Hải Dương: Cam ngon bón bằng Đậu Tương, Ngô Sạch

Vườn cam đường nhà anh Phạm Văn Triệu (Hải Dương) sai trĩu, quả đều tay, ngọt lừ. Đó là vì cây được tưới bằng nước sạch ngâm ngô, đậu tương.

Vườn cam sai trĩu quả của gia đình anh Triệu

Không bón cây bằng Kali, phân đạm hay các kiểu truyền thống khác, ở những vườn cam đường tại Hải Dương, người ta không ngạc nhiên khi các chủ vườn đổ hàng tạ ngô, đậu tương ngâm trong những hố nước sạch lớn. Tưới bằng nước này, những trái cam ở đây vừa ngọt vừa có vị thơm ngon hơn nhiều vùng khác.

Vườn cam nhà anh Phạm Văn Triệu (Vũ Xá, Thất Hùng, Kinh Môn, Hải Dương) rộng trên 1 ha. Cả nghìn gốc cam, cây nào cũng sai trái. Trái cam nào cũng đều tay to như nắm đấm.

Anh Triệu cho biết, gia đình anh đã trồng cam đường 7 năm nay. Cam đang vào mã, chỉ 2 tháng nữa là cho thu hoạch.

Nhưng, bất ngờ nhất là nhà anh Triệu tưới cây bằng nước sạch ngâm ngô, đậu tương. Anh chia sẻ: “Sau một thời gian mày mò, thử nghiệm, tôi phát hiện ra tưới cam bằng nước ngô, đậu tương ngâm sẽ tăng vị ngọt và vị thơm cho quả. Từ năm 2009 đến nay, nhà tôi thường xuyên áp dụng cách này. Với 1.000 gốc cam, mỗi năm tôi phải bỏ ra 5 đến 6 triệu tiền ngô và đậu tương”.

So sánh cây cam bón bằng kali và cam bón bằng ngô, đậu tương, nhiều người thấy rõ sự khác biệt. Cam bón bằng kali cũng có vị ngọt nhưng ăn xong có vị hơi chát ở cổ. Trong khi đó, cam được bón bằng ngô và đậu tương cho mùi thơm, ăn xong vị ngọt còn lưu lại. Chính vì thế, hàng chục chủ vườn cam tại đây hiện đều áp dụng phương pháp này.

Cũng giống như anh Phạm Văn Triệu, gia đình ông Hậu (Thái Thịnh, Kinh Môn, Hải Dương) cho hay, gia đình ông có 40 gốc cam lần đầu ra quả. Để trái được thơm ngon, ông đã đầu tư 40 kg ngô và 15 kg đậu tương, với chi phí khoảng 400.000 đồng, để ngâm nước tưới cho cây trong thời điểm cam vào mã.

Theo các chủ vườn cam lâu năm, một tháng tưới cho cam hai lần, duy trì như vậy liên tục trong 2 tháng đến khi cam xuất bán.

Anh Phạm Văn Triệu cho biết, hiện giá cam đường bán tại vườn đã ở mức 45.000-50.000 đồng/kg. Thương lái đến tận vườn đặt và hái quả, các chủ vườn không phải đi bán.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Kỹ thuật trồng cam năng suất cao.

Cây cam có tên tiếng anh là Orange tree, đây là cây nhỏ, có cành gai và lá thường xanh dài khoảng 4-10 cm. Cam bắt nguồn từ Đông Nam Á.

Chọn giống.

Chọn giống từ những trung tâm giống cây trồng uy tín, chất lượng như: trung tâm hạt giống cây trồng miền bắc, gian hàng cây giống học viện nông nghiệp.

Đất trồng.

Đất phải được dọn sạch cỏ, cày bừa kĩ, chia lô, rạch hàng, đào hố (hoặc làm mô trồng) và bón phân lót trước khi trồng khoảng 30 ngày. Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, người ta thương làm mô để trồng cam. Để đắp thành mô, tốt nhất dùng đất ao, nương vườn cũ đất mặt ruộng hay đất bãi bồi ven sông, phơi khô.

Mô có kích thước rộng 60-80cm, cao 20-30cm. Hoặc có thể trồng bằng hố với kích thước hố đào 40x40x40 hoặc 60x60x60. Ở vùng đồi núi cao cần đào hố sâu hơn, rộng hơn 70x70x70.

Kỹ thật trồng và chăm sóc.

 Kỹ thuật trồng. 

Các loại cam ghép gốc nhân vô tính (Chiết ghép), có thể trồng với mật độ dày hơn 800-1200 cây/ha.

Trước khi trồng một tháng, đất phải được dọn sạch cỏ, cày bừa kĩ, chia lô, rạch hàng, đào hố bón phân lót.

 Chăm sóc. 

Thời kỳ kiến thiết cơ bản cây cam chưa có quả cần chú ý xen tỉa cành tạo tán cho cây. Người ta cắt tỉa bớt các cành nhỏ, cành vợt và cành mọc sâu trong tán. Đặc biệt cần tỉa bỏ những cành nhánh bị sâu gây hại. Công việc tỉa cành, tạo tán cũng cần được tiến hành thường xuyên hàng năm sau mỗi mùa thu hái quả. Cần cắt bỏ những cành khô, cành tăm, cành quả mọc yếu và những cành bị sâu bệnh gây hại nhằm tạo tán cây thông thoáng, loại bỏ một phần sâu bệnh hại.

Hoa cây ăn quả có múi thường rất nhiều, nhưng tỉ lệ đậu quả thường thấp, chỉ vào khoảng 2-8% tùy thuộc vào điều kiện thời tiết chăm bón và đặc điểm giống, loài. Do đó thời kì nụ, hoa, quả non, người ta thường tỉa bớt các hoa dị hình, nhưng hoa quả non ra muộn và ở các vị trí không thích hợp cho việc hình thành và phát triển quả. Công việc này có thể được thực hiện bằng cách phun các chất điều hòa sinh trưởng.

Việc tỉa cành, tạo tán cũng cần được tiến hành thường xuyên hàng năm sau mỗi mùa thu hoạch. Cần cắt bỏ những cành khô, cành tăm, cành quả mọc yếu và những cành bị sâu bệnh gây hại nhằm tạo tán cây thông thoáng loại bỏ một phần sâu bệnh hại.

Bón phân.

Tùy vào tuổi của cây, điều kiện tự nhiên, khí hậu mà tiến hành bón phân cho vườn cam có khác nhau.
Cây cam từ 1-3 tuổi cần lượng phân bón cho 1 cây: 70-300g ure; 100-300g DAP và 100g clorua kali (KCl).

Cây 4-6 tuổi bón: 350-450g ure; 450-550g DAP và 250g clorua kali/cây.

Cây 7-9 tuổi bón: 600-750g ure; 650-850gDAP; 350g clorua kali/cây

Cây 10 tuổi bón: 800-1700g ure; 900-1100g DAP, 450g clorua kali/cây.

Xử lý ra hoa cho cây cam.

Ngưng tưới và rút nước mương khoảng 2-4 tuần cho đến khi cây vừa “xào lá” khi lá hơi héo vào buổi chiều nhưng sáng mai không tươi lại hoàn toàn. Sau đó tưới nước đẫm lại ba ngày liền, ngày tưới hai lần. Ngày thứ tư thì tưới mỗi ngày/lần.

Sau khi tưới nước lại bộ lá tươi trở lại, phun thuốc kích thích ra hoa HVP-AUXIN ORGANIC , phun sương đều tán cây và trong thân cây hai lần (5 ngày/lần) thúc ra hoa đồng loạt, sau khi cây ra đọt non tưới hai ngày/lần.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây cam. 

Có một số loại sâu, bệnh thường gặp ở cây cam như:

Sâu vẽ bùa hay đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với bệnh loét gây nên. Phòng trừ bằng cách tỉa cành, bón phân hợp lý, điều khiển sự ra chồi đồng loạt để hạn chế sư lây nhiễm liên tục trong năm và phun thuốc sớm ngay từ giai đoạn cây ra lộc non .

Sử dụng 1 trong các loại thuốc: Phosphomidon, Dimethoate, Trigard, Abamectin và Dimilin có hiệu quả phòng trị tốt sâu vẽ bùa. Bên cạnh các loại thuốc hóa học thì hiệu quả của dầu khoáng đối với sâu vẽ bùa cũng đã được khẳng định.

Thu hoạch và bảo quản.

Khi quả già, vỏ quả hơi vàng màu đặc trưng của giống thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại. Nếu vận chuyển đi xa khi đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả). Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.