Triển vọng cây Sachi

Mô hình trồng cây Sachi làm dược liệu của ông Tăng Ngọc Thắng, thôn Làng Già, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái  là 1 điển hình của việc lựa chọn cây trồng phù hợp, hứa hẹn nhiều triển vọng.

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê còn nhiều khó khăn, ông Tăng Ngọc Thắng đã sớm phải tự lập kiếm sống. Sau nhiều năm bươn chải làm nhiều nghề, đầu năm 2019 ông đã mạnh dạn đầu tư trồng cây Sachi, góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động trên địa bàn.

Với quyết tâm làm giàu cộng với ý chí, nghị lực của người lính “Bộ đội Cụ Hồ” sẵn có, cùng với sự ủng hộ, giúp đỡ của gia đình, ông Thắng đã mạnh dạn trồng cây Sachi trong vườn của gia đình, đồng thời còn thuê thêm gần 1 ha đất của các hộ dân trong thôn để phát triển loài cây còn rất mới lạ và là người đầu tiên tại tỉnh Yên Bái đưa giống cây này vào trồng.

Đưa chúng tôi tới thăm vườn, chỉ tay về phía những giàn cây Sachi xanh rì, ông Thắng chia sẻ: Qua tìm hiểu từ mạng Internet, sách, báo và những lần đi thăm quan các mô hình trong và ngoài tỉnh, tôi thấy Sachi là loại cây có giá trị kinh tế cao, chỉ đầu tư trồng một lần nhưng cho thu hoạch nhiều năm. Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách, cây phát triển tốt, không bị sâu bệnh, hiệu quả kinh tế sẽ khá cao.

Sau khi nghiên cứu kỹ quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, tháng 3/2019, ông mạnh dạn trồng 2 nghìn cây Sachi trên diện tích đất thuê được. Là người đầu tiên ở địa phương mạo hiểm chọn giống cây mới để phát triển kinh tế, cũng có lúc ông lo lắng về hiệu quả và chất lượng của cây Sachi.

Thế nhưng, do cây hợp đất, hợp khí hậu miền đồi núi nên vườn Sachi phát triển rất tốt. Đến nay diện tích Sachi của ông đang phát triển tốt chuẩn bị cho thu quả và lá. Sản phẩm sau khi thu hoạch được Công ty InCa Việt Nam tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình nhận bao tiêu với giá thu mua quả khô từ 30 đến 40.000 đồng/kg.

Chia sẻ về lý do lựa chọn trồng thử nghiệm cây Sachi trên đất Yên Thắng, ông Thắng cho biết: Đây là cây trồng đa tác dụng, vừa là cây lâm nghiệp, nông nghiệp, cây dược liệu và cây lấy dầu. Hạt của nó có thể chế biến thành nhiều loại thực phẩm có tác dụng tốt cho sức khoẻ con người như rang sấy, bọc chocolate, bọc matcha…

Ông cho biết, ban đầu cũng gặp nhiều khó khăn về khâu chăm sóc, kỹ thuật nhưng sau khi tìm hiểu và thuần giống cây Sachi phát triển tốt. Loại cây này cho hạt giàu chất dinh dưỡng, thời gian khai thác kéo dài từ 15-20 năm, sản lượng cao dần và cao nhất từ năm thứ ba trở đi. Hiện nay, hơn 1ha Sachi của ông Thắng vẫn đang phát triển rất tốt và hứa hẹn sang vụ tới sẽ cho thu hoạch với năng suất cao gấp đôi.

Sachi được mệnh danh là “Ông vua của các loại hạt”, “Siêu thực phẩm mới”… là những cụm từ thường được dùng để nói về hạt của Sachi bởi tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng và các axit béo không bão hòa đối với con người rất cao, đạt đến 96%. Omega 3 có trong Sachi là 48-54% giúp phát triển và nâng cao trí tuệ, giảm cholesterol, điều hòa huyết áp, cân bằng các tế bào thần kinh, giảm các nguy cơ đột tử do bệnh tim mạch gây nên…

Nguồn: Tổng hợp và được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây mật gấu

Cây mật gấu là một trong những cây thuốc Nam hữu dụng, dùng để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe cho con người. Do có nhiều công dụng, nên nhiều người đã tìm cách trồng cây mật gấu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng và chăm sóc cây mật gấu, để cây nhanh phát triển và đảm bảo chất lượng.

                                                   Trồng cây mật gấu

Bước 1: Chuẩn bị

1. Chuẩn bị cây giống:

Để cây phát triển tốt, chúng ta đòi hỏi phải lựa chọn những cây (cành) mạnh khỏe, cứng cáp nhất và đặc biệt không bị sâu bệnh.

2. Vườn trồng đầy đủ độ ẩm và ánh sáng:

Mọi người biết rằng cây mật gấu rất dễ thích nghi với môi trường sống, dù ở điều kiện nào nó cũng có thể sinh sôi và nãy nở. Tuy nhiên, để thảo dược mật gấu phát triển nhanh và cho năng suất cao chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về đất trồng, điều kiện ánh sáng, dinh dưỡng cho cây…

Cây mật gấu vốn ưa ẩm nên thích hợp trồng ở những vùng đất ẩm thấp nhưng tuyệt đối không bị úng nước.
Vườn cây luôn được thông thoáng, đủ ánh sáng.

Bước 2: Tiến hành cắt cành, ươm trồng

Thời điểm thích hợp để cắt cành là vào thời gian buổi chiều, sáng, trời mưa nhẹ, khi thời tiết mát mẻ. Cành sau khi cắt có chiều dài khoảng từ 5-7cm, có từ 1-2 lá (hoặc không có lá).

Sau khi cắt cành xong thì tưới nước hay ngâm thẳng cành vào nước và lấy ra giâm thẳng xuống vườn ươm đã chuẩn bị sẵn trước đó.

Sau khi ươm cành cần thường xuyên bón thúc, tưới nước cho cây để cây luôn phát triển khỏe mạnh.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Cách trồng và chăm sóc cây nghệ đen

Cây nghệ đen (Curcuma zedoaria) còn có tên khác là nghệ xanh, nghệ tím, nga truật,…là cây thân thảo thuộc họ gừng. Nghệ đen được biết đến như một loại dược liệu quý trị chuyên trị đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, hành kinh không thông, nhiều máu cục,..

  1. Đặc điểm

Nghệ đen là cây thân thảo có chiều cao 1.5m. Thân rễ hình nón có khía chạy dọc, mang nhiều củ, thịt màu vàng tái. Những củ phụ thường nhỏ có cuống hình trứng hay hình quả lê màu trắng. 

  cây nghệ đen

Lá có đốm đỏ ở gân chính, dài 30-60 cm, rộng 7-8cm. Cụm hoa ở đất, mọc trước khi có lá. Lá bắc dưới xanh nhợt, là bắc trên vàng và đỏ.

Hoa vàng, bầu có lông mịn.

  1. Cách trồng cây nghệ đen

Lựa giống

Nghệ đen có 2 loại: thịt vàng ruột đen và loại có thịt hơi xám, ruột đen đậm

Loại thịt vàng ruột đen có giá trị cao nên thường được ưa dùng.

Loại thịt hơi xám, ruột đen đậm cũng có các công dụng như trên nhưng chủ yếu người dân trồng cây nghệ đen này đa phàn là để vệ sinh cho các bà mẹ sau sinh.

Tùy vào nhu cầu sử dụng mà mỗi người có cách chọn lựa trồng cây nghệ đen khác nhau.

Nên chọn củ nghệ không bệnh, không có mùi thối, nếu có nhiều nhánh thì tách nhánh ra.

Chọn đất

Nghệ là loại cây trồng để lấy củ, nên việc lựa và chăm sóc đất là rất cần thiết cho sự phát triển của nghệ.

Chọn khoảng đất có độ ẩm tốt, cày xới cho đất tươi xớp, lên luống khoảng 20-25 cm, rộng 1.0-1.2 m. Nếu cảm thấy đất không đủ chất dinh dưỡng cho cây thì có thể bón lót 1kg phân hữu cơ trộn với đạm ure theo tỷ lệ 10% phân đạm hoá học. Đất xẻ thành từn rãnh, lấp một lớp đất dày 2-5 cm, đặt củ nghệ đen lên, khoảng cách tốt nhất cho mỗi củ 20-25 cm, mỗi hàng cách nhau 30-35 cm.

Cách chăm sóc cây nghệ đen

Nên thường xuyên chăm sóc cây nghệ đen bằng cách tưới tiêu, vun xới điều độ giúp giữ độ ẩm tốt cho cây.

Sau 20-25 ngày, lúc ấy cây nghệ đen được 5-6 lá, thì bạn sẽ bón thúc bằng phân kali đồng thời vun gốc để nghệ đen phát triển tốt nhất. Cần tỉa bớt lá tránh cho mọc nhiều, để cây có thể cung cấp đủ chất nuôi dưỡng cho củ nghệ

Giữ cho đất tươi xốp là cách chăm sóc nghệ đen tốt nhất

Thời gian trồng và thu hoạch cây nghệ đen thích hợp

Do điều kiện thời tiết mỗi miền mỗi khác nhau, nên thời gian trồng cây nghệ đen cũng sẽ khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam.

Miền Nam thường trồng cây nghệ đen vào tháng 11, 12 còn miền Bắc thì có thể trồng muộn hơn.

Khi lá nghệ đã già, hoặc không còn mọc lá non nữa thì có thể đào lên kiểm tra 1 vài củ nghệ đen, nếu thấy vỏ củ có màu vàng sẫm, da bóng thì đả đến lúc thu hoạch.

Thời gian thu hoạch thích hợp từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam