Kỹ thuật bảo quản khi cắt hoa

Sau khi cắt khỏi cây, cành hoa mất nguồn nước và dinh dưỡng do giả hành cung cấp. Cạnh đó các vi sinh vật gây thối rữa bắt đầu phá hủy các mô dẫn ở vết cắt. Để các búp hoa có thể nở hoàn toàn và giữ hoa được tươi lâu (khoảng trên 2 tuần sau khi cắt), cần tuân thủ một số kỹ thuật cơ bản sau đây:

                                            Kỹ thuật bảo quản khi cắt hoa

  • Từ khi cắt cho đến khi thu hóa hoa cần được cắm trong nước và để vào chỗ ẩm mát.
  •  Ngay trước khi sơ chế đóng gói, cắt bỏ phần cuống cành hoa một đoạn 5 cm bằng dao bén.
  • Khử trùng vết cắt và 1 đoạn 10 cm cuối của cành hoa trong dung dịch CuS04 5%.
  • Cột quanh vết cắt một túm bông gòn.
  • Cho phần gốc cành hoa có buộc bông gòn vào một túi ni-lông nhỏ cao khoảng 10 cm.
  •  Bọc từng hoa bằng một tờ giấy cuộn tròn (đối với hoa lớn)
  •  Đặt giấy độn quanh cành hoa (hoa nhỏ) trước khi gói.
  •  Xếp hoa vào thùng giấy cứng để chuẩn bị vận xuất.
  •  Đổ nước đường saccharose 1% đã khử trùng cho ướt đẫm túm bông và có dư một ít.
  • Gói từng cành hoa. Cuống hoa đã được gói trong túi ni-lông có bông gòn và nước.
  •  Cột chặt miệng túi ni-lông vào cuống cành hoa để nước không chảy ra.
  •  Tồn trữ, vận chuyển trong điều kiện mát, đủ thoáng cho đến tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất…

Công nghệ chế biến hoa trước khi đóng hàng xuất khẩu của chúng ta cho đến nay còn sơ sài và chỉ bảo đảm được yêu cầu tối thiểu là giữ cho hoa tương đối tươi khi đến nơi nhận hàng. Còn hàng loạt vấn đề cần phải giải quyết như:

  •  Kỹ thuật bao bì cho từng cành hoa hoặc cho từng lô (3 cành, 10 cành…) phải được nghiên cứu trình bày thế nào để tăng giá trị thẩm mỹ cho hoa, hấp dẫn được thị hiếu của khách hàng.
  •  Kỹ thuật cung cấp nước và dinh dưỡng cho hoa sao cho thời gian sử dụng hoa được lâu, các búp hoa nở hoàn toàn.
  •  Thay đổi nhiều kiểu chế biến để làm phong phú mặt hàng như trình bày từng hoa rời kèm với các loại cây lá khác, hoặc kết hợp với một số phong lan hoang dại của nước ta…

Công nghệ bảo quản, gia công, bao bì và trình bày mỹ thuật cho hoa Cymbidium trước khi xuất khẩu là một vấn đề hết sức quan trọng cần được đặc biệt đầu tư nghiên cứu để làm tăng giá trị sản phẩm. Trên cơ sở đó, chúng ta mới có thể xác định từng bước cho hoa Cymbidium Đà Lạt nói riêng, cho Lan Việt Nam nói chung, một vị trí xứng đáng trên thị trường hoa lan quốc tế.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Sử dụng bồn nylon nâng cao năng suất nuôi lươn trên cạn

Kỹ thuật nuôi lươn trên cạn

Người dân tại các huyện ở An Giang, Đồng Tháp đang đổ xô nuôi lươn trên cạn vào mùa nước lũ do mô hình này đem lại hiệu quả kinh tế khá cao và cách nuôi không quá phức tạp. Lươn là loài sống dưới bùn, nhưng với mô hình này, người nuôi không cần dùng nước mà lươn vẫn sống tốt, cho hiệu quả kinh tế.

Người dân tận dụng đất trống hai bên đường hoặc xung quanh nhà, đóng cọc xung quanh rồi trải nylon làm ô bao để nuôi. Bể nuôi thông thường có chiều dài khoảng 4m, ngang 2 – 2,5m, cao 1m trở lên. Trong bể, người nuôi bỏ đất bùn và các loại cây như lục bình, thân cây ngô, cây sậy, rơm khô, lá chuối… làm chỗ cho lươn trú ngụ.

Ông Nguyễn Văn Xuẩn, thành viên câu lạc bộ Nông dân ấp Vĩnh Lợi là một trong những nông dân đầu tiên tại xã này nuôi lươn trong bồn nylon. Với lượng lươn giống ban đầu là 400 kg (bình quân 25 – 30 con/kg), sau 7 – 9 tháng nuôi, ông Xuẩn thu hoạch được khoảng 980 kg lươn thịt.

Giá bán bình quân 70.000 – 140.000 đồng/kg, trừ chi phí, ông thu lãi gần 29 triệu đồng. Vào mùa nước nổi các năm sau đó, ông Xuẩn mở rộng diện tích và gần như mùa nào cũng thu lợi hơn 40 triệu đồng từ mô hình nuôi lươn trên cạn.

Sử dụng bồn nylon nâng cao năng suất nuôi lươn trên cạnNuôi lươn trên cạn trong bồn nylon cho nông dân năng suất, thu nhập cao.

Để nuôi lươn trong bồn nylon, nên chọn nơi khu vực đất cao, hướng về phía mặt trời, tránh gió bão, nguồn nước phong phú, chất lượng nước tốt. Diện tích xây bồn từ 10 – 30 m2 là thích hợp nhất, chỉ cần mua bạt nylon không thấm nước là có thể xây dựng thành bồn nuôi.

Chiều cao mỗi bồn từ 1 – 1,3 m, bỏ đất ruộng (đang canh tác) vào trong hồ lươn khoảng 1/2 – 2/3 diện tích để cho lươn chui vào đó cư trú. Nên độn thêm rơm, cây chuối mục để tạo môi trường tốt hoặc cho lục bình hay trồng rau mác, rau dừa vào trong hồ để tạo bóng râm trong bồn.

Mực nước trong bồn nuôi từ 20 – 30 cm, mực nước sâu quá, ảnh hưởng đến sức tăng trưởng của lươn. Lươn là loài không ưa ánh sáng nên trước khi bố trí bồn nuôi, phải có mái che hoặc làm giàn trồng cây leo tránh được sự thay đổi môi trường một cách đột ngột.

Sử dụng bồn nylon nâng cao năng suất nuôi lươn trên cạnLươn nuôi trong bồn nylon phát triển khá đồng đều. 

Chọn con giống: Nguồn lươn ngoài tự nhiên càng lúc càng cạn kiệt, việc sinh sản nhân tạo của lươn hiện nay còn rất hạn chế, đa phần người nuôi phải mua của người dân xúc ủ, đặt trúm, đánh bắt bằng xung điện…

Lươn có 3 loại (theo màu sắc). Loại I: lươn có màu vàng sẫm, phát triển tốt nhất. Loại II: màu vàng xanh, phát triển bình thường. Loại III: màu xám tro, chậm lớn. Kích thước lươn giống thả nuôi tốt nhất 40 – 60 con/kg. Lươn giống thả nuôi phải đồng cỡ, không bị sây sát, khỏe mạnh. Mật độ thả nuôi tốt nhất từ 60 – 80 con/m2.

Cách cho ăn: Lươn nuôi cần phải trải qua quá trình thuần hóa để quen với thức ăn. Giai đoạn từ 7 – 10 ngày đầu cho lươn ăn giun đất vào buổi tối. Sau đó, từ từ tập cho lươn ăn sớm hơn, khi lươn ăn mạnh, có thể cho ăn hai lần/ngày. Thức ăn cho lươn chủ yếu là các loại cá đồng, ốc bươu vàng, cua hoặc cá biển mua về xay ra cho ăn.

Trong quá trình chăm sóc, khi cho lươn ăn, cần phải nắm vững nguyên tắc “4 định”: (định chất, định lượng, định thời gian, định vị trí) để điều chỉnh thức ăn cho hợp lý. Không nên cho lươn ăn thức ăn bị hôi thối, thức ăn dư trong bồn từ 1 – 2 giờ nên vớt bỏ ra ngoài, nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến môi trường nước.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật bảo quản các loại đậu đỗ

Các loại đậu đỗ nói chung có lớp vỏ mỏng nên khả năng bảo vệ kém, lại chứa nhiều protein và chất béo (2 – 20%) nghĩa là những chất dễ phân giải. Mặt khác đậu đỗ lại là nguồn thức ăn rất tốt cho vi sinh vật và côn trùng phá hoại mạnh, rất dễ bị mốc, oxy hoá, lượng axit béo tăng lên, phẩm chất của đậu đỗ giảm xuống. Nếu thuỷ phần của hạt 15 – 16% và bảo quản trong điều kiện nhiệt độ cao sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng tự bốc nóng.

                                              Kỹ thuật bảo quản các loại đậu đỗ

Nếu trong khối hạt lẫn nhiều tạp chất hoặc sâu hại nước nghiêm trọng thì khả năng biến chất của hạt tương đối lớn. Từ sự biến hoá hình thái của hạt có thể nhận ra mức độ biến chất của hạt. Ví dụ nếu thuỷ phần của hạt là 13%, ở nhiệt độ cao 20 độ C có thể quan sát thấy màu sắc của tử diệp đậm. Còn nếu bộ phận hạt không chín đều, thuỷ phần 13% và ở nhiệt độ bảo quản là 23 độ C thì mặt sau tử diệp màu phớt hồng.

Để khống chế những hiện tượng biến chất của hạt cần phải chú ý những yếu tố sau đây:

  •  Thuỷ phần: Phải luôn luôn giữ cho thuỷ phần của đậu đỗ ở giới hạn < 12% thấp hơn các loại hạt chứa nhiều tinh bột như thóc, gạo. Nếu như thuỷ phần vượt quá 12% ví dụ ở mức độ là 14% thì hạt bị mềm, tỷ lệ axit béo tăng nhanh, có mùi chua, mốc…
  •  Nhiệt độ khối hạt giữ ở mức độ bình thường, nếu cao quá sẽ làm phẩm chất giảm. Do vỏ hạt mỏng và dễ bị nứt, nên khi phơi cần tránh ánh nắng buổi trưa quá mạnh nên có thể phơi trong bóng mát, tốt nhất là sau khi thu hoạch phơi cả cây thì hạt đậu được bảo vệ bởi vỏ quả không dễ phát sinh hiện tượng nứt.
  • Độ nguyên vẹn của hạt và độ chín của hạt phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn loại bỏ hạt xanh lép, vỡ…

Nói chung đối với hạt đậu đỗ người ta áp dụng phương pháp bảo quản kín hoàn toàn là tốt nhất; cách bảo quản tương tự như khi bảo quản khoai và sắn.

Khi nhiệt độ không khí không vượt quá 15 độ C thì căn cứ vào thuỷ phần khác nhau của hạt mà có thể xếp hạt như sau:

– Nếu thuỷ phần của hạt < 12% để hạt rời có độ cao 1,5 m, để trong bao và xếp 8 tầng.
– Nếu thuỷ phần từ 12 – 14% để hạt rời cao 1,0 m và đóng bao 6 tầng.
– Nếu thuỷ phần từ 14 – 16% để hạt rời cao 0,7 m và đóng bao 4 tầng.
– Nếu thuỷ phần từ > 16% để hạt rời cao 0,5 m và đóng bao 2 tấng.

Về mùa hè do thời tiết nóng nực nên độ cao hạt để rời nên giảm đi 1/3 và số tầng bao không quá 2 tầng bao. Với lượng hạt ít có thể dùng chum vại có lót tro bếp để hút ẩm, bỏ đậu vào và đậy kín. Không nhập kho lúc nóng.

Theo tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc thì đậu nành nhập kho khi hạt nguội sau 10 tháng tỷ lệ nẩy mầm trên 50%. Nếu nhập kho lúc nóng thì tỷ lệ nẩy mầm chỉ còn 4%.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cà chua bi

Cà chua bi tuy quả nhỏ, nhưng rất dễ trồng, trồng được nhiều vụ trong năm, sai quả. Cây cà chua có thể phát triển được ở bất cứ nơi nào, chỉ cần chú ý một chút tới các công đoạn kỹ thuật trồng cây, người trồng sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn.

Cà chua bi

Cà chua bi là một loại trái cây nhỏ, có hình dạng quả tròn hoặc dài, màu đỏ đều rất đẹp, vị chua nhưng ngọt hơn cà chua thường. Ngoài ra, cây cà chua bi còn được trồng trong chậu, vừa mang lại sản phẩm cây trái, lại vừa trang trí cho các khu ban công, hay hiên vườn,…

Cây và hạt cà chua giống

Bạn lựa chọn giống cà chua muốn trồng, nếu lần đầu tiên thì nên chọn giống phổ biến, được nhiều người ưa chuộng trồng là cà chua hữu cơ. Cây giống 1 tháng tuổi có thể mua tại cửa hàng cây, nếu bạn gieo cà chua từ hạt thì ươm hạt trước 1 tháng để có cây con đúng vụ.

Cà chua bi trồng 3 vụ trọng năm được phân bổ như sau:

  • Vụ xuân-hè: Gieo tháng 2-3; trồng tháng 3-4; thu hoạch tháng 5-6.
  • Vụ sớm: Gieo tháng 7; trồng tháng 8; thu hoạch tháng 9-10.
  • Vụ muộn: Gieo hạt tháng 10; trồng tháng 11; thu hoạch tháng 2-3.
  • Vụ chính: Gieo hạt từ 20-25/9; trồng từ 18-22/10; thu hoạch tháng 12-1.

Có thể gieo hạt vào bầu, vào khay xốp hoặc trên luống ươm rồi nhổ đi trồng sau 20-25 ngày tuổi khi cây có 3-5 lá thật, cứng cáp, không sâu bệnh.

Có thể gieo hạt vào bầu hoặc khay xốp

Đất trồng

Cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng bạn nên tham khảo các loại đất hữu cơ vừa sạch sẽ, vừa đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng trong chậu. Cà chua đòi hỏi đất trồng phải thật giàu chất dinh dưỡng hữu cơ. Cách đơn giản là bạn trộn đất và trấu cùng phân phân gà (có loại phân hữu cơ nào dùng loại đó). Nếu bạn không thể tự ủ phân xanh hữu cơ tại nhà thì có thể mua sẵn ở các cửa hàng.

Ánh sáng

Cà chua là cây ưa sáng, vì thế mà vị trí trồng lý tưởng nhất cho cây cà chua là nơi có đầy đủ ánh nắng mặt trời, ít nhất là 6 – 7 tiếng/ngày. Cà chua cần rất nhiều ánh nắng ấm áp để có hương vị thơm ngon.

Kỹ thuật trồng

1.Chuẩn bị hạt

Chọn hạt phù hợp với vùng sinh thái và mùa vụ định trồng.

Xử lý hạt trước khi gieo: ngâm hạt vào nước ấm khoảng 45-50oC (xử lý 3 sôi : 2 lạnh), thời gian 2 – 3 giờ sau đó để ráo nước rồi cho vào khan vải ngâm ủ ở nhiệt độ 25 – 30 oC cho đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo.

2. Gieo hạt

Có thể gieo hạt vào túi bầu, khay xốp hoặc khay nhựa có kích thước 60 x 45 cm với số lượng 40- 60 hốc/khay, trên khay có các lỗ bầu,đường kính 4,0- 5,5cm.

Khay gieo hạt phải để trong nhà có mái che, bằng vật liệu sáng

Giá thể: Hỗn hợp giá thể đưa vào khay ươm có thể trộn theo các công thức sau:

  • Đất : Bột xơ dừa : Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 1: 1: 1
  • Trấu hun : Đất : Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 3: 4:3.

Gieo hạt: Gieo 1 hạt/hốc, sau khi gieo phủ một lớp giá thể mỏng để che lấp hạt.

Khay gieo hạt phải để trong nhà có mái che, bằng vật liệu sáng (nylon hoặc tấm nhựa trắng).

3. Trồng và chăm sóc

Cây con có 4-5 lá thật, cao 10-12 cm, khoẻ mạnh, thân mập đều là nhổ đem trồng ra chậu.

Những cây cà chua có hình thái rễ chạy dọc lên cả phần thân, do đó bạn có thể trồng chúng sâu xuống đất, chỉ để phần lá non nổi trên mặt đất.

Cây con

Cây cà chua có hình thái rễ chạy dọc lên cả phần thân

Cây con có 4-5 lá thật, cao 10-12 cm, khoẻ mạnh, thân mập đều là nhổ đem trồng ra chậu.

Tưới nước thường xuyên

Thường xuyên tưới nước cho cây cà chua trong 1 – 2 tuần đầu tiên luôn luôn là một ý tưởng hay để giúp chúng cứng cáp và sinh trưởng tốt hơn. Cây cà chua dễ bị khô hạn khi chúng còn non.

Cà chua được 20 – 25 ngày cho thể sang chậu khi cây được 2 – 3 lá thật, cứng cáp, không sâu bệnh. Cà chua bị bạn có thể trồng trong chậu, thùng xốp, vườn đều được. Trồng trong chậu, chậu phải sâu 20cm.

Cây cà chua con ưa ẩm nên cần phải tưới nước thường xuyên

Chú ý:

Giữ ẩm cho đất không phải là tưới nước liên tục. Nếu đất bị sũng nước sẽ giết chết bộ rễ và tạo điều kiện để nấm phát triển, nhất là khi trời thực sự ấm áp hoặc nóng.

Tưới nước tập trung từ phần thân trở xuống, tưới đều quanh cây sẽ tốt hơn là tưới trực tiếp lên phần lá. Vì cách tưới này sẽ khuyến khích một số bệnh dễ gặp ở cây cà chua phát triển.

Tăng dần lượng nước tưới sau 10 ngày và đảm bảo rằng cây nhận khoảng 7.5 lít nước mỗi tuần, bắt đầu từ cuối tuần thứ 2 sau khi trồng.

Tưới nước sâu cho cây từ 2 – 3 lần mỗi tuần, mỗi lần tưới từ 3 – 4 lít nước. Có thể tăng lượng nước nếu cây lớn hơn và thời tiết nóng hơn. Trong trường hợp thời tiết quá khô và nóng, bạn có thể tưới nước thường xuyên hơn so với mức tiêu chuẩn.

Làm giàn

Khi cây cà chua được 1,5-2 tháng tuổi là lúc bạn cần làm giàn hoặc cọc để đỡ thân cây. Có thể dùng cọc tre, gỗ, ống nước hoặc sắt để giúp nâng đỡ thân cây cà chua không bị đổ gập hoặc gẫy khi ra nhiều quả. Kích cỡ của cọc đỡ hay giàn tùy thuộc vào loại cây cà chua mà bạn lựa chọn để trồng. Nếu chỉ trồng trong chậu nhỏ với cây cà chua anh đào thì chỉ cần một cái cọc dựng lên để đỡ cây, nhưng nếu là giống cây giống lớn hoặc trồng trong vườn thì phải dựng giàn đỡ, khung đỡ nhé.

Khi cây cà chua được 1,5-2 tháng tuổi là lúc bạn cần làm giàn hoặc cọc để đỡ thân cây

Giàn chữ A với 3 nẹp ngang hay thanh sắt vòng tròn quanh chậu, cao 1,6-1,7m, buộc thân chính bằng dây mềm dọc theo cây dóc đứng cho cây leo giàn.

Làm cho cây sai quả và bền cây: Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng. Mỗi cây chỉ để lại 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất, sau đó để cây ra nhiều nhánh sẽ cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa trái.

Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng.

Chú ý:

Tưới nước đủ ẩm cho cà chua, không để cà chua bị úng ngập hoặc độ ẩm quá lớn. Thường xuyên phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho cà chua.

Thường xuyên tỉa bỏ các lá già, lá sâu bệnh giúp cây thông thoáng, giảm sâu bệnh.

Mục đích bấm ngọn tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Có hai cách bấm ngọn tỉa cành, tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống cây thì dùng cách khác nhau.

Với cà chua sinh trưởng hữu hạn: Tiến hành bấm cành nhưng vẫn để lại một cành từ thân chính dưới nách cọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất. (Tất cả chồi non và cành khỏe cắt hết). Bấm ngọn khi cây đó ra được 4 – 5 chùm quả. Tính từ chùm quả cuối cùng lên chừa lại hai lá, phần ngọn phía trên bấm đi.

Quả sẽ xuất hiện từ khoảng 45-90 ngày tính từ thời điểm trồng cây xuống đất

Thu hoạch

Quả sẽ xuất hiện từ khoảng 45-90 ngày tính từ thời điểm trồng cây xuống đất. Ban đầu quả sẽ có màu xanh, sau đó là vàng, hồng và cuối cùng là đỏ đậm. Chất lượng quả cao nhất khi quả chuyển sang giai đoạn chín hoàn toàn (đỏ đậm). Khi quả chín hãy dùng dao hoặc kéo cắt quả. Hoặc có thể hái sớm hơn, giữ trong nhà để quả tự chín

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

2 cách trồng hành tây siêu đơn giản tại nhà

?

1. Trồng hành trong chai nhựa

Nếu gia đình bạn đông người và thường xuyên nấu ăn ngày 2 bữa thì đây là cách hợp lý nhất bạn nên thử. Chỉ mất khoảng một tuần và không tốn công chăm sóc, bạn sẽ có được một bình cây xanh tốt.

Trồng hành trong chai nhựa                               Cách trồng rất đơn giản theo các bước sau đây:

Bước 1: Bạn chỉ cần chuẩn bị một chai nhựa to khoảng 5 lít hoặc chai 2 lít, kích cỡ và số lượng to nhỏ tùy theo nhu cầu của gia đình.

Chuẩn bị chai nhựa

Bước 2: Tiếp theo, hãy khoan các lỗ nhỏ quanh bình với khoảng cách đều nhau và chiều rộng vừa đủ sao cho các nhánh lá có thể chui qua. Để tiện hơn cho việc trồng hành, bạn có thể cắt phần đầu của bình để việc trồng trọt được dễ dàng.

Khoan các lỗ nhỏ quanh bình với khoảng cách đều nhau

Bước 3: Trước tiên, bạn đổ 1 lớp đất mùn mịn khoảng 5-7cm xuống đáy bình, xếp lần lượt các củ hành xung quanh. Bạn cần lưu ý xếp sao cho phần rễ hướng vào trong, ngọn hướng ra phía lỗ trống đã khoan trước đó để hành mọc lá.

Đổ mùn vào bình và xếp hành

Bước 4: Sau khi xếp xong lớp hành đầu tiên, bạn đổ đất phủ lên lớp củ hành rồi xếp lần lướt các lớp củ – đất như ban đầu cho tới khi đầy bình.

Bình có thể xếp được nhiều lớp hành, mỗi lớp cách nhau một lớp mùn

Lưu ý:

Nếu bình trồng hành đã được cắt phần nắp bình thì bạn có thể đặt hành trên khắp nền đất ở lớp trên cùng như trong hình.

Bạn nhớ tưới nước bằng cách phun sương đều đặn vào các lỗ trống và đặt bình cây ở gần cửa sổ có ánh sáng tự nhiên.

Sau 1 tuần, gia đình sẽ có được một vườn hành xinh xắn, tươi ngon, thuận tiện khi cần nấu các món ăn có hành.

Sau một tuần hành sẽ bắt đầu mọc lá

Trồng hành tây trong chậu đất, thùng xốp

Chuẩn bị:

  • Đất: đất nhiều mùn, thoát nước tốt
  • Hành
  • Chậu, thùng xốp trồng có lỗ thoát nước.

Trồng hành trong chậu

Thực hiện:

Do hành trồng bằng gốc, nên người trồng cần chọn cây già, gốc to, lá cứng và không bị nhiễm sâu bệnh để trồng.

Trồng thành nhiều hàng, mỗi hàng cách nhau khoảng 20 cm, mỗi hốc trồng khoảng 2 tép. Chỉ nên cấy gốc hành xuống với độ sâu vừa phải – khoảng 3 cm, để giúp cho cây hành phát triển nhanh và mau nở bụi .

Hàng ngày tưới nước đủ ẩm cho cây và làm cỏ kịp thời để không ăn hết chất dinh dưỡng của hành.

Sau 30 – 40 ngày, cắt lá ăn dần và tiếp tục tưới nước, bón phân cho chậu cây.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam