Phân biệt đông trùng hạ thảo thật và giả

Với nhiều công dụng hữu ích và giá trị kinh tế cao, hiện nay trên thị trường có khá nhiều đông trùng hạ thảo làm giả.

Người tiêu dùng hiện nay như lạc vào giữa ma trận của loại thảo dược này khi trên thị trường xuất hiện vô vàn các dạng bào chế với đủ mức giá. Thấp nhất 100 triệu đồng/kg, mức trung từ 400-800 triệu đồng/kg, riêng loại đặc biệt có giá từ 1,6-2 tỷ đồng/kg. Mỗi kg khoảng 2.000-2.200 con.

Vậy làm thế nào để phân biệt được đâu là đông trùng hạ thảo thật và đâu là đông trùng hạ thảo giả?

Đông trùng hạ thảo

Bài viết dưới đây chia sẻ kinh nghiệm nhằm giúp người dùng xác định được chính xác điều này:

1. Quan sát bên ngoài

Đông trùng hạ thảo thật

  • Đông trùng hạ thảo do chất đệm nấm mọc dính liền vào đầu sâu non mà thành. Đầu sâu non giống như con tằm, dài chừng 3-5 cm, đường kính khoảng 0,3-0,8 cm. Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng với khoảng 20-30 vằn khía, vằn khía ở gần đầu nhỏ hơn.

Cách nhận biết đông trùng hạ thảo thật

  • Phần đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, có tất cả 8 cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu non một chút. Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm khá dai và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà.

Đông trùng hạ thảo giả

  • Được làm từ thân củ của địa tàm và thảo thạch. Quan sát hàng giả sẽ thấy có cạnh gờ hơi cong và số đốt là 3-15, bên ngoài có màu vàng nhạt, dài độ 2-3 cm, đường kính 0,1-1 cm, đặc biệt chất giòn, mặt cắt có màu trắng.

Đông trùng hạ thảo giả

  • Ngoài ra còn một loại giả đông trùng hạ thảo nữa được làm từ bột ngô, bột mạch hay thạch cao… Chúng được sản xuất bằng cách gia công ép màng nên bên ngoài có màu trắng ngà, hình sâu non nhẵn bóng, rõ các vằn khía, mặt cắt có màu trắng nhạt. Cầm thấy nặng, không nhẹ bông như thật, khi nhai lâu thì dính răng. Hàng giả thì sâu non không có chân, vị ngọt, dính.

2. Nếm

Khi cho Đông trùng hạ vào miệng nhai vụn như nhai hạt đậu nành, tấm, càng nhai càng thơm, trong miệng có mùi thơm như mùi thịt gà. Nếu cho Đông trùng hạ thảo giả vào miệng nhai, có cảm giác cứng, sau khi nhai có nước bọt tiết ra ta sẽ thấy giống bột đất sét, đến khi không thể nhai nữa nó hoàn toàn không có mùi thơm của thịt mà có mùi đất rất nồng. Cách phân biệt đông trùng hạ thảo thật giả này hiệu quả cho người có vị giác tốt.

3. Phân biệt bằng khướu giác

Đông trùng hạ thảo thật có mùi giống mùi nấm rơm và mùi tanh của nấm hương rất đậm. Mỗi con Đông trùng hạ thảo đặt gần nhau cũng có thể ngửi thấy mùi này nhưng nhẹ hơn. Những con Đông trùng hạ thảo làm giả không có mùi này, nếu có cũng không phải là mùi nấm rơm và mùi tanh của nấm hương như trên, mà là mùi tanh của cá, mùi nước hoa giả hoặc mùi nguyên liệu hóa học. Cách phân biệt đông trùng hạ thảo thật giả này rất có hiệu quả với người có khứu giác tốt.

Tóm lại, có thể thấy đông trùng hạ thảo thật có các đặc điểm như sau:

  • Màu sắc:

Đông trùng hạ thảo chia làm 2 phần “trùng” và “thảo”. Bề mặt “trùng” có màu vàng nâu.

+ Gần đầu “trùng” có 1 đoạn vàng nhạt và sang hơn rõ rệt (do bị “thảo” hút chất dinh dưỡng)

Đông trùng hạ thảo thật

+ Bề mặt “thảo” có màu của cành cây khô, đoạn gần gốc “thảo” hơi ngả vàng, ngọn “thảo” vuốt nhọn.

+ Mắt “trùng” phẳng, không lồi có màu nâu đỏ. Một số trường hợp, phần gốc của “thảo” phủ lên mắt “trùng”, bạn chỉ cần lấy móng tay cào nhẹ sẽ thấy được mắt trùng màu nâu đỏ.

  • Hình dáng:

+ Ở lưng có các vận vòng rõ nét, cứ nét vân còng liền sát nhau thành 1 đốt

+ Có đủ 8 cặp chân: 4 cặp ở giữa căng tròn rõ rệt: 3 cặp chân gần đầu bị thoái hóa, liền sát nhau và 1 cạp chân ở đuôi rất rõ.

+ Khi bẻ đôi đoạn gần đầu “trùng” sẽ thấy ở giữa mặt cắt có 1 vệt đen mờ hình chữ V, đo là đường tiêu hóa của “trùng”.

  • Kích thước:

“Trùng” dài 3-5 cm, đường kính 0,3 -0,7 cm. “Thảo” dài gần bằng hoặc dài hơn “trùng ” một chút.

  • Cân nặng:

Đông trùng hạ thảo thật nhẹ như bông. Trong khi hàng giả làm bằng bột hoặc thạch cao hoặc dùng sâu chít làm giả khi cầm sẽ thấy nặng hơn (1 con sẽ nặng từ 1.5g – 3g), khi nhai lâu thì dính răng.

Đông trùng hạ thảo có tác dụng chữa trị với người thận hư, đau lưng mỏi gối, ho hen do phế hư hoặc cả phế, thận đều hư. Các nghiên cứu hiện đại cho rằng đông trùng hạ thảo có tác dụng an thần, chống ung thư, là chất kìm hãm vi khuẩn, kích thích chức năng miễn dịch với tác dụng tương tự như hoóc môn và ít tác dụng phụ. Chính vì những giá trị hữu dụng trên mà nhiều người đã làm giả đông trùng hạ thảo nhằm kiếm tiền một cách trái phép.

Bằng những kinh nghiệm lựa chọn trên, hi vọng sẽ giúp ích cho bà con khi chọn mua đông trùng hạ thảo một cách khoa học và đáng đồng tiền nhất.

Tổng hợp từ Farmtech Vietnam.