Giải pháp thay thế kháng sinh và chất kích thích tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi

Kháng sinh đã không còn được phép sử dụng làm chất kích thích tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Có những giải pháp nào để giúp vật nuôi vẫn tăng trưởng tốt?

Một trang trại heo ở Trảng Bom (Đồng Nai) đang thử nghiệm B-safe

Nhiều giải pháp thay thế

Theo quy định trong Nghị định 39/2017, kể từ ngày 1/1/2018, kháng sinh dùng làm chất kích thích tăng trưởng không còn được phép trong TĂCN.

Tuy nhiên, quy định nói trên khiến cho nhiều chủ trang trại, hộ chăn nuôi lo lắng về khả năng tăng trưởng cùng như phòng chống dịch bệnh của vật nuôi so với khi còn được sử dụng TĂCN có kháng sinh làm chất kích thích tăng trưởng.

Thông tin từ các chuyên gia ngành chăn nuôi, cho hay, hiện đã có nhiều giải pháp tốt để thay thế kháng sinh trong TĂCN. Chẳng hạn, theo TS Dương Duy Đồng (ĐH Nông Lâm TP HCM), để đảm bảo an toàn dịch bệnh (ATDB) trong bối cảnh không sử dụng kháng sinh kích thích tăng trưởng trong TĂCN, về dinh dưỡng, có thể thực hiện nhiều giải pháp.

Trước hết, cần điều chỉnh không chỉ các chỉ tiêu dưỡng chất mà xem xét đến cả các thành phần nguyên liệu và chất bổ sung sử dụng trong công thức.

Các giải pháp cần cân nhắc: Giảm nguy cơ từ các vi khuẩn có hại bằng cách điều chỉnh hợp lý mức đạm thô, acid amin thiết yếu, hạn chế sử dụng nguyên liệu nguồn gốc động vật; tăng khả năng tiêu hóa thức ăn của vật nuôi với các chế phẩm enzyme (NSP enzyme, phytase, protease), chất nhũ hóa kết hợp với xử lý nguyên liệu hợp lý hơn.

Các nhóm chế phẩm sinh học có tác động duy trì sức khỏe và gián tiếp hỗ trợ tăng năng suất vật nuôi, gồm: Probiotics, vi khuẩn hoặc nấm men sống; chiết xuất thực vật; acid hữu cơ; prebiotics, vách tế bào nấm men; oligosaccharides; các peptides. Ở EU, các chế phẩm sinh học đã được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả trong việc thay thế kháng sinh trong TĂCN.

TS Dương Duy Đồng cho rằng, để sử dụng có hiệu quả các chế phẩm nêu trên, cần hiểu biết sâu sắc tính năng của từng loại, điều kiện ứng dụng (đối tượng vật nuôi, nguy cơ sức khỏe, các tác động qua lại của môi trường chăn nuôi) và khả năng sử dụng đơn lẻ hay phối hợp các nhóm chế phẩm hoặc một vài sản phẩm khác nhau trong cùng một nhóm chế phẩm.

Giải pháp B-safe

Để thay thế việc sử dụng kháng sinh kích thích tăng trưởng trong TĂCN, mới đây, tại TP HCM, Wisium (thương hiệu quốc tế chuyên về lĩnh vực premix và các dịch vụ tư vấn của Neovia) đã giới thiệu giải pháp B-safe.

B-safe là sự kết hợp giữa khoáng sét (zeolite) và đồng sunfate, với hàm lượng đồng thấp. Đồng chủ yếu được định vị trên bề mặt khoáng sét nên có tính phân tán cao. Các hạt khoáng sét rất mỏng, làm gia tăng đáng kể diện tích tiếp xúc của đồng với những mầm bệnh tiềm tàng. Do đó, sử dụng B-safe trong TĂCN sẽ giảm áp lực về môi trường nhờ giảm sự bài tiết đồng của vật nuôi.

B-safe được Wisium nghiên cứu và phát triển từ 15 năm qua. B-safe đã được kiểm chứng qua hơn 60 lượt thử nghiệm trên heo, gia cầm tại Mỹ, Canada, Mexico, Pháp, Hà Lan, Thái Lan và Malaysia, trong môi trường nghiên cứu R&D và trong điều kiện trang trại, với hơn 80% thử nghiệm đạt kết quả tốt. Ở Việt Nam, B-safe đã được thử nghiệm tại một số trang trại và có hiệu quả tích cực.

Các thử nghiệm cho thấy B-safe đã chứng minh có tác dụng trên vi khuẩn và có lợi đối với sức khỏe đường ruột. Các tác dụng cụ thể của B-safe gồm: Kiểm soát các khuẩn gây bệnh, hỗ trợ các khuẩn cộng sinh; đảm bảo sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột; bảo vệ quá trình tiêu hóa; giúp hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng; cải thiện hiệu quả tăng trưởng cho vật nuôi.

Với những đặc tính và tác dụng như trên, B-safe được coi là giải pháp đột phá thay thế kháng sinh kích thích tăng trưởng trong TĂCN.

Qua nhiều thử nghiệm thực tiễn, B-safe đã chứng minh là một giải pháp hoàn hảo từ thiên nhiên để thay thế các loại kháng sinh kích thích tăng trưởng.

Khi sử dụng B-safe kết hợp với các chất bổ sung hiệu quả khác cùng với việc lưa chọn con giống tốt, có thểlàm giảm hoặc ngừng sử dụng kháng sinh cho mục đích điều trị.

Ở EU, B-safe hiện đang được coi là một trong những giải pháp quan trọng để thay thế kháng sinh (các sản phẩm của Wisium đã tham gia vào việc thay thế kháng sinh trong TĂCN tại châu Âu từ 12 năm nay).

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Cảnh báo những hệ lụy từ “đạm giả” trong thức ăn chăn nuôi

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản về việc phát hiện một số doanh nghiệp sử dụng hóa chất trong sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, qua thanh tra đột xuất một số công ty sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát hiện một số doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh chất Cyanuric acide, Dicyandiamide và Ammelide trong “Bột dinh dưỡng cao đạm” để đưa bổ sung vào nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho cá da trơn, gia súc, gia cầm nhằm nâng cao độ đạm.

Tuy nhiên, việc nâng cao độ đạm này không có tác dụng về mặt dinh dưỡng (đạm giả), mặt khác gây tồn dư trên động vật và gây các bệnh về thận cho động vật và con người khi dùng sản phẩm có chất này.

Kiểm tra một cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi

WHO cho biết, 3 hoạt chất axit Cyanuric, Ammelide và Melamine có thành phần cấu trúc khá giống nhau và có thể có tác động như nhau. Nhưng các nghiên cứu về việc các chất trên và hàm lượng của nó là bao nhiêu, có thể gây nguy hiểm cho con người hay không thì chưa có nghiên cứu hay bằng chứng khoa học nào chỉ rõ.

Trước đó, khi phát hiện các chất này, Thanh tra Bộ NN-PTNT đã khẳng định, việc bổ sung các chất trên sẽ gây tồn dư đạm trên động vật, gây ra các bệnh về thận cho động vật và con người.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu Cục Chăn nuôi phối hợp với Tổng cục Thủy sản rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi đảm bảo không sử dụng các chất trên, thẩm định và chỉ định Phòng kiểm nghiệm đối với chất Cyanuric acide, Dicyandiamide và Ammelide phục vụ cho việc phát hiện, xử lý vi phạm. Nghiên cứu đề xuất việc đưa các chất trên vào danh mực chất cấm sản xuất, kinh doanh trong thức ăn chăn nuôi nếu đủ cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ công tác quản lý Nhà nước về thức ăn chăn nuôi.

Đồng thời, các đơn vị tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tác hại của việc sử dụng chất Cyanuric acid, Dicyandiamide và Ammelide; nâng cao cảnh giác và nói không với việc sử dụng hóa chất công nghiệp trong chăn nuôi, bảo vệ người chăn nuôi, sức khỏe người dân và chống hành vi nhập lậu, gian lận thương mại.

Nguồn: Vietnamplus được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Sử dụng bồn nylon nâng cao năng suất nuôi lươn trên cạn

Kỹ thuật nuôi lươn trên cạn

Người dân tại các huyện ở An Giang, Đồng Tháp đang đổ xô nuôi lươn trên cạn vào mùa nước lũ do mô hình này đem lại hiệu quả kinh tế khá cao và cách nuôi không quá phức tạp. Lươn là loài sống dưới bùn, nhưng với mô hình này, người nuôi không cần dùng nước mà lươn vẫn sống tốt, cho hiệu quả kinh tế.

Người dân tận dụng đất trống hai bên đường hoặc xung quanh nhà, đóng cọc xung quanh rồi trải nylon làm ô bao để nuôi. Bể nuôi thông thường có chiều dài khoảng 4m, ngang 2 – 2,5m, cao 1m trở lên. Trong bể, người nuôi bỏ đất bùn và các loại cây như lục bình, thân cây ngô, cây sậy, rơm khô, lá chuối… làm chỗ cho lươn trú ngụ.

Ông Nguyễn Văn Xuẩn, thành viên câu lạc bộ Nông dân ấp Vĩnh Lợi là một trong những nông dân đầu tiên tại xã này nuôi lươn trong bồn nylon. Với lượng lươn giống ban đầu là 400 kg (bình quân 25 – 30 con/kg), sau 7 – 9 tháng nuôi, ông Xuẩn thu hoạch được khoảng 980 kg lươn thịt.

Giá bán bình quân 70.000 – 140.000 đồng/kg, trừ chi phí, ông thu lãi gần 29 triệu đồng. Vào mùa nước nổi các năm sau đó, ông Xuẩn mở rộng diện tích và gần như mùa nào cũng thu lợi hơn 40 triệu đồng từ mô hình nuôi lươn trên cạn.

Sử dụng bồn nylon nâng cao năng suất nuôi lươn trên cạnNuôi lươn trên cạn trong bồn nylon cho nông dân năng suất, thu nhập cao.

Để nuôi lươn trong bồn nylon, nên chọn nơi khu vực đất cao, hướng về phía mặt trời, tránh gió bão, nguồn nước phong phú, chất lượng nước tốt. Diện tích xây bồn từ 10 – 30 m2 là thích hợp nhất, chỉ cần mua bạt nylon không thấm nước là có thể xây dựng thành bồn nuôi.

Chiều cao mỗi bồn từ 1 – 1,3 m, bỏ đất ruộng (đang canh tác) vào trong hồ lươn khoảng 1/2 – 2/3 diện tích để cho lươn chui vào đó cư trú. Nên độn thêm rơm, cây chuối mục để tạo môi trường tốt hoặc cho lục bình hay trồng rau mác, rau dừa vào trong hồ để tạo bóng râm trong bồn.

Mực nước trong bồn nuôi từ 20 – 30 cm, mực nước sâu quá, ảnh hưởng đến sức tăng trưởng của lươn. Lươn là loài không ưa ánh sáng nên trước khi bố trí bồn nuôi, phải có mái che hoặc làm giàn trồng cây leo tránh được sự thay đổi môi trường một cách đột ngột.

Sử dụng bồn nylon nâng cao năng suất nuôi lươn trên cạnLươn nuôi trong bồn nylon phát triển khá đồng đều. 

Chọn con giống: Nguồn lươn ngoài tự nhiên càng lúc càng cạn kiệt, việc sinh sản nhân tạo của lươn hiện nay còn rất hạn chế, đa phần người nuôi phải mua của người dân xúc ủ, đặt trúm, đánh bắt bằng xung điện…

Lươn có 3 loại (theo màu sắc). Loại I: lươn có màu vàng sẫm, phát triển tốt nhất. Loại II: màu vàng xanh, phát triển bình thường. Loại III: màu xám tro, chậm lớn. Kích thước lươn giống thả nuôi tốt nhất 40 – 60 con/kg. Lươn giống thả nuôi phải đồng cỡ, không bị sây sát, khỏe mạnh. Mật độ thả nuôi tốt nhất từ 60 – 80 con/m2.

Cách cho ăn: Lươn nuôi cần phải trải qua quá trình thuần hóa để quen với thức ăn. Giai đoạn từ 7 – 10 ngày đầu cho lươn ăn giun đất vào buổi tối. Sau đó, từ từ tập cho lươn ăn sớm hơn, khi lươn ăn mạnh, có thể cho ăn hai lần/ngày. Thức ăn cho lươn chủ yếu là các loại cá đồng, ốc bươu vàng, cua hoặc cá biển mua về xay ra cho ăn.

Trong quá trình chăm sóc, khi cho lươn ăn, cần phải nắm vững nguyên tắc “4 định”: (định chất, định lượng, định thời gian, định vị trí) để điều chỉnh thức ăn cho hợp lý. Không nên cho lươn ăn thức ăn bị hôi thối, thức ăn dư trong bồn từ 1 – 2 giờ nên vớt bỏ ra ngoài, nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến môi trường nước.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Châu âu có thể dùng ấu trùng ruồi làm thức ăn nuôi gà, lợn

Ủy ban châu Âu (EC) đang xem xét khả năng nuôi ấu trùng ruồi trong trang trại để cung cấp nguồn thức ăn giàu protein cho gia súc, gia cầm.

Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) khẳng định việc sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi không làm tăng rủi ro sinh học hoặc hóa học so với các hình thức chăn nuôi nào khác, New Atlas hôm 6/9 đưa tin. Côn trùng có thể trở thành nguồn thức ăn chăn nuôi tốt giúp con người thoát khỏi tình trạng thiếu hụt protein toàn cầu.

EFSA sử dụng kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp, Hà Lan, Bỉ để thực hiện báo cáo về những rủi ro môi trường khi nuôi côn trùng trong trang trại. Kết quả cho thấy, nếu chất nền nuôi côn trùng không chứa protein có nguồn gốc từ chất thải người hoặc động vật nhai lại, khả năng côn trùng phát triển các protein bất thường gây bệnh như bệnh bò điên sẽ giảm.

EU đang nghiên cứu khả năng sử dụng ấu trùng ruồi làm nguồn thức ăn chăn nuôi.EU đang nghiên cứu khả năng sử dụng ấu trùng ruồi làm nguồn thức ăn chăn nuôi. 

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn về quá trình tiêu thụ côn trùng của con người và động vật. Sự tích tụ của các hóa chất như kim loại nặng hoặc asen là một trong những vấn đề cần nghiên cứu thêm.

Ủy ban châu Âu (EC) đang xem xét dữ liệu và cân nhắc thực hiện dự án PROteINSECT do Quỹ EC tài trợ nhằm kiểm tra độ an toàn cũng như khả năng nuôi ấu trùng ruồi trong trang trại làm thức ăn chăn nuôi.

Kể từ năm 2013, các thành viên của dự án PROteINSECT đã làm việc với các chuyên gia châu Âu, Trung Quốc, châu Phi để nghiên cứu đưa hai loài ấu trùng ruồi vào chế độ ăn của gà, lợn, cá. Họ nuôi ấu trùng bằng chất thải hữu cơ, sau đó phân tích chất lượng và mức độ an toàn của nguồn thức ăn mới.

Theo Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), nhu cầu tiêu thụ thịt toàn cầu dự kiến tăng 72% từ năm 2000 đến năm 2030. Do đó, nguồn cung cấp protein trong thức ăn gia súc cần tăng lên nhanh chóng.

Việc nuôi côn trùng trong trang trại để cung cấp protein cho chăn nuôi sẽ giúp giải phóng đất để trồng cây, đáp ứng nhu cầu trực tiếp của con người và góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong tương lai.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam