Hiệu quả từ mô hình nuôi cá tai tượng sinh sản trong mương vườn

Thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) là địa phương phát triển về nuôi thủy sản nước ngọt, với diện tích ương nuôi cá giống khoảng 350 ha, có nhiều đối tượng được bà con quan tâm nuôi như tai tượng, trê lai, diêu hồng, rô phi, cá sặc rằn, cá tra… Trong đó, cá tai tượng là một trong những đối tượng có nhiều lợi thế như: thịt ngon, dễ tiêu thụ, giá bán cao, nên cá tai tượng đang được bà con đầu tư nuôi từ khâu nuôi cá bố mẹ cho đẻ, đến ương cá giống, nuôi cá thịt.

Hiện số hộ nuôi cá tai tượng sinh sản ở Thị xã Cai Lậy khoảng 200 – 300 hộ, với đàn cá bố mẹ từ 15.000 – 18.000 con, sản lượng cá bột tai tượng hàng năm từ 35 – 40 triệu cá bột. Trong đó, khoảng 50% cá bột được bà con để lại ương thành cá giống, còn 50% bán cho người nuôi ở trong tỉnh và ngoài tỉnh. Nhờ đó, góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho bà con nông dân…

Trứng cá tai tượng được ấp trong các chậu

Mô hình nuôi cá tai tượng sinh sản được bà con nuôi chủ yếu ở các xã: Phú Qúy, Nhị Quí, Nhị Mỹ, Tân Bình, Long Khánh…, nhiều năm qua đã mang lại hiệu quả cao cho người dân, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn. Điển hình như hộ anh Phạm Văn Tâm, (sinh năm 1974), ngụ tại ấp Phú Hưng, xã Phú Qúy.

Gia đình anh Tâm có 5 nhân khẩu, trong đó có 2 lao động chính, diện tích canh tác 9.000m2. Là một nông dân chí thú làm ăn, trước đây anh làm 3 vụ lúa mỗi năm, nhưng lãi không nhiều, đời sống còn nhiều khó khăn. Qua chương trình tập huấn và theo dõi tham quan những mô hình nông dân sản xuất giỏi tại địa phương, sau khi bàn bạc với gia đình, anh quyết định chuyển đổi 5.000m2 diện tích lúa, lên liếp trồng sầu riêng và thiết kế mương để nuôi cá tai tượng. Anh thiết kế 4 mương (rộng 3m, dài 120m, sâu 1,2 m), anh dùng lưới ngăn mỗi mương thành 4 ô, mỗi ô dài 30m; như vậy tổng cộng anh có 16 ô nuôi cá.

Anh Phạm Văn Tâm – một trong những hộ nuôi cá tai tượng điển hình

Trong mỗi ô anh thả tổng cộng 20 con cá bố mẹ tai tượng, trong đó 15 con cá cái và 5 con cá đực. Số cá bố mẹ thả tổng cộng là 320 con. Chi phí ban đầu từ mô hình gồm: Cá bố mẹ gần 500 kg, khoảng 30 triệu, với 240 con cá cái, mỗi năm đẻ gần 960 ổ trứng, số cá bột đạt khoảng 2,5 triệu con. Năm vừa qua, anh cho cá tai tượng đẻ, trừ đi chi phí anh thu lãi được 70 triệu đồng từ mô hình này.

Anh Tâm cho biết, nuôi cá tai tượng sinh sản phải được chuẩn bị cẩn thận theo các bước như sau:

Cải tạo mương

Vét sạch bùn, bón vôi liều lựợng 3 – 5 kg/100m2 mương, phơi mương 2 – 3 ngày, phải làm cẩn thận không để cá tạp, cá dữ còn lại trong mương, sau đó cấp nước đến độ sâu 1,2 m.

Chọn cá bố mẹ

Phải kỹ lưỡng, tuổi cá bố mẹ phải trên 2 năm tuổi, trọng lượng đạt từ 1,2 kg trở lên, không dị hình hay xay sát.

Thời gian nuôi vỗ

Từ tháng 10 – 11 âm lịch năm trước. Giai đọan đầu cho cá ăn thức ăn viên 26 – 28% đạm, với liều lượng 1 – 1,5% trọng lượng đàn, sau 2 tháng nuôi tích cực thì cá bắt đầu đẻ vào cuối tháng 12 âm lịch.

Làm ổ đẻ

Vật liệu cho cá đẻ được làm bằng xơ dừa; sử dụng những cây trúc để đan thành những giỏ hình nón, đường kính của miệng tổ dài khoảng 25cm, cắm tổ vào bờ để cố định sao cho miệng tổ thấp hơn mặt nước 20cm, cắm nghiêng xuống 15 – 20 độ so với mặt nước.

Cho cá đẻ

Cá thường đẻ vào thời điểm từ 16 – 18 giờ chiều. Khi quan sát thấy có giọt dầu nổi trước ổ hay có mùi tanh của trứng là cá đã đẻ, anh tiến hành thu trứng. Mỗi ngày anh thu được từ 4 – 5 ổ cá đẻ, mỗi ổ cá đẻ từ 2.000 – 6.000 trứng.

Ấp trứng

Sau khi thu trứng, đem trứng vào ấp trong thau. Hàng ngày anh thay nước và vớt trứng cá hỏng ra khỏi thau nhằm tránh ô nhiễm môi trường nước ấp và tránh lây lan nấm bệnh từ những trứng ung sang những trứng khỏe. Sau 3 ngày thì anh xuất bán cá bột, đầu vụ anh bán với giá 40 – 45 đồng/con cá bột.

Anh lưu ý, phải định kỳ cấp thêm nước mới vào mương cá bố mẹ để bù lại lượng nước bị thất thoát (khoảng 7 – 10 ngày/lần).

Khi cây sầu riêng 4 – 5 năm tuổi, anh chuyển cá bố mẹ sang mương khác vì cần lấy nước tưới cho sầu riêng, hơn nữa ao có nhiều bóng mát, sẽ ảnh hưởng tới sức sinh sản của cá. Khi sử dụng thuốc xịt sầu riêng, anh chỉ dùng thuốc sinh học không độc cho ao nuôi cá.

Toàn ấp Phú Hưng, xã Phú Qúy có gần 50 hộ chuyên nuôi cá tai tượng sinh sản, đã giúp bà con có cuộc sống ngày càng khấm khá hơn. Tuy nhiên, hiện nay, mô hình này có lúc cũng trầm lắng do cá tai tượng bị dịch bệnh thích bào tử trùng hay người dân còn gọi là bệnh “sùi bọt cua”, làm cho cá bố mẹ chết hàng loạt, đến nay chưa có thuốc đặc trị, người nuôi chỉ có biện pháp phòng bệnh như: cải tạo ao đúng kỹ thuật, chăm sóc cá bố mẹ tốt, khi cá bệnh phải trôn xác cá, không xả ra nguồn nước cá bệnh ra môi trường, có thể ngưng nuôi một thời gian là 6 tháng hoặc chuyển đối sang nuôi đối tượng khác.

Theo navifeed.com.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Thu 1 tỷ đồng/vụ từ nuôi cá tai tượng an toàn sinh học

Ông Đỗ Hiếu Liêm, 68 tuổi ở ấp Phú Khương B (Phú Kiết, Chợ Gạo) là người đi tiên phong và thành công với mô hình nuôi cá tai tượng an toàn sinh học, cho thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi vụ nuôi. Đây là mô hình mà ngành nông nghiệp tỉnh đang khuyến khích nông dân áp dụng, đồng thời có chủ trương nhân rộng ra những địa phương khác.

Một mô hình nuôi cá an toàn sinh học.

Xã Phú Kiết được xem là “cái nôi” của nghề nuôi cá bởi địa phương có dòng sông Bảo Định chảy qua cung cấp nước ngọt quanh năm, nông dân biết tận dụng diện tích mặt nước mương vườn sẵn có và đầu tư đào ao nuôi cá các loại, trong đó chủ lực là con cá tai tượng có giá thành hấp dẫn, ít tiêu tốn thức ăn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ phong trào nuôi cá, đã xuất hiện nhiều điển hình nông dân sản xuất giỏi nuôi cá làm giàu, trong số này có ông Đỗ Hiếu Liêm là “kiện tướng” nuôi cá ở địa phương.

Là người có thâm niên hơn 30 năm gắn bó với nghề nuôi cá, ông Đỗ Hiếu Liêm rất am hiểu và nắm vững kỹ thuật nuôi cá, đặc biệt là áp dụng nuôi theo mô hình an toàn sinh học. Từ quan niệm “muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi lợn”, trước đây, ông Liêm cũng từng nuôi các loại cá tra, trê lai kết hợp chăn nuôi lợn, nhưng do giá cả bấp bênh nên gần đây, ông bắt đầu chuyển sang nuôi cá tai tượng.

Hiện tại, với diện tích mặt nước khoảng 3.000m2, trung bình mỗi vụ nuôi, ông thu được hơn 20 tấn cá thương phẩm. Với giá bán từ 40.000 – 50.000 đồng/kg, mỗi vụ nuôi (khoảng 2 năm), cho thu nhập gần 1 tỷ đồng, trừ chi phí ông còn lãi trên dưới 50%.

Để tăng hiệu quả sản xuất, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, gần đây ông Liêm áp dụng mô hình nuôi cá tai tượng theo hướng an toàn sinh học. Ông Liêm cho biết: năm 2011, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tiền Giang, ông bắt tay đầu tư con giống thả nuôi cá tai tượng thương phẩm theo mô hình an toàn sinh học.

Trên diện tích 3.000 m2 mặt nước, với 6 ao (mỗi ao từ 300 – 500m2 mặt nước) xen trong vườn, ông thả nuôi 20.000 con cá tai tượng giống, kết hợp với cá sặc rằn. Cá được nuôi theo hai giai đoạn, gồm: Ao nhỏ thả cá giống ương nuôi khoảng 8-10 tháng để cá đạt trọng lượng khoảng 0,3 – 0,5 kg/con rồi tiếp tục san qua ao lớn nuôi đến đạt kích cỡ thương phẩm.

Mật độ thả từ 7-10 con/m2 (ghép thêm cá sặc rằn để giúp ổn định môi trường nước). Đến nay, cá đã đạt trọng lượng khoảng 1 kg/con và chuẩn bị đến thời kỳ thu hoạch. Theo tính toán, vụ cá nuôi theo mô hình an toàn sinh học đầu tiên này, ông thu về không dưới 20 tấn cá, thu nhập gần 1 tỉ đồng.

Ông Liêm chia sẻ: “ Để nuôi theo mô hình an toàn sinh học, đòi hỏi người nuôi phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình từ khâu chọn lọc con giống, thức ăn, mật độ thả… mà cán bộ kỹ thuật khuyến nông đưa ra. Nuôi cá theo mô hình an toàn sinh học, mỗi ngày phải có sổ sách ghi chép về liều lượng thức ăn trong ngày, các chế phẩm theo dõi xử lý ao, lượng rau cho cá ăn hàng ngày”.

Theo ông Liêm, nuôi cá an toàn sinh học có nhiều ưu điểm hơn so với cách nuôi truyền thống lồng ghép với chuồng trại trước đây là bảo vệ được nguồn nước không bị ô nhiễm, quản lý được dịch bệnh trên đàn cá nuôi và hơn hết là cung cấp sản phẩm “sạch” cho người tiêu dùng . Hiện nay, ngoài nuôi cá, trên diện tích 17.000m2 đất vườn, để tăng thêm thu nhập, ông còn kết hợp trồng các loại cây ăn trái có giá trị như: nhãn tiêu da bò, bưởi da xanh, dừa dứa…

Mô hình của ông Đỗ Hiếu Liêm đang được nhiều nông dân ở địa phương học hỏi, nhằm đa dạng hóa sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp, hướng tới làm giàu ở vùng đất thuần nông. Nhiều năm liền, ông Đỗ Hiếu Liêm được công nhận là nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh và được tín nhiệm bầu là chi hội trưởng Chi hội nghề cá xã Phú Kiết.

Nguồn: Cần Thơ TV được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nuôi cá tai tượng thương phẩm

Tại Việt Nam cá tai tượng phân bố tự nhiên ở sông Đồng Nai, khu vực La Ngà. Trên thế giới cá tai tượng có ở Borneo, đảo Sumatra (Indonesia), Thái Lan, Campuchia, Lào.

Cá tai tượng Osphronemus goramy

1. Chuẩn bị ao:

Nơi có nguồn nước tốt, dồi dào không bị ô nhiễm, có thể cung cấp suốt thời gian nuôi. Cải tạo ao; dọn sạch bùn, cây cỏ mục, lấp các hang cua mọi, tu sửa bờ ruộng có lưới chắc chắn, bờ cao hơn mực nước cao nhất 0,5m, chặt bỏ cây để không che quá 25% diện tích mặt nước.

Có thể sử dụng mương vườn, liếp rẫy có mặt nước từ 100 đến vài ngàn mét vuông để nuôi cá. Mức nước sâu thích hợp từ 1-2m. Sau khi đã vét bùn, bón vôi bột 10- 15kg/100m2 ao. Nếu c̣ó cá tạp, dùng dây thuốc cá đập dập lấy nước, rải theo tỷ lệ 4kg/100m2 mặt nước, phơi khô 5-7 ngày, bón phân lợn, phân bón: 20-30 kg/100m2, phân gà: 10-15 kg/100 m2, rải đều ao. Cho nước vào ao khoảng 40cm, sau 1 tuần, khi nước có màu xanh đọt lá chuối non, cho thêm nước vào tới 0,8-1m.

2. Thả cá và cho cá ăn:

a) Giống cá: Chọn cá đều cỡ khỏe mạnh, không bị xây xát, bị dị tật hoặc mang bệnh. Mật độ nuôi: 3-10 con/m2; nếu thả ghép tai tượng với cá mè trắng, cá hường thì mật độ 1 con/1m2 (để tận dụng thức ăn rơi vãi và làm sạch môi trường nước).

b) Thức ăn cho cá: sau 1 tháng ương cá tai tượng lớn thành cá giống và chuyển dần sang ăn thực vật là chính, giai đoạn đầu ta cho ăn thực vật nhỏ như: bèo cám, hoa đậu lá cải, lá rau muống, lá mì (sắn). Cá lớn hơn ăn hầu hết các loại rau, thực vật thủy sinh, phế phẩm nhà bếp. Cá ăn rau sẽ lớn chậm (2-3 năm đạt trên 1 kg); nếu có thức ăn tinh kèm theo rau, cá sẽ lớn nhanh hơn (1 năm đạt trên 1 kg). Tỷ lệ cho ăn rau khoảng 2-5% trọng lượng cá. Ngoài ra ta có thể thả rau xanh trên mặt nước cho cá ăn:

Thức ăn tinh (bột cá, đầu tôm, cá biển tươi, ruột ốc, cá con 30% + cám, xác đậu nành 30% + tấm, bắp 7% + bột lá g̣n 3%) + rau xanh 30%.

Thức ăn tinh (50% cám + 15% bột cá + 25% bánh dầu) và 10% rau muống.

Chế biến thức ăn: Rau muống, lá mì, rau lang thái nhỏ. Ốc, cá, cua nghiền nhỏ. Nấu cháo tấm với cá, cua, ốc, sau đó cho rau muống vào kết hợp với bột lá g̣n, xác đậu nành nấu riêng rồi trộn chung, để nguội trộn cám vừa đặt dính cho vào máng ép viên.

Cho cá ăn: Thời gian đầu cá c̣n nhỏ dùng sàng cho cá ăn, ngày 2 lần. Khi cá lớn dần ta phân đàn, rải đều thức ăn để cá lớn nhỏ đều ăn được.

3. Chăm sóc và quản lý cá nuôi:

Nếu trong thời gian nuôi mà cá lớn không đều ta kéo lưới, tuyển chọn cá lớn nuôi riêng để đạt cỡ thương phẩm, cá c̣òn lại trong ao đều cỡ sẽ mạnh và lớn nhanh hơn. Cách 45 ngày ta tuyển chọn cá 1 lần.

Cá có thể ăn phân gà, phân lợn. Cần thay nước thường xuyên. Vứt bỏ rau xanh mà cá ăn dư, cho rau mới vào. Nước được thay hàng tuần, tối thiểu nửa tháng/lần, nước phải sạch, tốt, có màu xanh lá chuối non. Giữ mức nước ổn định ở ao nuôi từ 1,2-1,5m.

Hàng ngày kiểm tra hoạt động của cá để xử lư kịp thời, kiểm tra bọng bờ, chống trộm cá.

4. Thu hoạch cá:

Chặn từng khúc mương hoặc từng phần ao, kéo lưới nhẹ nhàng, bắt cá bằng vợt, cho cá vào thùng chứa nước hay cho vào dèo (giai) chứa. Tuyệt đối không để cá bị khô.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.