Đặc trị bệnh thối củ trên cây nghệ

Những năm trở lại đây nghệ trở thành cây chủ lực để phát triển nền kinh tế. Nhưng hiện tại trên cây nghệ xuất hiện nhiều dịch bệnh làm bà con nông dân hoang mang, lo lắng và chưa có tìm ra giải pháp khắc phục. Đặc biệt là bệnh thối củ, bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế của bà con nông dân.

Bệnh lây lan rất nhanh và khó kiểm soát. Nhằm giúp bà con giải quyết được vấn đề dịch bệnh thối củ trên cây nghệ. Chúng tôi xin đưa ra cách nhận biết bệnh và một số giải pháp.

Tác nhân: do nấm Fusarium solani và khuẩn Erwinia carotovora gây ra.

1. Triệu chứng bệnh.

Bệnh thối củ nghệ có 2 loại:

Thối khô: do nấm Fusarium solani gây ra.

Nấm bệnh tấn công vào phần cổ rễ gần sát mặt đất, sau đó lá vàng úa và rủ xuống, đào củ lên sẽ thấy trên bề mặt củ xuất hiện những vết đốm nhỏ màu nâu xám. Nếu không có biện pháp trị bệnh, bệnh phát triển mạnh làm cho củ khô lại và xốp, sau vài ngày cây vàng lụi và chết. Bệnh thối khô thì củ bị thối không có mùi hôi.

Biểu hiện trên lá và gốc

Bệnh thối nhũn: do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra.

Bệnh thối nhũn cũng giống như thối khô. Bệnh làm cho thân, củ bị thối nhưng đối với bệnh thối nhũn thì khi chúng ta lấy thân, củ bị thối bóp chặt sẽ thấy chảy nước và ngửi mùi rất khó chịu.

Phần thân và củ bị thối ngâm vào cốc nước sẽ thấy dịch trắng.

Thân và củ bị thối.

2. Cơ chế phát triển bệnh.

Vi khuẩn và nấm xâm nhập vào vết thương có rễ phá vỡ các tế bào mô, mạch dẫn cây không vận chuyển được nước và dinh dưỡng lên nuôi thân lá. Bệnh thường xuất hiện trên những ruộng thấp, khó thoát nước, hoặc tưới nước quá nhiều đất ẩm.

Bệnh tồn tại trong đất và rất dễ lân lan, phát triển mạnh. Nhất là vào mùa mưa điều kiện thuận lợi cho nấm khuẩn phát triển. ngoài ra canh tác cây nghệ liên tục và lâu năm àm không có biện pháp cải tạo đất. tiêu diệt nấm khuẩn có trong đất thì bệnh lây lan từ mùa này qua màu khách.

Biện pháp phòng trừ bệnh

Biện pháp canh tác:

+ Bố trí mật độ và thời vụ trồng phù hợp.

+ Đất trồng cao, dễ thoát nước.

+ Bón phân hữu cơ lót trước khi trồng, phun qua lá các chế phẩm phân bón lá với mục đích bổ sung vi lượng, trung lượng theo các thời kỳ cây sinh trưởng phát triển. Bón phân gốc cân đối các thành phần đạm – lân –kali – lưu huỳnh,

+ Chọn giống sạch bệnh, thực hiện các biện pháp phòng bệnh ngay từ khâu sản xuất giống cây con.

3. Biện pháp trị bệnh.

khi cây bắt đầu có biểu hiện bệnh: Sử dụng CNX – CN + 3 in 1 tưới ướt đẫm gốc. Liều lượng: 500ml CNX-CN + 500ml 3 in 1 với 200 lít nước. Tưới 2 lần cách nhau 7 ngày.

Lưu ý: bà con nên chú ý phát hiện bệnh sớm, để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Nguồn: SinhhocVietNam.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Trồng nghệ đỏ dễ chăm, thu nhập hấp dẫn: 300 – 400 triệu đồng/ha

Với giá từ 10.000 – 15.000 đồng/kg nghệ đỏ thương phẩm, bà con nông dân ở thôn Bình Sơn, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy (Kon Tum) có mức thu nhập từ 300 – 400 triệu đồng/ha.

Tháng 3/2016, vợ chồng ông Phạm Văn Cầu (64 tuổi) và bà Trần Thị Kiệm (60 tuổi) ở thôn Bình Sơn mạnh dạn đầu tư trồng thí điểm 600m2 nghệ đỏ trên rẫy của gia đình. Do kỹ thuật chọn giống, trồng và chăm sóc còn hạn chế, nên năng suất, chất lượng nghệ củ thu hoạch không đạt được như mong muốn. Tuy vậy, diện tích nghệ của gia đình cũng cho thu nhập hơn 2 tấn củ.

Bà con nông dân tham quan mô hình trồng nghệ đỏ.

Theo ông Cầu, nếu khâu chọn giống, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch đúng kỹ thuật và công nghệ, mỗi sào cho thu hoạch 6 tấn nghệ củ nguyên liệu. Không chỉ đạt sản lượng cao, nếu trồng và thu hoạch đúng thời điểm thì tỷ lệ phần trăm tinh bột trong củ nghệ cũng cao.

Ông Cầu là người đầu tiên trong thôn mạnh dạn đầu tư trồng nghệ đỏ. Để có được giống tốt, có kỹ thuật trồng và chăm sóc, ông đã lặn lội đến xã Krong (TP Kon Tum) tìm mua và học hỏi. Từ chỗ vừa học, vừa làm đến nay ông đã mở rộng diện tích nghệ của gia đình lên 8.000m2.

Bên cạnh việc phát triển diện tích nghệ, ông Cầu còn cung cấp giống nghệ cho bà con trong thôn với giá thấp để họ mở rộng trồng. Không những vậy, ông còn đầu tư 30 triệu đồng mua sắm máy móc sản xuất tinh bột nghệ. Hiện tại, mỗi ngày gia đình ông tiêu thụ từ 1 – 1,2 tấn nghệ nguyên liệu. Nếu bà con mở rộng diện tích, dồi dào nguyên liệu, gia đình ông tiếp tục mở rộng xưởng chế biến nghệ trong thời gian tới.

Ngoài ra, ông cùng với Chi hội Phụ nữ thôn Bình Sơn xây dựng mô hình “Tổ phụ nữ liên kết trồng nghệ” với 32 hội viên tham gia và cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm nghệ củ.

Tháng 3/2016, vợ chồng ông Phạm Văn Cầu (64 tuổi) và bà Trần Thị Kiệm (60 tuổi) ở thôn Bình Sơn mạnh dạn đầu tư trồng thí điểm 600m2 nghệ đỏ trên rẫy của gia đình. Do kỹ thuật chọn giống, trồng và chăm sóc còn hạn chế, nên năng suất, chất lượng nghệ củ thu hoạch không đạt được như mong muốn. Tuy vậy, diện tích nghệ của gia đình cũng cho thu nhập hơn 2 tấn củ.

Theo ông Cầu, nếu khâu chọn giống, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch đúng kỹ thuật và công nghệ, mỗi sào cho thu hoạch 6 tấn nghệ củ nguyên liệu.

Cây nghệ đỏ dễ trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Cầu là người đầu tiên trong thôn mạnh dạn đầu tư trồng nghệ đỏ. Để có được giống tốt, có kỹ thuật trồng và chăm sóc, ông đã lặn lội đến xã Krong (TP Kon Tum) tìm mua và học hỏi. Từ chỗ vừa học, vừa làm đến nay ông đã mở rộng diện tích nghệ của gia đình lên 8.000m2.

Bên cạnh việc phát triển diện tích nghệ, ông Cầu còn cung cấp giống nghệ cho bà con trong thôn với giá thấp để họ mở rộng trồng. Không những vậy, ông còn đầu tư 30 triệu đồng mua sắm máy móc sản xuất tinh bột nghệ. Hiện tại, mỗi ngày gia đình ông tiêu thụ từ 1 – 1,2 tấn nghệ nguyên liệu. Nếu bà con mở rộng diện tích, dồi dào nguyên liệu, gia đình ông tiếp tục mở rộng xưởng chế biến nghệ trong thời gian tới.

Ngoài ra, ông cùng với Chi hội Phụ nữ thôn Bình Sơn xây dựng mô hình “Tổ phụ nữ liên kết trồng nghệ” với 32 hội viên tham gia và cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm nghệ củ.

Nguồn: Nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây nghệ

Nghệ còn gọi là uất kim hương hay khương hoàng, tên khoa học Curcuma longa L (Curcuma domestica). Đây là loài cây thân thảo cao khoảng 0,6-1m. Cụm hoa mọc từ giữa các lá lên thành hình nón thưa, cánh hoa ngoài màu xanh lục vàng nhạt, chia thành ba thùy.

Củ nghệ chứa: tinh dầu 3-5% màu vàng nhạt, thơm, ngoài ra còn có tinh bột, canxi oxalat và chất béo.

I- Thời vụ trồng:

Thường trồng vào mùa xuân, khi tiết trời có mưa phùn, đất đã đủ ẩm: Tháng 11 – 12 (miền Nam) tháng 2 – 4 (Miền Bắc)

Nghệ là cây trồng chủ yếu để lấy củ (thân ngầm), vì vậy nghệ cần đất tơi xốp hơn là đất nặng. Cần nơi thoát nước.

Người ta thường thấy nghệ phần lớn được trồng quanh nhà để lấy củ và lá dùng hàng ngày. Nhưng nếu trồng trên diện tích rộng để bán thì cấn những lô đất cao, thoát nước.

Những nơi có rừng có thể làm đất để trồng nghệ dưới tán rừng:

– Trồng dưới tán rừng thưa có độ che 0,6 ở những nơi có điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp với điều kiện trồng nghệ, tiến hành làm đất dăm ba ngày trước khi trồng.

– Chọn những khoảng đất trồng dưới tán rừng, chỗ không vướng rễ cây lớn, cuốc hố đường kính rộng 80-100cm, sâu 20-25 cm, băm nhỏ đất trong hố.

– Ở các khu rừng trồng chưa khép tán có địa hình phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây nghệ cũng tiến hành làm đất trồng nghệ trước khi trồng. Đất được đào thành rạch rộng 50-60 cm, sâu 20-25 cm ở chính giữa và song song với hàng cây trồng rừng. Đất trong rạch được băm nhỏ.

II- Kỹ thuật và mật độ trồng:

1- Chọn giống làm đất:

– Trồng nghệ cũng giống trồng gừng. Ta chọn các củ nghệ tốt không bị bệnh, không thối. Nếu củ có nhiều nhánh, thì tách các nhánh ra. Trồng nghệ sau những ngày có mưa, đất hoàn toàn ẩm. Moi 3 hốc ở hố trồng, hốc cách nhau khoảng 25 cm tạo thành đỉnh của tam giác đều. Mỗi hốc đặt một khúc nghệ giống. Không phủ đất quá dày, mầm chồi không mọc lên được sẽ bị thối.

– Khi trồng nghệ trên loại đất không được tốt lắm, thì có thể bón lót trước khi trồng. Mỗi hốc bón lót 1 kg phân hữu cơ sinh học Better HG01 trộn với 0,01 kg Better NPK 16-12-8-11+TE trộn đều. Mỗi ha trồng khoảng 25.00 khúc giống. Lưu ý: Bằm đất dưới hốc thật nhuyễn, rãi Basudin xuống hốc 20 kg/1ha, đặt củ nghệ xuống đè cho tiếp xúc với đất rồi phũ lên một lớp phân hữu cơ sinh học Better HG01 và Better NPK đã trộn đều với đất lên khoảng 5-7 cm, dùng thùng vòi búp sen tưới đẩm rồi phũ lên một lớp rơm để giữ ẩm.

– Khi mầm nghệ mọc vươn lên khỏ mặt đất và ra được 2-3 lá thì xới xáo quanh gốc và vun đất cho gốc cây nghệ mới mọc. Thường xuyên nhổ bỏ cỏ dại mọc chen lấn nghệ. Hai tháng tiếp theo mỗi tháng vun xới gốc nghệ một lần. Tiến hành rãi luống canh tác lần cuối.

– Khoảng cách và mật độ trồng: có thể áp dụng một trong các khoảng cách trồng như sau: 40 x 30 cm; 50 x 20 cm đối với luống đôi, hoặc 70-20 cm đối với luống đơn.

– Nếu trồng theo khoảng cách 50-20 cm thì lên luống rộng 1 m, trồng hai hàng dọc, hàng cách hàng 50 cm và cây cách cây 20 cm.

– Nếu trồng theo khoảng cách 40-30 cm thì mặt luống rộng 1,2 m, trồng hàng cách hàng 40 cm, cây cách cây 30 cm.

– Nếu trồng theo khoảng cách 70-20 thì luống rộng 1,2 m, trồng hai hàng dọc theo luống, hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 20 cm.

Sau này khi vun gốc, tiến hành lấy đất ở giữa luống đấp vào hai hàng nghệ hai bên, tạo thành luống đơn như giồng khoai lang.

2- Bón phân chăm sóc:

– Tưới nước: tưới 2 lần/ngày bằng thùng vòi búp sen đều đặn.

– Bón phân: Tổng lượng phân cần dùng cho 1ha: 250 kg Better NPK 16-12-8-11+TE (bón lót toàn bộ).

– Khi nghệ lên cây khoảng 30% thì pha một 0,1kg Better NPK 16-12-8-11+TE vào thùng 20 lít tưới. Tưới 2-3 lần mỗi lần cách nhau 4-5 ngày.

– Khi thấy bụi nghệ có từ 2-3 cây con tiến hành bón thúc 7 ngày một lần với liều lượng như trên. Mỗi tháng kết hợp làm cỏ và xới xung quanh gốc.

a- Vun gốc:

Tiến hành vun gốc khi cây có 3-4 cây con/bụi, bỏ phân hữu cơ sinh học Better HG01 thẳng vào gốc cao khoảng 5 cm. Sau đó đấp lên một lớp đất mỏng khoảng 1-2 cm. Biện pháp tốt nhất là trộn 50% đất và 50% phân hữu cơ để vun gốc. Khi thấy củ non lồi lên mặt đất thì vun gốc tiếp tục.

b- Làm cỏ:

Cần làm sạch cỏ dại, kết hợp xới xáo làm cho đất thoáng xốp tránh được hiện tượng lèn đất

c- Trồng xen:

Việc trồng xen dưới tán rừng và trên ruộng vườn vào mùa khô có ý nghĩa rất lớn. Ngoài việc làm tăng thu nhập nó còn giúp giữ ẩm, che mát và giúp chúng ta giảm tưới nước cho nghệ. Cây trồng xen được chọn là điều đem lại hiệu quả kinh tế rất cao

III- Thu hoạch, bảo quản:

Thường nghệ trồng vào vụ Đông – Xuân, và sẽ thu hoạch rải rác từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, tuỳ nhu cầu sử dụng đất mà quyết định. Khi cây nghệ ngừng phát triển lá non, lá già đã bắt đầu khô ở mép, ngả vàng nhạt, đào gốc nghệ thấy vỏ củ có màu vàng sẫm (da bóng, đầu củ cũng có màu vàng sẫm) là đến lúc thu hoạch.

Thường dùng cuốc (nếu thu hoạch ít). Nếu nhiều, dùng cày cày chếch bên hàng nghệ cho bật gốc lên, nhổ lấy cả cây, rũ đất mang cả cây về, cắt lấy gốc, bỏ thân lá đi. Để nghệ vào chỗ khô ráo, mát mẻ có thể bảo quản được lâu. Chọn củ nghệ kém tiêu chuẩn bán trước. Chọn củ nghệ giá đều để làm giống.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng nghệ ‘mượn giống’

Củ nghệ giống (nghệ vàng) sau trồng 5 – 6 tháng, có thể bới gốc lấy lại củ vốn làm nghệ thương phẩm, được coi là “mượn giống”.

Đất trồng: Chọn chân ruộng đất cát pha, chủ động tưới tiêu. Đất phù sa non (bãi ven đê) trồng nghệ là tốt nhất. Ruộng cày 2 lần tới độ sâu 35 – 40cm thì dừng. Phơi đất ải kiệt. Lên luống rộng 1,3m, cao 15 – 20cm, rãnh luống rộng 25 – 30cm.

Ruộng nghệ xen canh lạc

Chọn giống và ra giống:

Tiêu chuẩn củ giống: Phải đủ 12 tháng tuổi, không sâu bệnh, không trầy xước và bầm giập. Khóm nghệ sau thu hoạch tách lấy 2 má củ (cạnh bên khóm) dùng làm giống. Củ giống càng to càng tốt, trung bình khoảng 300gr/1 củ. Mỗi củ có 1 nhánh cái và 2 – 5 củ nhánh cấp 1; 2.

Lượng giống trồng/1 sào 360m2: 250 – 300kg.

Mật độ trồng: 970 – 1.000 cây. Trồng 2 hàng trên luống. Hàng cách hàng 45cm. Cây cách cây 50cm.

Khơi hốc so le nanh sấu. Củ giống trồng sâu 7 – 10cm. Lấp đất kín củ. Không để củ giống tiếp xúc trực tiếp với phân bón. Đặt trồng sao cho các củ cái qoay đều về một hướng trên luống, để tiện thu hồi củ vốn sau này.

Bón phân:

Lượng phân: Tro bếp 300kg. Đỗ tương nghiền 100kg. Đạm urê 20 – 25kg. Kalisunfat 30kg (có thế dùng kaliclorua). Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh 300kg. Lân supe 15 – 20kg.

Bón lót: Bón sâu 50% lượng phân hữu cơ vi sinh + 30% lượng đỗ tương nghiền + 100% số phân lân. Bón mặt luống 200kg tro bếp và vét rãnh lấp tro.

Bón thúc lần 1 (cây 2 – 3 lá): 4 – 5kg urê pha nước tưới.

Lần 2 (khi thu hồi củ vốn): Bón sâu hết số phân hữu cơ vi sinh và đỗ tương còn lại. Bón mặt nối số tro bếp và vét rãnh lấp tro.

Lần 3 (cuối tháng 7): 10kg đạm urê + 10kg kali, kết hợp vun gốc.

Lần 4 (cuối tháng 8): 15kg đạm urê + 20kg phân kali.

Ngoài ra, cần căn cứ thực tế sinh trưởng của ruộng nghệ để tăng giảm lượng phân bón cho hợp lý. Kiểm tra nếu cây nghệ sinh trưởng chậm, thân còi cọc, lá hẹp nhỏ, mỏng, mép lá hơi quăn, cần bón bổ sung đạm urê và phân hữu cơ vi sinh. Ruộng nghệ quá tốt, thân cây xanh mập mềm yếu, lá lả lướt, cẩn bón bổ sung phân kali…

Cần thường xuyên nhổ bỏ cỏ dại, dưỡng nước đủ ẩm cho ruộng nghệ, để cây sinh trưởng phát triển tốt.

Phòng trừ sâu bệnh: Cây nghệ ít nhiễm sâu bệnh. Tuy nhiên ở những ruộng nghệ thâm canh cao lâu năm, đã xuất hiện bệnh thối cây thối củ, hiện chưa có thuốc trừ đặc hiệu. Cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như, chọn củ giống sạch bệnh, phơi đất ải kiệt, bón phân cân đối, chăm bón kịp thời để tăng sức đề kháng, luân canh nghệ với cây trồng khác họ gừng. Khi ruộng nghệ có những cây bị thối thân, cần nhổ bỏ cả khóm củ đưa đi tiêu hủy.

Thu hoạch:

– Thu hồi củ vốn: Khi mỗi bụi nghệ phát triển được 2 – 3 cây, mỗi cây có 5 – 6 lá, có thể tiến hành thu hồi củ vốn. Dùng dầm khơi nhẹ đất hướng trồng củ cái trước đó, tách nhẹ lấy củ vốn dùng làm nghệ thương phẩm (lượng củ vốn thu hồi được trên 80%).

– Thu củ khơi đất nhẹ nhàng, tránh chạm vào khóm củ gây trầy xước bầm giập. Sau đó nhắc cả bụi cây, cắt bỏ thân lá, rũ sạch đất mà không rửa củ, bán ngay cho thương lái hoặc đóng bao tiêu thụ dần.

Kỹ thuật trồng xen:

Củ nghệ sau trồng 2,5 – 3 tháng mầm cây mới vươn khỏi mặt đất, trong gian này có thể trồng xen một số cây rau màu ngắn ngày để tăng thu nhập. Nên trồng xen nghệ với lạc hoặc đậu tương để vừa có sản phẩm thu hoạch, vừa có tác dụng bồi dục đất, bổ sung dinh dưỡng thúc đẩy nghệ sinh trưởng tốt.

– Trồng xen lạc: Dùng cuốc rạch 1 hàng giữa luống, sâu 7 – 10cm. Rải lân supe xuống rạch (7 – 10kg/sào). Lấp đất kín phân. Cách 12 – 15cm gieo 1 – 2 hạt, sau gieo phủ đất kín hạt. Dùng rơm rạ, cỏ khô phủ luống giữ ẩm đất. Khi lạc ra hoa rắc vôi bột xung quanh gốc lạc (7 – 8kg/sào).

– Xen đậu tương: Gieo 2 hàng đậu giữa luống. Hàng cách hàng 35cm. Cây cách cây 7 – 8cm. Bón thúc 3 – 4kg urê/sào, chia 2 lần, khi cây có 2 – 3 lá thật và 4 – 5 lá thật.

– Phòng trừ sâu bệnh theo khuyến cáo của cán bộ chuyên ngành địa phương.

Sau thu hoạch các cây họ đậu, cần để lại thân lá trên luống nghệ làm phân bón hữu cơ cải tạo đất.

Nguồn: Baomoi.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Phòng, chữa bệnh hiệu quả cho cá nuôi với 7 loại thảo mộc

Biến động của thời tiết như rét đậm, rét hại, xâm nhập mặn đã làm sức đề kháng của cá nuôi bị suy giảm, tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập, gây ra các bệnh. Để phòng bệnh theo hướng an toàn, việc sử dụng những loại thảo mộc sẵn có trong tự nhiên sẽ giúp xử lý môi trường ao nuôi, phòng ngừa dịch bệnh, giúp cá phát triển tốt.

1. Lá xoan – trị bệnh trùng mỏ neo, trùng bánh xe


Đặc tính của cây xoan có vị đắng, cá được cọ xát thì những con trùng mỏ neo, trùng bánh xe không bám vào vây và da.

Cách phòng bệnh: Định kỳ 15 ngày ngâm lá xoan trong ao một lần với liều lượng 10 kg cành lá/100 m2 ao; hoặc 20 – 25kg lá xoan/lồng 8m3; có thể bón lót xuống ao với liều 0,3 kg/m3 trước khi thả cá vào ao ương 3 ngày.

Trị bệnh: Lấy cành lá xoan non bó thành lại đem ngâm trong ao nuôi cá đang có trùng mỏ neo, trùng bánh xe gây bệnh; cũng có thể ngâm trong bè hoặc vèo nuôi cá ở phía đầu nguồn nước với lượng 1,5 – 2,0 kg lá xoan/150 – 200 m2 ao đến khi thấy lá xoan bị mục thì vớt cành ra khỏi ao.

2. Lá đu đủ tía (lá thầu dầu) – trị bệnh loét mang, đốm đỏ ở cá

Lá đu đủ tía (cây thầu dầu),có vị đắng chứa hoạt chất Ricin, dùng để chữa bệnh loét mang, đốm đỏ ở cá.

Cách phòng bệnh: Định kỳ 15 ngày ngâm lá đu đủ tía trong ao một lần với liều lượng 15 kg cành lá đu đủ tía/1000 m2 ao.

Trị bệnh: Lấy lá đu đủ tía bó thành bó ngâm xuống ao với lượng 2,5 – 3 kg lá/150 – 200 m2 ao. Đối với lồng nuôi cá ngâm 15 – 20 kg lá/8 – 10 m3 lồng.

3. Cây rau sam – trị bệnh viêm ruột do virus ở cá trắm cỏ

Cây rau sam có chứa beltalan ankaloit dùng chữa bệnh viêm ruột do vi khuẩn cho cá trắm cỏ.

Cách phòng bệnh: Định kỳ 10 ngày cho cá ăn một lần với liều lượng 1 kg rau sam/100 kg cá.

Trị bệnh: Lấy rau sam đem rửa sạch rồi thả vào khung cho cá ăn một lần/ngày, liên tục trong 5 – 7 ngày, với 1,5 – 3 kg rau/100 kg cá. Đối với cá giống, cần băm nhỏ rau rắc đều trên mặt ao, chú ý để cá thật đói rồi mới cho ăn.

4. Cây răng cưa (chó đẻ) – trị bệnh hoại tử ở cá trê


Cây chó đẻ răng cưa, là kháng sinh đối với vi khuẩn gây bệnh hoại tử ở cá trê, vòng kháng khuẩn 11 – 20 mm.

Cách sử dụng: Dùng 5 kg cây tươi, giã lấy nước rồi trộn vào 100 kg thức ăn để trị bệnh cho cá.

5. Cây nghể – trị bệnh viêm ruột, loét mang cho cá trắm cỏ, rô phi

Là loài cỏ mọc hoang dại ở nơi ẩm thấp (thường thấy ở các đầm lầy) sống quanh năm, thân cây có nhiều nhánh, lá hình lưỡi mác, có hoa đỏ mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá. Cây có vị cay nóng, hắc.

Cách trị bệnh: Lấy thân cây và lá băm nhỏ, nấu kỹ lấy nước, sau đó trộn với thức ăn cho cá ăn, với liều lượng 3kg thân lá nghể tươi/100kg cá giống, cho cá ăn liên tục từ 3 – 6 ngày. Cũng có thể dùng lá nghể khô xay thành bột trộn với thức ăn cho cá, 1-2kg nghể khô/100kg cá giống.

6. Cây sòi – trị bệnh thối rữa mang và trắng đầu ở cá


Cây sòi còn có tên khác là ô thụ quả, ô du, thác tử thụ. Cây sòi có nhựa, có khả năng diệt khuẩn. Dùng lá sòi để trị bệnh thoái rửa mang, tráng đầu ở cá. Lấy cành bó thành bó nhỏ cho xuống ao.

Trị bệnh: Cần bón xuống ao với nồng độ 6,0 ppm (6,0 gram cành lá sòi phơi khô/m3 nước) Thường dùng 1 kg cành lá sòi khô (hoặc 4 kg tươi) ngâm vào 20 kg vôi sống 2% trong một đêm, sau đó đun sôi 10 phút, pH trên 12 rồi bón xuống nước.

7. Cây cỏ sữa lá nhỏ – trị bệnh viêm ruột, bệnh thối rữa mang của cá do vi khuẩn

Cây cỏ sữa lá nhỏ có phổ kháng khuẩn rộng, có tác dụng ngưng máu, trung hoà độc tố. Dùng toàn thân cây để trị bệnh viêm ruột, thoái hoá mang cá do vi khuẩn gây ra.

Trị bệnh: Dùng 50 gram cây cỏ sữa khô hoặc 200 gram cây được giã thành bột + 20 gram muối cho 10 kg trọng lượng cá ăn trong 1 ngày, ăn liên tục trong 3 ngày.

Theo báo Nghệ An, được tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.