Hưng Yên: Vườn chanh bonsai được trồng bằng Đậu Tương

Giống chanh ngoại nhập, được chăm sóc hữu cơ của anh Nguyễn Hữu Hà bán chạy dịp Tết.

Vườn chanh của anh Nguyễn Hữu Hà

Hơn 1.700 gốc chanh tứ quý của anh Nguyễn Hữu Hà (xã Tân Dân, Khoái Châu, Hưng Yên) sau nhiều năm chăm sóc, tạo thế bonsai đã được tung ra thị trường vào dịp Tết Nguyên đán này.

“Từ kinh nghiệm truyền thống dùng hạt đậu tương và cây đậu tương bón cho hoa, cây trầu không, tôi đã triển khai mô hình chăm sóc hữu cơ cho vườn chanh của mình, với thành phần chính nấm vi sinh, phân chuồng hoai mục, bột đậu tương, hạt đậu tương luộc ủ lên men”, anh Hà nói.

Bột đậu tương chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cho cây chanh

Bột đậu tương là chất dinh dưỡng quan trọng để nuôi cây. Mỗi cây chanh bón 5 gram đậu tương thì có thể chơi 3 tháng mà không phải chăm bón gì thêm.

Cây chanh cảnh giá từ 2 đến 60 triệu đồng. Cây giá cao thường là trồng lâu năm, thế bonsai đạt thẩm mỹ cao, quả to vàng, có hoa, quả xanh, cây không xước.

Chanh vàng xuất xứ ngoại lai nhưng lại phù hợp với vùng đất Bắc Bộ. Cây sinh trưởng và chống chịu sâu bệnh tốt, không tốn công chăm sóc.

“Tôi đã tạo ra các cây chanh thế bonsai từ nhỏ cho đến cây cao 3 mét dành cho mọi nhu cầu người chơi. Đây là giống chanh từ Australia, ra quả quanh năm, quả tồn tại trên cây đến 6 tháng nên vừa để chơi trong ngày Tết vừa có thể dùng được lâu dài”, anh Hà nói.

Nghệ nhân tạo thế cho cây chanh cảnh với nhiều biểu tượng, như địa danh đất mũi Cà Mau, hay hình ảnh 5 anh em trên một chiếc xe tăng, những bàn tay xòa cụp…

Giống chanh vàng nhìn rất đẹp mắt

Cây giống sau khi trồng dưới đấ 6 tháng thì chuyển lên chậu cho rễ cây thích nghi không gian nhỏ và chất đất, cũng như cân bằng chế độ dinh dưỡng. Thân cây chanh giòn nên phải làm cho thân nóng lên mới uốn được thế mong muốn, quá trình uốn nắn tạo thế mất khoảng 3 năm.

Anh Hà đang chăm sóc cho vườn chanh

Quá trình chăm sóc hữu cơ nên chủ vườn hầu như không cần bón hoặc phun thuốc cho chanh, chỉ cần tưới nước. Toàn bộ 1,7 ha đất của anh Hà trồng 4.700 gốc chanh nhưng dịp Tết chỉ có 1.700 cây đủ tiêu chuẩn xuất đi, những gốc khác cần thời gian hoàn thiện dáng và cân bằng chế độ dinh dưỡng.

Bên cạnh tác dụng làm cảnh, quả chanh có giá bán từ 40.000 đồng mỗi cân

Hiện 1.000 cây chanh của anh Hà đã có người đặt mua, đây đều là những cây chanh thế có tuổi đời ít nhất 3 năm.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Kỹ thuật trồng chanh ngón tay đắt nhất thế giới

Chanh ngón tay có nguồn gốc từ Úc. Nhờ hình dáng kỳ lạ và mùi vị thơm, chanh ngón tay trở thành loại chanh đắt nhất thế giới với giá ít nhất 280 USD/kg, đắt gấp 100 lần so với quả chanh thường.

Chanh ngón tay có đặc điểm khác biệt so với những giống cam chanh khác, chẳng hạn như lá và hoa rất nhỏ nhìn như ngón tay người, tép chanh lại tròn giống như trứng cá tầm với đủ các màu từ xanh, vàng, đỏ, hồng, tím,… Mùi hương của loại chanh được mô tả là rất đặc biệt, tép chanh tròn, mọng nước, vị chua ngọt không hề giống các loại chanh của Việt Nam.

Cây chanh ngón tay có nhiều gai, lá nhỏ, kháng sâu bệnh tốt nên kỹ thuật trồng cây và chăm sóc không phải quá khó chỉ hơi phức tạp ở khâu mua chọn giống và cách ngâm ủ hạt sao cho đúng cách.

KỸ THUẬT TRỒNG CHANH NGÓN TAY

Nhiệt độ

Chanh ngón tay sinh trưởng và phát triển rất tốt ở Thái Lan, về Việt Nam trồng cũng khá ổn vì khí hậu hai nước khá tương đồng. Ngoài ra, Giống chanh ngón tay nhập về Việt Nam có chiều cao 25- 30cm, bắt đầu có nụ. Loại cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt khi trồng trong chậu cảnh hoặc ở sân vườn với nhiệt độ thích hợp là 20 đến 25 độ C.

Thời vụ

Cây chanh có thể trồng gần như quanh năm, nhưng nếu trồng vào mùa mưa cần chú ý thoát nước cho cây vì nếu mưa nhiều thì đất sẽ bị lèn làm cho cây chết vì nghẹt rễ.

Ươm Hạt

Trước khi trồng cây chanh ngón tay cần phải ngâm hạt vào nước ấm từ 6-12 tiếng để làm vỏ hạt mềm. Sau đó bạn cần làm ẩm và trộn đều đất ươm rồi mới cho vào khay ươm hạt.

Kỹ thuật trồng cây chanh ngón tay

Kỹ thuật trồng cây chanh ngón tay bằng cách gieo hạt hoặc chiết ghép. Tuy nhiên tỷ lệ nảy mầm thấp, cây cũng phải 3-4 năm mới cho trái. Còn trồng bằng cây chiết ghép thì chỉ hơn 1 năm cây đã bắt đầu bói quả.

Với phương pháp gieo hạt bạn gieo với khoảng cách 5cm/hạt. Khi trồng cần vùi 1 lớp đất mỏng lên trên và đậy nắp lại nên để khay nơi bóng mát, tránh ánh sáng trược tiếp. Hố trồng cũng cần đào với kích thước 60x60x60 cm hoặc 80x80x80 cm. Sau đó trộn đều các loại phân, vôi bột, một ít đất mặt cho xuống đáy hố. Sau đó lấp đất dày khoảng 20cm và đóng cọc để cây có độ chắc chắn.

Bón phân

Để cho cây sinh trưởng và phát triển tốt bạn cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng bằng cách bón lót từ 20 đến 25kg phân chuồng hoai + 1 đến 2kg supe lân + 100g ure + 100g kali hoặc 2kg phân NPK (5 – 10 – 3 – 8)/hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố. Bón phân trước khi trồng từ 30 ngày trở ra.

Tạo quả trái vụ

Việc tạo quả trái vụ tương đối khó khăn và mất nhiều thời gian nhưng cũng không thể không làm được. Bạn hãy ngưng tưới nước, tưới phân, hạn chế nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây khoảng 3 – 4 tuần, sau đó bón phân và tưới nước trở lại, cây sẽ cảm ứng và cho hoa quả sớm hơn thường lệ.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Nuôi tôm thẻ chân trắng thành công bằng vi sinh + tỏi

Trong điều kiện như hiện nay, việc nuôi tôm (đặc biệt là tôm thẻ chân trắng) ngày càng khó, nhiều người trắng tay trước những biến động của thời tiết, mùa vụ. Tuy nhiên, cũng không ít người thành công sau nhiều phen mạo hiểm mang đầm tôm ra “thử nghiệm”.

Farmtech Vietnam xin chia sẻ kinh nghiệm của anh Nguyễn Ngọc Tuấn (Tấm) ở ấp Trí Đồ, xã Bình Đông, thị xã Gò Công, Tiền Giang  đã nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) thành công bằng vi sinh kết hợp với chanh và tỏi.


Tỏi là chất kích thích miễn dịch tự nhiên cho tôm, với rất nhiều hoạt tính kháng vi khuẩn gram âm và dương, hoạt tính kháng virus, kháng nấm, tăng cường hệ miễn dịch cho động vật thủy sản. Tỏi kích thích quá trình thực bào, đại thực bào. Việc bổ sung tinh dầu tỏi cho động vật thủy sản nuôi có thể gia tăng chỉ số hồng cầu, lượng hemoglobin, bạch cầu và tiểu cầu. Như vậy tỏi dùng trong nuôi thủy sản có thể coi như một chất thay thế kháng sinh và các yếu tố trị liệu hóa học.

Allin và Allicinase là hai chất có sẵn trong tỏi, khi tỏi bị đập dập, hai chất này sẽ kết hợp với nhau tạo thành chất Allicin (một kháng sinh tự nhiên có khả năng kháng khuẩn và nấm). Allicin có khả năng kháng khuẩn bằng 1/5 thuốc Peniciline và bằng 1/10 thuốc Ocytetracylin. Ngoài ra, thành phần của tỏi còn chứa diallyl disulfide, chất này có tác dụng nhanh và mạnh hơn hai dòng kháng sinh Erythromycin và Ciprofloxacin. Bên cạnh đó, tỏi còn có công hiệu trị sán, giun kim, các bệnh nấm.

Sử dụng tỏi để phòng và trị bệnh trên tôm an toàn, hiệu quả

Phương pháp sử dụng

Phòng bệnh phân trắng và chết sớm bằng tỏi

Lấy 10 kg tỏi, lột sạch vỏ rồi giã nhuyễn, để trong 24 giờ đến khi tỏi có màu vàng nghệ. Lấy 10 kg rượu 450 trộn chung với tỏi rồi xay nhuyễn, sau đó cho vào bình đậy kín nắp, 7 ngày sau vắt lấy nước cho tôm ăn. Liều lượng: 10 ml/kg thức ăn, ngày 3 cữ, cho ăn từ lúc mới thả giống đến khi thu hoạch.

Phần bã tỏi trộn với vi sinh E.M và rỉ đường. Liều lượng: 6 kg bã tỏi + 1 lít E.M gốc +1,5 kg rỉ đường, cho vào bình 20 lít, rồi đổ đầy nước sạch. Sau 30 ngày, vắt lấy nước cho tôm ăn với liều lượng 20 ml/kg thức ăn/ngày. Sau quá trình nuôi tôm sử dụng tỏi, thấy đường ruột tôm lớn, tôm không mắc bệnh chết sớm và bệnh phân trắng, TTCT 88 ngày đạt kích cỡ 45 con/kg; tỷ lệ sống 100%, năng suất 15 tấn/ha.

Phòng đục cơ cong thân bằng trái chanh

Chanh có chứa nhiều chất có lợi như axit xitric, canxi, magiê, Vitamin C, flavonoid sinh học, pectin, limonin, kali 248 ml các chất hỗ trợ miễn dịch và kháng khuẩn. Cách sử dụng: Dùng khoảng 50 g chanh trộn với 3 kg thức ăn (hoặc lấy 5 ml nước cốt chanh trộn với 1 kg thức ăn) cho tôm ăn ngày 3 lần.

Vi sinh E.M: E.M là tập hợp các loại vi sinh vật gồm khoảng 80 – 120 loài cả kỵ khí và hiếu khí thuộc 10 chi khác nhau. Chúng bao gồm các vi khuẩn quang hợp (tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O), vi khuẩn cố định Nitơ (sử dụng chất hữu cơ của vi khuẩn quang hợp để chuyển N2 trong không khí thành các hợp chất hữu cơ), xạ khuẩn (sản sinh chất kháng sinh ức chế vi sinh vật gây bệnh và phân giải chất hữu cơ), vi khuẩn Lactic (chuyển hóa thức ăn khó tiêu thành dễ tiêu), nấm men (sản sinh vitamin và các axit amin), các vi sinh vật trong E.M tạo ra một hệ thống vi sinh thái với nhau, chúng hỗ trợ lẫn nhau, cùng sinh trưởng và phát triển.

Trị tảo lam: Sử dụng 30 lít E.M cấp 2 + 10 kg rỉ đường dùng cho 2.000 m3, xử lý 3 ngày liên tục.

Cách làm E.M cấp 2: Sử dụng 1,5 lít E.M cấp 1 + 3 kg rỉ đường cho vào bình chứa 30 lít, để trong mát 7 ngày. Hạn sử dụng E.M cấp 2 từ 3 đến 6 tháng và E.M cấp 1 từ 6 đến 12 tháng.

Để giảm khí độc NH3, H2S và ổn định môi trường nước, sử dụng 30 lít E.M cấp 2 + 6 kg rỉ đường dùng cho 2.000 m3, 2 ngày/lần. Sau khi thu hoạch tôm thấy lượng bùn đáy giảm. Phân tích thấy mật độ vi khuẩn có lợi nhiều, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam

Bột vỏ chanh làm tăng khả năng sinh trưởng và miễn dịch của cá

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cho thấy bổ sung bột vỏ chanh vào thức ăn có thể kích thích tăng trưởng và hoạt động miễn dịch của cá

.

Tác dụng bột vỏ chanh với động vật thủy sản.

Chanh (Citrus limon) là loài thực vật có múi quan trọng thứ ba trên thế giới, trong đó Tây Ban Nha là quốc gia sản xuất chính ở châu Âu. Nhiều tác dụng có lợi của chanh đã được biết, điều này giải thích việc sử dụng chúng một cách rộng rãi trong y học cổ truyền.

Bột vỏ chanh

Bài báo cáo này mô tả ảnh hưởng của vỏ chanh (sản phẩm phụ của ngành công nghiệp tinh dầu chanh) đối với khả năng tăng trưởng, miễn dịch và chống oxy hoá của cá tráp (Sparus aurata L.) trong thời gian 30 ngày.

Thí nghiệm

Cá được phân chia ngẫu nhiên thành ba bể (mỗi bể 12 cá thể), tương ứng với ba nhóm: đối chứng (chế độ ăn không bổ sung bột vỏ chanh – DLP), chế độ ăn uống bổ sung 1,5% DLP và chế độ ăn uống bổ sung 3% DLP. Cá được cho ăn với lượng thức ăn 1,5% trọng lượng cơ thể/ngày trong 30 ngày.

Kết quả

Cá nuôi có chế độ ăn bổ sung bột vỏ chanh vào thức ăn (1,5% và 3%) trong 15 ngày cho thấy sự tăng trưởng tốt hơn và cả hệ thống miễn dịch (Serum immunoglobulin M) và hoạt động của tế bào (peroxidase và khả năng thực bào) tăng lên đáng kể.

Hoạt tính của các enzyme chống oxy hóa cũng có biểu hiện tăng lên và các gen chống stress trong gan đã được cải thiện theo chế độ ăn. Tuy nhiên sau 30 ngày thí nghiệm, khác biệt lại không có ý nghĩa. Điều này chứng tỏ đáp ứng miễn dịch của chế độ ăn bổ sung bột vỏ chanh đạt được trong thời gian ngắn (15 ngày).

Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu trên, có thể kết luận bột vỏ chanh (DHP) có thể được đưa vào chế độ ăn của cá có để tạo ra các hiệu ứng miễn dịch trong một thời gian ngắn một cách rất hiệu quả.

Nguồn: tạp chí Sciencedirect được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam

Kỹ thuật trồng chanh không hạt sai trĩu cành quanh năm

Chanh không hạt là loại cây ăn trái thích nghi rộng rãi ở nước ta. Trong chanh có nhiều thành phần phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của con người đặc biệt nhất là hàm lượng vitamin C rất cao.

Chanh không hạt được nhập từ bang California (Mỹ) vào nước ta trong khoảng 10 năm nay. Cây có thể mọc cao đến 6m, thân cây không có gai, có tán lá tròn, trái chùm, không có hạt (hoặc chỉ có vài hạt).

Chanh không hạt

Ưu điểm nổi bật của Chanh không hạt là cho trái quanh năm, có thể cho năng suất quả 150 – 200 kg/năm/cây. Cây còn có sức kháng bệnh rất mạnh, nhất là không thấy bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh như các loại cây có múi khác. Tuy nhiên khi nói tới kỹ thuật trồng cây Chanh không hạt thì không phải ai cũng biết quy trình trồng thế nào cho đúng để cây cho hoa và quả nhiều quanh năm. Dưới đây là các bước hướng dẫn kỹ thuật trồng Chanh không hạt chuẩn nhất.

Đất trồng

Chanh không hạt có khả năng thích nghi rộng với môi trường sống nên việc chọn đất trồng cây Chanh cũng không phải là yêu cầu quá khó. Chanh không hạt thích hợp với mọi loại đất chỉ cần đất không bị ngập úng và có nước tưới vào mùa khô là đủ. Nhưng để cây Chanh phát triển tối ưu nhất thì nền đất tốt cũng là vấn đề được ưu tiên hơn. Do đó, đất phù hợp nhất là đất thịt tơi xốp, có nhiều mùn. Cần có biện pháp chống úng và chống hạn cho cây ngay từ lúc này.

Kỹ thuật trồng cây chanh không hạt

Kỹ thuật trồng cây Chanh không hạt có thể trồng quanh năm, đặc biệt là vụ Đông Xuân trồng vào tháng 2 – 3, vụ Thu Đông trồng từ tháng 8 – 10.

Trước khi tiến hành kỹ thuật trồng cây Chanh không hạt chúng ta cần đào hố trước từ 1-2 tháng, vùng đất thấp hố đào sâu 30-40cm, đất đồi đào sâu 60-80cm.

Sau đó cần chuẩn bị lượng phân bó có thể như sau: Phân chuồng hoai mục: 20-30 kg; phân lân 0,5 kg; kali 0,1kg; vôi bột 1 – 1,5 kg.Trộn đều lượng phân với đất, tưới nước, khoảng 10-15 ngày sau là trồng được.Nên nhớ khoảng cách trồng cây phải có khoảng cách từ 2,5m x 2,5m, mật độ là 1.600 cây/ha.

Nếu là nhánh chiết nên đặt nghiêng đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán. Cắm cọc để buột thân cây cho gió khỏi lay làm đổ cây. Nếu là cây ghép xoay mắt ghép về hướng gió chính, lấp đất ngang cổ rễ hoặc cao hơn 1– 2 cm , tránh làm vỡ bầu hay lấp đất quá sâu.

Bón phân và chăm sóc

Vì mỗi năm cây Chanh không hạt cho ra trái 4 đến 5 lần nên việc xử lý ra trái vụ là không cần thiết mà cần nhất là phân bón cho đủ để cây ra hoa, nuôi trái, phát triển. Chú trọng nhất là lượng lân và Kali cho cây. Đây là 2 yếu tố liên quan đến sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra cần bón Canxin đều hàng tháng để quá trình vận chuyển và hấp thụ bên trong cây diễn ra thường xuyên và cũng là yếu tố hạn chế bệnh tật trong vườn.

Phòng và trị bệnh

Trong kỹ thuật trồng cây Chanh không hạt đạt hiệu quả cao thì việc phòng bệnh cũng hết sức quan trọng. Để phòng bệnh một cách tốt nhất đó là tỉa cành. Đây là công đoạn ảnh hưởng đến năng suất và dịch bệnh trong vườn nên thường xuyên kiểm tra bấm bỏ những cành già, yếu, hướng nội. Đây là những cành kém phát triển nên sẽ là khâu yếu nhất để các bệnh trên thân xâm nhập mà điển hình nhất là sâu đục thân.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam