9 bí quyết nuôi heo nái sinh nhiều, tỷ lệ sống cao

Tình hình chung hiện nay của các hộ chăn nuôi heo nái là sinh ít con, số lứa trên năm thấp, tỉ lệ sống đến lẻ bầy không cao. Để giúp người chăn nuôi giảm bớt khó khăn trên, Fman xin chia sẻ 9 bí quyết nuôi heo nái sinh nhiều, cho tỷ lệ sống cao.

1. Không cho phối lại: Tỉ lệ phối lần đầu thành công lên tới 96%, đạt năng suất rất cao. Khi đưa hậu bị lên phối, nếu phối lần đầu bị thất bại thì có thể đào thải không cần quan tâm đến sẽ giảm hiệu quả kinh tế.

2. Phối lúc sáng sớm: Phối rất sớm (lúc 5 giờ). Lúc đó trại rất yên tĩnh. Hệ thống cho ăn tự động 7 giờ mới làm việc lúc đó tỉ lệ đậu thai cũng cao so với những nái phối thời điểm khác.

Nái sau khi chịu đực 24 giờ thì bắt đầu cho phối. Nái ở “trạng thái chịu đực” là khi đã hội tụ đủ đồng thời 3 đặc điểm: hoa (âm hộ lợn cái) đã chuyển sang trạng thái thâm và nhăn; dịch đã chuyển sang trạng thái đặc và dính, nái đang ở trạng thái “mê ì”. Cần dựa vào đó chúng ta mới xác định thời điểm phối giống thích hợp.

Còn đực trước khi phối cho ăn sẽ kích thích mạnh hơn.

Lấy tinh heo đực chuẩn bị phối

Đưa tinh vào heo nái

Nái sau khi cai sữa 4, 5, 6 ngày thì bắt đầu đưa vào phối. Mặt khác, nái hậu bị nếu lên giống sẽ đưa vào phối. Khi phối nái phải được giám sát kỹ lưỡng, mỗi lần chỉ phối 1 con. Sau khi cai sữa đến trước khi phối phải cung cấp thức ăn đầy đủ 3 lần / ngày. Một ngày sau khi phối, lượng thức ăn cho nái ăn giảm xuống còn 1,8 kg trong vòng 84 ngày đầu. dựa vào thể trạng của heo mà điều chỉnh lượng thức ăn cho thích hợp. Nếu heo có thể trạng bình thường (không liên quan tuổi heo) điều chỉnh tăng từ 2,0 kg trở lên tùy thể trạng, từ ngày thứ 85 đến trước đẻ 1 tuần cho ăn 2,8- 3,0 kg/ngày, trước đẻ 1 tuần giảm lượng thức ăn như lúc heo mới phối giống

3. Chuyển nái: Trong trang trại sau khi phối từ 10 đến 35 ngày tuyệt đối không được chuyển heo. Bởi vì đây là thời kỳ hình thành thai nhi, ảnh hưởng đến việc đẻ nhiều, hay ít con

Nái đang mang thai

4. Vệ sinh và ánh sáng: Phải quan tâm đến vấn đề vệ sinh trong chuồng trại, phải vệ sinh định kỳ. Không có thức ăn rơi vãi ở khu vực máng. Cần phải vệ sinh cào phân mỗi ngày để tránh nhiễm khuẩn phần âm hộ khi nái nằm xuống. Mỗi tuần phải dành 40 tiếng cho việc vệ sinh sát trùng. Các thiết bị trước khi sát trùng phải tiêu độc và phơi khô trước 24 tiếng.

Đèn huỳnh quang và các trang thiết bị không để cho bám bụi vì heo rất dễ không lên giống. Chiếu sáng mỗi ngày 18 giờ từ 4 giờ sáng tới 10 giờ đêm để mỗi khi nái thức dậy có thể lên giống dễ dàng.

5. Duy trì chất lượng thức ăn: Trại tuân theo hướng dẫn các nhà cung cấp thức ăn cho nái mang thai và nái chờ phối. Cho ăn sau khi phối tới khi sắp đẻ, rồi đổi loại  khác. Heo hậu bị có thể ăn thức ăn heo giống (ta hay gọi là thức ăn kích dục) từ lúc heo đạt 100 kg. Mọi loại thức ăn dành cho nái rạ, để đề phòng táo bón đều được bổ sung chất xơ vào thức ăn. Trang trại kiểm tra lượng dinh dưỡng và độc tố nấm mốc. Luôn luôn cung cấp thức ăn tốt cho nái, bảo quản thức ăn nơi khô mát… thức ăn phải còn hạn sử dụng

6. Sử dụng heo đực lai: Sử dụng đực giống tốt để đàn heo con có phẩm chất tốt về sau như tỷ lệ nạc, tiêu tốn thức ăn, ít bệnh tật… nên sử dụng các giống như Yorshire, Landrac, Duroc…Con của những con đực này khỏe mạnh, tỉ lệ chết trước cai sữa không quá 4%. Trang trại tự thiết kế các chuồng nái đẻ để bảo vệ nái và con không bị đè tổn thương. Bề rộng của chuồng nái là 1,83 m để khi đẻ nái có thể đứng dậy. Theo quy cách này thì phần heo con 2 bên rộng 46 cm/1 bên để dự trù trường hợp heo bị mẹ đè và số lượng heo con đẻ ra nhiều.

7. Bấm răng: Việc bấm răng heo con giúp nó không cắn vú mẹ và không làm tổn thương các con khác. Việc này phải được thực hiện hết sức chính xác hiện nay cắt răng sau đẻ 24 giờ. Dụng cụ cắt thay ba tuần một lần. Để hạn chế chảy máu phải cắt sát chân răng.

Heo con mới sinh được bấm răng

Cắt đuôi heo con nhằm tránh những vấn đề tiềm ẩn phát sinh về sau do heo cắn đuôi nhau.

Để chống nhiễm trùng và viêm khớp dùng kềm nhiệt để cắt đuôi

8. Hệ thống bú sữa: Theo kinh nghiệm của trại đẻ nếu nái đẻ trên 11 con thì sử dụng hệ thống bú bổ sung rất tốt. Nếu bú bổ sung nái sẽ đỡ mất sức bởi vì nái nuôi càng nhiều con thì phải sản xuất ra càng nhiều sữa. Hệ thống này còn được sử dụng khi có nhiều heo con trọng lượng nhỏ. Cần phải vệ sinh trang thiết bị thường xuyên.

9.An toàn dịch bệnh: Khách khi tham quan trại phải có sự đồng ý trước của người quản lý trại. Đa số khách vào được giới hạn tại khu vực xung quanh văn phòng, hạn chế cho xuống trại. Mọi cửa trại phải được khóa kỹ. Khi xuống trại phải sát trùng ủng. Mọi người làm trong trang trại khi tiếp xúc với heo phải sử dụng găng tay. Một số trường hợp cần phải sử dụng mặt nạ phòng bụi. Kiểm tra huyết thanh bầy heo. Mỗi tháng kiểm tra định kỳ một lần xem có bị PRRS hay Mycoplasma không.

Với những biện pháp như trên, nghề chăn nuôi heo nái sinh sản mang lại hiệu quả thiết thực như: ít dịch bệnh, heo nái chậm loại thải, thời gian đẻ 2,2-2,4 lứa/ năm, heo con sinh ra nhiều trên lứa, tỉ lệ heo con sống đến cai sữa cao, trọng lượng cai sữa lớn. Tăng thu nhập cho các hộ chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giúp ngành chăn nuôi dần dần theo hướng an toàn trong chăn nuôi và sản xuất thịt sạch…

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam

Vì sao xuất hiện “Heo lai”?

Từ xưa đến nay, lai giống luôn được xem là một phương pháp nhân giống trong chăn nuôi, nhằm kết hợp những đặc trưng, đặc tính của bố mẹ vào cơ thể mới; nhằm để tái tổ hợp các kiểu gen của bố mẹ với mục đích tạo ra tổ hợp mới, từ đó chọn lựa, bồi dưỡng để tạo ra giống mới. Trong đó, heo lai là một trong những vật nuôi được lai giống từ nguồn nội địa và ngoại nhập tạo được ưu thế lai có giá trị kinh tế cao đáng kể.

Thị trường giống khan hiếm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tăng giá lợn giống như hiện nay, như: Giá thịt lợn đang tăng, nhu cầu tái đàn, thiếu lượng lợn giống… và khả năng có cả yếu tố “làm giá”.  Khi nguồn nhu cầu thị trường tăng cao, yêu cầu sản xuất cải tiến heo lai càng đòi hỏi tăng theo. Vào thời điểm khủng hoảng giá, giá lợn giống loại 8 – 9kg/con tụt xuống thảm hại và chỉ còn 150.000 – 200.000 đồng/con, bằng 30% giá lợn giống so với giữa năm 2016 nhưng cũng khó tìm được người mua. Nhiều hộ nuôi heo nái vì thua lỗ nhiều đã bán đổ bán tháo đàn heo nái với giá rẻ mạt. Tại các trang trại chuyên sản xuất heo giống, đầu ra cũng bị ứ đọng số lượng lớn.

Ông Nguyễn Đức Thuận (xã Đá Bạc, huyện Châu Đức) cho biết, mấy tuần nay ông phải ra tận Bình Định để tìm nhập giống nhưng đều không có. Ông Thuận cho biết, lấy giống từ các tỉnh khác mức chi phí sẽ cao hơn 30%, tỷ lệ rủi ro cũng nhiều hơn so với lấy giống heo trong tỉnh nhưng vì nguồn cung không đáp ứng đủ cầu nên ông vẫn phải đi mua từ nơi khác.

Chăm sóc lợn nuôi

Các giống heo (lợn) lai nổi trội

Nhằm giúp người chăn nuôi lợn lựa chọn được giống heo tốt, phù hợp với hướng phát triển chăn nuôi gia trại, trang trại, xin giới thiệu một số loài heo lai nổi trội sau:

Lợn Ba Xuyên

Lợn Ba Xuyên hay heo bông là giống lợn đen đốm trắng xuất phát vùng Ba Xuyên nay thuộc tỉnh Sóc Trăng. Giống lợn này được hình thành từ các giống lợn địa phương lai với lợn Hải Nam, lợn Craonnaise và lợn Berkshire. Lợn Ba Xuyên có khối lượng trưởng thành đạt 120–150 kg, đẻ bình quân 8-9 con/lứa, nuôi con khéo. Mỡ nhiều, tỷ lệ nạc chỉ đạt 39-40%. Lợn Ba Xuyên thường được dùng làm nái nền để lai với đực ngoại tạo con lai nuôi thịt thương phẩm.

Lợn Ba Xuyên

Lợn Thuộc Nhiêu

Đây là con lai giữa lợn Bồ Xụ và lợn Yorkshire ở vùng Thuộc Nhiêu, huyện Châu Thành và Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Lợn Thuộc Nhiêu có lông màu trắng, có thể có vài đốm đen nhỏ. Giống lợn này chịu đựng được nhiều điều kiện chăn nuôi kham khổ, có khả năng sử dụng tốt thức ăn nghèo protein, nuôi con khéo, chống chịu bệnh tốt, phù hợp với chăn nuôi gia đình. Mỡ nhiều, tỷ lệ nạc đạt 40-42%. Hiện nay giống lợn này chỉ còn ở vùng sâu, vùng xa, các vùng khác được cải tiến bằng cách lai pha máu với lợn Yorkshire.

Lợn Thuộc Nhiêu

Ưu điểm nổi trội của heo lai

Như vậy câu hỏi đặt ra là: Heo lai có gì nổi trội hơn heo thuần chủng nội địa hoặc nhập ngoại ?

Một xu hướng không thể tránh khỏi là các giống heo nội đang dần được thay thế bởi các heo ngoại cao sản, đặc biệt ở nhiều trại quy mô lớn có trình độ chăn nuôi thâm canh và đầu tư cao. Tuy nhiên, trong điều kiện sản xuất nông hộ ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, đại đa số nông dân nuôi con lai giữa nái địa phương và đực ngoại, với các ưu điểm:

  • Khối lượng tăng cao hơn
  • Tỷ lệ phần trăm nạc trong thịt nhiều hơn
  • Chịu đựng được điều kiện nuôi khắc nghiệt
  • Có khả năng sử dụng tốt thức ăn nghèo protein, đặc biệt phù hợp với các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn trên toàn quốc.
  • Nuôi con khéo, chống chọi lại bệnh tật tốt, phù hợp với chăn nuôi gia đình
  • Thường dùng để tạo con lai nuôi thịt thương phẩm.

Như vậy, Các giống heo nái nội có tầm vóc nhỏ bé, nhiều mỡ, ít nạc, nhưng có nhiều đặc tính ưu việt: Chịu kham khổ, dễ nuôi dưỡng, tận dụng tốt nguồn thức ăn địa phương, mắn đẻ, nuôi con khéo, đề kháng cao với bệnh tật và đặc biệt thích nghi với môi trường khí hậu nước ta. Trong khi đó các giống ngoại lớn nhanh cho nhiều nạc. Lai tạo giữa các giống heo nội với các giống heo ngoại sẽ kết hợp bổ sung những đặc tính tốt của cả 2 giống. Con lai có tầm vóc cải thiện, tăng trọng cao và giữ được năng suất sinh sản tốt.

Vì thế, chúng ta cần phải bảo tồn nguồn gen các giống gia súc, gia cầm địa phương nói chung và các giống heo nội nói riêng và cải thiện tiềm năng di truyền để lai tạo với các giống nhập nội cung cấp con lai phù hợp với điều kiện sản xuất nông hộ trong từng vùng đất nước.

Tổng hợp từ Farm tech Viet Nam

Kỹ thuật chăn nuôi heo thịt quy mô công nghiệp.

Hiện nay chăn nuôi heo thịt theo quy mô công nghiệp đang được bà con chăn nuôi áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình nuôi heo công nghiệp

Hiện nay, phong trào chăn nuôi lợn công nghiệp đang ngày càng phát triển ở nước ta. Để tạo ra năng suất vật nuôi, hiệu quả kinh tế thì phải xác định được phương hướng, hình thức chăn nuôi, quy mô, cách chế biến thức ăn, cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả. Vậy kỹ thuật chăn nuôi heo công nghiệp là như thế nào?

  Xây dựng chuồng trại chăn nuôi.

Khi xây dựng chuồng trại nên chọn khu đất cao, khô ráo. Chuồng trại phải đủ độ ấm vào mùa đông, độ thoáng mát vào mùa hè.

Chọn hướng chuồng thích hợp, không nên chọn hướng ánh nắng trực tiếp mặt trời, hướng gió lùa mưa tạt.

Thiết kế chuồng cho heo công nghiệp thuận tiện trong việc cung cấp thức ăn, nước uống để không làm mất thời gian, lãng phí nguồn chất dinh dưỡng.

Chuồng trại phải đảm bảo an toàn vệ sinh khử trùng sạch sẽ. Không nên nhốt lợn vào chuồng đã chăn nuôi heo có bệnh để tránh tình trạng lây nhiễm các dịch bệnh.

  Con giống.

Chọn con giống có năng suất và chất lượng cao, phù hợp điều kiện chăn nuôi, có lý lịch rõ ràng, khỏe mạnh, có ngoại hình đặc trưng của giống. Ngoài ra:

Heo đực: Bụng thon, gọn, chân sau thẳng, cứng. Hai tinh hoàn to đều, treo không quá cao hoặc quá thấp, da tinh hoàn trơn láng, không nhăn nheo. Người chăn nuôi thường chọn giống heo Duroc, Pietrain.

Heo nái hậu bị: Bụng tròn,  gọn, mông nở, mình thon, không quá béo hay quá gầy. Có số vú từ 12 – 16 vú, các vú to đều, khoảng cách các vú đều nhau, nên chọn hậu bị có hàng vú từ 1 tầng đến 2 tầng. Âm môn hình quả đào, to, mẩy…

Xu hướng chăn nuôi hiện nay thường chọn các giống nái siêu nạc như: Heo Yorkshire, heo Landrace.

  Cách chăm sóc nuôi dưỡng. 

Heo mang về nuôi thì để tránh việc xô xát nên cho tách riêng heo cũ. Tắm rửa cho heo sạch sẽ, thời gian đầu cho heo ăn lượng thức ăn ½ với nhu cầu hàng ngày, khi nuôi heo được 3 ngày tuổi thì cho heo ăn no. Sử dụng cùng một loại thức ăn. có 2 phương pháp phổ biến cho heo thịt siêu nạc ăn.

Cung cấp đầy đủ lượng thức ăn hàng ngày đáp ứng cho nhu cầu phát triển, sinh trưởng của heo tốt nhất. Chính vì vậy mà lượng thức ăn hàng ngày cao với khẩu phần chia thành nhiều bữa.

Kết hợp giữa nguồn thức ăn công nghiệp và nguồn thức ăn tự chế biến như các loại bột cám, ngô, khoai, các loại rau như khoai, muống..các loại củ quả..để heo tăng tỷ trọng cao.

Vệ sinh sạch sẽ nguồn thức ăn cung cấp cũng như nguồn nước sạch cho heo.

Để mọi hoạt động của heo không bị xáo trộn cũng như ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, sức khỏe của đàn heo cần vệ sinh chuồng trại, các vật dụng chăn nuôi cũng như khu vực xung quanh sạch sẽ, đảm bảo độ thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, oxy cho heo.

Quan sát, kiểm tra định kỳ mọi hoạt động diễn biến bất thường của từng con heo để có biện pháp phòng chống kịp thời. Kiểm tra tất cả số lượng đầu vào, đầu ra, thành phần, hàm lượng thức ăn…để có sự điều chỉnh thích hợp.

Nguồn chất dinh dưỡng trước khi cho heo sử dụng cần kiểm tra đầy đủ đảm bảo tiêu chuẩn.

  Phòng điều trị bệnh. 

Để đảm bảo heo phát triển khỏe mạnh việc đầu tiên chính là phải vệ sinh sạch sẽ mọi vật dụng chăn nuôi, khu vực chăn nuôi và chuồng trại.

Nguồn thức ăn nước uống cũng cần được đảm bảo. Không nên cho những thức ăn ôi thiu, bị mốc hoặc quá hạn sử dụng để tránh tình trạng dịch tả.

Nên theo dõi định kỳ, ghi chép sổ sách về số lượng heo đầu vào, đầu ra, tỷ trọng heo tăng trưởng theo chu kỳ, số lượng thành phần thức ăn cũng như các loại vacxin tiêm phòng.

Quan sát nếu có biến chứng khác thường để đưa ra biện pháp phòng tránh kịp thời. Theo chu kỳ tiêm đầy đủ các loại vacxin phòng chống bệnh dịch tả, giun sán, lở mồm, long móng, thương hàn…đảm bảo cho đàn heo khỏe mạnh, năng suất cao.

 

 

Nguồn: Tổng hợp lại bởi Farmtech VietNam.

Ngành nông nghiệp nói gì về giá heo hơi tăng nóng từng ngày?

Ngành nông nghiệp nói gì về giá heo hơi tăng nóng từng ngày?

Lãnh đạo Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, thừa nhận giá heo đã phục hồi nhưng cho rằng nông dân không nên chủ quan, vội tăng đàn.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, giá heo hơi đã phục hồi rất đáng kể trong những ngày qua. Giá heo bình quân loại 80-110 kg/con đã ở mức từ 35.000 – 38.000đ/kg, có nơi cán mốc 40.000 đồng/kg.

Ông Dương cho rằng đây là dấu hiệu rất tích cực không chỉ cho người chăn nuôi mà có tác động chung đến thị trường các sản phẩm chăn nuôi. Vì mặt hàng thịt heo vẫn chiếm 65-70 % cơ cấu sản phẩm của ngành chăn nuôi.

Lãnh đạo Cục Chăn nuôi đánh giá nguyên nhân chính của việc giá heo hơi phục hồi là do đã triển khai tích cực và đồng bộ giải pháp, trong đó có kiểm soát mạnh khâu tăng đàn. Người chăn nuôi đã loại thải khá nhiều heo nái và heo con kém chất lượng mà trước đây đều để nuôi tận dụng.

Ngoài ra, việc tăng sức mua trong nước bằng rất nhiều các hình thức tiêu thụ đã được các bộ, ngành và các địa phương triển khai. Mặt khác còn có cả yếu tố tâm lý thì trường. Người chăn nuôi bình tĩnh hơn để quyết định việc xuất bán sản phẩm trước thông tin và sức ép không nhỏ của thương lái mà thời gian đầu họ chưa thể làm được.

Tuy nhiên, lãnh đạo Cục Chăn nuôi cho rằng thị trường thịt heo có dấu hiệu khôi phục trở lại nhưng người dân không nên chủ quan. Việc khôi phục hiện tại chưa phải là những biểu hiện căn cơ của quan hệ cung cầu và phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Xuân Dương nói cần phải thực sự bình tĩnh với vấn đề thị trường và những quyết định trong sản xuất, nhất là tăng đàn heo trong thời gian tới. Cụ thể, với quy mô đàn nái hiện có và năng lực chuồng trại, thức ăn dinh dưỡng và các nguồn lực hiện có, thì hoàn toàn dư khả năng để tăng sản lượng thịt heo.

Nếu giá heo rẻ thì nuôi kiểu rông dài, giá heo đắt sẽ thâm canh tăng năng suất, vì đàn nái vẫn đang quá lớn so với dung lượng thì trường và tiềm năng năng suất sinh sản chưa được khai thác hết.

Cục Chăn nuôi khuyến cáo người chăn nuôi lúc này cần tập trung làm tốt khâu kiểm soát dịch bệnh, nhất là sử dụng đầy đủ các loại vacxin, tiêu độc, khủ trùng chuồng trại. Phía cơ quan quản lý và các doanh nghiệp cần tiếp tục các biện pháp mở thị trường cả trong nước và xuất khẩu.

“Hiện tại là cơ hội để triển khai nhanh các giải pháp tái cơ cấu, tổ chức mạnh sản xuất chăn nuôi theo các chuỗi liên kết và điều chỉnh phương thức, đối tượng chăn nuôi cho phù hợp. Có thể kết hợp chăn nuôi truyền thống với chăn nuôi hữu cơ gắn với giết mổ, chế biến sâu. Ngoài ra, phải đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi đáp ứng đủ cho các phân khúc thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu”, ông Nguyễn Xuân Dương nói.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam