Bí quyết vươn lên làm giàu từ sầu riêng

Những vụ sầu riêng gần đây, nhiều nông hộ được mùa, trúng giá, tiêu thụ nhanh gấp nhiều lần so với trước.

Nhân viên của Syngenta hướng dẫn kỹ thuật canh tác và cách quản lý sâu bệnh hại sầu riêng.

Thời tiết khá thuận lợi cộng với việc bà con đầu tư chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, bón phân cân đối kèm theo một số bí quyết trị sâu bệnh nên cây sầu riêng phát triển, cho năng suất cao. Đã có khá nhiều hộ khá lên nhờ loại cây trồng đặc sản này.

Niềm vui chung từ… sầu riêng

Gia đình ông Trần Hữu Phong ở Mỹ Vĩnh, Cai Lậy, Tiền Giang trước đây trồng màu trên đất vườn tạp, thu nhập rất bấp bênh. Gần 20 năm trước, ông Phong chuyển sang trồng sầu riêng và đến giờ, ông vẫn thấy đây là sự thay đổi cây trồng hợp lý. Nhờ được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên diện tích sầu riêng Ri6, Monthong của gia đình ông Phong cho năng suất bình quân 2,5-3 tấn/công (1.000m2). Đặc biệt, quả sầu riêng có gai đều, đầy hộc rất được thương lái ưa chuộng.

Với giá bán như hiện nay, sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình ông Phong thu lãi hàng trăm triệu đồng. Từ một hộ khó khăn, gia đình ông Phong đã vươn lên có thu nhập khá, có điều kiện cho con cái ăn học đàng hoàng.

Niềm vui của ông Phong cũng là niềm vui chung của nhiều bà con nông dân trồng sầu riêng ở Tiền Giang, đặc biệt là nông dân vùng chuyên canh, khi loại trái cây đặc sản này mang lại cho bà con nguồn lợi kinh tế rất lớn.

Không chỉ ở Tiền Giang, đến thăm gia đình ông Phạm Văn Hoán ở xã Hòa Trung, huyện Di Linh, Lâm Đồng, ông Hoán dẫn chúng tôi đi thăm vườn cà phê trồng xen với sầu riêng gần 10 năm tuổi của mình.

Ông Hoán cho biết cà phê là cây ưa bóng, sầu riêng lại là cây có tán rộng, khi trồng xen canh với mật độ thích hợp sẽ có tác dụng hỗ trợ cho nhau. Sầu riêng không chỉ giúp che nắng mà còn tận dụng được lượng nước và phân dư thừa bón cho cây cà phê. Những vườn cà phê trồng dưới tán sầu riêng vẫn cho năng suất ổn định từ 5 – 5,5 tấn/ha.

Bắt đầu trồng sầu riêng từ năm 2012, đến nay ông Hoán đã có 300 cây sầu riêng, trong đó có 30 cây đang cho thu hoạch với năng suất trung bình 200kg/1 cây, tương đương 18-20 tấn/ha. Hằng năm, lợi nhuận thu được từ sầu riêng của gia đình ông Hoán khoảng 300 triệu đồng.

Ông Hoán nhận thấy việc trồng xen sầu riêng với cà phê mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trước đây. Tuy nhiên, ông vẫn không trồng độc canh mà chỉ xen canh, mùa nào quả đấy.

Ông Hoán phấn khởi cho biết, không chỉ được mùa, được giá mà nông dân phấn khởi vì hiện thương lái đến tận vườn đặt cọc thu mua sầu riêng nên người ông hoàn toàn yên tâm về đầu ra cho sản phẩm.

Giống như những cây trồng khác, những nông hộ canh tác cây sầu riêng đều canh cánh nỗi lo sâu bệnh. Tuy tốc độ gây hại của bệnh không tức thời như đối với các cây trồng khác như cây tiêu hay cây cà phê, nhưng nếu không chú ý, thiệt hại do bệnh trên cây sầu riêng sẽ lớn hơn do loại cây này có thời gian phục hồi lâu hơn, tốn thời gian và công sức hơn.

Trên thực tế, để có được quả sầu riêng thơm ngọt, những người nông dân như ông Phong, ông Hoán phải dày công chăm chút, tỉ mỉ trong từng khâu để bắt đúng bệnh và phòng trị hiệu quả cho cây.

Bí quyết trị bệnh nằm ở đâu?

Theo ông Phong, lúc mới chuyển sang trồng sầu riêng, ông cũng phải đi học hỏi nhiều nơi, nhất là tại các hội thảo dành cho nông dân. Tại đây, ông được các kỹ sư nông nghiệp hướng dẫn khá tỉ mỉ về quy trình, cách chăm sóc cây. Ông được biết trong số các bệnh trên cây sầu riêng, mối quan tâm của các nhà vườn là bệnh do nấm Phytophthora gây ra. Bệnh này gây ra tình trạng thối nứt thân xì mủ và đặc biệt là thối rễ. Nấm phát triển và lây lan mạnh trong đất làm cho bộ rễ bị hư hại, làm giảm khả năng hấp thu nước và chất dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng nứt thân xì mủ, có thể gây chết cây hàng loạt.

Cũng nhờ có các chuyên gia nông nghiệp, ông mới biết một trong những tác nhân làm trung gian lây lan bệnh trên cây sầu riêng chính là tuyến trùng. Triệu chứng khi bị tuyến trùng gây hại là rễ cây có nhiều vết sưng hoặc vết thương, khi đó, nấm Phytophthora sẽ “lần theo” nhưng vết thương này để tấn công làm thối rễ, dẫn đến giảm hay mất khả năng hấp thu, khiến cây vàng lá, thiếu dinh dưỡng và chết dần, đặc biệt là bệnh có thể gây hại cả cây con.

Trên thực tế, tuyến trùng luôn hiện diện trên đất trồng, khó lòng diệt trừ triệt để. Nếu muốn tránh nấm Phytophthora lây lan qua con đường tuyến trùng, nhà vườn cần đồng thời áp dụng nhiều biện pháp.

Ông Phong cho biết: Đầu tiên, phải chú ý khâu chọn giống sạch nấm bệnh, làm đất kỹ, thiết kế hệ thống cấp và thoát nước hợp lý, tránh ngập úng, tăng cường bón phân hữu cơ và vôi bột hàng năm, quản lý cỏ dại… Nếu đã làm tốt những khâu này thì nguy cơ bệnh hại là rất thấp. Tuy nhiên, một khi bệnh xuất hiện thì lúc đó phải dùng đến các loại thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ nấm và tuyến trùng.

Ông Phong kể: “Lúc đầu tôi cũng không biết bí quyết gì đâu. Một lần tham dự khóa tập huấn cho nông dân trong hợp tác xã, tôi may mắn được một chuyên gia của Syngenta bày cho sử dụng Tervigo 020 SC tưới gốc để trị tuyến trùng trên cây sầu riêng. Tôi đã từng nghe là Tervigo 020SC có hiệu quả đối với cà phê, hồ tiêu, thanh long… nhưng không ngờ, với cây sầu riêng, hiệu quả cũng rõ rệt luôn. Tôi được biết là tuyến trùng thường chỉ xâm nhập ở tầng đất mặt từ 0-20cm và cũng là nơi mà rễ tơ của cây sầu riêng phát triển mạnh, gặp Tervigo, tuyến trùng đúng là gặp khắc tinh luôn đó”.

Tervigo là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, với hoạt chất Abamectin, đặc trị tuyến trùng, khi tưới gốc sầu riêng kèm theo loại thuốc trừ nấm đặc hiệu sẽ giúp ngăn ngừa thối sưng rễ và vàng lá. Do được sản xuất bằng công nghệ huyền phù đậm đặc nên khi tưới vào đất Tervigo sẽ được duy trì quanh vùng rễ, nhờ đó hiệu lực trừ tuyến trùng kéo dài, giúp tiết kiệm chi phí, tối ưu hiệu quả đầu tư.

“Nhiều người cứ hỏi tôi bí quyết khiến cây sầu riêng khỏe, xanh mướt. Thực ra do Tervigo được sản xuất theo công nghệ Chelate sắt, nên ngoài khả năng diệt tuyến trùng hiệu quả sản phẩm còn cung cấp thêm vi lượng sắt cho cây, đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp nên diệp lục tố, gián tiếp kích thích cây trồng ra rễ mạnh hơn sau khi được tưới vào vùng rễ. Đây là lý do vì sao mà sau khi tưới Tervigo, cây sầu riêng khỏe, xanh lá, ra nhiều rễ non,cuối cùng là vườn sầu riêng cho năng suất cao”, ông Phong nói.

“Qua kinh nghiệm sử dụng thực tế, tôi nhận thấy Tervigo ít ảnh hưởng đến giun và các vi sinh vật đất, do vậy rất yên tâm sử dụng. Thực ra bí quyết của tôi chỉ có vậy thôi, rất đơn giản và ai cũng có thể áp dụng được”, ông Phong cười.

Còn theo ông Hoán, khi thực hiện mô hình trồng xen cây cà phê và sầu riêng, ông được tư vấn kỹ thuật và cách quản lý sâu bệnh hại trên cà phê và sầu riêng rất tỉ mỉ.

“Lúc mới trồng, một số cây cứ vàng lá, rồi cây con cứ phát triển được một thời gian là chết yểu, tôi cũng lo lắm. Sau mới biết thủ phạm là nấm, mà tác nhân trung gian là tuyến trùng nên tôi đã sử dụng ngay sản phẩm Tervigo kết hợp với thuốc trừ nấm. Các kỹ sư của Syngenta đã hướng dẫn tỉ mỉ cho tôi quy trình canh tác, đặc biệt là hướng dẫn cách sử dụng thuốc BVTV tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe nông dân cũng như cây trồng, tránh dư lượng trên sản phẩm,” ông Hoán nói.

Ông Nguyễn Huy Cường – đại diện Công ty Syngenta cho biết hiện đang bước vào đầu mùa mưa, ẩm, thời điểm dễ phát sinh các dịch bệnh trên cây trồng. Nếu không chăm sóc sầu riêng hợp lý, dịch bệnh có thể bùng phát làm ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Để cây sầu riêng cho năng suất, chất lượng cao bà con cần áp dụng đồng thời nhiều biện pháp trồng và chăm sóc khác nhau, cải tạo đất canh tác tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho cây sầu riêng phát triển.

Để hạn chế nấm Phytophthora palmivora lây lan, bà con cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện nấm bệnh, chú ý vệ sinh vườn thường xuyên, sử dụng thuốc BVTV đúng liều lượng.

“Không riêng gì với cây sầu riêng, Syngenta mong muốn hỗ trợ bà con chăm sóc tất cả các loại cây trồng thông qua các sản phẩm hiệu quả, chi phí hợp lý, cho năng suất cao. Sự tin tưởng của bà con khi lựa chọn sản phẩm của Syngenta Việt Nam chính là thước đo cho những thành quả mà chúng tôi đạt được trong suốt thời gian qua. Chúng tôi mong bà con trồng sầu ai cũng giàu, mà không ai rầu cả”, ông Cường nhấn mạnh.

Nguồn: nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi FarmTech VietNam.

Làm giàu từ khoai lang tím

Hai bàn tay trắng, dắt díu vợ con chọn vùng đất nhiễm phèn nặng giữa Tứ giác Long Xuyên để mưu sinh, vậy mà bây giờ Phan Thành Tiến, ở ấp Vĩnh Lợi (xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) đã trở thành tỉ phú. Bí quyết gì? Tất cả nhờ vào cây khoai lang tím Nhật.

khoai lang tím

Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ), Tiến đã trải qua nhiều năm bám ruộng đồng trồng màu và trồng lúa nhưng thu nhập không cao. Thấy khó làm ăn, Tiến cương quyết bỏ quê nhà cùng vợ con đi làm thuê cho các ông chủ trồng khoai lang ở Bình Tân (Vĩnh Long), Hòn Đất (Kiên Giang)…

Suốt 5 năm trời làm thuê, anh đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm, nắm bắt kỹ thuật trồng và biết vùng đất nào thích hợp cây khoai lang cho năng suất cao. Năm 2009 anh được một người bạn mời về vùng đất ở xã Vĩnh Phước (huyện Tri Tôn) chơi. Đó là một vùng đất rộng, trồng lúa một năm chỉ 1-2 vụ là tối đa nên người cho thuê đất khá nhiều. Nuôi ý định trồng khoai lang tím Nhật từ lâu nên Tiến thấy vùng đất này thích hợp quá.
Đầu năm 2010 anh quyết định cùng vợ con về Vĩnh Phước thuê đất trồng khoai lang. 5 năm đi trồng khoai lang mướn được 50 triệu đồng cộng thêm 2 chỉ vàng hồi môn lúc cưới, vợ chồng Tiến thuê 5 ha đất. Năm đầu tiên mua giống khoai lang tím Nhật ở Hòn Đất về trồng thử. Chưa đầy 1 tháng, ruộng khoai xanh tốt, ít bệnh. Đến vụ thu hoạch bán trên 200 triệu đồng. Thắng lợi to quá, Tiến đầu tư mở rộng diện tích thành 15 ha và thắng tiếp gần 350 triệu đồng ở vụ thứ hai.

Có đồng vốn kha khá, đầu năm 2011 gia đình anh dồn hết tiền thuê 52 ha để trồng tiếp khoai lang tím Nhật. Chỉ sau một thời gian ngắn, 52 ha đất vốn nhiễm phèn được phủ xanh mơn mởn toàn khoai lang tím Nhật. Bằng kinh nghiệm của mình, anh Tiến đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Từ cày xới, lên luống, bơm tưới, thu hoạch đều bằng máy. Nhân công chỉ nhặt khoai, chọn khoai và đóng gói nên chi phí rẻ.

Khoai lang tím Nhật có thể trồng quanh năm và cho thu nhập cao, gấp đôi các loại khoai khác. Đây là giống khoai chất lượng cao, dễ trồng, từ 4- 4,5 tháng cho thu hoạch, năng suất từ 13-15 tấn/ha. Bình quân mỗi dây khoai cho từ 3-7 củ, ít bị sùng ăn.

Theo kinh nghiệm của anh Tiến, bón phân đầy đủ và thường xuyên phòng trừ sâu hại, xử lý nước kịp thời, năng suất, chất lượng khoai sẽ cao. Nếu bán theo giá hợp đồng 15.000 đồng/kg, vụ này anh thu về 7-9 tỉ đồng. Trừ hết các chi phí vật tư, tiền thuê đất và nhân công vẫn còn lãi từ 3-4 tỉ đồng. Sang năm 2012 anh sẽ mở rộng diện tích trồng khoai lang tím lên 100 ha.

Ông Nguyễn Văn Vân, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn đánh giá: Anh Tiến là một nông dân giỏi, dám nghĩ dám làm. Anh là người đầu tiên trồng khoai lang làm giàu trên vùng đất lũ của xã Vĩnh Phước này. Góp phần đưa nền kinh tế nông nghiệp ở một xã nghèo vươn lên và tạo công ăn việc làm ổn định cho 40 lao động tại địa phương.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Nuôi trùn quế làm giàu

Tình cờ anh Hồ Văn Tây, 39 tuổi, một chủ trang trại ở Diên Xuân (Diên Khánh, Khánh Hòa) học được nghề nuôi trùn quế từ một người bạn Việt kiều ở Úc. Và nghề nuôi trùn quế đã giúp anh làm giàu sau bao lần thất bại trong kinh doanh.

nuôi trùn quế làm giàu

Anh Tây đưa tôi đi xem trang trại nuôi trùn quế của anh trên một ngọn đồi nhỏ, bạt ngàn mía và cỏ voi thuộc thôn Xuân Nam, xã Diên Xuân. Hàng dãy nhà lá nối tiếp nhau chạy dài như một nhà máy lớn. Bên trong từng căn nhà, các ô nuôi trùn xếp bằng gạch, nối tiếp nhau dày đặc một màu đen toàn phân và phân. Một công nhân đang tưới giữ ẩm cho các ô nuôi trùn. Anh Tây chỉ vào một ô nuôi, hồ hởi: “Nuôi trùn rất thú vị, phân bò đưa vào đây chỉ trong 10 – 15 ngày, con trùn đã biến phân sống thành phân vi sinh, bón rất tốt cho cây trồng. Con trùn quả là một nhà máy chế biến tuyệt vời…”.

Được biết, phân trùn là chất dinh dưỡng tuyệt vời đối với cây trồng. Phân chuồng sau khi qua “công đoạn” xử lý của trùn đã trở thành thức ăn bổ dưỡng, rất dễ hấp thụ đối với cây trồng. Chính vì vậy, trang trại của anh bán rất chạy loại phân này. Hiện nay, nguồn thu nhập chính từ trang trại là bán phân trùn. Mỗi tháng trang trại có thể sản xuất từ 15 – 20 tấn phân trùn. Với giá bán hiện tại 2.000 đ /kg, anh Tây thu về một nguồn lợi không nhỏ. Anh Tây cho biết, thị trường tiêu thụ phân trùn rộng khắp, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên, hiện nay trang trại không đủ sức cung cấp cho thị trường. Phân trùn có thể bón cho rất nhiều loại cây trồng: từ cây lương thực (lúa, màu), cây ăn quả (thanh long, cam, bưởi…), cây công nghiệp (cà phê, chè, tiêu, cao su…), đến cả cây cảnh; đây cũng là loại phân cao cấp không sợ bị lạm dụng. Dân trồng laghim ở Đà lạt (Lâm Đồng) rất thích tìm mua loại phân này. Để phát triển thị trường, anh Tây mua thiết bị chế biến phân, in bao bì (25 kg) và lập nhà kho để chứa phân.

Nuôi trùn quế rất đơn giản, sau khi đem phân bò về, lượm rác, sỏi đá, tạp chất; dùng thuốc xử lý vi khuẩn, mầm bệnh; đưa vào ô nuôi, tưới giữ ẩm và chờ ngày “ra” thành phẩm. Sản phẩm bao gồm: trùn quế (sinh khối) và phân vi sinh. Cả 2 đều có thể bán. Giá trùn quế sinh khối hiện tại 9.000 đ /kg, là thức ăn cao cấp của các loài tôm, cá, ba ba, heo, gà… Tuy nhiên, hiện nay việc bán sinh khối gặp khó khăn về đầu ra nên trang trại chủ yếu bán phân vi sinh và sinh khối cho các hộ có nhu cầu. Để có thức ăn cho trùn, mỗi tháng anh Tây mua khoảng 20 m3 phân chuồng, chủ yếu là phân bò ở các nơi về với giá từ 40 – 50 ngàn đồng /m3. Anh cho biết, tiền lãi nuôi trùn quế từ đầu năm đến nay đã lên tới 150 triệu đồng. Có thể nói, trùn quế là đối tượng nuôi kinh tế xếp đầu bảng, vượt xa các đối tượng nuôi khác trong nông nghiệp. Đến nay, anh Tây đã xây dựng được 10 trại nuôi, mỗi trại có diện tích 100 m2. Lượng sinh khối lên tới vài chục tấn. Để duy trì sản xuất, anh thuê 12 người giúp việc để nuôi trùn, trồng cỏ voi (1 ha) và chăm sóc đàn bò (70 con), thu nhập mỗi lao động từ 1 – 1,2 triệu đồng /tháng.

Được biết, ở nước ngoài, nghề nuôi trùn quế rất phát triển và con trùn được chế biến thành nhiều sản phẩm cao cấp như: trà trùn, biscuis trùn và phân trùn cũng là phân vi sinh cao cấp. Anh Tây cho biết, tổng vốn đầu tư vào trại trùn quế đến nay đã lên đến 500 triệu đồng nhưng anh rất tin tưởng vào tương lai của nghề này. Hiện tại, nhiều đơn vị trong đó có Công ty Cao su Việt Lào (Gia Lai) đang đặt vấn đề mua phân vi sinh của anh với số lượng lớn nhưng do khả năng còn yếu nên anh chưa dám nhận đơn đặt hàng vì sợ đáp ứng không đủ. Anh dự định sẽ mở rộng trại trùn lên 5.000 m2 để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam