Những Việc Cần Làm Khi Nuôi Tôm Vào Mùa Mưa

Các yếu tố ở môi trường ao nuôi dễ thay đổi đột ngột mỗi khi vào mùa mưa khiến tôm dễ bị sốc và phát sinh dịch bệnh. Vì vậy, người nuôi cần xử lý và có biện pháp chăm sóc phù hợp cho tôm ở thời điểm này.

Quản Lý Thức Ăn

Người nuôi cần chú ý khi trời mưa cần phải giảm lượng thức ăn cho tôm.

Nên tránh lượng thức ăn dư thừa trong ao bởi thức ăn thừa sẽ khiến pH nước ao giao động mạnh và thường gây ra hiện tượng tôm đóng rong, lục tảo phát triển mạnh.

Mật Độ Thả Thích Hợp

Trong mùa  mưa việc nuôi thả tôm cần tránh mật độ dày, nên thả với mật độ vừa phải (<25 con/ m2), vì:

  • Mùa mưa hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp.
  • Các yếu tố môi trường dễ biến động ( độ pH, độ kiềm, độ mặn…)

 Ao Nuôi

– Người nuôi tôm có thể nuôi thay đổi ao sau từng vụ.

– Cần cung cấp nước đầy đủ khi cần thiết.

– Việc xử lý và lắng nước cần thực hiện theo đúng quy trình.

Tăng Cường Hệ Thống Quạt Nước, Oxy Đáy Ao

–  Các chuyên gia thủy sản cho rằng cứ 1 cánh quạt cung cấp đầy đủ oxy cho 2.800 con tôm từ lúc mới thả đến khi thu hoạch.

– Người nuôi cần lắp cánh quạt theo đúng yêu cầu kỹ thuật:

+ Để mùn bã hữu cơ được gom vào giữa thì khi vận hành quạt nước phải được xoáy vào giữa ao.

+ Vận tốc của guồng quạt phải đạt từ 80-85 vòng/ phút.

+ Cách thử: Có thể đổ xuống ao từ 5-10 kg saponin, sau đó cho quạt chạy, nếu bọt nước tập trung ở giữa ao là lắp quạt đúng.

– Tăng cường hệ thống oxy đáy ao nếu có thể.

– Người nuôi cần làm hệ thống lưới đáy ao giúp hạn chế phù sa và tăng thêm diện tích cho tôm ở.

Tăng Cường Bón Vôi Trong Ao Nuôi

Trong ao nuôi pH luôn phải đạt từ 7,5-8,5, sau khi mưa một lượng a-xít trong nước mưa sẽ làm pH giảm xuống và có thể gây sốc cho tôm, do đó:

– Để giúp tôm không bị sốc sau khi mưa cần bón vôi bổ sung cho ao nuôi (tùy theo độ pH để bón).

– Để tránh hiện tượng phân tầng nước, người nuôi cần chú ý kết hợp quạt nước.

– Trước khi có dấu hiệu của những cơn mưa cần rải vôi dọc bờ ao.

 Giải Quyết Nước Đục Trong Ao

– Nước trong ao đục chủ yếu do hạt sét gây nên. Tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp cho tôm nhưng gây ra một số ảnh hưởng sau:

+ Làm tảo không quang hợp được dẫn đến thiếu oxy trong ao, hàm lượng CO2 quá cao làm tôm ngạt thở.

+ Tôm hay bị sưng hoặc vàng mang do phù sa bám vào.

– Để khắc phục hiện tượng nước đục sau khi mưa, có thể sử dụng 1 trong những cách sau đây để giải quyết cho ao 5.000m3 nước:

+ Dùng 125kg rơm khô thả dọc bờ ao và kết hợp 10 kg BLUEMIX. Rơm được bó thành từng bó khoảng 3-5 kg thả xuống ao, khi thấy nước tiết ra có màu đỏ thì vớt lên và lặp lại 2-3 lần.

+ Dùng 150 kg thạch cao, nếu sau 2 lần đánh mà nước vẫn chưa trong thì nên tăng nồng độ ở lần thứ 3. Chú ý trước khi sử dụng thạch cao phải nâng độ kiềm của ao lên 100 ppm rồi mới sử dụng.

Sau khi sử dụng 1 trong 2 phương pháp trên mà không có hiệu quả thì chúng ta sử dụng phương pháp sau:

+ Dùng sun-phát nhôm Al2(SO4)3.14 H2O với liều lượng 50 kg. Khi sử dụng phương pháp này chú ý phải tăng pH và độ kiềm của ao .Đây là biện pháp cuối cùng, chỉ sử dụng khi không còn làm được cách khác vì rất nguy hiểm.

Khi nước đã giảm đục cần phải gây màu nước bằng cách dùng BLUEMIX với liều lượng 2-3 kg/1.000m3 nước.

 Thường Xuyên Kiểm Tra Hoạt Động Của Tôm Và Môi Trường Nước Sau Mưa

– Người nuôi cần kiểm tôm nuôi (các đặc điểm hình dáng bên ngoài, màu sắc, phản xạ, kiểm tra đường ruột của tôm, thức ăn trong nhá…)

– Kiểm tra các yếu tố môi trường ao như:  pH, độ kiềm, độ đục, độ mặn.

Một số thức ăn và tiêu chuẩn ăn của ngan

Ngan là loài gia cầm thích ứng rộng rãi cả trên cạn và dưới nước và có thể nuôi quanh năm. Việc chăn nuôi ngan rất dễ, trong nuôi chăn thả truyền thống, thức ăn của ngan rất đa dạng phong phú, không đòi hòi khắt khe dinh dưỡng trong khẩu phần. Đa phần, thức ăn gồm tinh bột, protein, chất xơ xanh… Ngan thích ăn dạng mảnh, hạt, không thích ăn thức ăn bột, ướt và trơn. Để hiểu rõ tổng hợp về thức ăn của ngan, bà con có thể tham khảo bài viết sau:

Ngan

Ngan thuộc loài ăn tạp, được nuôi bằng nhiều loại thức ăn khác nhau. Căn cứ vào mục đích sử dụng của mỗi loại thức ăn trong khẩu phần, người ta chia thức ăn nuôi ngan thành các nhóm sau:

1. Nhóm thức ăn năng lượng

Nhóm này bao gồm các loại hạt ngũ cốc và sản phẩm phụ của chúng. Loại thức ăn này gồm các hạt hoà thảo như: thóc, ngô, kê, cao lương và các sản phẩm phụ của chúng như cám, tấm…

Thóc: Năng lượng của thóc khoảng 2630-2860 Kcal/kg, protein: 7,8- 8,7%, mỡ: 1,2-3,5%, xơ: 10-12%. Trong thóc hàm lượng lizin, acginin, tryptophan cao hơn ngô nhưng lượng khoáng đa lượng và vi lượng trong thóc thấp.

Ngô: Là nguồn thức ăn giàu năng lượng, ngô đứng hàng đầu trong các loại thức ăn năng lượng ở gia cầm.

2. Thức ăn protein

Gồm các loại hạt cây họ đậu, cá và các phụ phẩm của chúng. Đại diên lớn nhất của các loại thức ăn này là đỗ tương, đỗ xanh, lạc., bột cá, bột đầu tôm:

Đỗ tương: Giá trị sinh học của protein đỗ tương cao tương đương với các protein động vật. Tuy nhiên khi sử dụng đỗ tương phải chú ý đến những tác nhân kháng dinh dưỡng có trong hạt đỗ tương.

Lạc: Lạc chứa nhiều dầu mỡ, tỷ lệ mỡ chiếm 38-40% trong lạc vỏ và 48-50% trong lạc nhân. Hàm lượng protein trong khô dầu ép cả vỏ là 30-32%, trong khô dầu lạc nhân là 45-50%.

Bột cá: Bột cá là nguồn thức ăn protein tuyệt vời cho gia cầm bởi vì bột cá chứa đầy đủ số lượng của các axit amin cần thiết mà gia cầm yêu cầu, đặc biệt là lizin và metionin. Song bột cá là nguyên liệu đắt tiền do đó để đảm bảo giá thành của khẩu phần cần tính toán cung cấp một tỷ lệ hợp lý.

Bột đầu tôm: Bột đầu tôm là nguồn protein động vật giàu các nguyên tố khoáng, thành phần dinh dưỡng và giá trị sinh học của protein bột đầu tôm khá cao nhưng không bằng bột cá và bột máu.

3. Thức ăn khoáng và vitamin

Loại thức ăn cung cấp khoáng và vitamin được gọi là thức ăn bổ sung. Thức ăn bổ sung khoáng thường dùng trong chăn nuôi gia cầm là: Các phức hợp muối có chứa canxi, photpho; Các muối amoni, muối ăn, muối của một số khoáng vi lượng.

Tiêu biểu của nhóm này là khoáng đa lượng; đá vôi ở dạng bột như phấn canxi cacbonat, bột vỏ sò, vỏ trứng, bột xương, mangan sunfat (MnSO4 . 5H2O) ở dạng tinh thể, coban clorua (CoC12-6H2O) dạng bột màu hồng đỏ…

Nhu cầu dinh dưỡng của ngan không đòi hỏi cao, ngan có khả năng tự điều chỉnh mức tiêu thụ thức ăn bằng cách hấp thụ một lượng dinh dưỡng ổn định. Nên khi thay đổi khẩu phần ăn của ngan không làm ảnh hưởng mạnh đến chất lượng thịt. Bà con có thể yên tâm điều chỉnh khẩu phần ăn của ngan để phù hợp với điều kiện kinh tế.

 

Cách phân biệt vịt trời con trống và con mái

   vịt trời

Trong chăn nuôi, tuyểnchọn được con giống tốt là điều rất quan trọng vì chất lượng con giống là yếu tố quyết định đến năng suất và hiệu quả kinh tế

1. Phân biệt vịt trống mái ở bộ phận sinh dục

– Bà con có thể vạch hậu môn vịt con ra xem, nếu thấy có gai giao cấu nhỏ bằng đầu tăm nổi lên rõ là con trống, ngược lại không thấy gì là con mái.
– Sờ nắn bộ phận sinh dục qua phía ngoài của hậu môn, nếu thấy có nổi cộm như hạt tấm giữa ngón tay cái và tay trỏ thì đó là vịt trống và ngược lại, không có sự nổi cộm đó là con mái.

2. Phân biệt vịt trống mái qua hình dáng

– Vịt đực thường thấy đầu to, đít bé, kêu to, tiếng đục hơi khàn, mắt tròn, màu nâu nhạt; nhìn thấy rõ một vòng tròn vàng màu đồng thau viền xung quanh lòng đen; ấn nhẹ bộ phận sinh dục thấy thò ra một ống nhỏ đó là bộ phận giao cấu với con cái sau này….
Vịt cái đầu nhỏ đít to hơn vịt đực, mắt vịt cái có màu nâu sẫm, có vòng vàng sẫm viền xung quanh lòng đen; dùng tay ấn nhẹ bộ phận sinh dục không thấy có ống giao cấu thò ra….

Hai phương pháp này nên làm ngay sau khi vịt con nở ra khi chúng vừa khô lông và chưa cho ăn. Phương pháp trên có độ chính xác đến 90% nên bà con có thể an tâm áp dụng.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật trồng chanh không hạt sai trĩu cành quanh năm

Chanh không hạt là loại cây ăn trái thích nghi rộng rãi ở nước ta. Trong chanh có nhiều thành phần phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của con người đặc biệt nhất là hàm lượng vitamin C rất cao.

Chanh không hạt được nhập từ bang California (Mỹ) vào nước ta trong khoảng 10 năm nay. Cây có thể mọc cao đến 6m, thân cây không có gai, có tán lá tròn, trái chùm, không có hạt (hoặc chỉ có vài hạt).

Chanh không hạt

Ưu điểm nổi bật của Chanh không hạt là cho trái quanh năm, có thể cho năng suất quả 150 – 200 kg/năm/cây. Cây còn có sức kháng bệnh rất mạnh, nhất là không thấy bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh như các loại cây có múi khác. Tuy nhiên khi nói tới kỹ thuật trồng cây Chanh không hạt thì không phải ai cũng biết quy trình trồng thế nào cho đúng để cây cho hoa và quả nhiều quanh năm. Dưới đây là các bước hướng dẫn kỹ thuật trồng Chanh không hạt chuẩn nhất.

Đất trồng

Chanh không hạt có khả năng thích nghi rộng với môi trường sống nên việc chọn đất trồng cây Chanh cũng không phải là yêu cầu quá khó. Chanh không hạt thích hợp với mọi loại đất chỉ cần đất không bị ngập úng và có nước tưới vào mùa khô là đủ. Nhưng để cây Chanh phát triển tối ưu nhất thì nền đất tốt cũng là vấn đề được ưu tiên hơn. Do đó, đất phù hợp nhất là đất thịt tơi xốp, có nhiều mùn. Cần có biện pháp chống úng và chống hạn cho cây ngay từ lúc này.

Kỹ thuật trồng cây chanh không hạt

Kỹ thuật trồng cây Chanh không hạt có thể trồng quanh năm, đặc biệt là vụ Đông Xuân trồng vào tháng 2 – 3, vụ Thu Đông trồng từ tháng 8 – 10.

Trước khi tiến hành kỹ thuật trồng cây Chanh không hạt chúng ta cần đào hố trước từ 1-2 tháng, vùng đất thấp hố đào sâu 30-40cm, đất đồi đào sâu 60-80cm.

Sau đó cần chuẩn bị lượng phân bó có thể như sau: Phân chuồng hoai mục: 20-30 kg; phân lân 0,5 kg; kali 0,1kg; vôi bột 1 – 1,5 kg.Trộn đều lượng phân với đất, tưới nước, khoảng 10-15 ngày sau là trồng được.Nên nhớ khoảng cách trồng cây phải có khoảng cách từ 2,5m x 2,5m, mật độ là 1.600 cây/ha.

Nếu là nhánh chiết nên đặt nghiêng đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán. Cắm cọc để buột thân cây cho gió khỏi lay làm đổ cây. Nếu là cây ghép xoay mắt ghép về hướng gió chính, lấp đất ngang cổ rễ hoặc cao hơn 1– 2 cm , tránh làm vỡ bầu hay lấp đất quá sâu.

Bón phân và chăm sóc

Vì mỗi năm cây Chanh không hạt cho ra trái 4 đến 5 lần nên việc xử lý ra trái vụ là không cần thiết mà cần nhất là phân bón cho đủ để cây ra hoa, nuôi trái, phát triển. Chú trọng nhất là lượng lân và Kali cho cây. Đây là 2 yếu tố liên quan đến sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra cần bón Canxin đều hàng tháng để quá trình vận chuyển và hấp thụ bên trong cây diễn ra thường xuyên và cũng là yếu tố hạn chế bệnh tật trong vườn.

Phòng và trị bệnh

Trong kỹ thuật trồng cây Chanh không hạt đạt hiệu quả cao thì việc phòng bệnh cũng hết sức quan trọng. Để phòng bệnh một cách tốt nhất đó là tỉa cành. Đây là công đoạn ảnh hưởng đến năng suất và dịch bệnh trong vườn nên thường xuyên kiểm tra bấm bỏ những cành già, yếu, hướng nội. Đây là những cành kém phát triển nên sẽ là khâu yếu nhất để các bệnh trên thân xâm nhập mà điển hình nhất là sâu đục thân.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam