Giống gà lương phượng

Gà Lương Phượng (Lương Phượng hoa) là một phẩm giống mới, nuôi chăn thả lấy thịt đã nhà được các nhà tạo giống gà tại Nam Ninh (Quảng Tây-Trung Quốc) nghiên cứu và chọn lọc trong thời gian trên 10 năm.

Gà Lương Phượng yêu cầu thức ăn không cao, quản lý nuôi dưỡng đơn giản

Về đặc điểm ngoại hình, Gà Lương Phượng rất giống với thể hình gà đia phương: mào, tích, tai đều màu đỏ. Gà trống có mào cờ đứng, ngực rộng dài, lưng phẳng, chân cao trung bình, lông đuôi vểnh lên. Gà mái đầu thanh tú, thể hình chắc, rắn, chân thẳng, nhỏ. Màu lông đa phần ma hoàng, lông cú sẫm, số ít màu sẫm điểm lông đen rất hấp dẫn với người chăn nuôi và tiêu dùng. Gà giết mổ, da vàng, thịt ngon, đậm đà như thịt gà địa phương.
Gà Lương Phượng yêu cầu thức ăn không cao, quản lý nuôi dưỡng đơn giản. Do được chọn lọc theo hướng tăng sức đề kháng, chống đỡ bệnh tật nên gà dễ thích nghi nuôi trong điều kiện sinh thái nóng ẩm. Tỷ lệ gà thương phẩm xuất chuồng đều đạt 95% trở lên. Tốc độ sinh trưởng nhanh, khối lượng cơ thể lúc 70 tuần tuổi đạt 1,5-1,6 kg. Tiêu tốn thức ăn /kg tăng trọng là 2,4-2,6 kg.
Khả năng sinh sản của gà Lương Phượng rất tốt. Tuổi vào đẻ là 24 tuần, khối lượng cơ thể gà mái đạt 2.100 g, gà trống đạt 2.700 g. Sản lượng trứng/66 tuần đẻ đạt khoảng 171 quả, tỷ lệ phôi đạt 92%.
Với phẩm chất ưu việt như trên, gà Lương Phượng hiện nay đang là giống chủ đạo được ưa chuộng và phát triển nuôi rộng rãi khắp mọi vùng ở nước ta.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kinh nghiệm nuôi gà quý phi

Gà Quý phi có sức đề kháng tốt, hình thái đẹp, thịt ngon, giá bán cao nên giống này đang trở nên “thịnh” ở Hải Phòng”.

“Gà Quý phi có sức đề kháng tốt, hình thái đẹp, thịt ngon, giá bán cao nên giống này đang trở nên “thịnh” ở Hải Phòng”, ông Nguyễn Quốc Nhật, Chủ tịch Hội Nông dân phường Tràng Cát (quận Hải An, TP Hải Phòng) nói như vậy khi giới thiệu về mô hình nuôi gà Quý phi của gia đình ông Đặng Lợi Quang (đội 2, phường Tràng Cát).

Gia đình ông Quang có thâm niên mấy chục năm nuôi và bán gà cảnh. Vài năm trước đây, ông nhờ người quen là thuyền viên trên tàu biển mua giống gà Quý phi ở Hồng Kông mang về nuôi làm cảnh, với giá 1 triệu đồng một con gà hơn nửa tháng tuổi.

                                                   Gà Quý phi trưởng thành.

Gà Quý phi có bộ lông mượt mà màu đen – trắng hoặc biếc, mắt đỏ, chân hồng trông rất đẹp mắt. Đặc biệt chúng có nhúm lông trên đầu nhô lên như vương miện (nên được gọi là gà “Quý phi”).

Ông Quang cho biết, ông rất thích giống gà này vì hình thái đẹp, lạ. Mới đầu nhập giống về chỉ định nuôi gà cảnh, về sau thấy thịt gà rất ngon, bán được giá cao nên mới phát triển đàn lên. Lúc đầu con gà chưa quen môi trường mới nên nuôi rất vất vả, vừa “rón rén” chăm sóc vừa theo dõi sát sao quá trình chúng sinh trưởng để rút kinh nghiệm. Trang trại của ông Quang cũng là nơi đầu tiên nuôi gà Quý phi tại Hải Phòng.

Đến nay, ông Quang đã có đàn gà Quý phi thuần thục với khí hậu địa phương. Hiện ông duy trì đàn khoảng 200 con gà bố mẹ, 200 gà thịt. Ông có lò ấp để sản xuất gà giống, mỗi tháng cung cấp cho thị trường Hải Phòng và một số địa phương lân cận khoảng 500 con gà giống. Gà giống trong vòng 1 tuần tuổi là ông tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, đến 2 tuần tuổi là xuất bán, giá 50 nghìn đồng, lúc cao điểm là 80 nghìn đồng/con.

Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, đàn gà thịt của ông cũng bán hết veo với giá 400 – 500 nghìn đồng/kg. Trong đó, hầu hết khách hàng phải đăng ký trước mới mua được. Hiện ông đang gây đàn mới.

Ông Quang chia sẻ, ông nuôi giống này cũng tương tự như gà thường. Lúc gà 1 – 2 tuần tuổi, chỉ ăn thức ăn công nghiệp, có thể trộn thêm chút rau, bèo. Gà lớn hơn thì ăn cám ngô, thóc. Khi gà 6 tháng tuổi, con trống nặng khoảng 2kg, con mái chừng 1,3 – 1,4kg là có thể bán thịt. Về mùa lạnh cần chú ý che chắn kỹ chuồng nuôi, thắp đèn cho gà ấm.

Được hỏi về chi phí, ông Quang nói: “Chi phí nuôi gà Quý phi chủ yếu là mua con giống và thức ăn, thực sự không đáng kể, tính cao nhất là 20%”.

Chủ tịch Hội Nông dân phường Tràng Cát đánh giá, trong bối cảnh chăn nuôi hiện nay khó khăn, đầu ra đầu vào không ổn định, mô hình nuôi gà Quý phi của ông Quang là việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi đúng hướng, từ loại con giống thường sang con giống chất lượng cao. Phường cũng tạo điều kiện về mặt bằng, vắc xin tiêm phòng, thuốc khử trùng… cho trang trại tiếp tục phát triển mô hình này. Ngoài ra, Hội Nông dân phường cũng bố trí cho một số hộ dân tham quan, học tập mô hình.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật lai tạo và tạo giống gà

Để lai tạo ra những giống gà tốt cần có con mái tốt và con trống tốt, trong quá trình chọn lọc con giống để tiến hành lai tạo cần tuân thủ những điểm lưu ý sau nhằm có thể tạo ra một giống mới, hoàn hảo hơn thế hệ trước, góp phần gia tăng năng suất. Có câu dân gian “Chó giống cha, gà giống mẹ”, chính vì vậy trong lai tạo, con mái là vấn đề quyết định quan trọng.

Kỹ thuật lựa chọn con giống
Trong chọn giống, điều quan trọng là phải có gà mái tốt, để làm mái gốc, mái nền. Mái tốt là mái có thể đẻ ra lượng trứng nhiều, trứng đạt chất lượng, ngoài ra con con có khả năng tăng trưởng cao, chống chọi bệnh tật tốt. 

lai tạo giống gà

Tiến hành lai tạo
Cách đơn giản nhất là thu thập và ấp nở trứng từ bầy gà của mình nhưng thách thức quan trọng nhất chính là ở đời F1 xảy ra tình trạng xuống cấp di truyền cho cận huyết con giống.
Để tránh tình trạng cận huyết, chúng tôi gợi ý cho bà con một số phương pháp như sau:

  1. Phương pháp lai pha
    Là cách lai đơn giản nhất, bà con đem những trống mới từ nơi khác về hằng năm và đây cũng là phương pháo được áp dụng rộng rãi nhất trong chăn nuôi. Qua mỗi mùa sinh đẻ, những con trống thuộc giống khác ở nhiều nơi khác được đưa mới vào bầy để tiến hành thụ tinh mới, ưu điểm của phương pháp sẽ tránh được hoàn toàn tình trạng cận huyết, không xảy ra tình trạng giảm năng suất. Nhưng nhược điểm là khó kiểm các tính trạng của con giống bởi quá trình lai tạo có thể tạo ra những tính trạng lặn khiến giống gà mới trở nên yếu hơn.
    2. Phương pháp lai dựa
    Cũng là một phương pháp mà bạn đựa trống mới về mỗi mùa. Chỉ khác là nguồn trống mới chỉ ở một nơi, giúp kiểm soát các tính trạng đã có ở gà tạo ra con giống mới phát triển hơn, cũng như tránh được tình trạng cận huyết.
  2. Phương pháp lai bầy
    Là một phương pháp lai tạo theo bầy như một đơn vị tổng thể thường được áp dụng trong các trang trại quy mô công nghiệp. Ví dụ sử dụng khoảng 20 con giống và 200 con mái, bầy sẽ tự lai tạo quyết định tạo ra giống mới và tiến hành chọn lọc con giống tốt nhất trong thế hệ tiếp theo, sau đó lại nhập số lượng con giống mới và tiếp tục lai tạo, cuối cùng tổ hợp hai con giống mới để tạo ra giống tốt hơn.
  3. Phương pháp lai cuốn
    Theo phương pháp này, bà con cần phân đàn gà ra thành hai nhóm. Nhóm mái tơ được ghép với trống trưởng thành và nhóm trống tơ được ghép với mái trưởng thành. Vào cuối mùa lai tạo, cả hai nhóm được thanh lọc được gom lại cho mùa sau, và gà con được nuôi lớn thành mái tơ và trống tơ cho mùa lai tạo kế tiếp. Đây là một hệ thống đơn giản và có lợi thế trong việc chỉ duy trì hai nhóm gà

  1. Phương pháp lai xoay
    Là phương pháp mà ba bầy, cụ thể gà mái được chia thành 3 bầy mà mỗi bầy được đặt tên: chẳng hạn như “1”, “2” và “3. Trong mùa đầu tiên, trống mới 1 sẽ lai tạo với duy nhất một bầy 1, tương tự cho trống mới 2 và 3. Ở mùa thứ hai, con trống tơ 1 sẽ lai tạo với bầy 2, tương tự lai tạo chéo cho mùa 3… Cứ như vậy, sự tổ hợp chéo sẽ tạo ra 03 giống mới sau 3 mùa. Điểm thuận lợi của phương pháp lai xoay đó là không xảy ra tình trạng cận huyết cũng như không cần bổ sung giống mới trong quá trình lai tạo.

Bất kể bà con áp dụng phương pháp nào cho bầy gà của mình, thành công lâu dài của việc lai tạo phụ thuộc vào việc sở hữu bầy gà gồm nhiều cá thể khác biệt về nguồn gốc cũng như sự kiên trì trong lai tạo. Điều này có nghĩa cần lưu giữ gà ở nhiều thế hệ khác nhau và sử dụng càng nhiều trống khác nhau càng tốt trong điều kiện cho phép. Chúc bà con thành công.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Nuôi gà ta thả vườn kiếm tiền tỷ

– Giống: Gà ta ở miền Bắc phổ biến rộng rãi có gà Ri, thịt thơm ngon, sản lượng trứng 80-100 quả/năm; khối lượng trứng 42-43g. Gà trưởng thành trống nặng 1,8-2,5kg, mái nặng 1,3-1,8kg.

Gà Đông Tảo (Khoái Châu-Hưng Yên) sản lượng trứng 55-60 quả/năm, trứng nặng 55-57g. Gà trưởng thành trồng nặng 3,5-4kg, mái nặng 2,5-3kg.

Gà Hồ (Bắc Ninh), gà Mía (Hà Tây), gà Phù Lưu Tế (Mỹ Đức-Hà Tây) có năng suất tương tự như gà Đông Tảo. Gà Văn Phú chân chì (Phú Thọ) sản lượng trứng cao hơn gà Đông Tảo nhưng khả năng cho thịt kém hơn.

Đặc điểm chung của gà ta là thịt thơm ngon, lòng đỏ trứng to (34-35% khối lượng trứng) chịu đựng tốt nhưng năng suất thấp.

                                                              Nuôi gà ta

– Úm gà: Là giai đoạn nuôi bộ gà con từ 1 ngày tuổi đến 2 tuần tuổi (mùa hè) và 3 tuần tuổi (mùa đông). Chuẩn bị rửa sạch nền chuồng, sát trùng bằng phoóc môn hoặc Crêzin. Dùng cót tre cao 45cm quây tròn có đường kính 2-4m tuỳ theo số lượng gà định úm. Chất độn trong cót bằng trấu, hoặc rơm khô cắt ngắn 5cm. Tốt nhất là dùng phoi bào rải dày 10-15cm. Nguồn sưởi cho gà có thể dùng bóng đèn 75-100w treo giữa quây cót, cách mặt nền khoảng 50cm. Trên bóng có chụp đèn bằng tôn hình nón 80cm để giữ nhiệt. Nguồn nhiệt sưởi có thể dùng bếp than, bếp trấu, nhưng phải có hệ thống để dẫn khí CO2ra ngoài phòng. Nếu còn lạnh có thể phủ thêm bao tải trên cót.

– Mật độ nuôi: Mùa thu đông: 1-10 ngày tuổi nhốt 40-50 con/m2; 11-30 ngày tuổi nhốt 20-25 con/m2; 31-45 ngày tuổi nhốt 15-20 con/m2; 46-60 ngày tuổi nhốt 12-15 con/m2; Gà dò 10-15 con/m2; Gà sinh sản 4-5 con/m2. Mùa hè nóng nực có thể giảm 10% số lượng gà.

– Nhiệt độ sưởi: 1-3 tuần nhiệt độ sưởi là 30-320C; 3-6 tuần nhiệt độ sưởi là 25-280C; 6-8 tuần nhiệt độ sưởi 20-220C. Sau 8 tuần nhiệt độ thích hợp là 18-200C. Thường xuyên quan sát đàn gà. Nếu gà tụm lại xung quanh nguồn nhiệt, kêu chiêm chiếp không ăn là thiếu nhiệt; Gà tản ra xa nguồn nhiệt, nằm bẹp, há miệng thở là thừa nhiệt, nóng quá. Gà chụm lại một góc thì phải quan sát xem có gió lùa vào phòng hay không. Gà đi lại nhanh nhẹn, ăn uống bình thường là nhiệt thích hợp. Điều chỉnh nhiệt bằng cách giảm cường độ bóng điện hoặc nâng, hạ bóng điện lên xuống.

– Độ ẩm: Độ ẩm thích hợp là 60-65%. Nếu chất độn chuồng bị ướt phải thay ngay.

– Ánh sáng: Dùng bóng điện treo cao cách nền chuồng 2,5m với cường độ ánh sáng tuỳ theo tuổi gà: Tuổi 1-20 ngày cường độ điện 5w/m2; 21-40 ngày cường độ điện 3w/m2; 41-66 ngày cường độ điện 1,4w/m2. Thời gian chiếu sáng: 1-2 tuần đầu chiếu 24/24 giờ, sau đó cứ mỗi tuần giảm 20-30 phút. Nước ta thuộc miền nhiệt đới, về mùa hè gà có thể tận dụng ánh sáng thiên nhiên. Mùa đông âm u, đêm dài ngày ngắn nên bổ sung thêm ánh sáng trong chuồng để gà đẻ sớm và đẻ rộ.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam