Ghép thành công cà chua trái vụ cho hiệu quả cao

Các cán bộ kỹ thuật ở Phòng kinh tế Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) phối hợp với Viện nghiên cứu rau quả Trung ương ứng dụng thành công phương pháp ghép cà chua lên gốc cà tím trái vụ cho hiệu quả kinh tế cao.

                            Ghép thành công cà chua trái vụ cho hiệu quả cao

Kết quả bước đầu cho thấy, cà chua ghép trên gốc cà tím phát triển khỏe, thời gian sinh trưởng dài hơn so với cà chua không ghép. Năng suất cà chua ghép trái vụ đạt tới 35- 40 tấn/ha, chất lượng không thua kém cà chua trồng chuyên canh chính vụ.

Giá bán cà chua trái vụ cao hơn so với cà chua đông chính vụ từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng/1 kg nên mỗi ha đạt giá trị từ 150 – 250 triệu đồng.

Đạt được kết quả này, các nhà chuyên môn đã kết hợp sử dụng gốc ghép cà tím giống EG 203 ghép với các giống cà chua VL 3500, VL 642, Savior trồng trái vụ vào tháng 7 và tháng 8; đồng thời áp dụng kỹ thuật gieo hạt cà tím, cà chua trong bầu.

Khi cây cà tím, cà chua cao 12 – 18 cm, có 3 – 4 lá thật tiến hành ghép. Dùng dao lam cắt vát cây cà tím, cây cà chua phía trên 2 lá mầm, dùng ống cao su giữ gốc ghép và ngọn ghép áp sát 2 mặt vát vào nhau.

Để cây sinh trưởng phát triển đưa cây ghép vào nhà che nilon để giảm bớt cường độ ánh sáng, giữ ẩm cho cây ghép bằng cách phun mù 2 tiếng một lần nếu trời nắng to.

Giữ cây ghép trong nhà một tuần. Khi vết ghép đã liền, đưa cây ra nhà có mái che sáng để cây quang hợp trong 3 – 4 ngày thì có thể trồng ra đồng.

Với phương pháp canh tác này đã hạn chế được bệnh héo rũ do vi khuẩn, hoặc chết héo do nấm ghép cà chua lên gốc cà tím.

Ngoài ra gốc ghép cà tím còn có khả năng chống ngập úng rất tốt, đặc biệt là cà chua trồng trái vụ, chất lượng quả của giống không thay đổi./.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật trồng mãng cầu xiêm cho năng suất cao nhất

Mãng cầu xiêm là thực phẩm qúy nhờ giàu chất khoáng: lân, canxi và rất nhiều Vitamin B 1, B2 ,P,C có vị chua ngọt rất ngon khi làm nước sinh tố và được người dân rất ưa chuộng.

Trái mãng cầu xiêm lớn hơn mãng cầu ta rất nhiều, nặng trung bình từ 1-2 kg có khi lớn hơn nữa, vỏ ngoài nhẵn chỉ phân biệt múi nọ với múi kia nhờ mỗi múi có một cái gai cong, mềm vì vậy còn có tên là mãng cầu gai. Nếu biết kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm sẽ cho năng suất rất cao.

Nhân giống

Kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm không khó để có năng suất cao nhất
Kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm không khó để có năng suất cao nhất

Mãng cầu xiêm thường nhân giống bằng hạt, song nó cũng có thể trồng bằng cây đã lớn được bứng lên cẩn thận, bằng chiết cành, ghép mắt và ghép cành. Có thể gieo hạt trong các bầu hay trên líp đất có hơi pha cát. Gieo hạt sâu chừng 1cm và cách nhau 2 – 2,5cm. Che nắng cho hạt và tưới giữ ẩm thường xuyên. Hạt tốt có thể nảy mầm từ 85 – 90% trong 20 – 30 ngày.

Cách trồng và khoảng cách trồng

Đào hố rộng 30 – 50cm, sâu 30 – 50cm, tùy cây lớn nhỏ. Nếu trồng luôn bầu cây thì hố phải rộng hơn nhiều so với kích thước của bầu để không ép rễ cây con. Lấp trở lại lớp đất mặt khi đặt cây con và tưới nước ẩm ngay. Cây mãng cầu xiêm nên trồng với khoảng cách 3 – 4m, trồng theo kiểu nanh sấu hoặc theo hàng. Nên trồng khoảng cách 3 x3 m, một số nơi trồng 2,5 x2,5m tận dụng tối đa diện tích mặt đất

Mãng cầu xiêm thường được trồng bằng hạt
Nếu biết kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm sẽ cho năng suất rất cao.

Phân bón

Cần bón cân đối NPK nên chọn các loại phân 10-10-10 với loại phân trên năm 1 bón 100g, năm thứ 2 bón 400 g, năm thứ 3 bón 800g, năm thứ 4 bó 1,2 kg/cây. Khi cây lớn bon gia giảm từ 2-3 kg/cây/năm. Nếu đất xấu hoặc trên đất cát nên bổ sung thêm 10-20 kg phân chuồng /cây/năm. Chia làm 2-3 lần bón, sau thu hoạch (cuối mưa) và khi cây nuôi quả (đầu + cuối mùa mưa).

Quả mãng cầu có rất nhiều công dụngQuả mãng cầu có rất nhiều công dụng

Sâu bệnh hại chính

Sâu gây hại phổ biến nhất vẫn là rệp sáp và các loại rầy miệng chích hút khác, làm giảm chất lượng, sản lượng. Trị bằng nhiều loại thuốc như Supracid, Bi 58ND, Sumithion, Suprathion. Rệp và rầy ngoài việc chích hút nhựa làm hại trái, còn tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh xâm nhập, nhất là bệnh thán thư gây những vết đốm đen. Phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc Benlat C, Kasuran BTN, Aliette 80 BTN

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Nhật tạo giống lúa lá cứng, cao sản

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa tạo ra một giống lúa lá cứng, giúp tăng mạnh sản lượng, giảm lượng phân bón sử dụng trên các cánh đồng.

Cụ thể là Tomoaki Sakamoto thuộc ĐH Tokyo cùng đồng nghiệp đã loại bỏ một số gien riêng rẽ ở 34 giống lúa khác nhau. Mục đích là tránh tạo ra giống chuyển gien (lấy tính trạng di truyền mong muốn từ các giống khác).

Một trong những giống đó thiếu gien OsDWARF4 – gien kiểm soát quá trình sản xuất một loại hoá chất tăng trưởng. Kết quả là giống lúa trên có lá bình thường song lại rất cứng. Loại bỏ gien OsDWARF4 cũng không ảnh hưởng tới sự ra hoa của cây và chất lượng hạt lúa.

Từ lâu, các nhà khoa học đã cố gắng tạo ra một giống lúa có lá cứng như thế. Họ tin rằng giống lúa đó sẽ làm tăng sản lượng. Lúa lá cứng cho phép ánh sáng mặt trời chiếu xuống những chiếc lá ở phần thấp nhất của cây, đẩy mạnh tiến trình quang hợp và do đó tăng sản lượng. Lá cứng còn giúp nông dân trồng cây lúa sát nhau hơn mà không ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng.

Những nỗ lực trước đây nhằm tạo ra một giống lúa như vậy, bằng cách loại bỏ một số gien, đã làm kìm hãm sự sinh trưởng của lúa hoặc tạo ra những giống có chất lượng hạt kém.

Giống lúa mới còn giúp giải quyết tình trạng sử dụng quá mức phân bón. Sản lượng của nó cao hơn 30% so với lúa thông thường, song không cần có sự trợ giúp của lượng phân bón được sử dụng hàng ngày.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam