Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khoai tây.

Ở Việt Nam, khoai tây là một trong những cây thực phẩm quan trọng và đặc biệt là một cây hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao. Chỉ trong vòng 90 ngày, từ khi trồng đến khi thu hoạch, cây khoai tây cho giá trị thu nhập cao gấp từ 2 đến 3 lần giá trị thu nhập so với cây lúa. Khoai tây được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc, Vùng Bắc Trung bộ, Tây Nguyên.

Cây khoai tây.

1. Chọn đất, chuẩn bị đất và giống

a) Chọn đất

Cây khoai tây thích hợp với chân đất tơi xốp, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa ven sông với thành phần cơ giới nhẹ thoát nước và giữ ẩm tốt, quy hoạch tập trung, gọn vùng, chủ động tưới tiêu, tốt nhất là ruộng luân canh với lúa nước.

b) Làm đất

Vơ sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng vụ trước. Nếu đất còn ướt áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu. Nếu đất khô tiến hành cày bừa và lên luống. Đất sau khi gặt lúa xong, cắt rạ sát gốc, tiến hành cày rãnh để thoát nước và chia luống.

Luống đơn trồng bằng 1 hàng, luống rộng 60 – 70 cm, cao 20 – 25 cm.

Luống đôi trồng 2 hàng, luống rộng 120 – 140 cm, rãnh rộng: 30 – 40 cm, sâu 15 – 20 cm.

Việc làm rãnh nhằm mục đích thoát nước, tránh không để úng nước ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây khoai tây.

c) Chuẩn bị giống

Giống khoai tây có thể để nguyên cả củ trồng nếu là loại củ giống nhỏ. Nếu củ giống to (khối lượng≥ 50 g/củ) nên cắt củ giống trước khi trồng. Ngoài biện pháp cắt củ giống, xử lý bằng cách nhúng vào bột xi-măng, tro bếp, có thể áp dụng biện pháp cắt dính. Phương pháp này bao gồm các bước sau đây:

Chuẩn bị củ giống:

– Củ giống được đem cắt phải có độ trẻ về sinh lý. Tốt nhất là dùng củ giống từ nguồn nhập khẩu hoặc củ giống được bảo quản trong kho lạnh.

– Củ giống khi cắt phải hết thời gian ngủ nghỉ (đã phát mầm).

Chuẩn bị vật liệu và xử lý dao cắt:

– Vật liệu xử lý: Khi áp dụng cắt củ giống thì việc xử lý dao cắt phải rất chú ý; có thể xử lý dao bằng cồn công nghiệp, lửa đèn cồn hay lửa ngọn nến hoặc nước đun sôi bằng bình siêu tốc.

– Dao cắt: Phải sắc và mỏng, không được dùng dao có bản dày, để tránh làm dập nát tế bào ở chỗ cắt.

-Sau mỗi lần cắt nhất thiết phải xử lý lại dao cắt để tránh lây lan bệnh từ củ bị bệnh sang củ sạch bệnh.

Phương pháp và tiêu chuẩn miếng cắt:

-Cắt dọc củ theo chiều của mầm đỉnh với tiết diện miếng cắt phải là nhỏ nhất, để tránh gây thương tổn không cần thiết.

– Cắt củ giống phải tuân thủ tuyệt đối theo phương pháp cắt dính, nghĩa là miếng cắt không rời hẳn ra mà còn dính lại khoảng 2 – 3 mm.

– Cắt củ xong, phải úp ngay hai miếng cắt còn dính lại với nhau (như trước khi cắt) rồi xếp vào khay đựng hoặc rổ, rá và không được cho vào bao tải ẩm ướt.

– Không cần xử lý củ giống sau cắt với bất kỳ loại hoá chất nào.

– Để đảm bảo năng suất khoai tây, mỗi miếng cắt phải có ít nhất 2 mầm trở lên.

– Mỗi củ giống chỉ nên cắt đôi, không nên cắt làm 3 hay 4.

Phương pháp và thời gian bảo quản củ giống sau cắt:

– Sau khi cắt, củ giống phải được bảo quản trong điều kiện 18 – 20 độC, thoáng khí.

– Thời gian để miếng cắt lành lại vết thương mất khoảng 7 – 10 ngày. Trước khi trồng 1 – 2 ngày nên tách hẳn miếng cắt ra làm đôi để’ miếng cắt lành hoàn toàn.

2. Thời vụ trồng

a) Vùng Đồng bằng Bắc bộ: Có 3 vụ:

– Vụ Đông Xuân sớm: Trồng đầu tháng 10, thu hoạch vào tháng 12.

– Vụ chính: Trồng từ 15/10 – 15/11, thu hoạch vào cuối tháng 1, đầu tháng 2 năm sau.

– Vụ Xuân: Trồng tháng 12, thu hoạch vào đầu tháng 3 năm sau.

b) Vùng miền núi phía Bắc

– Vùng núi thấp <1000 m: Vụ Đông trồng tháng 10, thu hoạch tháng 1 năm sau. Vụ Xuân trồng tháng 12, thu hoạch cuối tháng 3.

– Vùng núi cao >1000 m: Vụ Thu Đông trồng đầu tháng 10, thu hoạch tháng 1. Vụ Xuân trồng tháng 2, thu hoạch tháng 5.

c) Vùng Bắc Trung bộ

Chỉ trồng vụ Đông: Trồng đầu tháng 11, thu hoạch cuối tháng 1.

d) Vùng Tây Nguyên (Lâm Đồng)

Vùng chuyên canh sản xuất khoai tây tại Tây Nguyên chủ yếu là ở tỉnh Lâm Đồng. Lâm Đồng có thể sản xuất khoai tây quanh năm nhưng mùa vụ thuận lợi nhất vẫn là vụ Đông xuân và vụ Xuân, kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

3. Mật độ, khoảng cách

– Lượng giống: Trung bình 830 – 1.100 củ/ha. Có thể trồng với lượng củ cao hơn tùy thuộc vào tập quán từng vùng và loại củ giống.

– Mật độ: Với củ nhỏ: Cứ 1 m2 trồng 10 củ, cách nhau 17 – 20 cm. Với củ bình thường: 1 m2 trồng 5 – 6 củ, cách nhau 25 – 30 cm.

4. Cách trồng

a) Cách trồng khoai tây nguyên củ

Bón lót phân chuồng hoặc rải một lớp rơm rạ đã ủ hoai mục, đạm và lân xuống đáy rồi lấp 1 lớp đất mỏng lên phân. Đặt củ giống so le nhau, nằm ngang và mầm khoai hướng lên trên. Chú ý không để củ giống tiếp xúc với phân, nhất là phân hóa học. Phủ một lớp đất mỏng (3-5 cm) lên củ giống; sau đó dùng rơm rạ phủ lên mặt luống. Tưới nước ướt đều lên mặt luống làm ẩm rơm rạ và đất; nếu độ ẩm đất còn cao không cần tưới. Có thể dùng đất đè lên rơm rạ tránh rơm rạ bay nếu gió mạnh.

b) Cách trồng khoai tây bổ củ

Rạch hàng trên mặt luống, rải toàn bộ phân chuồng hoai mục và lân vào rạch trộn đều với đất trong rạch. Đặt củ giống hay miếng bổ vào rạch, chú ý tuyệt đối không để mặt cắt của miếng bổ tiếp xúc trực tiếp với phân, đặt mầm hướng lên trên, rồi phủ kín mầm bằng 1 lớp đất dày từ 3 – 4 cm, không được để hở mầm.

Gieo củ.

5. Bón phân

a) Lượng phân bón

– Lượng phân bón bình quân cho 1 ha: Phân chuồng loại mục: 15 – 20 tấn; Đạm urê: 250 – 300 kg; Lân supe: 350 – 400 kg; Kali clorua: 150 – 200 kg. Chú ý: tùy thuộc vào chất đất có thể điều chỉnh lượng phân bón cao lên hoặc thấp đi.

Nếu dùng phân NPK cần đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì và quy đổi về dạng phân đơn để điều chỉnh lượng bón cho phù hợp và cân đối.

Nếu bón phân NEB 26 thì giảm đi 50% đạm (trộn 7 ml NEB 26 với 1 kg đạm để bón sẽ có tác dụng như 2 kg đạm). Không phun NEB26 lên lá và không trộn NEB26 với phân khác ngoài đạm.

b) Cách bón

– Bón lót: Rải toàn bộ phân chuồng và lân + 1/3 đạm + 2/3 kali lên trên mặt luống giữa hai hàng khoai.

– Bón thúc lần 1: Sau khi cây mọc cao 15 – 20 cm: 1/3 đạm, 1/3 kali. Bón vào mép luống hoặc giữa 2 khóm khoai, không bón trực tiếp vào gốc cây vì dễ làm cây chết.

– Bón thúc lần 2: Sau thúc lần 1: 15 – 20 ngày: 1/3 đạm, 1/2 kali.

Chú ý: Bón lót nhiều kali sẽ cho củ to, mẫu mã đẹp. Không bón phân chuồng tươi vì có nhiều vi khuẩn nấm bệnh làm cho mã củ không đẹp và khoai dễ bị thối. Chỉ dùng phân chuồng hoai mục.

6. Chăm sóc

a) Phủ luống

Sau trồng có thể phủ luống khoai tây bằng chất liệu hữu cơ như: rơm, rạ hoặc mùn mục để tạo độ tơi xốp cho đất, giúp cho việc trao đổi chất.

b) Xới xáo, làm cỏ, vun gốc

– Khi cây mọc lên khỏi mặt đất 7 – 10 ngày, cao khoảng 15 – 20 cm tiến hành chăm sóc lần 1 bằng cách xới nhẹ, làm sạch cỏ, bón thúc đợt 1 rồi vun luống, kết hợp tỉa cây để lại 2 – 3 mầm chính.

Cách lần 1 từ 15 – 20 ngày khi đã qua tưới nước lần 2 thì tiến hành xới nhẹ, làm cỏ và vun luống lần cuối, lấy đất ở rãnh vun cho luống to và cao, dày cố định luôn, vun luống không đủ đất sẽ làm vỏ củ bị xanh hoặc mọc thành cây. Vét đất ở rãnh để khi ruộng bị nước sẽ nhanh khô.

c) Tưới nước

Thường xuyên giữ đất đủ ẩm, dùng nguồn nước sạch để tưới. Trong 60 – 70 ngày đầu khoai rất cần nước, nếu thiếu nước hoặc nước trong ruộng không đồng đều lúc khô, lúc ẩm làm củ bị nứt, chất lượng củ và năng suất giảm.

Có hai phương pháp tưới cho khoai tây:

– Tưới gánh: Không tưới nước trực tiếp vào gốc khoai mà tưới xung quanh gốc. Có thể kết hợp tưới với phân đạm và kali nhưng phải chú ý lượng phân hòa với nước, thùng 10 – 12 lít chỉ pha 1 nắm phân nhỏ là vừa. Không kết hợp tưới nước với phân chuồng vì có nhiều nấm gây thối củ.

– Tưới rãnh: Với ruộng phẳng, cho nước ngập 1/2 rãnh, khi nước ngấm đều thì tháo kiệt, tránh để nước đọng ở rãnh trong thời gian dài sẽ làm phát sinh và lây lan nguồn bệnh. Đặc biệt, kh iphát hiện trên ruộng có bệnh héo xanh vi khuẩn thì tuyệt đối không được tưới rãnh vì sẽ tạo điều kiện cho bệnh lây lan rộng. Từ khi trồng đến khi khoai 60 – 70 ngày thường có 3 lần tưới nước. Tưới phải kết hợp với xới xáo, làm cỏ, bón phân thúc.

• Tưới lần 1: Sau trồng khoảng 2 – 3 ngày, khi khoai mọc cao khoảng 20 – 25 cm, nếu đất khô có thể dẫn nước vào ruộng, mỗi lần chỉ cho vào 3 – 4 rãnh, khi đủ nước thì cho tiếp vào 3 – 4 rãnh khác, lấp đầy rãnh củ, tháo đầu rãnh mới để nước thêm đều vào luống. Đất cát pha cho ngập1/2 luống; đất thịt nhẹ cho ngập 1/3 luống, cho nước vào cùng một lúc nhiều rãnh hơn.

• Tưới lần 2: Khoảng 2 – 3 tuần sau lần 1, đất cát pha cho nước ngập 2/3 luống, đất thịt nhẹ cho ngập 1/2 luống làm như lần 1. Kết hợp bón thúc đợt 1 và khử lẫn cây lẫn giống, nhổ bỏ cây bệnh.

• Tưới lần 3: Sau lần tưới 2 khoảng 15 – 20 ngày tiến hành tưới nước lần 3. Đợt tưới nước này cũng là kết thúc cho chu kỳ sản xuất khoai tây, kết hợp bón thúc đợt 2 và khử lẫn cây lẫn giống, nhổ bỏ cây bệnh.

Chú ý: Trước khi thu hoạch khoảng 2 tuần cần ngừng tưới nước. Nếu trời mưa phải tháo nước kịp thời để đất khô ráo tuyệt đối.

7. Phòng trừ sâu bệnh hại chính

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và khuyến khích áp dụng các biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (sử dụng giống kháng bệnh, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, kỹ thuật làm đất, bón phân, luân xen canh cây trồng hợp lý, vệ sinh đồng ruộng…).

Chú ý các loại sâu chính hại khoai tây là sâu xám, nhện trắng, bọ trĩ, rệp, sâu hà khoai tây; các bệnh chính hại khoai tây như: bệnh vi rút xoăn lùn, bệnh vi rút khảm, bệnh vi rút cuốn lá (PLRV), bệnh héo xanh, bệnh mốc sương. Dùng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ theo đúng hướng dẫn trên bao bì của mỗi thuốc. Chú ý cách sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách và đúng nồng độ, liều lượng).

8.Thu hoạch và bảo quản

a) Thu hoạch

– Trước khi thu hoạch cần loại bỏ cây bệnh, cắt bỏ thân lá để hạn chế bệnh hại truyền về củ giống. Thu hoạch khoai tây ở thời điểm phù hợp khi thấy lá vàng, cây rạc dần với thời tiết khô ráo. Khoai tây giống thu hoạch sớm hơn 5 – 7 ngày so với khoai thương phẩm.

– Khi thu hoạch, cần phân loại cỡ củ, củ to và nhỏ riêng rẽ, để nhẹ nhàng cho vào sọt ngay trên đồng ruộng để tránh sự sây sát.

b) Bảo quản

– Loại bỏ những củ bị dập, không nguyên vẹn. Bảo quản ở nơi khô, tối và thoáng khí.

– Khoai thương phẩm đóng gói trong bao bì, vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Tổng hợp và kiểm duyệt bởi FarmTech VietNam.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khoai tây (Kỳ 2)

Ở kỳ 1 bài viết “Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khoai tây”, Ban biên tập đã gửi đến Quý bạn đọc kỹ thuật trồng khoai tây từ các khâu từ làm đất, chuẩn bị củ giống đến thời vụ trồng, cách trồng và bón phân. Tiếp sau đây là kỳ 2 với kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu hại, thu hoạch, bảo quản khoai tây.

6. Chăm sóc

a. Phủ luống

Sau trồng có thể phủ luống khoai tây bằng chất liệu hữu cơ như: rơm, rạ hoặc mùn mục để tạo độ tơi xốp cho đất, giúp cho việc trao đổi chất.

b. Xới xáo, làm cỏ, vun gốc

– Khi cây mọc lên khỏi mặt đất 7-10 ngày, cao khoảng 15 – 20 cm tiến hành chăm sóc lần 1 bằng cách xới nhẹ, làm sạch cỏ, bón thúc đợt 1 rồi vun luống, kết hợp tỉa cây để lại 2-3 mầm chính.

– Cách lần 1 từ 15-20 ngày khi đã qua tưới nước lần 2 thì tiến hành xới nhẹ, làm cỏ và vun luống lần cuối, lấy đất ở rãnh vun cho luống to và cao, dày cố định luôn, vun luống không đủ đất sẽ làm vỏ củ bị xanh hoặc mọc thành cây. Vét đất ở rãnh để khi ruộng bị nước sẽ nhanh khô.

c. Tưới nước

Thường xuyên giữ đất đủ ẩm, dùng nguồn nước sạch để tưới. Trong 60-70 ngày đầu khoai rất cần nước, nếu thiếu nước hoặc nước trong ruộng không đồng đều lúc khô, lúc ẩm làm củ bị nứt, chất lượng củ và năng suất giảm.

Có hai phương pháp tưới cho khoai tây:

– Tưới gánh: Không tưới nước trực tiếp vào gốc khoai mà tưới xung quanh gốc. Có thể kết hợp tưới với phân đạm và kali nhưng phải chú ý lượng phân hòa với nước, thùng 10-12 lít chỉ pha 1 nắm phân nhỏ là vừa. Không kết hợp tưới nước với phân chuồng vì có nhiều nấm gây thối củ.

– Tưới rãnh: Với ruộng phẳng, cho nước ngập 1/2 rãnh, khi nước ngấm đều thì tháo kiệt, tránh để nước đọng ở rãnh trong thời gian dài sẽ làm phát sinh và lây lan nguồn bệnh. Đặc biệt, khi phát hiện trên ruộng có bệnh héo xanh vi khuẩn thì tuyệt đối không được tưới rãnh vì sẽ tạo điều kiện cho bệnh lây lan rộng. Từ khi trồng đến khi khoai 60-70 ngày thường có 3 lần tưới nước. Tưới phải kết hợp với xới xáo, làm cỏ, bón phân thúc.

+ Tưới lần 1: Sau trồng khoảng 2-3 ngày, khi khoai mọc cao khoảng 20-25 cm, nếu đất khô có thể dẫn nước vào ruộng, mỗi lần chỉ cho vào 3-4 rãnh, khi đủ nước thì cho tiếp vào 3-4 rãnh khác, lấp đầy rãnh củ, tháo đầu rãnh mới để nước thêm đều vào luống. Đất cát pha cho ngập ½ luống; đất thịt nhẹ cho ngập 1/3 luống, cho nước vào cùng một lúc nhiều rãnh hơn.

+ Tưới lần 2: khoảng 2-3 tuần sau lần 1, đất cát pha cho nước ngập 2/3 luống, đất thịt nhẹ cho ngập ½ luống làm như lần 1. Kết hợp bón thúc đợt 1 và khử lẫn cây lẫn giống, nhổ bỏ cây bệnh.

+ Tưới lần 3: Sau lần tưới 2 khoảng 15-20 ngày tiến hành tưới nước lần 3. Đợt tưới nước này cũng là kết thúc cho chu kỳ sản xuất khoai tây, kết hợp bón thúc đợt 2 và khử lẫn cây lẫn giống, nhổ bỏ cây bệnh.

Chú ý: Trước khi thu hoạch khoảng 2 tuần, cần ngừng tưới nước. Nếu trời mưa phải tháo nước kịp thời để đất khô ráo tuyệt đối.

7. Phòng trừ sâu bệnh hại chính

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và khuyến khích áp dụng các biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (Sử dụng giống kháng bệnh, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, kỹ thuật làm đất, bón phân, luân xen canh cây trồng hợp lý, vệ sinh đồng ruộng …)

a. Sâu chính hại khoai tây

– Sâu xám: Sâu xám phát sinh nhiều trong điều kiện thời tiết lạnh, ẩm độ cao, chủ yếu phá hại từ tháng 11 đến cuối tháng 2 ở giai đoạn cây còn nhỏ. Sâu xám thư­ờng cắn ngang gốc cây khi khoai tây đang ở thời kỳ mọc. Khoảng 9-10 giờ tối sâu xám ở d­ưới đất chui lên mặt đất và bám vào cây để ăn lá, đến khoảng 5-6 giờ sáng thì chui xuống gốc cây hoặc d­ưới đất để ẩn.

Biện pháp phòng trừ:
+ Dẫn nước ngập ruộng trước khi chuẩn bị đất để trồng. Soi đèn bắt sâu vào 9-10 giờ tối hoặc vào buổi sáng sớm. Dùng bẫy chua ngọt để bẫy bướm (4 phần đường đen + 4 phần dấm + 1 phần rượu + 1 phần nước + 1% thuốc).

+ Dùng Basudine hạt để xử lý đất, liều lượng dùng từ 1,5-2,0kg cho một sào Bắc bộ hoặc dùng Nuvacron nồng độ 0,15%; Sumicidin 0,1% phun vào buổi chiều sau trồng.

– Nhện trắng: Nhện trắng thư­ờng xuất hiện và gây hại khi thời tiết ấm. Chúng tụ tập ở mặt dưới lá non, ngọn cây và chích hút dịch làm cho lá và ngọn quăn lại.

Dùng Supracide 40EC hoặc Pegrasus để phun phòng trừ.

– Bọ trĩ: Bọ trĩ xuất hiện và gây hại khoai tây khi thời tiết ấm. Chúng chích hút dịch lá làm cho lá bị khô và chết.

Dùng thuốc Supracide 40EC hoặc Treebon 10EC hoặc Sumicidin 20ND hoặc Bassa 50EC, Sherpa nồng độ 0,1- 0,15% để phun trừ ngay sau khi bọ trĩ xuất hiện.

– Rệp: Rệp có cơ thể hình bầu dục, thuôn dài, quanh mình có sáp trắng. Rệp cái không có cánh, rệp đực có cánh, trứng có lớp lông sáp phủ kín. Rệp nhỏ, dài khoảng 1- 2mm. Rệp sống trên nhiều loại cây. Với cây khoai tây, thời kỳ cây sinh trưởng mạnh (30 – 60 ngày tuổi) thường có rệp xuất hiện. Chúng tụ tập ở phần ngọn, ở các nách lá, nằm dưới mặt lá. Khi khoai gần thu hoạch, rệp sống chủ yếu ở gốc cây, bám vào mắt củ khoai gần mặt đất. Đến khi bảo quản, nhất là bảo quản bằng kho tán xạ thì rệp sống tập trung ở mắt củ, xung quanh mầm để hút dịch, làm thui mầm khoai.

Khi mật độ rệp xuất hiện cao, phun thuốc Altach 5EC, Cyper 25EC (20 ml/16 lít nước), Mospilan 3EC (20 ml/16lít nước), Hopsan 75EC (50 ml/16 lít nước), Nouvo 3.6EC (8-10 ml/16 lít nước); Pegasus 500EC hoặc Treebon 10EC.

– Sâu hà khoai tây: Sâu hà khoai tây chưa xuất hiện ở vùng trồng khoai tây miền Bắc, nhưng đã có ở Đà Lạt từ lâu. Sâu hà khoai tây gây hại ở thân, lá và củ. Khi chuyển giống khoai tây từ Đà Lạt đi vùng khác cần lưu ý đối tượng này để tránh lây lan.

Dùng Sherpha để phun.

b. Bệnh chính hại khoai tây

– Bệnh virut xoăn lùn:do virút Y gây ra, đây là loại bệnh phổ biến ở Việt Nam. Bệnh xoăn lùn th­ường làm giảm từ 10-90% năng suất.

Triệu chứng thường gặp: khi khoai tây bị bệnh này lá bị xoăn lại, cây còi cọc thấp lùn xuống, lá bị nhăn, phiến lá gồ ghềkhông phẳng, phiến lá có màu xanh đậm xen kẽ xanh nhạt trông không bình thườngcủ nhỏ và ít củ.

– Bệnh virút khảm: do virút X, S và M gây ra, bệnh ít nghiêm trọng hơn nh­ưng lại rất phổ biến ở Việt Nam, làm giảm năng suất 10-15%.

Triệu chứng thường gặp: cây bị bệnh virút khảm trên phiến lá có những vết đốm mầu vàng nhạt xen với mầu xanh tạo thành vết khảm lốm đốm

– Bệnh virút cuốn lá (PLRV): gây hại nghiêm trọng và làm giảm năng suất tới 90%.

Triệu chứng thường gặp: cây bị virút cuốn lá thì lá phía d­ưới bị cong cuốn lên, khi nắm lá vào tay và bóp mạnh lá bị gẫy dòn.

* Biện pháp phòng trừ bệnh virút chung:
+ Diệt trừ các tác nhântruyền bệnh như rệp và bọ phấn… Sử dụng giống sạch bệnh và nhổ bỏ cây bệnh. Bón phân cân đối, không bón nhiều phân đạm. Luân canh cây trồng, thu dọn tàn dư cây bệnh trên đồng ruộng. Không trồng khoai tây gần ruộng trồng cà chua, bầu, bí.

+ Gieo ươm cây con trong nhà lưới ngăn cản bọ phấn gây hại. Nhổ bỏ cây bị bệnh trên ruộng để tiêu hủy.

– Sử dụng thuốc để trừ bọ phấn truyền bệnh: Nouvo 3.6EC (8-10 ml/16 lít nước), Altach 5EC (15-20ml/16 lít nước), Cyper 25EC (15-20 ml/16 lít nước), Wellof 330EC (40 ml/ 16 lít nước).

– Bệnh héo xanh: Bệnh héo xanh, do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây nên. Đây là loại bệnh nghiêm trọng phổ biến ở vùng nhiệt đới nóng ẩm và lây lan nhanh.

Biện pháp phòng trừ:

+ Sử dụng củ giống sạch bệnh, không bón phân tư­ơi và nhổ bỏ cây bệnh.

+ Luân canh với lúa n­ước, không nên trồng khoai tây ở những ruộng mà trư­ớc đó vừa mới trồng khoai tây, cà chua, cà hoặc thuốc lá…

-Bệnh mốc sư­ơng: Do nấm Phytophhthora infestans gây nên. Khi nhiệt độ xuống thấp từ 15-180C có mưa phùn kéo dài, trời nhiều mây mù, độ ẩm không khí cao thường phát sinh bệnh mốc sư­ơng.

Bệnh mốc sương

Kiểm tra đồng ruộng và phun phòng đều trên 2 bề mặt của lá bằng thuốc Boóc đô nồng độ 1% hoặc Ridomil Mancozeb 72W; Zineb pha 25-30 gam/1 bình 10 lít.

– Bệnh héo vàng: Bệnh héo vàng do nấm (Fusarium spp.) gây nên, cũng không thành dịch nghiêm trọng, nhưng khi trời nóng dễ xẩy ra ở thời kỳ mọc và cây phát triển, làm cho củ bị bệnh, gây ra thối khô trong kho bảo quản.Ban đầu những lá ở phía dưới bị vàng úa, sau đó những lá trên ngọn cũng vàng rồi héo và chết toàn cây. Bào tử nấm trên cây rơi xuống đất và xâm nhập vào củ. Nấm héo vàng bám vào củ khó phát hiện hơn nấm lở cổ rễ nên khi loại củ bị bệnh khó hơn và gây nên củ bị thối khô trong kho.

Biện pháp phòng trừ:Sử dụng củ giống sạch bệnh để trồng; Trồng khoai tây luân canh với lúa nước; nhổ bỏ cây bị bệnh để tránh lây lan. Có thể dùng thuốc Moceren loại 25%WH phun lên cây với nồng độ 10 – 12g/bình phun tay.

8. Thu hoạch và bảo quản

a. Thu hoạch

– Trước khi thu hoạch cần loại bỏ cây bệnh, cắt bỏ thân lá để hạn chế bệnh hại truyền về củ giống. Thu hoạch khoai tây ở thời điểm phù hợp khi thấy lá vàng, cây rạc dần với thời tiết khô ráo. Khoai tây giống thu hoạch sớm hơn 5 – 7 ngày so với khoai thương phẩm.

– Khi thu hoạch, cần phân loại cỡ củ, củ to và nhỏ riêng rẽ, để nhẹ nhàng cho vào sọt ngay trên đồng ruộng để tránh sự xây sát.

b. Bảo quản

– Loại bỏ những củ bị dập, không nguyên vẹn. Bảo quản những ở nơi khô, tối và thoáng khí.

– Khoai thương phẩm đóng gói trong bao bì, vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Nguồn: Viện bảo vệ thực vật được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Khoai Tây (kỳ 1)

Cây khoai tây thích hợp với chân đất tơi xốp, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa ven sông với thành phần cơ giới nhẹ thoát nước và giữ ẩm tốt, quy hoạch tập trung, gọn vùng, chủ động tưới tiêu, tốt nhất là ruộng luân canh với lúa nước.

1. Chọn đất, chuẩn bị đất và giống

a. Chọn đất

Cây khoai tây thích hợp với chân đất tơi xốp, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa ven sông với thành phần cơ giới nhẹ thoát nước và giữ ẩm tốt, quy hoạch tập trung, gọn vùng, chủ động tưới tiêu, tốt nhất là ruộng luân canh với lúa nước.

b. Làm đất

Vơ sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng vụ trước. Nếu đất còn ướt áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu. Nếu đất khô tiến hành cày bừa và lên luống. Đất sau khi gặt lúa xong, cắt dạ sát gốc, tiến hành cày rãnh để thoát nước và chia luống. Luống đơn trồng bằng 1 hàng, luống rộng 60 – 70 cm, cao 20 – 25 cm. Luống đôi trồng 2 hàng, luống rộng 120 – 140cm, rãnh rộng: 20 – 40 cm, sâu 15 – 20 cm. Việc làm rãnh nhằm mục đích thoát nước, tránh không để úng nước làm thối củ giống và ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển sâu bệnh sau này của cây.

c. Chuẩn bị nguồn giống

Giống khoai tây có thể để nguyên cả củ trồng và có thể trồng bằng biện pháp cắt củ.

Với các giống khoai tây có kích cỡ lớn, để giảm thiểu việc đầu tư giống trên 01 diện tích việc áp dụng biện pháp kỹ thuật cắt củ giống khoai tây theo phương pháp cắt dính là rất cần thiết.Phương pháp này bao gồm các bước sau đây:

– Chuẩn bị củ giống

+ Củ giống được đem cắt phải có độ trẻ về sinh lý. Tốt nhất là dùng củ giống từ nguồn nhập khẩu hoặc củ giống được bảo quản trong kho lạnh ở điều kiện 40C.

+ Củ giống phải có khối lượng ít nhất từ 50g/cẳt trở lên mới đem cắt.

+ Củ giống được mang ra cắt phải hết thời gian ngủ nghỉ (đã phát mầm).

– Chuẩn bị vật liệu và xử lý dao cắt:

+ Vật liệu xử lý: Khi áp dụng cắt củ giống thì việc xử lý dao cắt phải rất chú ý: có thể xử lý dao bằng cồn công nghiệp, lửa đèn cồn hay lửa ngọn nến hoặc nước đun sôi bằng bình siêu tốc.

+ Dao cắt: Phải sắc và mỏng, không được dùng dao có bản dày, để tránh làm dập nát tế bào ở chỗ cắt.

+ Sau mỗi lần cắt nhất thiết phải xử lý lại dao cắt để tránh lây bệnh từ củ bị bệnh sang củ sạch bệnh.

– Phương pháp và tiêu chuẩn miếng cắt:

+ Cắt dọc củ theo chiều của mầm đỉnh với tiết diện miếng cắt phải là nhỏ nhất, để tránh gây thương tổn không cần thiết.

+ Cắt củ giống phải tuân thủ tuyệt đối theo phương pháp cắt dính, nghĩa là miếng cắt không rời hẳn ra mà còn dính lại khoảng 2 – 3 mm.

+ Cắt củ xong, phải úp ngay hai miếng cắt còn dính lại với nhau (như trước khi cắt) rồi xếp vào khay đựng hoặc rổ, rá và không được cho vào bao tải ẩm ướt.

+ Không cần xử lý củ giống sau cắt với bất kỳ loại hoá chất nào.

+ Để đảm bảo năng suất khoai tây, mỗi miếng cắt phải có ít nhất 2 mầm trở lên.

+ Mỗi củ giống chỉ nên cắt đôi, không nên cắt 3 hay 4.

-Phương pháp và thời bảo quản củ giống sau cắt:

+ Sau khi cắt, củ giống phải được bảo quản trong điều kiện 18 – 200C, thoáng khí.

+Thời gian để miếng cắt lành lại vết thương mất khoảng 7 – 10 ngày. Trước khi trồng 1 – 2 ngày nên tách hẳn miếng cắt ra làm đôi để miếng cắt lành hoàn toàn.

2. Thời vụ trồng

a. Vùng Đồng bằng Bắc Bộ

– Vụ chính: Trồng từ 15/10 – 15/11, thu hoạch vào cuối tháng 1, đầu tháng 2 năm sau.

– Vụ xuân: Trồng tháng 12, thu hoạch vào đầu tháng 3 năm sau.

b. Vùng miền núi phía Bắc

– Vùng núi thấp <1000 m: Vụ đông trồng tháng 10, thu hoạch tháng 1 năm sau. Vụ xuân trồng tháng 12, thu hoạch cuối tháng 3

– Vùng núi cao >1000 m: Vụ thu đông trồng đầu tháng 10, thu hoạch tháng 1. Vụ xuân trồng tháng 2, thu hoạch tháng 5.

c. Vùng Bắc Trung bộ

Chỉ trồng vụ đông: trồng đầu tháng 11, thu hoạch cuối tháng 1.

d. Vùng Tây Nguyên (Lâm Đồng)

– Vụ mùa chính thu hoạch kéo dài trong thời gian mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5.

– Vụ mùa nghịch thu hoạch trong mùa mưa từ đầu tháng 6 đến tháng 11.

3. Mật độ, khoảng cách

– Lượng giống: Trung bình 30 – 40 kg củ/sào (360 m2)

– Mật độ: Với củ nhỏ, trồng 10 củ/m2, cách nhau 17 – 20 cm. Với củ bình thường: trồng 5 – 6 củ/m2, cách nhau 25 – 30 cm.

4. Cách trồng

a. Cách trồng khoai tây nguyên củ

Rải rơm rạ cắt ngắn hoặc bón lót phân chuồng, đạm và lân xuống đáy rồi lấp 1 lớp đất mỏng lên phân. Đặt củ giống so le nhau, nằm ngang và mầm khoai hướng lên trên. Chú ý không để củ giống tiếp xúc với phân, nhất là phân hóa học. Dùng đất bột, mùn, trấu phủ kín củ giống một lớp mỏng; sau đó dùng rơm rạ phủ lên toàn bộ mặt luống khoảng 7 – 10 cm. Tưới nước ướt đều lên mặt luống làm ẩm rơm rạ và đất; nếu độ ẩm đất còn cao không cần tưới. Có thể dùng đất đè lên rơm rạ tránh rơm rạ bay nếu gió mạnh.

Trồng khoai tây nguyên củ

b. Cách trồng khoai tây bổ củ

Rạch hàng trên mặt luống, rải toàn bộ phân chuồng mục và lân vào rạch trộn đều với đất trong rạch. Đặt củ giống hay miếng bổ vào rạch, chú ý tuyệt đối không để củ giống hoặc miếng bổ tiếp xúc trực tiếp với phân. Khoảng cách giữa củ giống (hoặc miếng bổ) 25-30 cm. Mật độ 4 – 5 hốc/m2, hốc cách hốc từ 25 – 30 cm, đặt mầm hướng lên trên, rồi phủ kín mầm bằng 1 lớp đất dầy từ 3 – 4 cm, không được để hở mầm.

Trồng khoai tây bổ củ

5. Bón phân

a. Lượng phân bón

– Cho 1 ha:Phân chuồng loại mục: 15 – 20 tấn; Đạm urê: 250-300kg; Lân supe: 350-400kg; Kali clorua: 150 – 200 kg.

– Quy ra 1 sào Bắc bộ (360 m2): Phân chuồng loại mục: 6 – 7 tạ; Đạm urê: 9 -10kg; Lân supe: 12-15kg; Kali clorua: 5 – 7 kg.

Nếu dùng phân NPK cần đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì và quy đổi về dạng phân đơn để điều chỉnh lượng bón cho phù hợp và cân đối.

Nếu bón phân NEB 26 thì giảm đi 50% đạm (7 ml NEB 26 thay cho 01 kg đạm). Không phun NEB26 lên lá và không trộn NEB26 với phân khác ngoài đạm.

b. Cách bón

– Bón lót: Rải toàn bộ phân chuồng và lân + 1/3 đạm + 2/3 kali lên trên mặt luống giữa hai hàng khoai.

Bón thúc lần 1: Sau khi cây mọc cao 15-20cm: 1/3 đạm, 1/3 kali. Bón vào mép luống hoặc giữa 2 khóm khoai, không bón trực tiếp vào gốc cây làm cây chết.

Bón thúc lần 2: Sau thúc lần 1: 15-20 ngày: 1/3 đạm, 1/2 kali.

Chú ý: Bón lót nhiều kali sẽ cho củ to, mẫu mã đẹp. Không bón phân chuồng tươi vì có nhiều vi khuẩn nấm bệnh làm cho mã củ không đẹp, và khoai dễ bị thối. Chỉ dùng phân chuồng hoai mục.

Nguồn: Viện Bảo vệ thực vật được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Vén màn bí mật màu sắc tím, đỏ, xanh, đen… của các loại khoai tây

Có hay không các loại khoai tây màu tím, màu đỏ, màu xanh, màu đen, khoai tây vàng nghệ,… Hay chúng chỉ là sản phẩm của photoshop? Hãy cùng khám phá màu sắc lạ lùng trong thế giới các loại khoai tây này.

Khoai tây tím

Những củ khoai tây với màu tím nổi bật có thể làm giúp cho bàn ăn của bạn thêm nhiều màu sắc hấp dẫn. Bên cạnh đó, khoai tây tím còn rất có lợi cho sức khỏe do sự phong phú hợp chất chống oxy hóa.

Khoai tây tím có nguồn gốc ở Hồ Titicaca nằm trong vùng đồng bằng cao và sườn núi Peru, Bolivia. Chúng là một trong hàng ngàn giống khoai tây được gieo trồng có lịch sử 8.000 năm phát triển ở vùng Andes của Peru, Bolivia, Ecuador.

Hiện tại, khoai tây tím được trồng ở khu vực trồng khoai tây ở Nam Mỹ, Bắc Mỹ và Châu Âu. Các nhà hàng thường nhập khoai tây tím về chế biến cho các thực đơn của mình. Khoai tây tím được bán quanh năm.

Những củ khoai tây với màu tím nổi bật có thể làm giúp cho bàn ăn của bạn thêm nhiều màu sắc hấp dẫn. Bên cạnh đó, khoai tây tím còn rất có lợi cho sức khỏe do sự phong phú hợp chất chống oxy hóa.

Khoai tây đỏ

Loại khoai này có vỏ màu đỏ, ruột màu vàng. Vị khoai rất đậm nên cũng khá được yêu thích khi chế biến món ăn.

Khoai tây đỏ khi đã nấu chín có kết cấu cứng giống như sáp nên thích hợp để chế biến các món luộc, chiên đút lò và cắt lát làm salad.

Khoai tây xanh

Thực tế, màu xanh xuất hiện trên củ khoai tây chứng tỏ có sự hiện diện của một chất độc có hại trong khoai tây chứ không phải chất độc tạo ra màu xanh này. Vì vậy mà các bà nội trợ Việt Nam thường rất ít khi chọn những củ khoai tây xanh. Màu xanh lá cây trên khoai tây chính là một chất diệp lục.

Chất diệp lục này không gây hại cho sức khỏe nhưng nó là dấu hiệu cho thấy củ khoai tây đó đã tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều. Sự tiếp xúc này sẽ khiến củ khoai tây sản sinh ra một chất độc tự nhiên (solanine) có thể gây hại cho sức khỏe.

Việc sản sinh chất độc solanine chính là một cơ chế phòng vệ tự nhiên của khoai tây nhằm để tránh nấm và sâu bệnh. Chất độc solanine cũng sẽ sản sinh khi khoai tây bị bầm dập, thâm tím. Do đó, nếu củ khoai tây đã bị bị hư hại thì bạn nên loại bỏ chúng.

Đây cũng là lý do mà bà nội trợ không bao giờ cất khoai tây ở nơi có ánh sáng; chỉ nên lưu trữ chúng ở nơi thoáng mát và có nhiều bóng tối thì càng tốt.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của trái khoai tây “chuẩn” xanh mà không hề độc hại, vẫn sử dụng được như các loại khoai tây thông thường thì các bà nội trợ sẽ phải dè chừng.

Khoai tây đen

Khoai tây đen là một thuật ngữ được sử dụng cho các loại khoai tây sẫm màu đến đen sì.

Khoai tây có nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau, nhưng một loại khác sẽ làm bạn ngạc nhiên nhất và đó là màu đen. Bởi vì chúng hiếm hơn cả màu vàng và màu đỏ, những loại khoai có thể được tìm thấy ở nhiều nơi. Màu đen là kỳ lạ đến nỗi hầu hết mọi người không thể tưởng tượng chúng là khoai tây thực sự.

Khoai tây đen là một loại không bình thường. Họ có hình bầu dục điển hình của khoai tây truyền thống, nhưng điều  thú vị nhất của nó là màu sắc.

Ruột khoai lại có màu vàng pha đen tạo nên màu sắc rất đẹp mắt và thú vị.

Khoai tây dây leo độc dị nhất thế giới (Khoai tây vàng nghệ)

Khoai tây không khí hay còn gọi là khoai tây dây leo là một thành viên của gia đình khoai mỡ có nguồn gốc ở Châu Á và Châu Phi cận sa mạc Sahara. Theo nghiên cứu gần đây nhất của các nhà khoa học, giống khoai tây không khí này có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Những năm 1905, giống khoai này được gửi đến Florida (Mỹ) để nghiên cứu như là một cây thuốc và bây giờ nó có thể được tìm thấy ở nhiều nơi trên khắp Florida, Louisiana, Mississippi, Texas, Hawaii, Puerto Rico và ngay cả ở Việt Nam.

Giống khoai này giống như một loài khoai dại. Nhìn bề ngoài, chúng có hình dáng khá giống với khoai tây Đà Lạt. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ sẽ thấy lớp vỏ bên ngoài của giống khoai này khá cứng, có thể lột ra được, sau đó đến lớp da có màu xanh và gọt lớp màu xanh đó thì có thể sử dụng được.

Ngoài ra, nhiều người còn truyền miệng nếu hái trái khoai này và để ở chỗ mát một thời gian lâu thì khi nấu, ăn rất dẻo, khoai cũng có mùi vị riêng.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.