Trồng cây muồng đen làm trụ sống cho tiêu

Trong thời gian những  năm trở lại đây, cây  hồ tiêu đã trở thành loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con. Cách canh tác tốt nhất bền vững và lâu dài là tìm cây trụ sống thích hợp cho cây hồ tiêu leo.

Cây muồng đen sống làm trụ cho tiêu

Nhưng mặt khác làm khó khăn trở ngại là do chi phí đầu tư cho cây hồ tiêu,  nhất là cây trụ đỡ để cho cây hồ tiêu leo là khá cao, điều này đã  khiến cho nhiều bà con nông dân e ngại. Song song với đó là việc phát triển mạnh diện tích trồng cây hồ tiêu vô hình dung đã  kéo theo nhiều tình trạng chặt phá những cây gỗ tốt để làm trụ đỡ cho tiêu, việc khai thác cây như vậy đã làm gia tăng tình trạng chặt phá rừng. Để giải quyết thực trạng này,  Phòng lâm nghiệp huyện Krông Bông,tỉnh Đăk Lăk  đã triển khai dự án hỗ trợ phát triển lâm nghiệp (Dự án Flitch) để triển khai mô hình dùng cây  muồng đen sống để làm trụ tiêu.

Sử dụng cây muồng đen sống làm trụ cho tiêu đã góp phần tích cực trong việc ngăn chặn nạn khai thác rừng bừa bãi hiện nay vốn đã rất trầm trọng mà nó còn đem lại một khoản tiết kiệm đầu tư rất lớn, nhất là với những hộ nông dân mới khởi nghiệp trong điều kiện không đủ vốn và còn gặp nhiều khó khăn, đồng thời tạo ra môi trường  sinh thái cân bằng và  bền vững trong việc canh tác cây hồ tiêu hiện nay ở nhiều địa phương trong huyện.

Ông Trần Văn Hồng, một nông dân ở thôn 1, xã Cư Drăm tham gia mô hình này cho biết: “Mô hình đã mang lại rất nhiều hiệu quả kinh tế  mà chi phí đầu tư của nó lại thấp rất phù hợp với bà con nông dân. Trồng cây muồng đen làm trụ sống cho tiêu đã giúp giảm đi  một khoản chi chí đầu tư khá lớn so với dùng trụ gỗ, hoặc trụ bê tông và cũng đã  giảm đi đáng kể vấn nạn chặt  phá rừng”.

Đã có rất nhiều  bà con tham gia mô hình trồng muồng đen để làm trụ cho cây hồ tiêu ở các xã trực thuộc vùng dự án như: Cư Drăm, Cư Pui, Hòa Lễ và Yang Mao cho biết thêm: Cây muồng đen đã đem lại  nhiều ưu điểm vượt trội so với các  loại cây sống khác như cây sầu đâu,điều, trôm, keo, lồng mức, mít,dông…bởi vì đây là loại cây có cùng họ với cây đậu nên giúp phần cung cấp chất mùn hữu cơ tốt cho việc cải tại và phục hồi chất dinh dưỡng của đây, tán lá của cây cũng vừa phải, phù hợp và dễ dàng đễ cắt tỉa cành cây, thân cây thuộc loại gỗ tốt 2A, còn về phần rễ thì ăn sâu vào đất nên không ảnh hưởng đến việc cung cấp chât dinh dưỡng cho cây hồ tiêu, cây thuộc loại phát triển khá nhanh.

Nếu ta đêm trồng cây con thì cũng tầm 1 đến 2 năm đã có thể cho dây tiêu leo. Ta sử dụng cây muồng đên vừa có thể làm cây trụ cho tiêu, vừa tạo ra bóng râm, chắn gió cũng rất tốt đem lại hiệu quả 2 trong 1 nông lâm kết hợp. Dựa vào những ưu điểm này nên chỉ mới triển khai dự án được 2 năm đã có hơn 460 hộ bà con nông dân đã tham gia phát triển theo mồ hình nông lâm kết hợp và cũng đã có hơn 500 ha cây được trồng, cụ thể hơn đã có hơn 50 ha mô hình trồng xen cây muồng-tiêu,có hơn 450 ha mô hình trồng xen cây muồng-tiêu- cà phê-cây ăn quả.

Anh Trần Văn Dũng, Phó Trưởng ban chuyên trách Ban Phát triển xã Yang Mao khẳng định: “Từ lúc bắt đầu xây dựng  mô hình nông – lâm kết hợp do Dự án Flitch triển khai thuộc  địa bàn xã Yang Mao, nhiều hộ nông dân  đã tích cực tham gia trồng cây gây rừng xem kẽ  với hồ tiêu và các loại cây ăn trái. Cụ thể cho đến đầu năm 2015, mô hình này đã được bao phủ gần như toàn bộ diện tích đất đồi rừng thuộc địa bàn xã”.

Sử dụng loại cây muồng đen làm trụ sống cho cây hồ tiêu đã mang lại rât nhiều hiệu quả : gần như đã giảm được khá nhiều chi phí đầu tư của bà con nông dân, tránh được tình trạng khai thác rừng bừa bãi, góp phần bổ sung chất dinh dưỡng và cải tạo đất trống đồi trọc cho bà con nông dân, góp phần đa dạng hóa giống cây trồng và sản phẩm trên địa bàn.

Ông Đào Duy Ba ở thôn 2, xã Cư Drăm, người đã  sơ hữu  hơn 5 ha đất trống đồi trọc thực hiện  mô hình nông – lâm kết hợp từ sự hỗ trợ của Dự án Flitch nhận  định: Cây muồng đen ngoài tác dụng làm trụ đỡ, làm cây che bóng mát, giống cây muồng đen còn góp phần giúp cây tiêu tránh xa được các loại mầm bệnh lây lan từ bên ngoài do chúng ta trồng tiêu cách khá xa nhau. Cách canh tác bền vững này cần được học hỏi và chú trọng phát huy.

Nói tóm lại trồng cây muồng đen làm trụ đỡ cho cây hồ tiêu đã đem lại rât nhiều hiệu quả cho bà con nông dân trong vòng 2 năm thực hiện dự án trở lại đây. Xét về mặt hiệu quả mà cây muồng đen mang lại:  người dân các xã  Cư Drăm, Yang Mao, Cư Pui…đã và đang thực hiện để mở rộng diện tích canh tác, có thể thay thế các trụ tiêu bằng cọc bê tong, cọc gỗ, góp phần giảm nạn khai thác rừng bừa bãi, nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm chi phí và tăng thu nhập.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.