Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu

Giống ớt sừng thường có 2 loại trái: ớt trắng và ớt xanh (trái già có màu xanh đến xanh đen). Nên chọn giống ớt xanh cho năng suất và chất lượng tốt hơn ớt trắng.

1. Chuẩn bị đất ươm cây ớt con.

  • Chuẩn bị đất tơi xốp, thoát nước tốt, phối trộn một ít phân chuồng hoai mục gieo ớt giống.
  • Dùng ngón tay hay que nhỏ vạch từng hàng rồi đặt hạt ớt vào sau đó lắp nhẹ lại.
  • Nên gieo cạn (1cm) và phủ nhẹ một lớp sơ dừa, rấu hoặc rơm mục để giữ ẩm bề mặt đồng thời đễ nhổ cây con đem trồng sau này.
  • Cần chú ý xử lý kiến trong giai đoạn này vì hạt ớt khá nhỏ nên bị kiến tha mất hạt.

2. Hướng dẫn cách tưới nước cây ớt sừng

  • Tưới nước đủ ẩm, sau 25 ngày có thể đem cây con ra đồng trồng được.
  • Cây cao khoảng 10 – 12 cm trồng là thích hợp nhất.
  • Nên trồng vào lúc chiều mát, và tưới đẫm ngay sau khi trồng để hạt đất tan ra và bám được lên rễ cây con. Nếu trồng gặp trời nắng gắt nên che chắn cho cây

3. Mật độ trồng cây ớt sừng

  • Mật độ trồng khoảng 18.000 – 20.000 cây/1000m2; luống trồng có thể trải màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ hoặc không.

4. Cách bón phân cho cây ớt sừng

  • Sau khi trồng 10 ngày tiến hành bón thúc cho cây con. Tuỳ vào quá trình phát triển và lượng phân bón lót mà chế độ bón thúc cho khác nhau.
  • Với những vùng trồng có sử dụng màng phủ nông nghiệp thì việc bón thúc là rất quan trọng vì khi phủ rồi rất khó bó phân và tốn công.
  • Còn với vùng trồng không dùng màng phủ thì có thể để ớt bén rễ (10 ngày sau khi trồng) thì tiến hành bón phân. Lượng phân chuồng với trồng ớt là rất quan trọng. Nó quyết định đến thời gian thu hoạch sau này. Nếu lượng phân chuồng ít thì thời gian ớt cho thu hoạch sẽ ngắn lại. Quy trình chung cho giai đoạn này là dùng phân DAP liều 1kg/1 lần bón/1.000m2 ngâm rồi tưới trực tiếp vào gốc cây vào chiều mát. Nếu diện tích trồng lớn có thể bón trước lượng phân này trong quá trình làm đất và tưới đủ ẩm để hạn chế phân bay hơi (bốc phân). Nếu dùng DAP liều như trên bón liên tục trong 10 ngày đầu (2 ngày/lần) là rất tốt cho cây con. Lúc này hệ thống rễ và cây đẻ nhánh nhiều. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất của câu trồng.

Chú ý: không dùng phân đạm (UREA) cho cây ớt để hạn chế bệnh ở cây. Chúng ta có thể bổ sung định kỳ 2 tuần/lần phân Canxi Nitrate với liều 2kg/1.000m2 để tăng sức đề kháng và giảm hiện tượng rụng hoa, rụng trái sau này. Lượng phân bón dùng cho 1.000m2 ớt như sau:

  • Vôi 100kg
  • Phân chuồng: 2.100 – 3.000kg (3 khối)
  • Lân 100kg
  • NPK 100kg
  • DAP 50kg
  • Canxi Nitrate 15kg

Chia đều ra các lần bón; bón càng nhiều lần càng tốt; tuỳ vào điều kiện phát triển của cây mà có thể giảm bớt lượng NPK

5. Các biện phát phòng trừ một số sâu bệnh trên cây ớt sừng

Ớt có thể gặp phải các vấn đề sau:

  • Sâu, rầy, bọ trĩ dùng các thuốc trị sâu, rầy bọ trĩ thông thường như Actara, Karate, Masasal, Confidor, Ba Đăng, Rholam,… liều dùng theo hướng dẫn trên bao bì.
  • Bệnh đốm lá, thán thư có thể dùng các thuốc như Mancozeb; Zineb; Antracol; Anvil; Daconil dạng nước,… liều dùng theo hướng dẫn trên bao bì.
  • Ngoài ra, với những vùng trồng ớt thường xuyên chúng ta có thể gặp các bệnh do vi khuẩn gây ra như héo xanh, thối thân,… Những trường hợp này gần như không có thuốc đặc trị hiệu quả. Phương pháp tốt cho trường hợp này là phòng bệnh. Chúng ta có thể sử dụng chế phẩm Trichoderma ủ trong phân chuồng hoặc cung cấp trực tiếp vào đất (đất phải đủ ẩm). Biện pháp này là phương án phòng hiệu quả với cả 2 bệnh trên.
  • Thuốc có thể dùng kèm theo trong trường hợp vườn ớt đã bị bệnh là Phytoside liều 2g/l phun liên tục trong 2 tuần (3 ngày/lần). Thuốc này không có tác dụng làm cây bệnh hết mà chỉ có tác dụng không lây lan sang cây khác.

Tuy nhiên, nếu dùng đúng lịch trình phân bón thì bệnh  hại gần như giảm đáng kể nhất là triệu chứ rụng trái, thối trái do thán thư.

Nguồn: Tiếp Thị Nông Nghiệp Việt Nam, Kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Trồng ớt ngọt lãi 600 triệu đồng/ha

Ớt ngọt trồng được trên nhiều loại đất, thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, có độ pH: 5,5 – 6,5, đất phải thoát nước tốt…

Những năm gần đây có nhiều giống ớt ngọt (của Mỹ và Đài Loan) được du nhập vào Lâm Đồng, cho năng suất cao được bà con nông dân chọn trồng khá phổ biến. Mới đây Hội Nông dân thị trấn Nam Ban phối hợp với Phòng NN- PTNT huyện Lâm Hà, xây dựng và chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng ớt ngọt trong nhà che plastic, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình được giao cho hộ anh Chử Văn Thành, thị trấn Nam Ban. Anh Thành vui vẻ nói: “Trước đây tôi chủ yếu trồng cây cà phê, các anh biết đấy, giá cả cũng bấp bênh lắm. Từ khi được đi học, tập huấn quy trình kỹ thuật rồi chuyển qua trồng ớt ngọt trong nhà che plastic, kết quả cho thấy năng suất ớt đạt ngoài sự mong đợi. Giá cả rất cao, thu hoạch ớt xong, mối tới tận nhà để cân, chẳng phải mang đi đâu cả, cứ 1 tuần cắt bán ớt 1 lần. Nếu so với trồng cà phê thì trồng cây ớt giống mới này hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần”.

Anh Thành cho biết: Ớt ngọt trồng được trên nhiều loại đất, thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, có độ pH: 5,5 – 6,5, đất phải thoát nước tốt, không nên trồng ớt trên đất vụ trước đã trồng cây thuốc lá, hoặc cây cà chua (cây họ cà). Đất được cày tơi xốp, làm sạch cỏ, bón vôi bổ sung và cày trộn đều trong đất, phơi ải từ 1 – 2 tuần để tiêu diệt một số bệnh hại. Có thể xử lý đất bằng chế phẩm Mocap, hoặc Sincosin, sau đó lên luống cao 15 – 20 cm để bón lót và chuẩn bị trồng cây.

Bón lót phân bò hoai mục đã xử lý nấm Trichoderma (8 khối phân bò cho 1.000m2), rải phân đều trên mặt luống, dùng cuốc xăm đều sau đó phủ một lớp đất mỏng trên bề mặt luống và tưới ẩm đều, tiến hành phủ màng nilon ngay sau khi bón lót, để hạn chế cỏ dại, tránh hao hụt phân bón và giảm lượng nước tưới.

 

                                                Nguồn: Báo Nông Nghiệp, kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam