trấn Phú thả nuôi 163.000 con cá chim trắng và cá hồng mỹ. Đến nay, sau thời gian nuôi hơn 7 tháng thử nghiệm trên vùng biển cách xa đất liền, cá có khả năng chống chịu tốt với môi trường, nên tỷ lệ cá sống đạt gần 90%. Theo ông Thái Bảo Trấn, Giám đốc Công ty Trấn Phú, đầu tư lồng bè tròn theo công nghệ Na Uy tuy kinh phí cao, nhưng độ bền và chắc chắn, có thể chịu sóng lớn cấp 10, an toàn hơn so với cách nuôi bè truyền thống; đồng thời vừa hạn chế ô nhiễm môi trường trên biển, vừa tạo ra những tấn cá sạch cung cấp thị trường trong và ngoài nước.

Kiên Giang là tỉnh có diện tích ngư trường khá lớn, trên 63.000km2, với gần 200km bờ biển – thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Tính đến nay, toàn tỉnh có 2.737 lồng bè nuôi cá trên biển, thu hoạch đạt sản lượng trên 1.300 tấn, chủ yếu thả nuôi các loại cá mú và cá bớp, tập trung chủ yếu ở vùng biển Phú Quốc, Kiên Hải, Kiên Lương và thị xã Hà Tiên. Tuy nhiên, nghề nuôi cá lồng bè thương phẩm hiện nay tại Kiên Giang vẫn còn quy mô nhỏ lẻ. Bè nuôi có kết cấu thô sơ, chủ yếu tự chế bằng gỗ, luôn phải di dời tránh gió bão theo mùa.

Nuôi cá lồng bè ở Phú Quốc

Để nghề nuôi cá lồng bè bền vững tại Kiên Giang, ngoài điều kiện tự nhiên, nguồn thức ăn và cá giống thả nuôi phải đa dạng, thì việc phát triển nghề nuôi này cần tổ chức lại sản xuất theo chuỗi liên kết từ lồng nuôi đến thị trường tiêu thụ. Nuôi cá biển công nghiệp theo công nghệ lồng bè tiên tiến lại thả nuôi xa bờ giúp tránh ô nhiễm nguồn nước so với nuôi lồng bè thô sơ, năng suất lại đạt cao hơn. Tuy nhiên, để mô hình nuôi cá lồng bè trên biển theo hướng công nghiệp phát triển bền vững mở ra hướng đi mới cho ngư dân, vấn đề đặt ra là Kiên Giang cần phải tính đến quy hoạch vùng nuôi ổn định để doanh nghiệp yên tâm đầu tư, giúp người dân Kiên Giang làm giàu từ biển mà vẫn không làm ảnh hưởng đến môi trường và hoạt động du lịch.

Ông Huỳnh Quang Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc, cho biết: Hiện nay, cùng với đầu tư phát triển du lịch, Phú Quốc xác định khai thác đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là một trong những lĩnh vực quan trọng, vừa đa dạng các sản phẩm đặc trưng phục vụ du khách, vừa tăng thu nhập cho cư dân trên đảo. Huyện Phú Quốc cũng khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân đầu tư nâng cấp tàu thuyền, ngư cụ, trang thiết bị hiện đại để đánh bắt xa bờ, nâng cao chất lượng thủy – hải sản. Đặc biệt, chú trọng phát triển loại hình câu, thẻ kết hợp với nuôi trồng thủy sản ven bờ, nuôi cá lồng bè trên biển để cung cấp nguồn thủy – hải sản tươi sống có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu ẩm thực của người dân và du khách.

 

 

Nguồn: đã kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.

Vai trò của vaccine được dùng trong nuôi trồng thủy sản

Vaccine là một chế phẩm sinh học chứa vật chất của mầm bệnh được gọi là “kháng nguyên”.Khi đưa vào cơ thể người hoặc động vật sẽ kích thích cơ thể tạo ra một trạng thái miễn dịch, giúp cơ thể chống lại mầm gây bệnh.

Vaccine phòng bệnh trong nuôi thủy sản được bắt đầu nghiên cứu và phát triển từ năm 1973 nhưng mãi đến cuối những năm 1987 mới được đưa vào sử dụng (Newman, S, 1993). Cho đến tháng 7 năm 2005, đã có 35 loại vaccine phòng bệnh vi khuẩn và 2 loại vaccine phòng bệnh virut được đăng ký bản quyền và sử dụng cho 6 đối tượng nuôi phổ biến trên 41 quốc gia trên thế giới bao gồm cá hồi, cá chẽm châu âu, cá chẽm châu á, cá rô phi, cá Turbot, và cá bơn đuôi vàng…

Hình ảnh tiêm Vaccine cho cá

Mặc dù chưa được sử dụng phổ biến, tuy nhiên Vaccine có vai trò quan trọng trong nuôi trồng thủy sản như:

  • Phòng bệnh, tăng tỉ lệ sống cho đối tượng nuôi, tăng năng suất nuôi:Theo kết quả thống kê của FAO,2006 thì cho đến năm 2005 có đến 95% tổng số cá được tiêm vaccine trước khi đưa vào nuôi thương phẩm và tỉ lệ sống của cá nuôi thương phẩm đạt trên 90%
  • Giảm thiểu việc sử dụng thuốc kháng sinhDựa vào kết quả thống kê của FAO,2006 là một ví dụ điển hình về ảnh hưởng củasử dụng vaccine đối với hai đối tượng nuôi chính tại châu Âu và Mỹ đó là cá hồi và cá hồi vân.Với thực tế hiện nay, đa số người nuôi thủy sản đều sử dụng đến thuốc, hóa chất trong hầu hết các khâu liên quan, với mục đích xử lý môi trường, phòng trừ dịch bệnh nhằm nâng cao năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc, hóa chất trong quá trình sản xuất đã dẫn đến hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc cho đối tượng nuôi; dư lượng hóa chất có trong sản phẩm thuỷ sản gây bất lợi đến sức khoẻ người tiêu dùng; sản phẩm làm ra không đảm bảo chất lượng về an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường xuất khẩu và lợi nhuận thu về không cao.  Người ta sử dụng vaccine thay cho các loại thuốc kháng sinh vì tác dụng giống thuốc kháng sinh nhưng  an toàn hơn vì là chế phẩm sinh học.
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Vaccine là một loại chế phẩm sinh học nên chúng khác với các loại thuốc, hóa chất. vacine không gây
  • Giảm giá thành sản phẩm: Theo số liệu thống kê của FAO,2006, chi phí sản xuất ra 1kg cá hồi từ năm 1987 là gần 7 euro thì đến năm 2003 đã giảm xuống dưới 2 euro/kg. có nhiều nguyên nhân giúp cho chi phí sản xuất cá hồi giảm trên 300% từ năm  1987 đến 2003 như cải thiện công nghệ nuôi, hoàn thiện thức ăn công nghiệp và đặc biệt là tăng tỉ lệ sống của cá nhờ vào việc sử dụng các loại vaccine phòng bệnh vi khuẩn trên đối tượng này. Chi phí sản xuất giảm nên giá thành sản phẩm cũng giảm.Chính vì những hiệu quả mà Vaccine mang lại mà chúng ta cần quan tâm triệt để đến công tác nghiên cứu vi sinh vật để sản xuất vaccine sử dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Mô hình nuôi ếch kết hợp với nuôi cá tăng thu nhập cao

Trong những năm gần đây mô hình nuôi ếch Thái kết hợp với nuôi cá được nhiều nông dân lựa chọn vì có hiệu quả kinh tế cao, có triển vọng phát triển bền vững.

mô hình nuôi ếch kết hợp với nuôi cá

Một trong những hộ nuôi thành công là ông Trần Văn Trí sinh năm 1959 ngụ ở ấp 2, xã Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Nhờ vào sự chia sẻ, hướng dẫn tận tình của ông Nguyễn Văn Lũy ở ấp 1 xã Mỹ Thành Bắc (một người nuôi thành công trước đó), ông quyết định chuyển 2.500 m2 ao nuôi cá tra không hiệu quả sang nuôi ếch. Hiện ông nuôi 15 vèo, mỗi vèo thả 3.000 ếch giống. Ếch giống mua ở huyện Cái Bè, 600 – 1.300 đồng/con (tùy thời điểm). Vèo có diện tích 12m2 làm từ lưới Thái, phần đáy được phủ tấm nhựa để trữ nước. Bên ngoài vèo, ông thả nuôi kết hợp 4.000 cá tra và 1.000 cá trê.

Đối với ếch, nuôi theo kiểu gối đầu nên thu hoạch luân phiên, cứ cách vài tuần là thu hoạch 3 – 4 vèo, rồi lại thả tiếp ếch giống trên vèo mới vừa thu hoạch… Thời gian nuôi 1 vụ ếch từ 2,5 – 3 tháng, đạt trọng lượng 4 – 5 con/kg. Nếu nuôi đạt đầu con, mỗi vèo ông thu hoạch được 500 – 600 kg ếch thịt. Trong vụ mới đây, ông bán ếch với giá 30.000 đồng/kg, trừ chi phí ông lãi được 30 triệu đồng (mỗi vèo lãi 2 triệu đồng). Với 1 năm 4 vụ, nuôi ếch cho lãi trên 80 triệu đồng (do giá bán từng thời điểm khác nhau). Đối với 5.000 con cá đã thả, sau thời gian nuôi 10 tháng, ông thu được 5 tấn cá thịt, lãi hơn 100 triệu đồng nữa. Như vậy, mô hình nuôi ếch kết hợp với nuôi cá đem lại thu nhập cho ông trên 180 triệu đồng trong một năm.

Ông cho biết “Nuôi ếch Thái kết hợp với nuôi cá giúp tận dụng phân và thức ăn thừa của ếch để nuôi cá, đồng thời vệ sinh ao nuôi nên hạn chế được dịch bệnh xảy ra. Quan trọng là nguồn nước phải sạch, thay đổi thường xuyên và được khử khuẩn trước khi đưa vào ao. Và cần phân cỡ ếch trước khi thả và trong 2 – 3 tuần đầu để hạn chế việc ăn thịt lẫn nhau. Ông tính toán: Nếu xuất bán ếch lúc giá thấp thì chỉ cần hòa vốn cũng tốt, vì phần lãi từ cá cũng khá đáng kể.

Ông nhiệt tình chia sẽ: Do lúc đầu chưa am hiểu đặc tính sinh trưởng và kỹ thuật nuôi kết hợp ếch – cá nên ông bị thất bại mấy đợt. Nhờ đúc kết kinh nghiệm trong quá trình nuôi và cộng với sự chịu khó, linh hoạt, ông đã có được sự thành công. Từ nuôi với số lượng ít, ông dần phát triển lên số lượng nhiều hơn và hiện tại ông đã có 15 vèo. Trong thời gian tới nếu có điều kiện, ông sẽ tìm học kỹ thuật cho ếch sinh sản để giảm chi phí giống, tăng thêm lợi nhuận.

Thành công của mô hình đã mở ra hướng đi mới trong việc xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế gia đình, giải quyết việc làm, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt mô hình có khả năng nhân rộng rất tốt đối với những ao nuôi cá tra bỏ trống hoặc nuôi không hiệu quả chuyển đổi sang nuôi ếch kết hợp với cá.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Quy trình nuôi cá lóc đầu nhím thương phẩm

Chuẩn bị ao nuôi

Diện tích ao nuôi tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở, tuy nhiên thích hợp nhất là khoảng 1.000 – 5.000 m2 vì nếu diện tích ao quá lớn thì rất khó quản lý. Độ sâu ao nuôi lớn  hơn 2 m, một số hộ nuôi có thể có thể tận dụng ao nuôi cá tra để nuôi nên độ sâu có thể lên đến 3,5 – 5 m. Trong ao, nên chuẩn bị 1 cái vèo có diện tích bằng khoảng 1/10 – 1/5 diện tích ao nuôi và đặt cách bờ khoảng 3 – 5 m, làm 1 cái cầu bằng gỗ để đi từ bờ ra vèo.

Sau khi đã chuẩn bị ao sạch sẽ thì cấp nước vào, bơm nước vào đầy ao qua lưới lọc để tránh cá tạp và địch hại vào ao ăn cá. Gây màu nước bằng hỗn hợp cám gạo (1 kg) + bột đậu nành (1 kg) hòa với nước ngâm qua đêm tạt đều cho 1.000 m². Ngày tạt 2 lần, tối ngâm thì sáng tạt, sáng ngâm thì chiều (16 – 17 h) tạt. Hoặc tạt trực tiếp xuống ao 2 kg thức ăn cá công nghiệp dạng bột cho 1.000 m2 ao.

Thả giống

Chọn con giống đồng đều về kích cỡ, khỏe mạnh, màu sắc sáng đẹp, thân hình cân đối, không mang các dấu hiệu nhiễm bệnh. Tốt hơn hết người dân nên chọn mua tại các cơ sở sản xuất uy tín.

cá lóc đầu nhím thương phẩm

Tùy thuộc vào kỹ thuật của người nuôi mà tiến hành nuôi với mật độ thưa hay dày. Thường cá lóc giống được bắt về có kích thước lồng 4 – 6 cm  và thả nuôi với mật độ 50 – 100 con/m2.

Giống được thả vào vèo, do giai đoạn này cá còn nhỏ mình nuôi trong vèo  dễ cho việc chăm sóc và quản lý hơn. Sau khi nuôi khoảng 2 tháng, cá đạt trong  lượng khoảng 100 – 180 g/con thì chúng ta tiến hành lọc lại cá và cho ra khỏi vèo, còn lại những con nhỏ quá mình có thể chuyển sang 1 ao nhỏ khác, làm thế này thì lúc thu hoạch cá của chúng ta sẽ đồng đều hơn.

Cho ăn

Hiện nay cá lóc nuôi cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp có hiện tượng phổ biến là cá bị gù dao động 4 – 40% (gồm cá bị gãy xương, gãy lưng), loại cá này giá bán thấp hơn so với cá bình thường khoảng 10.000 đồng/kg. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào nói về nguyên nhân cá bị gù. Tuy nhiên, đa số người dân nuôi cá lóc thì cho rằng là do dùng thức ăn công nghiệp. Do đó khi chọn thức ăn công nghiệp cho cá chúng ta phải cẩn trọng, phải chọn loại thức ăn có người nuôi đã từng dùng và tỉ lệ gù không quá 5% thì có thể chấp nhận được.

Một kinh nghiệm quan trọng để phòng bệnh gù là trong giai đoạn đầu từ khi thả giống đến giai đoạn 2 tháng chúng ta cho cá ăn hỗn hợp thức ăn công nghiệp và cá biển. Cách cho ăn là xay cá biển nhỏ trộn với thức ăn viên với tỷ lệ 4kg cá biển trộn với 1 kg thức ăn viên. Sau đó rải từ từ trên sàng ăn, ở đây chúng ta cho ăn theo nhu cầu của cá, khi nào thấy cá bắt mồi hơi yếu thì ta ngưng cho ăn là vừa, tránh để thức ăn dư gây ô nhiễm nguồn nước.

Sau 2 tháng nuôi nếu nguồn cá biển giá còn rẻ và có đủ nhân công để cho ăn thì chúng ta vẫn nên nuôi kết hợp 2 loại thức ăn này. Nếu không đáp ứng được điều kiện trên thì chúng ta chuyển cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp.

Thường xuyên theo dõi hoạt động của cá, mức độ sử dụng thức ăn để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Để duy trì chất lượng nước nuôi, khoảng 7 ngày chúng ta thay nước khoảng 20 – 30% hoặc cấp nước thêm cho ao. Định kỳ (10 ngày/lần) dùng vôi bột hòa với nước tạt đều khắp ao để diệt mầm bệnh, liều lượng từ 2 – 3 kg vôi bột/100 m2.

Thu hoạch

Sau khoảng 5 – 6 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng bình quân khoảng 400 – 600g/con chúng ta có thể thu hoạch, tỉ lệ sống trung bình đạt khảng  80%, đối với thức ăn công nghiệp hệ số chuyển đổi thức ăn FCR khoảng 1,2 – 1,4 kg thức ăn/kg cá cá tùy thuộc vào loại thức ăn và kỹ thuật của người nuôi.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam