Kỹ thuật trồng cây Khế ngọt ghép

(Mangifera Indica L)

1. Mô tả giống

* Tên: Cây khế có tên khoa học là Mangifera Indica L, họ Điều (Anacardiaceae).

* Giá trị: Theo Đông y, quả khế vị chua ngọt, tính bình tươi hơi mát, chín thì ôn có tác dụng sinh tân dịch giải khát, lợi tiểu, trị phong nhiệt giải độc.

* Đặc điểm hình thái: Cây khế thuộc dạng cây bụi cao, thân gỗ, có thể vươn tới 8 đến 10m, nhiều cành và phân cành thấp. Cây khế có lá kép dài đến 50 cm.

Hoa khế màu hồng, xuất hiện hoặc tại nách lá, hoặc tại đỉnh cành. Cây khế không cần nhiều nắng. Quả khế thuộc dạng quả táo (dạng quả nạc, có nhiều hạt), màu vàng hoặc xanh, có 5 múi (cho nên lát cắt ngang của quả có hình ngôi sao). Quả khế giòn, có vị chua ngọt, hao hao giống vị của quả dứa. Các hạt nhỏ, màu nâu.

* Đặc điểm sinh thái

Khế thích hợp trồng trên nhiều loại đất, nhưng đặc biệt sinh trưởng tốt trên đất nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước, tơi xốp vì rễ khế dễ bị thối khi bị ngập úng.. Cây khế ra lộc nhiều đợt trong năm, riêng ở miền Bắc có mùa đông lạnh kèm gió rét mưa phùn tuy khế phát lộc từ tháng 2-3, song đến tháng 4-5 lá non mới ra nhiều nhất.

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

* Thời vụ trồng: Thời vụ trồng thích hợp là vào mùa Xuân, khi có mưa phùn nhỏ.

* Mật độ trồng

– Trồng thâm canh với cự ly cây cách cây 5-6m.

– Trồng xen canh với các loại cây khác thì cự ly cây cách cây 7-8m

* Làm đất, bón lót và trồng cây

– Đào hố: 60x60x60 cm, đào hố trước khi trồng 25-30 ngày.

– Bón lót: Mỗi hố trồng bón khoảng 10 đến 15kg phân chuồng hoai mục + 3kg supe lân + 1kg vôi bột, trộn đều rồi lấp vào hố cùng với đất mặt.

– Cách trồng: Khi trồng cuốc một hố nhỏ bằng cỡ bầu cây khế con, ở chính giữa hố, đặt cây khế vào lấp đất không trồng quá sâu, mặt bầu cao hơn miệng hố 5 đến 6 cm. Nếu đất khô thì phải tưới và che cho cây khế con.

* Kỹ thuật chăm sóc

– Chú ý cắt tỉa sao cho có khung tán rộng, cành phân bố đều trong tán không cho nắng rọi vào thân chính. Khi cây lớn, cành quá dày thì nên tỉa bớt cho tán cây thông thoáng: Bỏ bớt cành già, cành mọc chen chúc, cành sâu bệnh, cành yếu… Thời gian cắt tỉa thích hợp là vào sau vụ thu hoạch quả, trước lúc ra hoa.

– Cây khế to, thân dễ bị ánh nắng trực xạ làm nứt vỏ cho nên chú ý tạo tán đủ lá che phủ cho thân cây. Kinh nghiệm cho biết nêu chôn xác súc vật dưới tán cây khế cũng tạo cho chất lượng quả tốt hơn. Trong thời gian cây khế nuôi quả, không nên bón đạm mà nên bón K, tro bếp, vôi bột để cải thiện chất lượng quả. Nếu gần vườn khế ngọt có những cây khế chua thì có thể xảy ra hiện tượng thụ phấn chéo làm cho quả khế ngọt giảm chất lượng.

– Tưới nước: Trong thời kỳ cây còn nhỏ cần tưới nước quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển. Đặc biệt trong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3-4 ngày/lần. Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc, dùng rơm rác mục, cỏ khô tủ lại xung quanh gốc, tủ phần tán cây có bán kính 0,8-1m, và để trống phần diện tích cách gốc 20cm để hạn chế côn trùng, sâu bọ làm tổ, phá hoại gốc.

– Làm cỏ: Làm cỏ cần tiến hành thường xuyên, tùy theo đặc điểm của từng vùng ta có cách thức xử lý cỏ phù hợp khác nhau, phơi khô cỏ sau đó tủ lại xung quanh gốc cây.

– Bón phân

+ Trong 3 năm đầu cần cắt tỉa, tạo tán cho cây, không để cành la sát mặt đất, mỗi năm cần bón thúc cho khế 200 đến 400g NPK tổng hợp mỗi cây cùng với 5kg tro (nếu có). Sau 3 năm đó, cây cho thu quả, sau mỗi năm thu quả xong bón cho một cây 15 đến 20kg phân chuồng tốt hoai mục + 2kg vôi bột, 3 đến 4kg NPK, riêng lượng NPK nên chia ra 3 đến 4 lần cho một năm.

+ Mỗi năm sau đợt thu quả (cuối năm) bón cho mỗi gốc 20-30kg phân chuồng. Khi còn nhỏ bón cho mỗi cây 400-500g phân NPK (tỷ lệ là 10:12:7 hay 16:16:8). Cây bắt đầu cho quả có thể bón tăng thêm liều lượng 500-800g/cây (15:15:15). Chú ý tăng cường phân kali.

+ Với cây lớn cho nhiều quả bón 3-4kg phân NPK hỗn hợp/cây, chia ra 3-4 lần trong năm. Cách nhau 3-4 tháng bón một lần.

3. Phòng trừ sâu, bệnh hại

– Bệnh thán thư: Bệnh làm thối đen hoa, rụng hoa, thối đen trên quả. Dùng Benlat C hoặc Score 250 EC phun từ khi hoa nở đến 2 tháng sau với 1lần/tuần, sau đó 1lần/tháng.

– Bệnh muội đen: Do bài tiết của rệp, dùng: Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC và có thể phun các loại thuốc trừ nấm có gốc đồng…

– Bệnh cháy lá: Bệnh phát triển trong mùa mưa, gây hại chủ yếu trên lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ lá bệnh, phun thuốc Rhidomil MZ 72 WP, Kasumin 2L…

– Sâu đục thân, cành: Dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành, tiêm vào lỗ những loại thuốc có tính xông hơi mạnh hoặc nội hấp như: Actara 25 WG, Padan 95SP, bịt lỗ bằng đất sét để diệt sâu non.

– Rầy xanh: Rầy tiết dịch gây bệnh mùa nóng, làm Cóc kém phát triển. Thời gian hại mạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 6 năm sau. Dùng Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC, …

4. Thu hoạch

Sau khi hoa nở và đậu quả khoảng hơn 3 tháng thì những quả khế lứa đầu bắt đầu chín. Cần để quả khế chín kỹ trên cây mới hái vì sau khi tách khỏi cây, quả khế không tiếp tục chín nữa. Cuống quả nhỏ, mảnh nên quả khế dễ bị rụng. Chú ý không để khế bị dập nát.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng cây Khế Chua

Khế là một loài cây thuộc họ Oxalidaceae, có nguồn gốc từ Sri Lanka và được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á. Cây khế cũng được trồng tại Ghana, Brasil và Guyana. Tại Hoa Kỳ nó được trồng với quy mô thương mại tại miền nam Florida và Hawaii.

Việt Nam có nhiều giống khế: khế chua và khế ngọt. Các giống địa phương của ta có quả thường nhỏ. Khế chua dùng ăn như rau sống và nấu nướng. Khế ngọt ăn tươi như các loại trái cây khác, lám mứt, nước quả, … có tính nhuận trường, khích thích ăn ngon miệng và giải nhiệt. Khế giàu vitamin C (25 – 40 mg/100 g thịt quả), carotene (150 (g) và cho khoảng 25 – 35 calo/100 g phần ăn được. Ngày nay ở Malaysia, Đài Loan, Úc và Mỹ đã lai tạo nhiều giống tốt, quả to, đẹp mã, giá trị dinh dưỡng lại cao.

1. Tiêu chuẩn chọn giống:

Khế được nhân giống bằng phương pháp ghép cành, hai kiểu ghép được sử dụng là ghép đeo bầu và ghép đọt. Gốc ghép là khế ngọt Đài Loan và đọt ghép là khế B10 của Malaysia. Cây ghép sinh trưởng rất khỏe, cho hoa sau 3 tháng trồng và sẽ cho quả sau 6 tháng trồng. Sau đó cây sẽ cho liên tiếp nhiều đợt hoa và quả.

2. Thời vụ và mật độ trồng

Ở miền Bắc, vụ xuân là tốt nhất (tháng 2-3) và có thể là vụ thu (tháng 8-10). – Trồng thâm canh với cự ly cây cách cây 5-6m. – Trồng xen canh với các loại cây khác thì cự ly cây cách cây 7-8m

3. Làm đất và đào hố trồng:

– Làm đất cày bừa kĩ, nhặt sạch cỏ Đất trồng khế ngọt nên chọn loại đất tốt, giàu mùn có nguồn nước tưới. Nếu ở vùng đồi thì chọn đất trồng ở chân đồi. Đất tốt đào hố kích thước là 0,6×0,6×0,6 m. Nếu đất xấu 1,0×1,0x0,8 m.

4. Phân bón lót :

Bón lót trước khi trồng, lượng phân cho một hố là: 5 – 10 kg phân hỗn hợp gồm 50 – 60% phân chuồng ủ hoai mục + 20 – 30% phân NPK + 10 – 20% xỉ than lò gạch hay xỉ than tổ ong, có thể kết hợp với lông gà, xác xúc vật (nếu có).

5. Kỹ thuật trồng cây Khế chua:

Cần cắm cọc vào giữa hố để giữ cây. Cuốc một hốc giữa hố vừa với bầu khế. Đặt bầu cây giống vào rồi lấp đất bột xung quanh, nén vừa phải. Buộc cây vào cọc đã cắm sẵn, để cây không bị lay gốc khi có gió bão. Sau khi trồng cần tưới nhẹ nước, độ ẩm trong đất khoảng 60 – 80%. Khế không cần nước nhiều, nhưng cũng không được để đất quá khô. Khi cây cao độ 80 cm đến 1m, cần loại bỏ những cành tăm, khuất tán để tập trung chất dinh dưỡng cho cành ngọn và những cành lộ sáng. Cần lấy cọc chống đỡ cho cành, cây khế. Vì cành, cây khế giòn, dễ gãy (thời kỳ sắp thu hoạch trái).

6. Kỹ thuật chăm sóc cây khế chua:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

– Chú ý cắt tỉa sao cho có khung tán rộng, cành phân bố đều trong tán không cho nắng rọi vào thân chính. Khi cây lớn, cành quá dày thì nên tỉa bớt cho tán cây thông thoáng: Bỏ bớt cành già, cành mọc chen chúc, cành sâu bệnh, cành yếu… Thời gian cắt tỉa thích hợp là vào sau vụ thu hoạch quả, trước lúc ra hoa.

– Cây khế to, thân dễ bị ánh nắng trực xạ làm nứt vỏ cho nên chú ý tạo tán đủ lá che phủ cho thân cây. Kinh nghiệm cho biết nêu chôn xác súc vật dưới tán cây khế cũng tạo cho chất lượng quả tốt hơn. Trong thời gian cây khế nuôi quả, không nên bón đạm mà nên bón K, tro bếp, vôi bột để cải thiện chất lượng quả. Nếu gần vườn khế ngọt có những cây khế chua thì có thể xảy ra hiện tượng thụ phấn chéo làm cho quả khế ngọt giảm chất lượng.

– Tưới nước: Trong thời kỳ cây còn nhỏ cần tưới nước quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển. Đặc biệt trong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3-4 ngày/lần. Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc, dùng rơm rác mục, cỏ khô tủ lại xung quanh gốc, tủ phần tán cây có bán kính 0,8-1m, và để trống phần diện tích cách gốc 20cm để hạn chế côn trùng, sâu bọ làm tổ, phá hoại gốc.

– Làm cỏ: Làm cỏ cần tiến hành thường xuyên, tùy theo đặc điểm của từng vùng ta có cách thức xử lý cỏ phù hợp khác nhau, phơi khô cỏ sau đó tủ lại xung quanh gốc cây.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Khế Chua:

+ Trong 3 năm đầu cần cắt tỉa, tạo tán cho cây, không để cành la sát mặt đất, mỗi năm cần bón thúc cho khế 200 đến 400g NPK tổng hợp mỗi cây cùng với 5kg tro (nếu có). Sau 3 năm đó, cây cho thu quả, sau mỗi năm thu quả xong bón cho một cây 15 đến 20kg phân chuồng tốt hoai mục + 2kg vôi bột, 3 đến 4kg NPK, riêng lượng NPK nên chia ra 3 đến 4 lần cho một năm. + Mỗi năm sau đợt thu quả (cuối năm) bón cho mỗi gốc 20-30kg phân chuồng. Khi còn nhỏ bón cho mỗi cây 400-500g phân NPK (tỷ lệ là 10:12:7 hay 16:16:8). Cây bắt đầu cho quả có thể bón tăng thêm liều lượng 500-800g/cây (15:15:15). Chú ý tăng cường phân kali. + Với cây lớn cho nhiều quả bón 3-4kg phân NPK hỗn hợp/cây, chia ra 3-4 lần trong năm. Cách nhau 3-4 tháng bón một lần.

7. Phòng trừ sâu bệnh trên cây khế chua:

– Khế thường bị các loại sâu non (thuộc bộ cánh phấn) và ruồi đục trái phá hoại. Chúng gây hại cả hoa và trái non. Để phòng trừ có thể dùng Trebon 0,2% phun vào giai đoạn trái còn nhỏ, nếu phun vào giai đoạn trái lớn, dễ gây ngộ độc. – Hàng năm, vào mùa khô, dùng nước vôi bão hoà quét vào gốc cây để bảo vệ cây, ngăn ngừa các loài sâu đục vỏ, đục thân… xâm nhập gây hại. – Vệ sinh vườn sạch sẽ, quét dọn lá rụng, trái rụng đưa ra khỏi vườn.

8. Thu hoạch và bảo quản:

Sau khi ra hoa khoảng 100 ngày thì khế chín, tuỳ theo màu sắc quả biết được mức độ chín để thu hoạch cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Khế là loại không chín thêm sau khi thu hoạch, do vậy không nên hái xanh. Quả khế dễ giập chỉ nên thu hoạch bằng tay, nếu trên cao thì thu hoạch bằng sào có gắn rọ ở đầu để hái.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Khế Đài Loan giá 150 ngàn đồng/quả: Cháy hàng, khách mua phải đặt trước

Dù giá lên tới 150.000 đồng/quả khế ngọt Đài Loan với trọng lượng nặng 0,5kg, song các chủ hàng cho biết, loại khế này vẫn liên tục cháy hàng, khách mua thường phải đặt trước từ 3-5 ngày.

Loại khế này có giá trung bình từ 100.000-150.000 đồng tuỳ trọng lượng (ảnh: FB Khuc Ngoc Anh)

Khế ngọt không phải thức quả xa lạ với người Việt. Bởi, chúng là loại cây ăn quả thường hay được trồng trong vườn nhà ở các vùng quê, thậm chí ở thành thị, khế ngọt còn được trồng trong chậu cảnh hay trồng trên sân thượng. Và khi vào mùa, khế ngọt thường được bán ở chợ với giá khoảng từ 20.000-30.000 đồng/kg, mỗi cân được tầm 6-8 quả tuỳ trọng lượng.

Song, loại khế ngọt Đài Loan vừa mới xuất hiện trên thị trường thời gian gần đây đã ngay lập tức gây sốt, bởi ngoài mác nhập ngoại, quả khế Đài Loan còn có trọng lượng khá khủng, trung bình 3 lạng/quả, có quả lên tới 0,5-0,6kg/quả. Đáng chú ý hơn, theo người bán quảng cáo, khế ngọt Đài Loan có giá bán khoảng 300.000-350.000 đồng/kg tuỳ thời điểm. Tính ra, một quả khế có trọng lượng 0,5kg có giá lên tới 150.000 đồng, còn quả trọng lượng 3 lạng cũng có giá khoảng 100.000 đồng/quả.

Chị Yên Phương, chủ một cửa hàng hoa quả sạch tại Trung Hoà (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, dù giá khế Đài Loan cao gấp 10-15 lần so với khế ngọt của Việt Nam bán tại chợ, thế nhưng, loại khế đặc sản của xứ Đài này vẫn luôn cháy hàng.

Theo chị Phương, hiện một tuần khế Đài Loan về hai lần, mỗi lần khoảng 1 tạ khế, song, lần nào khách cũng khuân hết sạch sau khi khế vừa mới về đến cửa hàng, thậm chí có lần còn không đủ khế trả cho khách.

“Như sáng hôm qua, khế về đúng 1,2 tạ vì tôi dự định nhập dư ra để lấy khế bày ở cửa hàng cho đẹp. Vậy mà, chưa kịp bày lên kệ khách đã gọi điện đặt hết sạch không còn quả nào”. Chị nói và cho biết, khế Đài Loan có đặc điểm rất ngọt, thơm, mọng nước, quả khế to nên được chuộng mua. Một phần khác cũng vì các khách đã ăn quen hoa quả ngoại nên khi thấy cửa hàng nhập khế ngọt Đài Loan về bán thì cũng tiện mua luôn ăn đổi vị cho đỡ chán.

Tương tự, chị Nguyễn Thuỳ Dương, một đầu mối chuyên bán hoa quả Đài Loan ở Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội) cũng phải thừa nhận rằng, với nhiều loại hoa quả nhập ngoại thì chỉ hot thời gian đầu khi chúng mới xuất hiện, sau số lượng bán ra sẽ giảm dần. Thế nhưng, với khế Đài Loan thì lại khác, chị đã nhập khế Đài Loan về bán được gần một năm nay, song loại khế này vẫn chưa hạ nhiệt, khách tranh nhau đặt mua và lần nào cũng cháy hàng.

“Thực ra, người Việt hay thích quả độc lạ, còn nếu không độc lạ thì thích quả khủng. Khế Đài Loan không lạ nhưng quả cực lớn với trọng lượng trung bình từ 3-4 lạng/quả, nhiều quả trọng lượng tới 5-6 lạng/quả nên nhiều người hiếu kỳ muốn mua về ăn thử xem chất lượng chúng như nào”, chị Dương chia sẻ.

Tuy nhiên, theo chị Dương, vì là hàng nhập khẩu từ Đài Loan nên giá khế khá đắt đỏ. Như thời điểm hiện giờ giá là 300.000 đồng/kg, trước đó khan hàng giá còn lên tới 350.000 đồng/kg. Ngoài ra, để có thể thưởng thức được loại khế thơm ngon này, các khách thường phải đặt trước từ 3-5 ngày vì khế Đài Loan về đến đâu chỉ kịp trả hàng cho khách đặt trước, hầu như không bao giờ có sẵn khế ở cửa hàng.

Dù có giá khá đắt đỏ song khế Đài Loan vẫn thường xuyên cháy hàng (ảnh: FB Khuc Ngoc Anh)

Là một “fan ruột” của loại khế Đài Loan, chị Bùi Thị Bích Nguyệt ở Núi Trúc (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ, nhà chị rất hay ăn các loại hoa quả Đài Loan, Hàn Quốc vì tin tưởng vào chất lượng cũng như độ thơm ngon của chúng. Với loại khế Đài Loan cũng vậy, lúc đầu mua ăn là vì tò mò, muốn nếm thử loại quả này xem chúng có hương vị thế nào. Kết quả, chị trở thành “fan ruột” luôn vì thấy loại quả này ăn không chỉ có độ ngon ngọt mà còn có cảm giác rất mát, nhiều nước, mùa đông ăn khế này bổ sung nước cho cơ thể rất tốt.

Theo đó, đều đặn mỗi tuần chị đặt mua khoảng 2kg khế Đài Loan về cho cả nhà cùng ăn, cứ mỗi tối cắt tầm 2 quả ra là cả nhà ăn thoải mái. Thỉnh thoảng chị còn đặt 3-5kg một lúc để làm quà biếu tặng người thân, bạn bè, chị Nguyệt cho hay.

Nguồn: Dantri.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Trồng Khế ngọt thu lời cao

Giống khế ngọt Thái Lan rất dễ tính, không kén đất, chịu được nước thủy triều lên xuống hàng ngày, khâu chăm sóc không cầu kỳ.

Anh Mười Đức bên cây khế ngọt

Đã lâu, tôi mới có dịp ghé thăm vườn cây ăn trái của Mười Đức (Chủ nhiệm Câu lạc bộ khuyến nông, kiêm Chủ tịch Hội làm vườn xã Long An, Châu Thành, Tiền Giang). Thật ngạc nhiên khi thấy những cây nhãn tiêu ghép nhãn long cổ thụ trên mảnh vườn 4.000 m2 của vợ chồng anh đã không còn nữa.

Anh kể: Cách nay vài năm do nhãn tiêu rớt giá (còn khoảng 1.000-1.500 đồng/kg), anh đã phá bỏ nhãn để trồng bưởi da xanh. Nhưng đất vườn của anh hơi thấp nên chỉ được vài năm là cây bưởi bị bệnh thối rễ vàng lá chết dần.

Tháng 9 năm ngoái, được bạn bè giới thiệu anh đã trồng 200 cây khế ngọt Thái Lan thay thế cây bưởi. Sau hơn một năm thử thách cây khế đã trụ được và cho năng suất rất cao. Nhìn những cây khế còn nhỏ xíu, thân cành mảnh mai nhưng trĩu quả, phải dùng cọc chống đỡ, trái lớn như vốc tay, ăn ngọt lịm mà thấy ham.

Anh cho biết, giống khế này rất dễ tính, không kén đất, chịu được nước thủy triều lên xuống hàng ngày, khâu chăm sóc không cầu kỳ. Có thể trồng trên diện rộng để sản xuất hàng hoá hoặc tận dụng trồng ở những chỗ đất “đầu thừa đuôi thẹo” trong vườn để “tự cung tự cấp” đều rất tốt.

Biết được đặc tính của cây khế là ưa sáng nên anh đã trồng chúng gần mép mương để cành nhánh vươn ra ngoài mương tận dụng khoảng trống nhiều ánh sáng trên mặt mương. Cách 4m anh trồng một cây, bằng cách đắp mô rồi trộn cho mỗi mô 5-6 kg phân chuồng mục với 1 muỗng canh phân urea và 2 muỗng canh phân lân, rồi trồng cây lên đó. Sau đó cứ khoảng 1-1,5 tháng anh lại hoà phân NPK tưới một lần.

Khế rất nhanh ra hoa, sau trồng khoảng 1-1,5 tháng là cây bắt đầu ra hoa. Nhưng để cây không mất sức, anh tỉa bỏ hết hoa. Sau trồng 7-8 tháng mới cho đậu trái.

Hiện vườn khế của anh mới được 14 tháng tuổi, nhưng mỗi cây đã cho khoảng 15-20 trái, cá biệt có cây tới gần 40 trái. Trái lớn gấp 2-3 lần những giống khế thông thường của ta. Khi chín đa số có trọng lượng khoảng 400-500 gram, cá biệt có trái tới 700 gram, dài 15-17cm. Điều đặc biệt là vị rất ngọt, nên không chỉ dùng để ăn chơi như khế chua, mà có thể dùng ăn tráng miệng sau bữa ăn như cam, quýt, bưởi, xoài, đu đủ, dưa hấu, táo… vì thế không sợ “đầu ra” hẹp như các giống khế chua truyền thống.

Mười Đức cho biết thêm: Giống khế này rất ít bị sâu bệnh. Từ khi trồng đến nay anh chưa một lần phun xịt thuốc BVTV. Tuy nhiên khi trái chín cũng dễ bị ruồi đục trái gây hại. Để hạn chế tác hại của ruồi, chỉ cần bao trái lại là xong. Như vậy có thể coi đây là một loại trái cây rất an toàn cho người sử dụng.

Hiện tại chưa thấy trái khế này bày bán ở chợ. Theo lời bạn hàng đến mua trái thì họ bỏ mối cho các nhà hàng.

Giống khế này cho hiệu quả kinh tế khá cao. Tùy theo thời điểm giá bán có thể được 8.000 -12.000 đồng/kg. Nếu tính bình quân 10.000 đồng/kg thì mỗi cây khế 14 tháng tuổi (diện tích đất chiếm chưa nhiều) đã có thể cho thu nhập khoảng 80.000 đồng, và những năm tiếp theo khi cây khế phát triển, chắc chắn thu nhập còn tăng gấp nhiều lần.

Nguồn: Nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Để Khế ngọt ra quả quanh năm

Khế ngọt trồng từ năm thứ 3 trở đi đã cho quả khá nhiều. Tuy nhiên nếu cứ để khế ngọt phát triển tự nhiên thì cây phát triển thân lá khá mạnh làm ảnh hưởng đến ra hoa, quả và chỉ ra 1 – 2 lứa quả trong một năm.

Có cây khế ngọt ra quả quanh năm luôn là mong muốn của người trồng. Muốn vậy cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau:

Chọn thời gian tác động: Sau khi thu hái hết lứa quả cuối cùng ta dọn vệ sinh quanh gốc, xới xáo nhổ cỏ đốn tỉa bỏ hết các cành con, cành còi cọc, cành mọc sát đất. Bón phân hồi sức cho cây bằng 10 – 15kg phân chuồng hoai mục, 1kg phân NPK. Tưới nước giữ ẩm thường xuyên.

Điều kiện thứ hai quyết định đến ra quả quanh năm của khế là cắt bỏ phần ngọn non của các cành khế đang phát triển chừng 20cm. Cắt bỏ tất cả các cành trên cây càng tốt. Làm như vậy khế bị đau tức sẽ ra nhiều lộc mới ở các kẽ lá và các chùm hoa đỏ li ti cũng sẽ mọc ra để cho quả. Khi hoa đã ra ta tiếp tục thúc phân và tưới nước cho cây để cây nuôi quả.

Chú ý: Đối với cây to cao, nhiều cành lá ta chỉ chọn bẻ những cành to thấp còn những cành nhỏ hơn bỏ lại rồi lại bẻ cho đợt tiếp theo. Làm như vậy là có cây khế ngọt ra quả quanh năm.

Nguồn: Nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.