Nuôi vịt siêu thịt cho lãi cao

Vịt siêu thịt lớn rất nhanh, nhanh hơn vịt ta nhiều lần. Từ vịt mới nở, chỉ cần nuôi 2 tháng rưỡi là đã nặng tới 3 cân. Nếu trong một gia đình chỉ cần một lao động chăn khoảng 30 con vịt siêu thịt thì sau 3 tháng đã có ngót ngét một tạ thịt vịt. Chỉ 75 ngày tuổi, vịt nặng khoảng 2,8 – 3,2kg.

Vịt siêu thịt có thể đẻ được 200 trứng/năm, nhiều hơn vịt ta khoảng 80 trứng. Vừa nuôi để lấy thịt vừa nuôi để lấy trứng đều tốt. ở đồng bằng, người ta thường nuôi theo phương thức tập trung thâm canh, nhưng ở miền núi, nên tổ chức nuôi chăn thả. Nuôi chăn thả năng suất 80 ngày vịt nặng khoảng 3kg.

                                                            Mô hình nuôi vịt

Muốn nuôi vịt hiệu quả nên tổ chức nuôi theo 2 giai đoạn: Giai đoạn gột vịt con và giai đoạn thả chạy đồng.

  • Giai đoạn gột vịt: từ lúc một ngày tuổi tới lúc 20 ngày tuổi. Giai đoạn này cần chuẩn bị thức ăn cho chu đáo và chúng ở trong chuồng là chính. Thức ăn của chúng là cơm, bún, ngô mảnh nấu trộn với tôm, tép, cua, cá hoặc giun đất. Lúc đầu cho chúng ăn từ 5 – 6 bữa/ngày. Từ ngày thứ 11, cho ăn thưa hơn, khoảng 3 – 4 bữa/ngày.

Chú ý: phải cho chúng ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt là chất đạm, thiếu đạm vịt chậm lớn. Lúc đầu cho vịt ăn những thức ăn mềm. Dần dần, có thể cho chúng tập ăn cơm, ăn gạo ngâm rồi ăn thóc ngâm. Lúc 7 – 8 ngày tuổi, cho vịt làm quen dần với nước để tập bơi. Chỉ vào hôm sau có thể bơi tốt.

  •  Sau 20 ngày cho vịt ra khỏi chuồng để đi kiếm ăn trên đồng. Nên tính toán để làm sao sau khi gặt xong là có thể lùa vịt ra đồng mót lúa. Nếu vịt chưa no, ta có thể cho ăn thêm thóc và các thức ăn giàu đạm. Dọc các sông, ngòi và các bãi sình là chỗ chăn thích hợp. Tôm, tép, ốc, giun, dế và các loại côn trùng là thức ăn hấp dẫn của vịt. Nếu muốn nuôi để lấy trứng thì lâu hơn nuôi lấy thịt. Khoảng tuần thứ 26 thì vịt bắt đầu đẻ tới tuần thứ 66 thì nghỉ.

Nuôi vịt đẻ cần lưu ý, không nên để quá béo, cũng không nên để vịt còi cọc. Lúc vịt bắt đầu đẻ ta phải duy trì được thời gian chiếu sáng là 17 giờ/ngày. Phải đảm bảo nghiêm ngặt điều kiện này thì vịt mới đẻ tốt.

Vịt con cần giữ chân khô khi vào tới ổ. Có thể cho chúng đi qua mùn cưa, qua trấu hoặc cát khô. Chân vịt khô phòng nhiễm bệnh cho vịt con.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Nuôi vịt siêu thịt cho lãi cao

Vịt siêu thịt lớn rất nhanh, nhanh hơn vịt ta nhiều lần. Từ vịt mới nở, chỉ cần nuôi 2 tháng rưỡi là đã nặng tới 3 cân. Nếu trong một gia đình chỉ cần một lao động chăn khoảng 30 con vịt siêu thịt thì sau 3 tháng đã có ngót ngét một tạ thịt vịt. Chỉ 75 ngày tuổi, vịt nặng khoảng 2,8 – 3,2kg.

     Nuôi vịt siêu thịt cho lãi cao

Vịt siêu thịt có thể đẻ được 200 trứng/năm, nhiều hơn vịt ta khoảng 80 trứng. Vừa nuôi để lấy thịt vừa nuôi để lấy trứng đều tốt. ở đồng bằng, người ta thường nuôi theo phương thức tập trung thâm canh, nhưng ở miền núi, nên tổ chức nuôi chăn thả. Nuôi chăn thả năng suất 80 ngày vịt nặng khoảng 3kg.

Muốn nuôi vịt hiệu quả nên tổ chức nuôi theo 2 giai đoạn: Giai đoạn gột vịt con và giai đoạn thả chạy đồng.

  • Giai đoạn gột vịt: từ lúc một ngày tuổi tới lúc 20 ngày tuổi. Giai đoạn này cần chuẩn bị thức ăn cho chu đáo và chúng ở trong chuồng là chính. Thức ăn của chúng là cơm, bún, ngô mảnh nấu trộn với tôm, tép, cua, cá hoặc giun đất. Lúc đầu cho chúng ăn từ 5- 6 bữa/ngày. Từ ngày thứ 11, cho ăn thưa hơn, khoảng 3 – 4 bữa/ngày.

Chú ý: phải cho chúng ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt là chất đạm, thiếu đạm vịt chậm lớn. Lúc đầu cho vịt ăn những thức ăn mềm. Dần dần, có thể cho chúng tập ăn cơm, ăn gạo ngâm rồi ăn thóc ngâm. Lúc 7 – 8 ngày tuổi, cho vịt làm quen dần với nước để tập bơi. Chỉ vào hôm sau có thể bơi tốt.

  •  Sau 20 ngày cho vịt ra khỏi chuồng để đi kiếm ăn trên đồng. Nên tính toán để làm sao sau khi gặt xong là có thể lùa vịt ra đồng mót lúa. Nếu vịt chưa no, ta có thể cho ăn thêm thóc và các thức ăn giàu đạm. Dọc các sông, ngòi và các bãi sình là chỗ chăn thích hợp. Tôm, tép, ốc, giun, dế và các loại côn trùng là thức ăn hấp dẫn của vịt. Nếu muốn nuôi để lấy trứng thì lâu hơn nuôi lấy thịt. Khoảng tuần thứ 26 thì vịt bắt đầu đẻ tới tuần thứ 66 thì nghỉ.

Nuôi vịt đẻ cần lưu ý, không nên để quá béo, cũng không nên để vịt còi cọc. Lúc vịt bắt đầu đẻ ta phải duy trì được thời gian chiếu sáng là 17 giờ/ngày. Phải đảm bảo nghiêm ngặt điều kiện này thì vịt mới đẻ tốt.

Vịt con cần giữ chân khô khi vào tới ổ. Có thể cho chúng đi qua mùn cưa, qua trấu hoặc cát khô. Chân vịt khô phòng nhiễm bệnh cho vịt con.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Chăn nuôi gà an toàn sinh học

Chăn nuôi gà an toàn sinh học là việc áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa gia cầm và mầm bệnh, đảm bảo cho gia cầm được khỏe mạnh, không dịch bệnh…

Chăn nuôi gà an toàn sinh học

Người nuôi gia cầm nói chung và gà nói riêng rất dễ rơi vào tình trạng thua lỗ nếu để gia cầm mắc bệnh mà nguy hiểm nhất hiện nay là dịch cúm H5N1. Chính vì vậy, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức diễn đàn khuyến nông và công nghệ “Chăn nuôi gà an toàn sinh học” tại Hải Dương, thu hút sự quan tâm của hơn 160 nhà khoa học, nhà quản lý và nông dân các tỉnh phía Bắc.

Nguyên tắc cơ bản trong thực hành chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học là đàn gia cầm phải được nuôi trong một môi trường được bảo vệ, được chăm sóc tốt và tất cả mọi sự di chuyển ra vào trại, giữa các khu vực trong trại đều phải được kiểm soát. Vị trí xây dựng chuồng trại gia cầm an toàn phải xa khu dân cư, bệnh viện, trường học, chợ… tránh xây trại ở những nơi gần sông, suối, kênh mương, đảm bảo có nước sạch thường xuyên.

  • Nuôi khép kín với từng trại (trong mỗi trại chỉ có một giống gia cầm và cùng độ tuổi. Đối với gia cầm giống nên có các khu vực nuôi dành cho các lứa tuổi khác nhau);
    Kiểm soát dịch bệnh theo từng khu vực trong trại. Sử dụng con giống an toàn.
    – Nuôi cách ly gia cầm mới nhập trại (trong trường hợp nuôi nhiều đàn, nhiều lứa).
    – Phòng bệnh bằng vắc xin. Xét nghiệm định kỳ, giám sát sự lưu hành các loại mầm bệnh.
    – Vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại trong thời gian nuôi và sau mỗi đợt nuôi.
    – Xử lý chất thải (bằng bigogas hoặc ủ), tiêu hủy gia cầm ốm, chết. Kiểm soát chặt chẽ sự di chuyển ra vào trại.
    –  Chống sự xâm nhập của động vật bên ngoài.

Diễn đàn trở nên sôi nổi ở phần hỏi đáp trực tiếp giữa nông dân và các nhà khoa học về nuôi gà an toàn sinh học. Chị Hoàng Thị Ngọc Kiều ở Nam Sách (Hải Dương) hỏi về bệnh viêm đường hô hấp trên gà và được PGS Phạm Sỹ Lăng trả lời: “Biện pháp phòng bệnh bằng tiêm phòng và tiêm nhắc lại là cần thiết. Quan trọng hơn phải vệ sinh định kỳ trong chuồng trại vì viêm đường hô hấp còn gọi là bệnh do ô nhiễm. Điều trị mà không có những biện pháp vệ sinh an toàn kèm theo bệnh vẫn tái phát đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa”.

Chị Nguyễn Thị Uyển ở Tiên Lãng (Hải Phòng) băn khoăn về chuyện H5N1 lây sang người theo cơ chế nào, tại sao có người tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh lại không bị và ngược lại. Câu hỏi trên được TS Nguyễn Tiến Dũng giải đáp: “Có người tiếp xúc với gà cúm mà không phát bệnh nhưng kiểm tra máu vẫn thấy kháng thể đối với loại virus này. Kiểm tra máu những người nuôi gà ở Thái Bình phát hiện khoảng 20% có kháng thể. Còn trường hợp một bệnh nhân nhiễm H5N1 ở nước ngoài, lúc đầu không tìm thấy nguyên nhân lây do anh ta không ăn thịt gia cầm cũng không có tiếp xúc với gia cầm nhưng tìm hiểu kỹ mới biết vườn nhà người này có nhiều chim hoang cư trú”.

Một nông dân hỏi về tình trạng đại đa số bà con nuôi 100-1.000 gia cầm, nuôi trong khu dân cư vậy biện pháp nào để đạt được an toàn sinh học? TS Nguyễn Tiến Dũng trả lời: “Cứ nuôi gà cạnh khu dân cư rất nguy hiểm nhưng chuyển đi đâu lại rất khó. Đây là quá trình dài và không dễ dàng vì nó phụ thuộc vào đất đai, quy hoạch và nhiều vấn đề phức tạp khác”.

Một chủ trại gia cầm khác lại quan tâm đến sử dụng thức ăn như thế nào để đảm bảo an toàn sinh học và được ông Hoàng Văn Lộc hướng dẫn: “Bà con cần quan tâm đến chất lượng thức ăn vì thức ăn chiếm thành phần lớn trong cấu thành giá sản phẩm. Thức ăn cần không bị mốc, mọt, mở bao bì thức ăn phải có vị thơm đặc trưng và không có màu sắc bất thường. Tốt nhất bà con chọn những hãng có uy tín”.

Có ý kiến lại muốn hỏi chi tiết về giá thành cho công thức sử dụng thuốc trong nuôi gà an toàn sinh học của Công ty thuốc thú y Minh Dũng và được đại diện của đơn vị này trả lời: “Nuôi 100 con gà thịt dùng thuốc thông thường mất khoảng 200.000 đồng nhưng nuôi công thức và dùng thuốc của Công ty hết 300-350.000 đồng nên nhiều bà con băn khoăn. Tuy nhiên, nếu xét kỹ thì nuôi gà dùng công thức thuốc của Công ty rút ngắn được thời gian nuôi từ 5-7 ngày, giảm tỷ lệ chết, giảm ô nhiễm chuồng trại vì đó là thuốc thảo dược và thực phẩm ra đảm bảo sạch, an toàn”…

Thời gian của cuộc diễn đàn hạn chế nhưng sự quan tâm và những ý kiến của những người chăn nuôi vẫn không dứt khiến cho nó lại kéo dài thêm trong sự sôi nổi…

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kiếm 5 tỷ đồng mỗi năm nhờ học trồng dâu tây trên internet

Sinh ra và lớn lên tại Đà Lạt, ông Nguyễn Thanh Trúc đã gắn bó với nghề nông hơn 30 năm. Trước đây, ông trồng hoa cúc, ớt… song giá bán bấp bênh, lợi nhuận thu về không cao. Ngay cả khi thành công với dâu tây, ông cũng từng lao đao khi dâu tây Đà Lạt phải cạnh tranh gay gắt với loại quả giá rẻ Trung Quốc trà trộn vào năm 2014.

“Tôi không từ bỏ, vì tôi nghĩ mình đã dám đầu tư tiền tỷ vào mô hình này thì phải kiên trì cho đến khi mang lại hiệu quả”, ông Trúc nói. Lão nông không chỉ dồn toàn bộ vốn liếng dành dụm của hai vợ chồng vào vườn dâu này, mà còn bỏ không ít tâm sức để mày mò kỹ thuật trồng thủy canh bằng tiếng Anh qua Internet.

Được người em trai gợi ý và hỗ trợ, đầu năm 2013, vợ chồng ông Trúc quyết định trồng thử 500m2 dâu tây để cải thiện kinh tế. Khi đó, Đà Lạt đã có nhiều nông dân trồng dâu tây thành công, hai phương pháp phổ biến là dùng đất và giá thể xơ dừa. Tuy nhiên, ông Trúc lại quyết định theo đuổi phương pháp thủy canh cho sản phẩm sạch và năng suất cao.

                          Kiếm 5 tỷ đồng mỗi năm nhờ học trồng dâu tây trên Internet

Trồng thủy canh không hồi lưu (thủy canh tĩnh) chỉ sử dụng xơ dừa làm giá thể, đặt cách mặt đất ít nhất 1m. Toàn bộ chất dinh dưỡng được cung cấp trực tiếp qua nguồn nước nhập về từ Isarel, Đức, Hà Lan… Thay vì chọn giống dâu Nhật, Mỹ hay Pháp như các vườn khác, ông Trúc trồng thử nghiệm giống dâu New Zealand cho quả to hơn và thơm.

Tuy nhiên, sau 5 tháng đầu tiên, những cây dâu đang lên mắc bệnh. Bao nhiêu công sức, vốn liếng đầu tư mà vợ chồng gom góp được từ khi ra ở riêng có nguy cơ đổ sông bỏ bể. Áp lực trắng tay khiến đầu ông Trúc bạc hơn nửa.

“Cái khó nhất là phải điều chỉnh lượng dinh dưỡng hợp lý, nếu không sản lượng không cao, dâu cũng không ngon”, ông Trúc nhớ lại.

Không thấy khó mà nản, ông Trúc tìm tài liệu cách trồng dâu New Zealand qua Internet. Em trai ông, một người trồng thành công dâu tây theo phương pháp thủy canh chuyển cho ông tài liệu hướng dẫn kỹ thuật do người bạn từ Mỹ gửi về. Để hiểu tài liệu, ông Trúc chịu khó tra từ điển suốt 6 tháng. Cuối cùng, ông cũng chinh phục được loại dâu nhập ngoại này.

500m2 đầu tiên của ông Trúc cho năng suất cao gấp đôi cách trồng thông thường. Ngoài ra, chất lượng dâu ngon, ngọt, thơm và đạt tiêu chuẩn an toàn cho người tiêu dùng nên bán được giá từ 180.000 đến 250.000 đồng mỗi kg. Giữa năm 2013, ông Trúc mạnh dạn nhân rộng diện tích vùng trồng dâu tây lên 4.000m2. Đầu ra ổn định, dâu tây sạch của ông được nhiều siêu thị và cửa hàng đặt mua.

 

Song đến giữa năm 2014, thị trường bất ổn, dâu Trung Quốc trà trộn vào và đội lốt dâu Đà Lạt khiến giá giảm mạnh. Chi phí bỏ ra nhiều mà thu về ít, nông dân lỗ nặng. Tuy nhiên, ông Trúc vẫn quyết bám vườn dâu. Tới cuối năm 2014, giá tăng lại khoảng 200.000-250.000 đồng mỗi kg không phụ lòng người trồng trọt.

Bên cạnh đó, ông Trúc còn mở cửa cho khách du lịch đến tham quan miễn phí và mua dâu tây tại vườn để quảng bá sản phẩm. Gia đình bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà không thông qua thương lái, giảm được chi phí trung gian.

Hiện vườn dâu có sản lượng khoảng 30 tấn mỗi năm, mang về thu nhập 5 tỷ đồng cho gia đình ông Trúc. Thị trường tiêu thụ ban đầu ở Lâm Đồng, sau đó mở rộng ra TP HCM, Huế, Hà Nội.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Ngành nông nghiệp nói gì về giá heo hơi tăng nóng từng ngày?

Ngành nông nghiệp nói gì về giá heo hơi tăng nóng từng ngày?

Lãnh đạo Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, thừa nhận giá heo đã phục hồi nhưng cho rằng nông dân không nên chủ quan, vội tăng đàn.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, giá heo hơi đã phục hồi rất đáng kể trong những ngày qua. Giá heo bình quân loại 80-110 kg/con đã ở mức từ 35.000 – 38.000đ/kg, có nơi cán mốc 40.000 đồng/kg.

Ông Dương cho rằng đây là dấu hiệu rất tích cực không chỉ cho người chăn nuôi mà có tác động chung đến thị trường các sản phẩm chăn nuôi. Vì mặt hàng thịt heo vẫn chiếm 65-70 % cơ cấu sản phẩm của ngành chăn nuôi.

Lãnh đạo Cục Chăn nuôi đánh giá nguyên nhân chính của việc giá heo hơi phục hồi là do đã triển khai tích cực và đồng bộ giải pháp, trong đó có kiểm soát mạnh khâu tăng đàn. Người chăn nuôi đã loại thải khá nhiều heo nái và heo con kém chất lượng mà trước đây đều để nuôi tận dụng.

Ngoài ra, việc tăng sức mua trong nước bằng rất nhiều các hình thức tiêu thụ đã được các bộ, ngành và các địa phương triển khai. Mặt khác còn có cả yếu tố tâm lý thì trường. Người chăn nuôi bình tĩnh hơn để quyết định việc xuất bán sản phẩm trước thông tin và sức ép không nhỏ của thương lái mà thời gian đầu họ chưa thể làm được.

Tuy nhiên, lãnh đạo Cục Chăn nuôi cho rằng thị trường thịt heo có dấu hiệu khôi phục trở lại nhưng người dân không nên chủ quan. Việc khôi phục hiện tại chưa phải là những biểu hiện căn cơ của quan hệ cung cầu và phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Xuân Dương nói cần phải thực sự bình tĩnh với vấn đề thị trường và những quyết định trong sản xuất, nhất là tăng đàn heo trong thời gian tới. Cụ thể, với quy mô đàn nái hiện có và năng lực chuồng trại, thức ăn dinh dưỡng và các nguồn lực hiện có, thì hoàn toàn dư khả năng để tăng sản lượng thịt heo.

Nếu giá heo rẻ thì nuôi kiểu rông dài, giá heo đắt sẽ thâm canh tăng năng suất, vì đàn nái vẫn đang quá lớn so với dung lượng thì trường và tiềm năng năng suất sinh sản chưa được khai thác hết.

Cục Chăn nuôi khuyến cáo người chăn nuôi lúc này cần tập trung làm tốt khâu kiểm soát dịch bệnh, nhất là sử dụng đầy đủ các loại vacxin, tiêu độc, khủ trùng chuồng trại. Phía cơ quan quản lý và các doanh nghiệp cần tiếp tục các biện pháp mở thị trường cả trong nước và xuất khẩu.

“Hiện tại là cơ hội để triển khai nhanh các giải pháp tái cơ cấu, tổ chức mạnh sản xuất chăn nuôi theo các chuỗi liên kết và điều chỉnh phương thức, đối tượng chăn nuôi cho phù hợp. Có thể kết hợp chăn nuôi truyền thống với chăn nuôi hữu cơ gắn với giết mổ, chế biến sâu. Ngoài ra, phải đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi đáp ứng đủ cho các phân khúc thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu”, ông Nguyễn Xuân Dương nói.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam